Chương II Thông tư 02/2023/TT-NHNN tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ hỗ trợ khách hàng: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 02/2023/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 23/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 24/04/2023 |
Ngày công báo: | 30/04/2023 | Số công báo: | Từ số 685 đến số 686 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đến hết 30/6/2024
Ngân hàng được giãn nợ cho khách hàng đến hết ngày 30/6/2024 là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là ngân hàng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đến hết 30/6/2024
Nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 và Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Theo đó, các ngân hàng xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của ngân hàng và đảm bảo một số quy định sau:
- Các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24/4/2023 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các ngân hàng trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng.
- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 30/6/2024.
- Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do ngân hàng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN được thực hiện kể từ ngày 24/4/2023 có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN sẽ góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng.
Đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng qua đó góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các mục tiêu đề ra của năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025.
Văn bản tiếng việt
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
1. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận.
5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc và/hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (sau đây là khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) theo quy định tại Thông tư này như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
2. Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này như sau:
a) Căn cứ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này).
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B
Trong đó:
- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:
(i) Đến thời điểm 31/12/2023: Tối thiểu 50% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;
(ii) Đến thời điểm 31/12/2024: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng chung đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi.
2. Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này;
b) Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;
c) Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định pháp luật; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này.
5. Trong thời hạn 10 (mười) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư này.
1. Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
a) Tổng hợp báo cáo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
a) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổng hợp báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo khoản 5 Điều 7 Thông tư này và gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế để tổng hợp;
b) Thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Article 4. Debt rescheduling
A credit institution or FBB may consider rescheduling outstanding debt, including the principal and/or interest (including the debts regulated by the Government's Decree No. 55/2015/ND-CP dated June 09, 2015 on credit policies serving development of agriculture and rural areas (with amendments)) on the basis of borrowers’ requests, its financial capacity and compliance with the following regulations:
1. The outstanding debt is principal of a loan granted before the effective date of this Circular, and from lending and finance lease.
2. The principal and/or interest have to be paid within the period from the effective date of this Circular to June 30, 2024 inclusive.
3. The outstanding debt to be rescheduled is undue or up to 10 (ten) days overdue according to the loan/finance lease agreement.
4. The credit institution or FBB determines that the borrower is unable to repay the principal and/or interest on schedule under the signed agreement due to decrease in revenue or income compared to that specified in the principal and/or interest repayment plan under the signed agreement.
5. The credit institution or FBB determines that the borrower is able to fully repay the principal and/or interest after the debt is rescheduled.
6. Debts that violate regulations of law shall not be rescheduled.
7. Rescheduling time (including repayment deadline extension) shall vary according to the degree of difficulty facing the borrower and shall not exceed 12 months from the due date of the outstanding debt to be rescheduled.
8. Debt rescheduling under regulations of this Circular shall be carried out from the effective date of this Circular to June 30, 2024 inclusive.
Article 5. Retention of debt category and debt classification
1. Credit institutions and FBBs may retain the debt categories with respect to the debt whose principal and/or interest has been rescheduled (hereinafter referred to as “rescheduled debt”) under regulations of this Circular in the same manner as the debt categories that have been assigned in accordance with SBV Governor’s regulations on classification of assets, rates and methods of making loan loss provision and use of loan loss provision for handling of risks arising from operations of credit institutions and FBBs at the nearest time before prior to the debt rescheduling according to regulation of this Circular.
2. After debt rescheduling and retention of debt categories are carried out as prescribed in clause 1 of this Article within the time limit for rescheduling, credit institutions and FBBs are not required to put these debts into a higher-risk category according to SBV Governor’s regulations on classification of assets, rates and methods of making loan loss provision and use of loan loss provision for handling of risks arising from operations of credit institutions and FBBs.
3. If the outstanding debts after rescheduling and retention of debt categories prescribed in clause 1 of this Article are not granted another debt rescheduling by the credit institution or FBB according to regulations of this Circular, the credit institution or FBB shall carry out debt classification in accordance with SBV Governor’s regulations on classification of assets, rates and methods of making loan loss provision and use of loan loss provision for handling of risks arising from operations of credit institutions and FBBs.
4. From the rescheduling date, credit institutions and FBBs shall not record the interests on the outstanding debts that are rescheduled and debts that remain current non-performing loans (Category 1) as prescribed in this Circular as revenue (estimated). Instead, they shall be monitored off-balance sheet and recorded as revenue when they are collected in accordance with regulations of law on financial regimes applicable to credit institutions and FBBs.
Article 6. Making of loan loss provision
1. Credit institutions and FBBs shall make loan loss provisions for borrowers whose debts are rescheduled as prescribed by this Circular as follows:
a) Pursuant to regulations of SBV Governor on making of loan loss provision by credit institutions and FBBs, provision shall be made for all the outstanding debts of borrowers according to the results of debt classification prescribed in Article 5 of this Circular for debts eligible for debt category retention and outstanding debts of borrowers in accordance with SBV Governor’s regulations on classification of assets, rates and methods of making loan loss provision and use of loan loss provision for handling of risks arising from operations of credit institutions and FBBs.
b) Credit institutions and FBBs shall determine the specific provision for all the outstanding debts of borrowers according to the results of debt classification in accordance with SBV Governor’s regulations on classification of assets, rates and methods of making loan loss provision and use of loan loss provision for handling of risks arising from operations of credit institutions and FBBs (without debt category retention mentioned in Article 5 of this Circular).
c) Specific provision shall be determined as follows:
Additional provision = A - B
Where:
- A: Specific provision to be made according to point b clause 1 of this Article.
- B: Specific provision already made according to point a clause 1 of this Article.
d) If the provision determined according to point c clause 1 of this Article is a positive number, the credit institution or FBB shall make additional provision as follows:
(i) Until December 31, 2023: At least 50% of the additional provision;
(ii) Until December 31, 2024: the required provision must be fully contributed.
2. Credit institutions and FBBs shall make general loan loss provisions for all the outstanding debts according to the results of debt classification determined as prescribed in point b clause 1 of this Article.
Article 7. Responsibilities of credit institutions and FBBs
1. Credit institutions and FBBs shall decide debt rescheduling and retention of debt category in accordance with regulations of this Circular and conduct internal inspection and control, ensuring strict supervision, safety and prevention of the abuse of debt rescheduling and retention of debt category for profiteering purpose.
2. Issue an internal regulation on rescheduling and retention of debt category in accordance with this Circular and uniformly apply them throughout their systems. Such regulations shall include:
a) Criteria for identification of outstanding debts eligible for debt rescheduling and retention of debt category according to regulations of this Circular;
b) Procedures, responsibility of each individual and department for debt rescheduling and retention of debt category. Make sure the individual or department that makes a decision on rescheduling and retention of debt category is different from the individual and department that approves the credit extension, except credit extensions approved by the Board of Directors, Board of Members, General Director/Director or parent bank (for FBBs). In case the credit extension and debt rescheduling are approved by a council, the chairperson of the council that approves the debt rescheduling must be different from the chairperson of the council that approves the credit extension, and at least two thirds (2/3) of the members of the former must not be members of the latter;
c) Frequently review borrowers’ solvency after debt rescheduling and retention of debt category as prescribed by law; control and supervise the process of debt rescheduling and retention of debt category.
3. Credit institutions and FBBs shall send 01 (one) copy of the internal regulation specified in clause 2 of this document to SBV (Banking Supervision Agency, SBV’s branches of the provinces and central-affiliated cities where they are headquartered) as prescribed by law.
4. Within the first 10 (ten) days of the month, the credit institutions (except people's credit funds) and FBBs shall submit reports to SBV (through Department of Credit for Economic Sectors, BBanking Supervision Agency) on debt rescheduling and retention of debt category up to the last day of the previous month in accordance with the Appendices 01 and 02 to this Circular.
5. Within the first 10 (ten) days of each month, the credit institutions that are people's credit funds shall submit reports to SBV’s branches of the provinces and central-affiliated cities where they are headquartered (hereinafter referred to as “SBV’s branch”) on debt rescheduling and retention of debt category up to the last day of the previous month in accordance with the Appendices 01 and 02 to this Circular.
Article 8. Responsibilities of units affiliated to SBV
1. The Department of Credit for Economic Sectors shall:
a) Consolidate the reports mentioned in clause 4 Article 7 of this Circular and point a clause 3 of this Article;
b) Preside over and cooperate with the Financial Policy Department, Banking Supervision Agency and relevant units in advising the SBV Governor about resolving issues that arise during the implementation of this Circular.
2. The Banking Supervision Agency shall:
Carry out inspection and supervise credit institutions and FBBs implementing this Circular within its jurisdiction.
3. SBV branches shall:
a) Submit a consolidated report from reports submitted by people's credit funds in their provinces as prescribed in clause 5 Article 7 of this Circular to the Department of Credit for Economic Sectors within the first 15 (fifteen) days of each month;
b) Carry out inspection and supervise credit institutions and FBBs implementing this Circular within its jurisdiction.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực