Chương IV Thông tư 04/2015/TT-NHNN: Quy định chuyển tiếp
Số hiệu: | 04/2015/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Phước Thanh |
Ngày ban hành: | 31/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2015 |
Ngày công báo: | 26/04/2015 | Số công báo: | Từ số 525 đến số 526 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với các hợp đồng cho vay được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cho vay hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bầu, bổ nhiệm hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện theo quy định tại các Điều 17, 20, 21, 23, 24 và 25 Thông tư này.
3. Việc chuyển tiếp đối với quỹ tín dụng nhân dân không đảm bảo các quy định về địa bàn hoạt động; tỷ lệ vốn góp tối đa của một thành viên; thành viên đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn; tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên thực hiện theo quy định tại các Điều 47, 48, 49 và 50 Thông tư này.
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân chưa đảm bảo các quy định về địa bàn hoạt động, tỷ lệ góp vốn của một thành viên, thành viên đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài địa bàn, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tại Thông tư này phải xây dựng các phương án xử lý và chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý để tuân thủ đúng quy định.
2. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 47, các Điều 48, 49 và 50 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính. Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tại khoản 2 Điều 47, quỹ tín dụng nhân dân phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý quy định tại khoản 3 Điều 47 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc gửi cho Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm bổ sung các biện pháp xử lý nêu tại khoản 2 Điều này và tiến độ thực hiện vào nội dung phương án tái cơ cấu, tổ chức, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
4. Định kỳ hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo, quỹ tín dụng nhân dân phải có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện phương án xử lý đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng phê duyệt, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động trên địa bàn xã liền kề xã nơi đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận được tiếp tục hoạt động trên địa bàn đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc đáp ứng từng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
2. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại xã liền kề xã nơi đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh không đáp ứng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
c) Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
3. Sau thời hạn xử lý tối đa quy định tại khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân vẫn không đáp ứng điều kiện hoạt động liên xã phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
c) Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày kết thúc phương án xử lý nêu tại khoản 2 Điều này, quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt hoạt động tại xã liền kề, điều chỉnh hoạt động về địa bàn xã nơi đặt trụ sở chính.
4. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề xã nơi đặt trụ sở chính phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện được hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
c) Kế hoạch, biện pháp xử lý, kể cả tổ chức lại dưới hình thức chia, tách theo quy định của pháp luật và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không còn địa bàn hoạt động tại các xã không liền kề.
Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có thành viên cá nhân không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó tối thiểu phải có những nội dung sau:
1. Số lượng thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tổng mức vốn góp và mức vốn góp của từng thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Kế hoạch, biện pháp xử lý (bao gồm cả việc chuyển nhượng, chấm dứt tư cách thành viên) và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không có thành viên không thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có thành viên có mức vốn góp vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
1. Danh sách thành viên có tổng mức góp vốn vượt quá giới hạn quy định, số tiền góp vốn, tỷ lệ vốn góp của từng thành viên.
2. Kế hoạch, biện pháp xử lý và cam kết thực hiện để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.
Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có mức nhận tiền gửi từ thành viên thấp hơn mức quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư này phải xây dựng phương án xử lý, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
1. Tổng số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ: tổng số dư tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; tỷ lệ số dư tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân so với tổng số dư tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Kế hoạch, lộ trình xử lý và cam kết thực hiện để đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tuân thủ đúng quy định.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết đối với quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi Giấy phép, tùy theo hình thức và tính chất vi phạm trong các trường hợp sau:
1. Quỹ tín dụng nhân dân không gửi phương án xử lý sau thời hạn tối đa quy định tại khoản 2 Điều 46; không gửi báo cáo về việc đáp ứng từng điều kiện được hoạt động liên xã quy định tại khoản 1 Điều 47 Thông tư này; hoặc không gửi lại phương án xử lý phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng sau thời hạn tối đa quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này.
2. Sau thời hạn tối đa tại phương án xử lý quy định tại khoản 3, 4 Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu, quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện được phương án xử lý.
Article 45. General provisions
1. With regard to any lending contract which has been signed before the effective date of this Circular and considered accordant with law at the signing time, the people’s credit fund and client are entitled to keep adhering to the contract for the rest of its term or amend the contract in accordance with the provisions hereof.
2. From the effective date of this Circular, the election, appointment or replacement of members of the Board of Directors, members of the Control Board and the director of the people's credit fund must comply with Article 17, 20, 21, 23, 24 and 25 hereof.
3. The transition applied to people’s credit funds that not ensure the regulations on area of operation; maximum capital contribution of a member; members registered permanent residence outside the area of operation; the total amount of deposits received from members shall comply with Article 47, 48, 49 and 50 hereof.
Article 46. Obligations of the people’s credit fund
1. By the time when this Circular comes into force, people’s credit funds that have yet to comply with the regulations on area of operation; capital contribution proportion of a member; members registered permanent residence outside the area of operation; the total amount of deposits received from members shall develop handling methods and take initiative in applying handling methods to ensure the compliance with laws.
2. Within a maximum of 60 days after the date on which this Circular comes into force, the people’s credit fund must send a handling plan in accordance with Clause 2 and 4 Article 47, Article 48, 49 and 50 hereof directly or by post to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or to the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered. Within a maximum of 60 days after the maximum handling time limit prescribed in Clause 2 of Article 47, the people’s credit fund must send a handling plan in accordance with Clause 3 Article 47 hereof directly or by post to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or to the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered.
Within a maximum of 20 days after the receipt of the handling plan of the people's credit fund, the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered must send a written request to the people’s credit fund for revisions of the handling plan if it does not meet the requirements.
In cases the branch of State bank or the Bank Supervision and Inspection Department requests such plan to be revised, within a maximum of 30 days after the date the State Bank branch or the Banking Inspection and Supervision Department issues a written request for amendment, the people’s credit fund must complete and send a revised plan directly or by post to the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department.
Within a maximum of 20 days after the receipt of the handling plan (including the revised plan), the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department issues a written approval on the handling plan of the people’s credit fund.
3. The people’s credit fund shall be responsible for providing additional controlling measures as mentioned in Clause 2 of this Article and any supplement to the execution progress of plans for organization and operation restructuring for people’s credit funds in order to ensure the consistent practice of the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department.
4. The people’s credit fund shall quarterly send a written report on the implementation progress of the handling plan approved by the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department directly or by post to the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department no later than the 15th of the next month.
Article 47. Transitional provisions applied to the area of operation
1. By the time when this Circular comes into force, people's credit funds operating in communes adjacent to communes where their headquarters are located within a province that are approved by the branch of State Bank shall continue to operate in the area. Within 30 days after the date on which this Circular comes into force, the people’s credit fund must send a written report on meeting the conditions for inter-communal operation to the branch of State bank at the province without the Bank Supervision and Inspection Department or the Bank Supervision and Inspection Department at the province where the people’s credit fund headquartered in accordance with Clause 3 Article 8 hereof.
2. By the time when this Circular comes into force, if the people's credit fund operating in communes adjacent to the commune where its headquarter is located cannot meet the conditions for inter-communal operation as prescribed in Clause 3 Article 8 hereof, it then must formulate a handling plan in which the following contents must be provided:
a) Situation of the inter-communal operation area;
b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;
c) Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 24 months from the effective date of this Circular, the conditions for inter-communal operation shall be fulfilled as specified in Clause 3, Article 8 hereof.
3. After the maximum handling time limit prescribed in Clause 2 this Article has passed, if the people's credit fund still cannot meet the conditions for inter-communal operation, it then must formulate a handling plan in which the following contents must be provided:
a) Situation of the inter-communal operation area;
b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;
c) Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the expiry date of the handling plan specified in Clause 2 this Article, the people’s credit fund shall terminate the operation in adjoining communes and adjust the area of operation to the commune where the headquarter is located.
4. By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund operating in communes not adjacent to the commune where its headquarter is located must formulate a handling plan in which the following contents must be provided:
a) Situation of the inter-communal operation area of the people’s credit fund;
b) The level of satisfaction for each inter-communal operation condition stipulated in Clause 3 Article 8 hereof;
c) Handling plans and measures, including reorganization by full division or partial division in accordance with the law and commitments to ensure that after 36 months from the effective date of this Circular, the people’s credit fund will not operate in non-adjacent communes.
Article 48. Transitional provisions applied to members registered permanent residence outside the area of operation
By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund that has members registered permanent residence outside its area of operation as prescribed in Point a Clause 1 Article 31 hereof must formulate a handling plan in which at least the following contents must be provided:
1. The number of members that are not registered residence in the area of operation of the people's credit fund.
2. The total amount of contribute capital and the amount of contributed capital of each member that is not registered residence in the area of operation of the people's credit fund.
3. Handling plans and measures (including transfer and termination of membership) and commitments to ensure that after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, there are no members registered permanent residence outside the area of operation of the people's credit fund.
Article 49. Transitional provisions applied to the maximum amount of contributed capital
By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund that has members contributed more capital than the amount prescribed in Clause 2 Article 28 hereof must formulate a handling plan in which at least the following contents must be provided:
1. The list of members whose total contributed capital exceeds the prescribed limit, the amount of capital contributed and the percentage of capital contributed by each member.
2. Handling measures, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, the regulations will be complied.
Article 50. Transitional provisions applied to receipt of deposits from members
By the time when this Circular comes into force, the people's credit fund that has the amount of deposits received from members lower than those stipulated in Clause 2, Article 36 hereof must formulate a handling plan in which at least the following contents must be provided:
1. Total balance of deposits of the people's credit fund at the time of reporting, in which clearly state the total balance of deposits from members of the people's credit fund; ratio of the deposit balance from members of the people's credit fund to the total deposit balance of the people's credit fund.
2. Handling schedules, plans and commitments to ensure that, after a maximum of 12 months from the effective date of this Circular, the regulations will be complied.
Article 51. Post-transitional treatment
The branch of State bank and the Bank Supervision and Inspection Department shall, by taking into consideration the forms and nature of violations, apply necessary treatment measures, including legitimate restructuring or revocation of their licenses to the following cases:
1. People's credit funds fail to send handling plans after the maximum time limit prescribed in Clause 2, Article 46; fail to send reports on the fulfillment of each condition for inter-communal operation specified in Clause 1, Article 47 hereof; or fail to re-send the revised handling plan at the request of the branch of State Bank or the Banking Inspection and Supervision Department after the maximum time limit prescribed in Clause 2, Article 46 hereof.
2. After a maximum transitional period as prescribed in Clause 3, 4 Article 47, 48, 49 and 50 hereof or after maximum duration as requested by the branch of State bank or the Banking Inspection and Supervision Department, the people’s credit fund is not able to take handling measures.