Chương IV Quyết định 22/2015/QĐ-TTg: Bán cổ phần lần đầu và quản lý sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập
Số hiệu: | 22/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương…
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
- Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ kết quả công bố giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi quyết định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ như sau
a) Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đơn vị chuyển đổi lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của đơn vị sau khi chuyển đổi thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi xác định điều chỉnh vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.
2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan quyết định chuyển đổi căn cứ vào quy mô thực tế để quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm
a) Cổ phần nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.
b) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 20% vốn điều lệ. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên.
c) Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa:
Công đoàn cơ sở được sử dụng nguồn quỹ công đoàn để mua cổ phần ưu đãi nhưng không quá 3% vốn điều lệ và số cổ phần này không được chuyển nhượng; giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn bằng giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định này.
d) Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quyết định này.
1. Trường hợp bán phần vốn nhà nước
a) Số tiền thu từ chuyển đổi, đơn vị được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và chi phí giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ nhà nước quy định như đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ các khoản chi nêu trên được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Trường hợp tiền thu từ chuyển đổi đơn vị không đủ giải quyết chính sách cho lao động dôi dư thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (đối với đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước), trường hợp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thiếu thì được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
2. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
a) Tiền thu từ chuyển đổi để lại đơn vị phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư; nếu thiếu thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (đối với đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước), trường hợp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thiếu thì được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Số tiền còn lại (nếu có) để lại cho đơn vị theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, phần còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ đi chi phí theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Trường hợp bán phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm
a) Tiền thu từ chuyển đổi để lại đơn vị sự nghiệp công lập phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu được xử lý như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
b) Phần còn lại (nếu có) được xử lý như sau:
- Nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phần giá trị cổ phần nhà nước bán bớt theo mệnh giá.
- Phần còn lại (nếu có) được phân chia theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
3. Cơ quan là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần có trách nhiệm cử người làm đại diện phần vốn nhà nước. Người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như đối với quy định của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.
INITIAL SALE OF SHARES AND MANAGEMENT OF PROCEEDS FROM TRANSFORMATION OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 17. Defining charter capital and structure of charter capital
1. Based on the result of value of state capital at the transformed public non-business units and the business and production plan of the years after transformation into joint-stock companies, the competent authorities shall decide the transformation plan and scale and structure of charter capital as follows:
a) Where the actual value of state capital at the transformed units is greater than the charter capital necessary for activities of such units after transformation, the competent authorities shall approve the transformation plan and define the adjustment of charter capital as per the practical needs. The difference between the actual value of state capital and the defined charter capital transferred to the enterprise restructuring Fund at the parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
b) In case of issuing more stocks, the charter capital is defined by the actual value of state capital at the enterprises and the value of shares additionally issued by the par value of shares.
2. On the basis of defined charter capital, the organ deciding the transformation shall, based on the actual scale, decide the structure of initial share capital, including:
a) The shares hold by the state as per classification criteria for state enterprises announced by the Prime Minister in each period.
b) The shares sold to the strategic investors and other investors not lower than 20% charter capital. The number of share sold to other investors is not lower than 50% of the above-mentioned shares.
c) The preferential sale of shares to the trade unions at the equitized public non-business units:
The grassroots trade unions are entitled to use the trade union fund to buy the preferential shares but no more than 3% of charter capital and such number of shares must not be transferred. The selling price of preferential shares to the trade unions is equal to the selling price of preferential shares to the employees as stipulated in Clause 1, Article 21 of this Decision.
d) The preferential sale of shares to the employees in the public non-business units shall comply with the provisions in Article 21 of this Decision.
Article 18. Management and use of proceeds from the transformation of public non-business units
1. In case of sale of state capital
a) The proceeds from the transformation, the units may use to pay the costs of transformation and settlement of redundant employees under regulations of the state as for enterprises with 100% state capital transformed into joint-stock companies and decision of the competent authorities. The remainder (including the difference of sale of shares), after deduction of above expenditures, shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
b) Where the proceeds from the transformation are not sufficient to settle the benefits for redundant staff, they shall be supplemented from the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities) or from the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation (for units under the management of economic group, state corporation. Where the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation is not sufficient, the enterprise development restructuring and assistance Fund shall give its support.
2. In case of additional issue of stocks to increase charter capital
a) For the proceeds from transformation left at the units with the value corresponding to the number of share additionally issued at the par value; the surplus of capital (difference between the proceeds from the equitization and the total par value of shares additional issued) shall be used for payment of costs of transformation and settlement of benefits to redundant staff. If there is a shortage, such units shall use the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities) or from the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation (for units under the management of economic group, state corporation. Where the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation is not sufficient, the enterprise development restructuring and assistance Fund shall give its support.
b) The remaining amount (if any) left for the units in proportion to the shares additionally issued in the structure of charter capital, the remainder (including the difference of selling price of share), after deduction from costs specified under Point a, Clause 1 of this Article, shall be transferred to the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities)
3. In case of sale of state capital in combination with additional issue
a) The proceeds from transformation left at the public non-business units with the value corresponding to the shares additionally issued at par valu, the surplus of capital is used to pay the costs of transformation and settlement of benefits to redundant staff. In case of insufficiency, apply the provisions under Point b, Clause 1 of this Article.
b) The remainder (if any) is handled as follows:
- The value of state share sold at par value shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities)
- The remainder (if any) shall be divided as stipulated under Point b, Clause 2 of this Article.
Article 19. Appointing representative of state capital at the transformed public non-business units
1. The member Council of economic groups and state corporations is the owner of state capital at the public non-business units under the management of economic groups and state corporations after being transformed into joint-stock companies.
2. The Prime Minister shall decide the representative organ of state capital at the public non-business units under the direct management of Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities after being transformed into the joint-stock companies.
3. The organ as owner of state capital at the public non-business units after being transformed into the joint-stock companies must appoint its representative of the state capital. The person appointed as the representative must meet all criteria as for the representative of state capital at enterprises with 100% state capital transformed into joint-stock companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực