Chương II Quyết định 22/2015/QĐ-TTg: Xử lý tài chính tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
Số hiệu: | 22/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương…
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
- Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện bàn giao cho đơn vị sự nghiệp công lập (đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ) tài sản, vốn, quyền sử dụng đất, các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm gắn với hoạt động của đơn vị.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập lại báo cáo tài chính và thực hiện kiểm toán tại thời điểm xác định giá trị đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử dụng; lập bảng kê xác định số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có do mình đang quản lý và sử dụng (bao gồm cả các tài sản là quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học...); kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản thừa, thiếu so với sổ kế toán.
4. Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ: Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đối chiếu, xác nhận, phân loại các khoản công nợ; lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ theo quy định sau:
a) Nợ phải thu:
- Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn, chưa đến hạn và đã quá hạn thanh toán).
- Phân tích rõ các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được.
- Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
b) Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay, nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ, đối chiếu lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; xác định các khoản nợ thuế và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng, các khoản vay trong hạn, vay chưa đến hạn trả, vay đã quá hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi chưa trả, khoản nợ phải trả nhưng không phải trả.
Các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trên cơ sở kết quả kiểm kê, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật trước khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị. Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Tài sản và khoản công nợ được xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Đối với tài sản hao hụt, mất mát: Đơn vị xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị còn lại của tài sản và mức bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị.
2. Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước.
3. Đối với tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chưa thanh lý, đơn vị thành lập Hội đồng để làm các thủ tục thanh lý, nhượng bán theo quy định. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của đơn vị. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập mà chưa kịp xử lý thì cơ quan có thẩm quyền công bố giá trị đơn vị xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị đơn vị và thực hiện chuyển giao cho công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam xử lý theo quy định.
4. Đối với công trình phúc lợi (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, các tài sản phúc lợi khác) đầu tư bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thì không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập; công ty cổ phần tiếp tục kế thừa quản lý và sử dụng để phục vụ mục đích phúc lợi cho người lao động. Đối với diện tích nhà, đất đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ, nhân viên nếu có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai thì đơn vị làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan nhà, đất của địa phương để quản lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Tài sản dùng cho hoạt động của đơn vị đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Công ty cổ phần có trách nhiệm hoàn trả phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
6. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động làm việc ở đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
7. Đối với các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
a) Các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ phải thu khó đòi.
b) Các khoản nợ phải trả mà không phải trả thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại đơn vị.
8. Đối với khoản kinh phí ngân sách nhà nước hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cấp
a) Để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang thực hiện dở dang hoặc chưa thực hiện: Đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp tiếp tục được ngân sách nhà nước hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cấp để thực hiện. Khoản kinh phí này sẽ được ghi tăng giá trị phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần; công ty cổ phần có trách nhiệm điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, chương trình mục tiêu quốc gia: Đơn vị sự nghiệp thực hiện đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Kinh phí còn lại hoặc không sử dụng hết phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc nộp về công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp sẽ được quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách.
9. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập đến thời điểm đơn vị chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa sử dụng hết thì khoản tiền này được chia cho người lao động làm việc ở đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập theo số năm công tác.
DEALING WITH FINNANCIAL ISSUES AT THE TIME OF VALUATION OF TRANSFORMED PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 7. Inventory and classification of assets
1. When receiving the decision on transformation from the competent authorities, the parent company, economic group or state corporation shall carry out the handover of their assets, capital, land use right, interests, obligations and responsibility associated with their activities to the public non-business units.
2. The public non-business units shall re-make the financial statement and carry out the audit at the time of valuation of their units and submit it to the competent authorities for approval.
3. The public non-business units shall carry out inventory and classification of assets under management and in use; prepare the list of defined quantity, quality and value of existing assets under their management and in their use (including the assets as land use right, patent, scientific research ...); inspect cash fund and compare the banking deposit balance; determine the surplus or deficit compared with that in accounting book.
4. Compare, confirm and classify public debts: The public non-business units shall make comparison, confirmation and classification of public debts and prepare detailed list of each debtor and creditor under the provisions:
a) Debt receivable:
- Comparing and confirming all debts receivable (including due, undue and overdue debts).
- Clearly analyzing bad debts and doubtful debts. The debts receivable which cannot be recovered must have evidencing documents of uncollectibility.
- For the pre-payments to the services and goods supplier such as house rental, land rental, goods purchase and remuneration, they should be compared with contract and volume of supplied services and goods to be included in the value of the transformed public non-business units.
b) Debts payable includes loan, tax and the payables to the state budget: Based on the contract, debit note, make comparison and prepare list of debts with each creditor; define other tax debts and the payable to the state budget; specifically analyse loan debts under contract, current loans, undue loans, overdue loans, original debts, debts with unpaid interests, debts payable but not to be paid.
Other debts payable but not to be paid shall be determined in accordance with the current regulations of the State.
On the basis of result of inventory and audited financial statement approved by the competent authorities, the units shall coordinate with the relevant organs to handle their financial problems as prescribed by law before valuating the public non-business units and the state capital at their units. In case of problems or beyond authority, make a report to the competent authorities for consideration and settlement.
Assets and public debts are handled by the following principles:
1. For lost or diminished assets: The units shall determine the reasons and responsibility of individuals and groups and require compensation as prescribed by law. The difference (if any) between the remaining value of assets and compensation of the relevant individuals and groups are accounted in the operational costs of the units.
2. For the surplus assets, if the reasons cannot be defined or the owner cannot not be found, record the increase of actual value of state capital.
3. For assets without the need to use, undisposed stagnant assets, the units shall establish Committee to carry out the procedures for disposal and sale under regulations. The disposal and sale of assets shall be done through public auction under the current regulation of the State. The revenues and expenses of disposal and sale of assets shall be accounted in the revenues and expenses of the units. Where the time of valuation of public non-business units has come without handling, the authorities having the authority to announce the value of such units shall consider and decide the exclusion from the value of units and make transfer to parent company, economic group or state corporation or the Debt and Asset Trading Corporation for handling under regulation.
4. For public welfare works (kindergarten, nursery and other public welfare assets) invested by reward fund or welfare fund which shall not be included in the value of public non-business units; the joint-stock companies shall assume the management and use for employee’s welfare purposes. For area of house and land allocated as housing for staff, if the conditions are met under the Land Law and its guiding documents, the units shall carry out the procedures for transfer to the local land and house organs for management under the current regulation.
5. Assets used for operation of units invested by the reward fund and welfare fund shall be included in the value of public non-business units and the joint-stock companies shall continue to use them. The joint-stock companies must return the capital corresponding to the value of such assets to the reward fund and welfare fund to be divided to the staff at the time of valuation of units based on the staff seniority.
6. The balance in cash of the reward fund and welfare fund, after offsetting the expenditures exceeding the benefits for staff, shall be divided to the staff at the units at the time of their valuation based on the staff seniority.
7. For debts receivable and payable
a) The debts receivable but uncollectible shall be handled under the current regulations on bad debts.
b) The debts payable but not to be paid shall be accounted as state capital increase at the units.
8. For the fund from the state budget, parent company, economic group and state corporation.
a) To carry out the technological and scientific researches, capital construction investment projects and equipment procurement approved by the competent authorities that are under the progress, unfinished or not yet done: To the time of official transformation into joint-stock companies, the non-business units shall continue to be funded by the state budget or parent company, economic group and state corporation for implementation. Such fund shall be recorded as the increase in state capital invested in the joint-stock companies. The joint-stock companies must adjust their charter capital under the provisions of the Enterprise Law.
b) To provide training and retraining for cadres and official and national target program: the non-business units shall implement it to the time of official transformation to joint-stock companies. The remaining or unused fund shall be transferred to the state budget or parent company, economic group and state corporation. The fund allocated by the state budget shall be finalized under the provisions of the Budget Law.
9. For public non-business units with revenues from the provision fund to stabilize their income but not yet used up to the time of transformation into joint-stock companies, this amount shall be divided to the their staff at the time of valuation of public non-business units based on their seniority.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực