Chương III Quyết định 22/2015/QĐ-TTg: Xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
Số hiệu: | 22/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương…
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
- Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức tư vấn định giá) thực hiện tư vấn xác định giá trị đơn vị.
2. Trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị tự xác định giá trị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp cần thiết, đơn vị có thể thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi lựa chọn tổ chức tư vấn định giá theo nguyên tắc
a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định.
4. Tổ chức tư vấn định giá thực hiện xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Quyết định này và phải hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan để tổ chức tư vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.
Tổ chức tư vấn định giá chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi. Trường hợp kết quả xác định giá trị không bảo đảm đúng quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án được từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường và bị loại ra khỏi danh sách của các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá.
5. Chi phí tư vấn định giá
Chi phí tư vấn định giá do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi và tổ chức tư vấn thỏa thuận theo kết quả đấu thầu. Trường hợp không đấu thầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thương thảo với tổ chức tư vấn định giá về chi phí và trình cơ quan quyết định phương án chuyển đổi phê duyệt.
Phương pháp xác định giá trị đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là phương pháp tài sản. Căn cứ để xác định giá trị gồm:
- Quyết định và biên bản bàn giao tài sản của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi (nếu có), báo cáo tài chính, số liệu theo sổ kế toán của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị.
- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất.
1. Đối với tài sản là hiện vật
a) Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
Trong đó:
- Giá thị trường là:
+ Giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.
+ Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản.
Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp cá biệt, công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ kế toán.
- Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.
b) Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi tiếp tục sử dụng thì phải đánh giá lại để tính vào giá trị theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.
2. Đối với tài sản bằng tiền mặt, tiền gửi được xác định như sau
a) Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
b) Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản.
3. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý như quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 7 Quyết định này.
4. Các khoản chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí dở dang liên quan đến đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng và giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
5. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
6. Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.
7. Giá trị lợi thế kinh doanh
Các đơn vị sự nghiệp công lập không phải tính giá trị lợi thế kinh doanh (thương hiệu, tiềm năng phát triển) vào giá trị khi thực hiện chuyển đổi.
8. Giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản hướng dẫn có liên quan.
1. Giá trị thực tế vốn nhà nước tại đơn vị bằng giá trị thực tế của đơn vị trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán.
2. Giá trị thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có được xác định theo quy định tại Điều 11 Quyết định này.
Căn cứ hồ sơ xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập do tổ chức tư vấn định giá xây dựng (hoặc do đơn vị tự xây dựng), Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thẩm tra về trình tự, thủ tục và cách xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 22 Quyết định này ra quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Thời điểm công bố giá trị đơn vị chuyển đổi đảm bảo cách thời điểm xác định giá trị tối đa không quá 6 tháng. Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị của đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian công bố giá trị nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc công bố giá trị và việc tổ chức bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cách thời điểm xác định giá trị không quá 12 tháng, trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi được điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố trong trường hợp sau đây
a) Có nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, chính sách nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của đơn vị.
b) Sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị mà đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực hiện việc bán cổ phần, ngoại trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi chưa thực hiện bán cổ phần.
3. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định điều chỉnh và công bố lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi. Quyết định điều chỉnh giá trị đơn vị sự nghiệp công lập là căn cứ để xây dựng phương án chuyển đổi.
1. Căn cứ quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán.
2. Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, trong đó:
a) Đối với đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng công trình còn dở dang khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần hoàn thành đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nếu có chênh lệch so với thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thì được điều chỉnh theo quyết toán đã được phê duyệt.
b) Mức trích khấu hao tài sản cố định là mức đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Chênh lệch thu chi được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo tổ giúp việc và đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị cơ quan thuế ưu tiên kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách (nếu có); xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; lập các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.
Trường hợp thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31 tháng 12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Báo cáo tài chính phải gửi các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các hồ sơ quyết toán quá trình chuyển đổi (gồm tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí chuyển đổi) và tài liệu có liên quan của đơn vị được gửi đến cơ quan quyết định chuyển đổi và cơ quan liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý các tồn tại về tài chính và thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính, phê duyệt quyết toán quá trình chuyển đổi.
4. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quyết định chuyển đổi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ chuyển đổi, quyết toán chi phí chuyển đổi, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần để làm căn cứ bàn giao giữa đơn vị sự nghiệp công lập và công ty cổ phần.
5. Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập để chuyển đổi được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Trường hợp công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần thì khoản chênh lệch này sẽ được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau:
a) Nếu do nguyên nhân khách quan (do thiên tai, địch họa, do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) đơn vị báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi xem xét, quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có). Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp thì cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của đơn vị.
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan:
- Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm do không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành khi xác định giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan (đơn vị, cơ quan tư vấn định giá và cơ quan quyết định xác định giá trị đơn vị sự nghiệp chuyển đổi) để xử lý bồi thường vật chất.
- Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm do điều hành thì các cán bộ quản lý của đơn vị đó có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại Điểm a Khoản này.
Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo đơn vị điều chỉnh sổ sách kế toán, lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao; thời gian hoàn thành bàn giao không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán tài chính tại thời điểm đơn vị chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức hoạt động; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập đã bàn giao và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần. Trường hợp do bàn giao thiếu, dẫn đến việc công ty cổ phần không chịu trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ trả nợ của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa thì Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng, Viện trưởng), Kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán nợ.
Sau thời gian 60 ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao, công ty cổ phần phải hoàn thành các hồ sơ về tài sản, đất đai và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định để thực hiện chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần; thực hiện giao đất, nộp tiền sử dụng đất, cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
1. Hồ sơ bàn giao bao gồm
a) Hồ sơ xác định giá trị và quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
b) Báo cáo tài chính tại thời điểm đơn vị chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được kiểm toán và phê duyệt của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
c) Quyết định xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
d) Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao (có bảng chi tiết công nợ bàn giao cho công ty cổ phần tiếp tục kế thừa và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý - nếu có).
đ) Các báo cáo về tình hình lao động và sử dụng đất.
2. Thành phần bàn giao gồm
a) Đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng, Viện trưởng), Kế toán trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa đại diện cho bên giao.
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng và đại diện tổ chức công đoàn công ty cổ phần đại diện cho bên nhận.
3. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của thành phần bàn giao và phải ghi rõ: Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm bàn giao; quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần tiếp tục kế thừa; những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết.
VALUATION OF TRANSFORMED PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 9. Valuation consultation
1. The public non-business units having a total value of assets specified in the accounting books from 30 billion dong or more, or the value of contributed state capital specified in the accounting books from 10 billion dong or more must hire organizations with valuation function as auditing companies, securities companies, foreign and domestic valuation enterprises (referred to as valuation consulting organization) to carry out the valuation consultation for such units.
2. In case of not being the subjects specified in Clause 1 of this Article, the units shall valuate by themselves and make a report to the competent authorities for decision. In case of necessary, such units can hire organizations with valuation function to carry out the valuation.
3. The organ having the authority to decide the transformation plan shall choose the valuation consulting organization under the following principles:
a) For valuation consultation package with value no more than 03 billion dong, the organ having the authority to decide the transformation plan may choose the form of contractor appointment to choose the valuation consultation organization named in the list announced by the Ministry of Finance after the approval of the Prime Minister; in case of required bidding organization, it shall be held under the provisions of law on bidding.
b) For consultation packages not subject to the provisions under Point a, Clause 3 of this Article, organ having the authority to decide the transformation plan shall decide to hold the bidding in choosing the valuation consultation organization under regulation.
4. The valuation consultation organization shall valuate the transformed public non-business units under the provisions in this Decision and must finish it as per time limit and commitments in the signed contract. The public non-business units to be transformed shall fully and honestly provide the relevant information for the valuation consultation organization to use during the valuation.
The valuation consultation organization is responsible for the result of valuation of the public non-business unit to be transformed. Where the result of valuation does not comply with regulations of law, the organ having the authority to decide the transformation plan may refuse to make payment of service charges and if any damage is caused to the state by the valuation consultation organization, such organization shall make a compensation and be removed from the list of organizations eligible for valuation consultation.
5. Valuation consultation charge
The valuation consultation charges shall be agreed upon by the public non-business units to be transformed and the valuation consultation organization based on the bidding result. In case of no bidding, the equitization steering Committee shall discuss with the valuation consultation organization about the charge and submit the result to the organ having the authority to decide the transformation plan for approval.
Article 10. Method of application and grounds for valuating the public non-business units
The method of valuation for the public non-business units which are transformed into the joint-stock companies is the asset method. The grounds for valuation include:
- Decision and record of asset handover from the parent company, economic group or state corporation to the public non-business units to be transformed (if any), financial statements and data in accounting books of the units at the time of valuation.
- Documents of inventory, classification and evaluation of asset quality of the units at the time of valuation.
- Market price of assets at the time of valuation.
- Value of allocated land use right and value of land rental re-determined in case of one-time payment made for the entire duration of land lease.
Article 11. Determining the actual value of assets of the public non-business units transformed into joint-stock companies
1. For assets in kind
a) The actual value of assets is equal to (=) the primary cost calculated at market price at the time of valuation multiplied by (x) the remaining quality of assets at the time of valuation
In which:
- The market price is:
+ The price of new assets of the same type under sale and purchase in the market including the transportation and installation fees (if any). If the assets are particular and not traded in the market, the price of asset purchase is calculated as per the price of purchase of new equivalent assets. In case of no equivalent assets, the price of assets recorded in accounting book shall be calculated.
+ Price unit of capital construction and investment unit cost shall be stipulated at the time closest to the valuation for assets as capital construction product. In case of no regulation, the price in the accounting book shall be calculated taking into account the price slippage in capital slippage.
For works with completion of construction investment in the last 03 years, before valuation, the finalization value of works approved by the competent authorities shall be used. In specific case, the works have not been approved by the competent authorities but put into use, the price in accouting book is temporarily calculated.
- The quality of assets is defined by the percentage compared with the quality of assets of the same type newly purchased or newly built in accordance with regulations of the state on safety conditions in use and operation of assets; quality assurance of products, environmental sanitation as guided by the managerial officials of technical and economic sectors. In case of no regulation from the state, the quality of assets as machinery, equipment, means of transportation to be valuated must not be lower than 20% compared with that of assets of the same type newly purchased and 30% of workshop and structures compared with that of assets of the same type newly built.
b) Fixed assets depreciated with full recovery of cost, working tools and managerial devices whose value has been allocated in the business costs but the public non-business units transformed continue to use them. In this case, such assets shall be re-valuated to be included in the value not lower than 20% of newly-purchased assets, tools and devices on the principle.
2. For assets in cash and deposit defined as follows:
a) The cash is defined as per the fund inspection record.
b) The deposit is defined as per the balance compared and confirmed with the bank where the unit has opened its account.
3. The debts payable included in the value is defined as per the actual balance in the accounting book and after compared and processed under the provisions under Point a, Clause 4, Article 7 of this Decision.
4. The expenditures on capital construction investment, costs of unfinished things related to compensation, clearing, leveling and value of land use right shall be determined in accordance with the actual incurrence recorded in the accounting books.
5. The value of long-term and short-term mortgage and collateral is determined as per the actual balance in the accounting book compared and confirmed.
6. The value of intangible assets (if any) shall be determined as per the remaining value recorded in the accounting books.
7. Value for business advantage
The public non-business units shall not have to calculate the value for business advantage (brand name, development potential) in value when making the switch.
8. The value of land use right to be included in the value of transformed public non-business units shall comply with the provisions in Clause 6, Article 1 of Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government and other relevant guiding documents.
Article 12. Actual value of state capital at the public non-business units transformed into joint-stock companies
1. The actual value of state capital at the units is equal to the actual value of the units minus (-) actual debts payable, provision fund for stable income and balance of non-business expenditure source (if any), in which the actual debts payable is the total value of debts payable minus (-) debts not to be paid.
2. The actual value of transformed public non-business units is the value of the whole current assets defined under the provisions of Article 11 of this Decision.
Article 13. Announcement of value of transformed public non-business units
Based on the dossier of valuation of public non-business units prepared by the valuation consultation organization (or by the units themselves), the equitization steering Committee shall verify the order, procedures and the way to valuate the transformed public non-business units under regulation and report to the competent authorities specified in Clause 2, Article 22 of this Decision to issue decision on announcement of value of public non-business units.
The time to announce the value of transformed units must be within 06 months from the time of valuation. In case of exceeding the time limit without value announcement of the units, the competent authorities shall consider and decide the prolonged the time of value announcement but must ensure the principles of value announcement and the organization of initial sale of shares of the transformed public non-business units must be within 12 months from the time of valuation, except for particular cases decided by the Prime Minister.
Article 14. Adjustment of value of public non-business units
1. The public non-business units carrying out their transformation are entitled to adjust their announced value in the following cases:
a) There are objective causes (natural disasters, sabotage, change of state policy or any unforeseen cause) affecting the value of units’ assets.
b) After 18 months from the time of valuation but the public non-business units have not carried out their sale of shares, except for particular cases under the decisions of the Prime Minister.
2. The provisions in Clause 1 of this Article only apply to the case where the transformed public non-business units have not carried their sale of shares.
3. The competent authorities shall consider, adjust and announce again the value of transformed public non-business units. The decision on adjustment of value of transformed public non-business units is the ground for formulation of transformation plan.
Article 15. Financial handling at the time of transformation into joint-stock companies of the public non-business units
1. Based on the decision on announcement of value of public non-business units from the competen authorities, the units shall adjust data in accounting books.
2. Within the period from the time of valuation of public non-business units to the time of official transformation into joint-stock companies, such units shall continue to handle their financial problems under current regulations and make financial statement at the time of official transformation into joint-stock companies, in which:
a) For investment in fixed assets and works construction that are unfinished upon valuation of public non-business units but to the time of official transformation into joint-stock companies, such investment is finished and the finalization has been approved by the competent authorities and if there is a difference compared with the time of valuation of public non-business units, such investment may be adjusted as per the approved finalization.
b) The rate of appropriated depreciation of fixed assets is the one registered with tax authorities before valuation of public non-business units.
c) The difference between revenues and expenditures shall be processed under current regulations of the state for the public non-business units.
3. Within 30 days after being issued with the first Certificate of enterprise registration, the equitization steering Committee shall require its assisting group and the public non-business units to complete their financial statements at the time of issue of Certificate, implementation of financial audit; require the tax authorities to prioritize the inspection of tax finalization and other payables to budget (if any); re-define the value of state capital at the time of official transformation into joint-stock companies; make finalization reports on proceeds from equitization, payment of benefits to redundant staff and equitization expenditures.
Where the time to valuate the public non-business units is the previous year and the official time to transform into the joint-stock companies is the next year, then only one financial statement is made without separation of 02 statements at the time of 31st of December and at the time of official transformation into joint-stock companies. The financial statements must be sent to the organs and units as prescribed by law on accounting regulation.
The audited financial statements and finalization dossiers of transformation process (including the proceeds from equitization, payment of benefits to redundant staff and transformation costs) and other relevant documents of the units shall be sent to the organ deciding the transformation and other relevant organs for coordinated inspection and handling of financial problems and approval of financial statement and finalization of transformation process.
4. Within 30 days after receiving the audited financial statement and tax finalization report (if any) of the public non-business units, the organ deciding the transformation is responsible for coordinating with the other relevant organs to carry out the inspection and handling of financial problems and issue decision on approving the financial finalization and finalization of proceeds from the transformation, finalization of transformation costs, finalization of fund for redundant staff assistance and decision on announcing the actual value of state capital at the time the public non-business units are officially transformed into the joint-stock companies as the grounds for handover between the public non-business units and the joint-stock companies.
5. The increase difference between the actual value of state capital at the time of official transformation into joint-stock companies and the actual value of state capital at the time of valuation of public non-business units for transformation shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group or state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
Where the parent company, economic group or state corporation has been transformed into joint-stock companies, such difference shall be transferred to the enterprise development restructuring and assistance Fund.
In case of incurred reduction difference, the units shall report to the competent authorities to coordinate with relevant organs to inspect, clarify causes, define responsibility of group and individuals and apply handling measures as follows:
a) If due to objective causes (natural disasters, sabotage, change of state policy or other unforeseen causes), the units shall report to the authorities with authority to decide the transformation to consider and determine the use of proceeds from the sale of shares to offset loss after deduction of insurance compensation (if any). Where the proceeds from the sale of shares are not sufficient enough to offset, the competent authorities shall consider throught the General Meeting of Shareholders to adjust the scale and structure of charter capital of the units.
b) If due to subjective causes:
- In case of incurred reduction difference due to not finish the financial problems under the current regulations of law upon defining the value of state capital at the units, it is required to define the responsibility of relevant organs (unit, valuation consultation organ and organ deciding the valuation of transformed non-business units) for material compensation.
- In case of incurred reduction difference due to operation, the management staff of such units shall make compensation for all losses from objective cause under current regulations.
- In case of unforeseen reasons, the persons responsible for compensation are not able to exercise their compensation under the decision of the competent authorities, the remaining losses shall be handled as in case of objective causes as stipulated under Point a of this Clause.
Article 16. Handover between the transformed public non-business units and the joint-stock companies
Based on the decision on approving the financial finalization and finalization of proceeds from the transformation, finalization of transformation costs, finalization of fund for redundant staff assistance and decision on announcing the actual value of state capital at the time the public non-business units are officially transformed into the joint-stock companies, the equitization steering Committee shall require such units to adjust their accounting books and prepare handover dossier and organize the handover. The time for handover shall not exceed 30 days after the date of decision on approving the financial finalization at the time of official transformation into joint-stock companies of the units.
The joint-stock companies shall use all of their assets and capital handed over to organize their activities and assume all interests, obligations and responsibilities handed over from the public non-business units and other rights and obligations regulated by law.
The obligations and responsibilities of the public non-business units are defined and supplemented after finalization and handover to the joint-stock companies and such companies shall not take responsibility for such obligations and responsibilities. In case of missing handover that leads to the irresponsibility of the joint-stock companies for assuming debt repayment of the transformed public non-business units, the Director (or Principal, Head of Institute), Chief accountant of the public non-business units and relevant organizations and individuals shall assume the debts repayment.
After 60 days from the date of signing handover record, the joint-stock companies must complete dossiers of assets and land and send them to the competent authorities under regulation to transfer the right to manage and use assets from the public non-business units to the joint-stock companies; allot land, pay land use fees, issue or renew the land use right Certificate under the provisions of the Land Law and its guiding documents.
1. The dossier of handover includes:
a) Document of valuation and decision on valuation announcement of the transformed public non-business units.
b) Financial statement at the time of official transformation into joint-stock companies audited and approved by parent company, economic group, state corporation or the Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities (for units under the management of Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
c) Decision on valuation of state capital at the time of transformation into joint-stock companies of the competent authorities.
d) Record of handover of assets and capital made at the time of handover (with the detail of public debts handed over to the joint-stock companies to assume them and financial problems for further handling – if any).
dd) Reports on reality of labor and land use.
2. Handover participants
a) Representative of owner or parent company, economic group, state corporation, Director (or Principal, Head of Institute) and Chief Accountant of transformed public non-business units of the handover party.
b) Chairman of the Board, Director, Chief Accountant and representative of trade union of joint-stock companies are representatives of receiving party.
3. The handover record must bear all signatures of representatives and must specify the reality of assets, capital and employees at the time of handover; interests and obligations and problems which the joint-stock companies shall continue assuming and settle.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực