Chương X Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự
Số hiệu: | 595/QĐ-BHXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 14/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rút ngắn thời gian cấp thẻ BHYT, sổ BHXH từ 01/5/2017
Ngày 14/4/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Theo đó, thời hạn cấp sổ BHXH và thẻ BHYT được rút ngắn so với trước đây, cụ thể:
- Thời hạn cấp mới sổ BHXH (cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 20 ngày làm việc đối với BHXH bắt buộc và 7 ngày làm việc đối với BHXH tự nguyện);
- Thời hạn cấp mới thẻ BHYT là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 7 ngày làm việc).
Ngoài ra, lãi suất truy thu đối với đơn vị trốn đóng BHXH bị phát hiện từ 01/01/2016 được quy định mới như sau:
- Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016 được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
- Thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi sẽ tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 và thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
3. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật này và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
6. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
7. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.
8. Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.
9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này.
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.
6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra.
2. Đối với quyết định quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 165 của Bộ luật này nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; trường hợp không chấp hành mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;
b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;
c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện.
2. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền:
a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.
5. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.
1. Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.
2. Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủ những việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi Cơ quan điều tra đã ủy thác.
3. Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác và phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
6. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.
2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.
1. Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
Người chứng kiến được triệu tập để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
GENERAL REGULATIONS ON CRIMINAL INVESTIGATION
Article 163. The authority to investigate
1. Investigation authorities of the people’s police force shall delve into every crime, save those falling into the powers of investigation authorities of the People’s Army or of the Supreme People’s Procuracy.
2. Investigation authorities of the People’s Army shall inquire into crimes falling into the jurisdiction of a military Court.
3. Investigation authorities of Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall probe violations of judicial activities, corruption, and breach of positions in the sector of justice, as defined in chapter XXIII and chapter XXIV of the Criminal Code, against offenders as officials and employees of investigation authorities, Courts, procuracies, law enforcement authorities and against individuals empowered to engage in judicial activities.
4. Investigation authorities are authorized to investigate criminal cases that occur in their assigned territories. If crimes occur in various or unidentified places, the investigation authority adjacent to the offender's place of exposure, of residence or of capture shall conduct investigative activities.
5. The hierarchy of investigation is composed of:
a) District investigation authorities and local military investigation authorities shall conduct criminal investigations into crimes within juridisction of a district Court or local military Court;
b) Provincial investigation authorities shall carry out criminal investigations into crimes within the jurisdiction of a provincial Court. Provincial investigation authorities shall, if their direct involvement is deemed vital, inquire into cases within the investigative powers of district investigation authorities, which happen in various district, towns, provincial cities, cities under centrally-affiliated cities or denote foreign elements.
Military investigation authorities of military zones shall conduct criminal investigations into crimes within the jurisdiction of a military Court of a military zone or, if their direct engagement is deemed essential, within the powers of local investigation authorities.
c) Investigation authorities of the Ministry of Public Security or Ministry of Defense shall conduct criminal investigations into severe felonies, which were dismissed by orders of the judges' panel of the Supreme People’s Court for re-investigation. Moreover, such authorities, if their direct involvement is deemed imperative, shall conduct criminal investigations into severe and complex felonies involving several provinces and centrally-affiliated cities or many countries.
Article 164. Duties and authorities of units, as assigned to investigate, under border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and people’s police force, People’s Army
1. Units of border protection force, customs, forest ranger, maritime police force and fisheries resources surveillances, when exposing acts that exhibit signs of crime as per their assignments to investigate, shall bear these duties and authority:
a) Decide to press criminal charges or institute legal proceedings against defendants, conduct investigations and transfer case files to the competent Procuracy in 01 month upon the issuance of a decision to press criminal charges against evident misdemeanors in flagrante and offenders with transparent personal records;
b) Decide to press criminal charges, initiate preliminary investigations and transfer case files to the competent Procuracy in 07 days upon the issuance of a decision to press criminal charges against serious crimes, felonies, severe felonies or complex misdemeanors;
2. Apart from investigation authorities of the people’s police force and People’s Army as per Article 163 of this Law, other units assigned to investigate, if unmasking events that exhibit signs of crime, shall be authorized to file criminal charges, institute preliminary investigations and pass case files to the competent investigation authorities in 07 days upon the issuance of a decision to file criminal charge.
3. Units of the border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and other units of the people's police force and People’s Army, when assigned to investigate, must perform execute precise duties and powers as defined in Article 39 and Article 40 of this Law and implement exact principles, sequence and procedure for investigation according to this Law. The procuracy shall be responsible for exercising prosecution rights and administering legal compliance of the said authorities' investigative activities.
4. The Law on the organization of criminal investigation authorities shall govern particular investigative powers of units under the border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances and people's police force, People’s Army.
Article 165. Duties and authorities of The procuracy exercising prosecution rights during the stage of criminal investigation
1. Request investigation authorities and units assigned to investigate to file charges, amend or add criminal charges and legal proceedings against defendants.
2. Approve decisions to charge and decisions to amend or supplement charges against defendants or annul baseless and illegal ones.
3. Press charges, amend or increase criminal charges and legal proceedings against defendants in the events as stated in this Law.
4. Approve or reject emergency custody orders, extension of temporary detainment, detention, bail, surety, search warrant, seizure, impoundment of items, mails, telegraphs, postal packages, special investigation methods and proceedings; ratify procedural decisions by investigation authorities and assigned to investigate according to this Law or deny groundless and illicit ones; annul flimsy and illegal decisions on legal proceedings from investigation authority and units assigned to investigate. A decision to reject or annul matters must specify reasons.
5. Decisions to implement, alter or terminate preventive and coercive measures shall abide by this Law.
6. Make requests for investigation and request investigation authorities and units assigned to investigate to inquire into crimes and offenders; request investigation authorities to hunt down suspects and implement special investigation methods and proceedings.
7. Directly perform certain activities of investigation to verify and add documents and evidences for the decision to charge or for the ratification of orders and decisions made by investigation authorities and units assigned to investigate, or to respond to unjust cases, omission of crimes or breach of laws that have not been settled despite the Procuracy’s written requests.
8. Press criminal charges or request investigation authorities to file criminal charges upon the revelation of signs of crimes committed by authorized individuals handling denunciations, information and charge requests or filing charges or investigating;
9. Decide to extend the time limits for investigation or detention; to transfer cases, implement summary procedures or civil commitment; nullify decisions to join or separate cases.
10. Carry out other duties and powers to exercise prosecution rights as per this Law.
Article 166. Duties and authority of The procuracy administering criminal investigations
1. Administer legal compliance of charges, investigation and documentation by investigation authorities and units assigned to investigate.
2. Administer criminal proceedings by participants; requisition from competent authorities and entities strict actions towards participants in legal proceedings, who violate laws.
3. Settle disputes over the authority to investigate.
4. Request investigation authorities and units assigned to investigate to provide relevant documents for the administration of legal compliance of charges and investigations, if deemed necessary.
5. Request investigation authorities and units assigned to investigate to perform these activities upon the exposure of inadequate investigations or violations of laws:
a) Conduct investigations that abide by the laws;
b) Inspect the investigations and report to The procuracy;
c) Provide documents on deeds and decisions to charge in violation of investigative laws.
6. Request investigation authorities and units assigned to investigate to correct violations of charge and investigation.
7. Request heads of investigation authorities and units assigned to investigate to replace investigators and investigation officers and to impose strict actions towards such individuals violating procedural laws.
8. Request concerned authorities and organizations to implement measures that preclude crimes and breach of laws.
9. c) Perform other duties and authority to administer criminal investigations as per this Law.
Article 167. Responsibilities of investigation authorities and units assigned to investigate for fulfilling requests and decisions by The procuracy during the stage of investigation
1. Investigation authorities and units assigned to investigate must fulfill the Procuracy's requests and decisions during the stage of investigation.
2. Investigation authorities and units assigned to investigate, despite their protests, bear the obligation to execute decisions as defined in Section 4 and Section 5, Article 165 of this Law and preserve the right to address such matters to the immediate superior Procuracy. The immediate superior Procuracy, in 20 days upon receiving a motion from investigation authorities or in 05 days upon obtaining standpoints from units assigned to investigate, shall consider such angles and inform such authorities and units of final decisions.
Article 168. Responsibilities of authorities, organizations and individuals for fulfilling requests and decisions by procuracies, investigation authorities and units assigned to investigate
Authorities and entities must strictly implement decisions and requests by procuracies, investigation authorities and units assigned to investigate during the stage of criminal investigation. Failure to comply not due to force majeure or objective obstacles shall be punishable according to the laws.
Article 169. Transfer of cases for investigation
1. An equivalent Procuracy shall decide to transfer a case for investigation in one of the following events:
a) An equivalent investigation authority considers the case beyond its investigative powers and requests case transfer;
b) A superior investigation authority withdraws the case for investigation;
c) The investigator replaced is the head of the investigation authority;
d) The procuracy requests case transfer but the investigation authority does not respond.
2. The provincial People’s Procuracy or military People’s Procuracy of military zone shall decide to have cases transferred out of a province, centrally-affiliated city or military zone, respectively.
3. A case is transferred for intra vires investigation through the following formalities:
a) The competent Procuracy shall, in 03 days upon receiving a request from the investigation authority, decide to transfer the case;
b) The procuracy shall, in 24 hours upon making a decision on case transfer, deliver such decision to the investigation authority inquiring into the case, the investigation authority authorized to continue investigation, suspect or his representative, defense counsel, crime victim and competent Procuracy.
4. The investigation authority inquiring into the case shall, in 03 days upon receiving the decision on case transfer, be held responsible for transferring the case to the investigation authority authorized to continue investigation.
5. The time limit for investigation resumes upon the investigation authority's receipt of the case file and continues to the end of the time limit as defined in this Law. If the investigation is incomplete at the end of its time limit, the competent Procuracy shall consider and decide an extension of the investigation according to general stipulations in this Law.
Article 170. Joinder or separation in criminal cases for investigation
1. Investigation authorities can join multiple issues for intra vires investigation of a single case in one of the following events:
a) The suspect commits multiple crimes;
b) The suspect commits a crime in multiple times;
c) Several suspects commit one crime, or accomplices and accessories who conceal or fail to report the suspect or use property obtained by crime.
2. Investigation authorities shall only be permitted to separate issues from a case, if such separation is neccesary because investigations into all crimes present cannot be finished in timely manner and such separation does not affect the determination of entire objective truths of the case.
3. A decision on joinder or separation must be sent to the equivalent Procuracy in 24 hours upon the issuance of such decision. The procuracy, if disagreeing with the investigation authority’s decision on joinder or separation, shall decide to annul such decision and state reasons.
Article 171. Mandate of investigation
1. An investigation authority shall mandate another investigation authority, if deemed necessary, to conduct certain investigations. The decision to mandate investigation must specify requests and be sent to the investigation authority mandated and its equivalent Procuracy.
2. The investigation authority mandated must fulfill every task mandated in a period set by the mandating investigation authority and shall be held liable for the results of the former's implementation of the mandate. The authority mandated, if failing the assignments, shall promptly inform in writing the mandating investigation authority of reasons of such failure.
3. The procuracy at equivalent level of the investigation authority mandated shall be held responsible for exercising prosecution rights and administer the mandated authority's investigative activities and for reporting the results of such tasks to The procuracy mandating the enforcement of prosecution rights and administration of investigations.
Article 172. Time limit for investigation
1. The time limit for a criminal investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors, 03 months for felonies and 04 months for horrific and extremely severe felonies. The time limit applies from the filing of charges to the end of the investigation.
2. If an investigation must be extended due to the case’s complexity, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiry date of the time limit, requisition the Procuracy’s extension of investigation.
An investigation is extended as follows:
a) An investigation into misdemeanors may be extended once for 02 more months;
b) An investigation into felonies may be extended twice, for 03 more months in the first time or for 02 more months in the second time;
c) An investigation into horrific felonies may be extended twice, for 04 more months each time;
d) An investigation into extremely severe felonies may be extended thrice, for 04 more months each time.
3. If the investigation into extremely severe felonies is incomplete, despite the expiration of its time limit, due to the case’s complexity, the head of the Supreme People’s Procuracy may sanction one extension for at most 04 more months.
The head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to extend an investigation into breach of national security once for at most 04 more months.
4. If a decision to press criminal charges or to join issues into one lawsuit is amended, the total time limit for investigation shall not exceed the limits as defined in Section 1, 2 and 3 of this Article.
5. The procuracy's authority to extend an investigation:
a) An investigation into misdemeanors is extended by a district People’s Procuracy or local Military procuracy. If a provincial investigation authority or military investigation authority of a military zone handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone shall decide the extension of investigation;
b) A district People’s Procuracy or local Military procuracy shall ratify the first and second extensions of an investigation into felonies. If a provincial investigation authority or military investigation authority of a military zone handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone shall decide the first and second extensions of such investigation;
c) A district People’s Procuracy or local Military procuracy shall ratify the first extension of an investigation into horrific felonies while the provincial People’s Procuracy or Military procuracy of a military zone shall decide the second extension. If a provincial investigation authority or military investigation authority of a military zone handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone shall decide the first and second extensions of such investigation;
c) A provincial People’s Procuracy or Military procuracy of a military zone shall ratify the first and second extensions of an investigation into extremely severe felonies while the Supreme People’s Procuracy or central military People’s Procuracy shall decide the third extension;
6. If an investigation authority of the Ministry of Public Security, Ministry of Defense or People’s Supreme Procuracy handles the investigation, the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall decide to extend the investigation.
Article 173. Time limit for detention for investigation
1. The time limit for temporary detention of suspects for investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors, 03 months for felonies and 04 months for horrific and extremely severe felonies.
2. If an investigation must be prolonged due to a variety of complex facts in the case and no grounds for change or termination of detention exist, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiration of the time limit, request The procuracy to extend the detention.
Detention is extended as follows:
a) Detention of offenders of misdemeanors may be extended once for 01 more month;
b) Detention of offenders of felonies may be extended once for 02 more month;
c) Detention of offenders of horrific felonies may be extended once for 03 more month;
d) Detention of offenders of extremely severe felonies may be extended twice, for 04 more months each time.
3. The procuracy's authority to extend detention:
b) A district People’s Procuracy or local Military procuracy is entitled to extend detention of offenders of misdemeanors, felonies and horrific felonies. If a provincial investigation authority or a military zone’s investigation authority handles the investigation, the equivalent provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone is entitled to extend detention of offenders of misdemeanors, felonies, horrific felonies and to decide the first extension of detention of offenders of extremely severe felonies;
b) If the investigation is incomplete despite the expiration of the first extension as stated in Point a of this Section and no grounds for change or termination of temporary detention exist, the provincial People’s Procuracy or Military procuracy of the military zone may decide the second extension against offenders of extremely severe felonies.
4. If an investigation authority of the Ministry of Public Security, Ministry of Defense or People’s Supreme Procuracy handles the investigation, the Supreme People’s Procuracy or Central military procuracy shall decide to extend the investigation.
5. The head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to extend the detention of violators of national security once for at most 04 more months. If the investigation is incomplete despite the expiration of the extension(s) as stated in this Section and no grounds for change or termination of temporary detention exist, the head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to ratify 1-month extension against felonies, 2-month extension against horrific felonies, and 4-month extension against extremely severe felonies. If no grounds for termination of detention exist in a special case of extremely severe felony of national security breach, the head of the Supreme People’s Procuracy shall decide to maintain detention until the investigation closes.
6. If no grounds for change or termination of detention exist in a special case of horrific felonies not related to national security breach, the head of the Supreme People’s Procuracy is entitled to sanction one 4-month extension. If no grounds for termination of detention against a special case, the head of the Supreme People’s Procuracy shall decide to extend the detention by the entire length of time of the investigation.
7. If detention in force is deemed unnecessary, the investigation authority must request The procuracy to terminate the detention to discharge the detainee in timely manner or implement other measures, if necessary.
The detainee must be discharged when the detention expires. Competent procedural authorities, if necessary, shall implement other preventive measures.
Article 174. Time limit for resumption of investigation, further investigation, re-investigation
1. If an investigation resumes as per Article 235 of this Law, the time limit for the continued investigation shall not exceed 02 months for misdemeanors and felonies and 03 months for horrific and extremely severe felonies. Such time limit applies from the issue date of the decision to resume investigation to the closure of the investigation.
If an investigation must be extended due to the case’s complexity, the investigation authority shall, within 10 days prior to the expiry date of the time limit, requisition the Procuracy’s extension of investigation.
An investigation is extended as follows:
a) An investigation into misdemeanors may be extended once for 01 more month;
b) An investigation into felonies and horrific felonies may be extended once for 02 more months;
c) An investigation into extremely severe felonies may be extended once for 03 more months.
The authority to extend investigations into each type of crime is defined in Section 5, Article 172 of this Law.
2. If The procuracy returns case files for further investigation, the time limit for the additional investigation shall not exceed 02 months. If a Court returns case files for further investigation, the time limit added shall not exceed 01 month. The procuracy can return case files for further investigation twice. The presiding judge of a Court can return case files for further investigation once and the Trial panel can return case files for additional investigation once.
The time limit for an additional investigation commences upon the investigation authority’s retrieval of case files and request for further investigation/
3. If case files are returned for re-investigation, the time limit and extension of investigation shall be governed by Article 172 of this Law.
The time limit for investigation commences upon the investigation authority’s retrieval of case files and request for re-investigation.
4. The investigation authority, when resuming, furthering and resetting an investigation, is entitled to implement, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.
If a detention is deemed necessary as per the grounds defined in this Law, the time limit for detention for resumption or furthering of the investigation shall not exceed the relevant time limit as defined in Section 1 and Section 2 of this Article.
The time limit and extension of detention for re-investigation are governed by Article 173 of this Law.
Article 175. Settlement of requisitions from participants in legal proceedings
1. When participants in legal proceedings lodge requisitions related to the case, investigation authorities, units assigned to investigate, and procuracies within their powers shall process such requisitions and have petitioners informed of results. Investigation authorities, units assigned to investigate or procuracies, if rejecting such requisitions, must respond and state reasons.
2. Participants in legal proceedings, if disagreeing with feedbacks from investigation authorities, units assigned to investigate or procuracies, shall be permitted to lodge complaints. Lodging and settlement of complaints are defined in chapter XXIII of this Law.
Article 176. Witnesses' attendance
Witnesses shall be summoned to observe activities of investigation in the events stated in this Law.
Witnesses shall be responsible for confirming contents and results of the tasks that authorized procedural persons have performed in their presence. Witnesses may state personal opinions. Such opinions shall be recorded in writing.
Article 177. Non-disclosure of investigation secrets
If an investigation must be kept confidential, investigators, investigation officers, procurators and checkers shall demand participants in legal proceedings not to disclose investigation secrets. Such demands shall be recorded in writing.
If investigators, investigation officers, procurators, checkers or participants in legal proceedings disclose investigation secrets, they shall incur disciplinary or administrative penalties or face criminal prosecution according to the nature and degree of their violations as per the laws.
Article 178. Investigation records
Authorized procedural persons, when investigating, must execute their investigations in writing as per Article 133 of this Law.
Investigators and investigation officers, who make written records, must read out such records to the participants in legal proceedings and explain participants’ rights to add their notions and remarks about the records. Additional notions and remarks shall put into the records. If additional notions are rejected, reasons must be specified in the records. Participants in legal proceedings, investigators and investigation officers shall affix signatures onto the records.
If the records are made by procurators or checkers, such records shall be governed by this Article. The records shall be promptly sent to investigators who shall put them in case files.
The making of such records during the stage of charge shall be governed by this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn