Quyết định 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 22/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương…
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
- Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2015/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 |
VỀ VIỆC CHUYỂN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị quyết số 101/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quyết định này quy định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập).
b) Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi cổ phần hóa tiếp tục kế thừa các đơn vị sự nghiệp công lập thì việc chuyển các đơn vị này thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo thì đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn, hạch toán như doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết hợp tác trên cơ sở bảo toàn tài sản và mục đích cung cấp dịch vụ công. Thí điểm cho thuê quản lý, thuê cơ sở vật chất, thí điểm cổ phần hóa trên nguyên tắc bảo đảm tiếp tục cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn.
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này thực hiện chuyển thành công ty cổ phần khi bảo đảm đủ các điều kiện
a) Tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi.
b) Thuộc danh mục chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Quyết định này; những nội dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
1. Hình thức chuyển đổi
a) Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
b) Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
c) Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Phương thức bán cổ phần lần đầu: Bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
1. Nhà đầu tư trong nước
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này).
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài
a) Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Quyết định này. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
c) Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
3. Nhà đầu tư chiến lược
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với đơn vị.
b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trình cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt. Số lượng nhà đầu tư chiến lược được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
c) Nguyên tắc xác định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược:
- Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.
- Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai thì giá bán là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc là giá đấu thành công nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi phê duyệt.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa (trừ các thành viên là đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân trực tiếp tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập không được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị đó.
1. Tư vấn cổ phần hóa
Đơn vị sự nghiệp công lập được thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị đơn vị khi thực hiện chuyển đổi, xây dựng phương án chuyển đổi và bán cổ phần lần đầu. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chi phí thuê tư vấn chuyển đổi được tính vào chi phí cổ phần hóa.
2. Chi phí chuyển đổi
Chi phí thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thực hiện như quy định đối với việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
1. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các Luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật hiện hành; được tiếp tục thực hiện việc cung cấp các loại dịch vụ công cho xã hội. Được tự quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, đơn vị có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định chuyển đổi và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ nghỉ việc, thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quyền lợi khác theo quy định hiện hành; kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần tiếp tục kế thừa các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đã bàn giao từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ phải thu và thực hiện nghĩa vụ trả nợ; được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn nhận bàn giao để tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1. Khi nhận được quyết định thực hiện chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện bàn giao cho đơn vị sự nghiệp công lập (đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ) tài sản, vốn, quyền sử dụng đất, các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm gắn với hoạt động của đơn vị.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập lại báo cáo tài chính và thực hiện kiểm toán tại thời điểm xác định giá trị đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử dụng; lập bảng kê xác định số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có do mình đang quản lý và sử dụng (bao gồm cả các tài sản là quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học...); kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản thừa, thiếu so với sổ kế toán.
4. Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ: Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đối chiếu, xác nhận, phân loại các khoản công nợ; lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ theo quy định sau:
a) Nợ phải thu:
- Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn, chưa đến hạn và đã quá hạn thanh toán).
- Phân tích rõ các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được.
- Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
b) Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay, nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ, đối chiếu lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; xác định các khoản nợ thuế và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng, các khoản vay trong hạn, vay chưa đến hạn trả, vay đã quá hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi chưa trả, khoản nợ phải trả nhưng không phải trả.
Các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trên cơ sở kết quả kiểm kê, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật trước khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị. Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Tài sản và khoản công nợ được xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Đối với tài sản hao hụt, mất mát: Đơn vị xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị còn lại của tài sản và mức bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị.
2. Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước.
3. Đối với tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chưa thanh lý, đơn vị thành lập Hội đồng để làm các thủ tục thanh lý, nhượng bán theo quy định. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của đơn vị. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập mà chưa kịp xử lý thì cơ quan có thẩm quyền công bố giá trị đơn vị xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị đơn vị và thực hiện chuyển giao cho công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam xử lý theo quy định.
4. Đối với công trình phúc lợi (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, các tài sản phúc lợi khác) đầu tư bằng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thì không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập; công ty cổ phần tiếp tục kế thừa quản lý và sử dụng để phục vụ mục đích phúc lợi cho người lao động. Đối với diện tích nhà, đất đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ, nhân viên nếu có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai thì đơn vị làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan nhà, đất của địa phương để quản lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Tài sản dùng cho hoạt động của đơn vị đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Công ty cổ phần có trách nhiệm hoàn trả phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
6. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động làm việc ở đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
7. Đối với các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
a) Các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ phải thu khó đòi.
b) Các khoản nợ phải trả mà không phải trả thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại đơn vị.
8. Đối với khoản kinh phí ngân sách nhà nước hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cấp
a) Để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang thực hiện dở dang hoặc chưa thực hiện: Đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp tiếp tục được ngân sách nhà nước hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cấp để thực hiện. Khoản kinh phí này sẽ được ghi tăng giá trị phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần; công ty cổ phần có trách nhiệm điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, chương trình mục tiêu quốc gia: Đơn vị sự nghiệp thực hiện đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần. Kinh phí còn lại hoặc không sử dụng hết phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc nộp về công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp sẽ được quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách.
9. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập đến thời điểm đơn vị chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa sử dụng hết thì khoản tiền này được chia cho người lao động làm việc ở đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập theo số năm công tác.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức tư vấn định giá) thực hiện tư vấn xác định giá trị đơn vị.
2. Trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này, đơn vị tự xác định giá trị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp cần thiết, đơn vị có thể thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi lựa chọn tổ chức tư vấn định giá theo nguyên tắc
a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định.
4. Tổ chức tư vấn định giá thực hiện xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Quyết định này và phải hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan để tổ chức tư vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.
Tổ chức tư vấn định giá chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi. Trường hợp kết quả xác định giá trị không bảo đảm đúng quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án được từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường và bị loại ra khỏi danh sách của các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá.
5. Chi phí tư vấn định giá
Chi phí tư vấn định giá do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi và tổ chức tư vấn thỏa thuận theo kết quả đấu thầu. Trường hợp không đấu thầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thương thảo với tổ chức tư vấn định giá về chi phí và trình cơ quan quyết định phương án chuyển đổi phê duyệt.
Phương pháp xác định giá trị đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là phương pháp tài sản. Căn cứ để xác định giá trị gồm:
- Quyết định và biên bản bàn giao tài sản của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi (nếu có), báo cáo tài chính, số liệu theo sổ kế toán của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị.
- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của đơn vị tại thời điểm xác định giá trị.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất.
1. Đối với tài sản là hiện vật
a) Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
Trong đó:
- Giá thị trường là:
+ Giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.
+ Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản.
Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp cá biệt, công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ kế toán.
- Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.
b) Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi tiếp tục sử dụng thì phải đánh giá lại để tính vào giá trị theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.
2. Đối với tài sản bằng tiền mặt, tiền gửi được xác định như sau
a) Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
b) Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản.
3. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý như quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 7 Quyết định này.
4. Các khoản chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí dở dang liên quan đến đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng và giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
5. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
6. Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.
7. Giá trị lợi thế kinh doanh
Các đơn vị sự nghiệp công lập không phải tính giá trị lợi thế kinh doanh (thương hiệu, tiềm năng phát triển) vào giá trị khi thực hiện chuyển đổi.
8. Giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản hướng dẫn có liên quan.
1. Giá trị thực tế vốn nhà nước tại đơn vị bằng giá trị thực tế của đơn vị trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán.
2. Giá trị thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có được xác định theo quy định tại Điều 11 Quyết định này.
Căn cứ hồ sơ xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập do tổ chức tư vấn định giá xây dựng (hoặc do đơn vị tự xây dựng), Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thẩm tra về trình tự, thủ tục và cách xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 22 Quyết định này ra quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Thời điểm công bố giá trị đơn vị chuyển đổi đảm bảo cách thời điểm xác định giá trị tối đa không quá 6 tháng. Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị của đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian công bố giá trị nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc công bố giá trị và việc tổ chức bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cách thời điểm xác định giá trị không quá 12 tháng, trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi được điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố trong trường hợp sau đây
a) Có nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, chính sách nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của đơn vị.
b) Sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị mà đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực hiện việc bán cổ phần, ngoại trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi chưa thực hiện bán cổ phần.
3. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định điều chỉnh và công bố lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi. Quyết định điều chỉnh giá trị đơn vị sự nghiệp công lập là căn cứ để xây dựng phương án chuyển đổi.
1. Căn cứ quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán.
2. Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, trong đó:
a) Đối với đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng công trình còn dở dang khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần hoàn thành đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nếu có chênh lệch so với thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thì được điều chỉnh theo quyết toán đã được phê duyệt.
b) Mức trích khấu hao tài sản cố định là mức đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Chênh lệch thu chi được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo tổ giúp việc và đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị cơ quan thuế ưu tiên kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách (nếu có); xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; lập các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.
Trường hợp thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31 tháng 12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Báo cáo tài chính phải gửi các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các hồ sơ quyết toán quá trình chuyển đổi (gồm tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí chuyển đổi) và tài liệu có liên quan của đơn vị được gửi đến cơ quan quyết định chuyển đổi và cơ quan liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý các tồn tại về tài chính và thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính, phê duyệt quyết toán quá trình chuyển đổi.
4. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quyết định chuyển đổi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ chuyển đổi, quyết toán chi phí chuyển đổi, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần để làm căn cứ bàn giao giữa đơn vị sự nghiệp công lập và công ty cổ phần.
5. Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập để chuyển đổi được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Trường hợp công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần thì khoản chênh lệch này sẽ được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau:
a) Nếu do nguyên nhân khách quan (do thiên tai, địch họa, do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) đơn vị báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi xem xét, quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có). Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp thì cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của đơn vị.
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan:
- Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm do không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành khi xác định giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan (đơn vị, cơ quan tư vấn định giá và cơ quan quyết định xác định giá trị đơn vị sự nghiệp chuyển đổi) để xử lý bồi thường vật chất.
- Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm do điều hành thì các cán bộ quản lý của đơn vị đó có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại Điểm a Khoản này.
Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo đơn vị điều chỉnh sổ sách kế toán, lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao; thời gian hoàn thành bàn giao không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán tài chính tại thời điểm đơn vị chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức hoạt động; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập đã bàn giao và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần. Trường hợp do bàn giao thiếu, dẫn đến việc công ty cổ phần không chịu trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ trả nợ của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa thì Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng, Viện trưởng), Kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán nợ.
Sau thời gian 60 ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao, công ty cổ phần phải hoàn thành các hồ sơ về tài sản, đất đai và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định để thực hiện chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần; thực hiện giao đất, nộp tiền sử dụng đất, cấp hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
1. Hồ sơ bàn giao bao gồm
a) Hồ sơ xác định giá trị và quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
b) Báo cáo tài chính tại thời điểm đơn vị chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được kiểm toán và phê duyệt của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
c) Quyết định xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.
d) Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao (có bảng chi tiết công nợ bàn giao cho công ty cổ phần tiếp tục kế thừa và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý - nếu có).
đ) Các báo cáo về tình hình lao động và sử dụng đất.
2. Thành phần bàn giao gồm
a) Đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng, Viện trưởng), Kế toán trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa đại diện cho bên giao.
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng và đại diện tổ chức công đoàn công ty cổ phần đại diện cho bên nhận.
3. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của thành phần bàn giao và phải ghi rõ: Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm bàn giao; quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần tiếp tục kế thừa; những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết.
1. Căn cứ kết quả công bố giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi quyết định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ như sau
a) Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đơn vị chuyển đổi lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của đơn vị sau khi chuyển đổi thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi xác định điều chỉnh vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.
2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan quyết định chuyển đổi căn cứ vào quy mô thực tế để quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm
a) Cổ phần nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.
b) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 20% vốn điều lệ. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên.
c) Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa:
Công đoàn cơ sở được sử dụng nguồn quỹ công đoàn để mua cổ phần ưu đãi nhưng không quá 3% vốn điều lệ và số cổ phần này không được chuyển nhượng; giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn bằng giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định này.
d) Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quyết định này.
1. Trường hợp bán phần vốn nhà nước
a) Số tiền thu từ chuyển đổi, đơn vị được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và chi phí giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ nhà nước quy định như đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ các khoản chi nêu trên được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Trường hợp tiền thu từ chuyển đổi đơn vị không đủ giải quyết chính sách cho lao động dôi dư thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (đối với đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước), trường hợp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thiếu thì được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
2. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
a) Tiền thu từ chuyển đổi để lại đơn vị phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư; nếu thiếu thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (đối với đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước), trường hợp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thiếu thì được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Số tiền còn lại (nếu có) để lại cho đơn vị theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, phần còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ đi chi phí theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Trường hợp bán phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm
a) Tiền thu từ chuyển đổi để lại đơn vị sự nghiệp công lập phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu được xử lý như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
b) Phần còn lại (nếu có) được xử lý như sau:
- Nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đối với đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phần giá trị cổ phần nhà nước bán bớt theo mệnh giá.
- Phần còn lại (nếu có) được phân chia theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
3. Cơ quan là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần có trách nhiệm cử người làm đại diện phần vốn nhà nước. Người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn như đối với quy định của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.
1. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập thành sở hữu của công ty cổ phần.
2. Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
3. Được ký lại các hợp đồng thuê đất, thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai, tài sản.
4. Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần.
5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn được tiếp tục áp dụng các ưu đãi về hoạt động khoa học, công nghệ, chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trước khi chuyển đổi.
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm công bố giá trị được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của đơn vị tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi, thuộc đối tượng cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài ít nhất 03 năm (kể từ ngày đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) được mua thêm cổ phiếu theo quy định sau:
a) Mua thêm mức 200 cổ phiếu/01 năm cam kết làm việc tiếp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phiếu cho 01 người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và chủ đề tài nghiên cứu khoa học, bằng phát minh sáng chế đã được ứng dụng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập có cam kết làm việc lâu dài ít nhất 05 năm (kể từ ngày đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) được mua thêm theo mức 800 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp nhưng tối đa không quá 8.000 cổ phần cho một người lao động. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trực thuộc và thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước xây dựng tiêu chí xác định chuyên gia giỏi, người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao phù hợp với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp; tiêu chí này phải được Đại hội công nhân viên chức của đơn vị trước khi chuyển đổi nhất trí thông qua.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm theo quy định tại Điểm a Khoản này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Số cổ phiếu ưu đãi được mua thêm của người lao động, các chuyên gia giỏi, người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và chủ đề tài nghiên cứu khoa học, bằng phát minh sáng chế đã được ứng dụng được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Nếu người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (như chết, mất khả năng lao động...) thì công ty cổ phần thanh toán số tiền mà người lao động đã bỏ ra mua cổ phần sau khi trừ đi các phần lợi ích người lao động đã được hưởng từ số cổ phần mua ưu đãi. Công ty cổ phần được giữ lại số cổ phần trên để bán cho người lao động được tuyển dụng mới.
3. Được chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi bao gồm cả tài sản dùng cho hoạt động quy định tại Khoản 5, 6 Điều 8 Quyết định này để mua cổ phần.
4. Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định hiện hành khi chuyển sang công ty cổ phần.
5. Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Người lao động dôi dư tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp được hưởng chính sách như đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1. Thủ tướng Chính phủ
a) Phê duyệt danh mục chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
b) Phê duyệt danh mục và phương án chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành công ty cổ phần theo tiêu chí phân loại của Thủ tướng Chính phủ.
c) Quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quyết định này.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo đề nghị của Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
b) Rà soát, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục và phương án chuyển đổi, trong đó đề xuất cơ quan làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
c) Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công tác chuyển đổi theo quy định tại Quyết định này.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi đơn vị theo các nội dung quy định tại Quyết định này và các quy định của nhà nước.
đ) Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý các vấn đề tài chính, tổ chức xác định giá trị đơn vị, lập phương án chuyển đổi, triển khai phương án đã được phê duyệt; công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
e) Quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt phương án chuyển đổi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
g) Xử lý các tồn tại về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền.
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí chuyển đổi; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ chuyển đổi và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
i) Giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
k) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2015.
l) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định tại Quyết định này có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Hội đồng thành viên công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
a) Rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Khoản 1 Quyết định này thành công ty cổ phần, báo cáo Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chuyển đổi.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi của đơn vị sự nghiệp công lập theo các nội dung quy định.
c) Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập: Xử lý các vấn đề tài chính, tổ chức xác định giá trị đơn vị, lập phương án chuyển đổi, triển khai phương án đã được phê duyệt.
d) Xử lý các tồn tại về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền.
đ) Trình Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt phương án chuyển đổi.
e) Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyết toán tài chính, quyết toán chi phí chuyển đổi, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và xác định giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu để trình Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và phê duyệt.
4. Quyền hạn, trách nhiệm và thành phần Ban Chỉ đạo chuyển đổi
a) Ban Chỉ đạo chuyển đổi có quyền hạn, trách nhiệm sau:
- Giúp cơ quan quyết định chuyển đổi chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo quy định tại Quyết định này.
- Được sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác chuyển đổi tại đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chỉ đạo xây dựng phương án chuyển đổi và dự thảo Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần.
- Chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi:
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản của đơn vị (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất sau chuyển đổi; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ chuyển đổi (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan quyết định chuyển đổi phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ chuyển đổi thì Ban lãnh đạo đơn vị được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thẩm tra và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi.
- Chỉ đạo đơn vị chuyển đổi phối hợp với các tổ chức tài chính trung gian tổ chức đấu giá bán cổ phần.
- Tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền kết quả bán cổ phần.
- Tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh phương án chuyển đổi, quyết định điều chỉnh giá trị đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
- Xem xét, lựa chọn, đề xuất và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau chuyển đổi.
- Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động (trong phương án chuyển đổi) sau khi có quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Thành phần Ban Chỉ đạo chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, trong đó có đại diện công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (đối với đơn vị trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước).
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2015.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi cổ phần hóa được áp dụng theo quy định tại Quyết định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 22/2015/QD-TTg |
Hanoi, 22 June 2015 |
ON TRANSFORMATION OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS INTO JOINT STOCK COMPANIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated 25 December 2001;
Pursuant to the Enterprise Law dated 26 November 2014;
Pursuant to the Securities Law dated 29 June 2006 and the Law amending and supplementing some articles of the Securities Law dated 24 November 2010;
Pursuant to the Investment Law dated 26 November 2014;
Pursuant to the Law on on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Units dated 26 November 2014;
Pursuant to the Decree No. 59/2011/ND-CP dated 18 July 2011 of the Government on transforming units with 100% state capital into joint-stock companies; Decree No. 189/2013/ND-CP dated 20 November 2013 of the Government amending and supplementing some articles of Decree No. 59/2011/ND-CP dated 18 July 2011 of the Government on transformation of units with 100% state capital into joint-stock companies;
Pursuant to Resolution No. 101/NQ-CP dated 31 December 2014 of the Government on the Government's regular meeting in December 2014;
At the request of the Minister of Finance,
The Prime Minister issued the Decision on transformation of public non-business units with 100% state capital into joint-stock companies.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation
a) This Decision provides for the transformation of public non-business units under the management of the Ministries, ministerial organs, governmental organs, People’s Committee of provinces and centrally-run cities, economic group and state-owned corporation into joint-stock companies (hereafter referred to as public non-business units).
b) Where the economic group and state-owned corporations upon equitization, take over the public non-public units, then the transformation of such units into the joint-stock companies shall comply with the provisions in Decree No. 59/2011/ND-CP and Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government.
2. Subjects of application
The public non-public units under the management of Ministries, ministerial organs, governmental organ, People’s Committee of provinces and centrally-run cities, economic groups and state corporation are eligible for the provisions in Clause 1, Article 2 of this Decision.
For public non-public units operating the field of health, education and training, promote the activity as per democratic mechanism towards comprehensive autonomy and accounting as enterprises. The association and cooperation are encouraged on the basis of keeping the assets intact and purpose of public services supply. Pilot the management and facility hiring and equitization on the principle of ensuring the continued public services supply with better quality.
Article 2. Conditions, order and procedures for transformation of public non-business units into joint-stock enterprises
1. The public non-business units specified in Clause 2, Article 1 of this Decision shall carry out the transformation into joint-stock enterprises upon meeting all conditions as follows:
a) Self ensure all regular operational expenditures in the year nearest to the time of implementation of transformation or able to self ensure all regular operational expenditures after transformation.
b) Be included in the list of transformation into joint-stock companies under the decision of the Prime Minister.
2. The order, procedures and contents related to the transformation of public non-business units into joint-stock enterprises shall comply with the provisions in this Decision. The contents not specified in this Decision shall comply with the provisions in Decree No. 59/2011/ND-CP and Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government and the current guiding documents on transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies.
Article 3. Form of transformation and method of initial sale of shares
1. Form of transformation
a) Keep intact the existing state capital in the public non-business units and issue more stocks to increase charter capital.
b) Sell a part of the existing State capital.
c) Combine the sale of part of state capital with the additional issue of stock to increase charter capital.
2. Method of initial sale of shares: Public auction, underwriting and direct deal.
Article 4. Subjects and conditions for share purchase
1. Domestic investors
a) The domestic investors as Vietnamese individuals and organizations are established and operating under the law of Vietnam (except for cases specified under Point a, Clause 2 of this Article).
b) The domestic investors have the right to purchase shares of the public non-business units that have carried their transformation with unlimited number, except for cases specified in Clause 4 of this Article.
2. Foreign investors
a) The foreign investors include foreign individuals and organizations specified in the Regulation on capital contribution and share purchase of foreign investors in Vietnamese enterprises under the decision of the Prime Minister in each period.
b) The foreign investors are entitled to purchase share of the public non-business units that have carried out their transformation under the provisions of this Decision. The ownership ratio of foreign investors shall comply with the regulations of law on equitization and transformation of state-owned enterprises.
c) The foreign investors wishing to purchase shares have to open their deposit accounts at an organization providing the payment services under the Vietnamese law on foreign exchange.
3 Strategic investors
a) The strategic investors are the foreign and domestic investors with financial capacity, transfer of new technology, training of human resources and with a written commitment of the competent person in the long-term benefit attachment to the unit.
b) Based on the size of charter capital, operational field and requirement for development expansion of the unit, the equitization steering Committee of public non-business units shall formulate criteria for choosing the strategic investors and to request the organ which decides the equitization for approval. A maximum of defined number of strategic investor is 03. The strategic investors must not assign their shares within a period of at least 05 years from the date the units have been issued with the first Certificate of business registration. In special case of assignment of such shares prior to the above period, there must be an approval from the General Meeting of Shareholders.
Where the strategic investor do not comply with their commitments, breaching the prescribed assignment restriction, they shall make compensation for all losses under the contractual commitments and current regulations of law.
c) Principles of defining the share selling price to strategic investors:
- In case of selling shares to the strategic investors after the public auction, the selling price shall be directly agreed with the strategic investors by the equitization steering Committee but not lower than the lowest successful auction price.
- In case of direct agreement or auction between strategic investors who are eligible and have registered for purchase before the public auction, the selling price is the price which is agreed between the parties or the successful auction price but not lower than the initial price approved by the organ having the authority to decide the transformation plan.
4. The members of equitization steering Committee (except for members as representatives of public non-business units), the intermediary financial organizations and individuals of direct consultation, valuation and auction for share sale must not participate in the auction for share purchase initially issued from such units.
Article 5. Equitization consultation and cost of transformation of public non-business units into joint-stock companies
1. Equitization consultation
The public non-business units shall hire a consulting organization to identify their valuation upon transformation, development of transformation plan and initial sale of share. The organ having the authority to decide the transformation plan shall choose an equitization consulting organization under regulations of law and guidelines of the Ministry of Finance. The costs of hiring of consultant for transformation shall be included in the cost of equitization.
2. Costs of transformation
The cost of transformation of public non-business units into joint-stock companies shall comply with regulations for transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies.
Article 6. Rights and obligations of public non-business units after being transformed into joint-stock companies.
1. After being transformed into joint-stock companies, such units shall operate under the Enterprise Law, the specialized Laws and current regulations of law; continue their supply of public services to the society; decide by themselves on services charge on the basis of price bracket of all reasonable expenses and in accordance with law issued by the competent level.
2. Upon transformation into the joint-stock companies, the units must arrange and use a maximum number of employees at the time of decision on transformation and coordinate with the relevant organs to deal with the benefits of job leaving or severance for employees as prescribed by the Labor Code and other benefits under current regulation; assume all responsibility for their employees transferred from the public non-business units and have the right to recruit and arrange and hire employees.
3. The public non-business units shall, after being transformed into joint-stocks companies, assume the financial obligations and other obligations handed over from the public non-business units transformed into joint-stock companies; take responsibility for monitoring and urging the recovery of debt receivable and debt repayment obligation; be entitled to use all assets and capital handed over for effective business.
4. The public non-business units must coordinate with the relevant organs to inspect and deal with financial issues to valuate their state capital at the official time of transformation into joint-stock companies.
DEALING WITH FINNANCIAL ISSUES AT THE TIME OF VALUATION OF TRANSFORMED PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 7. Inventory and classification of assets
1. When receiving the decision on transformation from the competent authorities, the parent company, economic group or state corporation shall carry out the handover of their assets, capital, land use right, interests, obligations and responsibility associated with their activities to the public non-business units.
2. The public non-business units shall re-make the financial statement and carry out the audit at the time of valuation of their units and submit it to the competent authorities for approval.
3. The public non-business units shall carry out inventory and classification of assets under management and in use; prepare the list of defined quantity, quality and value of existing assets under their management and in their use (including the assets as land use right, patent, scientific research ...); inspect cash fund and compare the banking deposit balance; determine the surplus or deficit compared with that in accounting book.
4. Compare, confirm and classify public debts: The public non-business units shall make comparison, confirmation and classification of public debts and prepare detailed list of each debtor and creditor under the provisions:
a) Debt receivable:
- Comparing and confirming all debts receivable (including due, undue and overdue debts).
- Clearly analyzing bad debts and doubtful debts. The debts receivable which cannot be recovered must have evidencing documents of uncollectibility.
- For the pre-payments to the services and goods supplier such as house rental, land rental, goods purchase and remuneration, they should be compared with contract and volume of supplied services and goods to be included in the value of the transformed public non-business units.
b) Debts payable includes loan, tax and the payables to the state budget: Based on the contract, debit note, make comparison and prepare list of debts with each creditor; define other tax debts and the payable to the state budget; specifically analyse loan debts under contract, current loans, undue loans, overdue loans, original debts, debts with unpaid interests, debts payable but not to be paid.
Other debts payable but not to be paid shall be determined in accordance with the current regulations of the State.
On the basis of result of inventory and audited financial statement approved by the competent authorities, the units shall coordinate with the relevant organs to handle their financial problems as prescribed by law before valuating the public non-business units and the state capital at their units. In case of problems or beyond authority, make a report to the competent authorities for consideration and settlement.
Assets and public debts are handled by the following principles:
1. For lost or diminished assets: The units shall determine the reasons and responsibility of individuals and groups and require compensation as prescribed by law. The difference (if any) between the remaining value of assets and compensation of the relevant individuals and groups are accounted in the operational costs of the units.
2. For the surplus assets, if the reasons cannot be defined or the owner cannot not be found, record the increase of actual value of state capital.
3. For assets without the need to use, undisposed stagnant assets, the units shall establish Committee to carry out the procedures for disposal and sale under regulations. The disposal and sale of assets shall be done through public auction under the current regulation of the State. The revenues and expenses of disposal and sale of assets shall be accounted in the revenues and expenses of the units. Where the time of valuation of public non-business units has come without handling, the authorities having the authority to announce the value of such units shall consider and decide the exclusion from the value of units and make transfer to parent company, economic group or state corporation or the Debt and Asset Trading Corporation for handling under regulation.
4. For public welfare works (kindergarten, nursery and other public welfare assets) invested by reward fund or welfare fund which shall not be included in the value of public non-business units; the joint-stock companies shall assume the management and use for employee’s welfare purposes. For area of house and land allocated as housing for staff, if the conditions are met under the Land Law and its guiding documents, the units shall carry out the procedures for transfer to the local land and house organs for management under the current regulation.
5. Assets used for operation of units invested by the reward fund and welfare fund shall be included in the value of public non-business units and the joint-stock companies shall continue to use them. The joint-stock companies must return the capital corresponding to the value of such assets to the reward fund and welfare fund to be divided to the staff at the time of valuation of units based on the staff seniority.
6. The balance in cash of the reward fund and welfare fund, after offsetting the expenditures exceeding the benefits for staff, shall be divided to the staff at the units at the time of their valuation based on the staff seniority.
7. For debts receivable and payable
a) The debts receivable but uncollectible shall be handled under the current regulations on bad debts.
b) The debts payable but not to be paid shall be accounted as state capital increase at the units.
8. For the fund from the state budget, parent company, economic group and state corporation.
a) To carry out the technological and scientific researches, capital construction investment projects and equipment procurement approved by the competent authorities that are under the progress, unfinished or not yet done: To the time of official transformation into joint-stock companies, the non-business units shall continue to be funded by the state budget or parent company, economic group and state corporation for implementation. Such fund shall be recorded as the increase in state capital invested in the joint-stock companies. The joint-stock companies must adjust their charter capital under the provisions of the Enterprise Law.
b) To provide training and retraining for cadres and official and national target program: the non-business units shall implement it to the time of official transformation to joint-stock companies. The remaining or unused fund shall be transferred to the state budget or parent company, economic group and state corporation. The fund allocated by the state budget shall be finalized under the provisions of the Budget Law.
9. For public non-business units with revenues from the provision fund to stabilize their income but not yet used up to the time of transformation into joint-stock companies, this amount shall be divided to the their staff at the time of valuation of public non-business units based on their seniority.
VALUATION OF TRANSFORMED PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 9. Valuation consultation
1. The public non-business units having a total value of assets specified in the accounting books from 30 billion dong or more, or the value of contributed state capital specified in the accounting books from 10 billion dong or more must hire organizations with valuation function as auditing companies, securities companies, foreign and domestic valuation enterprises (referred to as valuation consulting organization) to carry out the valuation consultation for such units.
2. In case of not being the subjects specified in Clause 1 of this Article, the units shall valuate by themselves and make a report to the competent authorities for decision. In case of necessary, such units can hire organizations with valuation function to carry out the valuation.
3. The organ having the authority to decide the transformation plan shall choose the valuation consulting organization under the following principles:
a) For valuation consultation package with value no more than 03 billion dong, the organ having the authority to decide the transformation plan may choose the form of contractor appointment to choose the valuation consultation organization named in the list announced by the Ministry of Finance after the approval of the Prime Minister; in case of required bidding organization, it shall be held under the provisions of law on bidding.
b) For consultation packages not subject to the provisions under Point a, Clause 3 of this Article, organ having the authority to decide the transformation plan shall decide to hold the bidding in choosing the valuation consultation organization under regulation.
4. The valuation consultation organization shall valuate the transformed public non-business units under the provisions in this Decision and must finish it as per time limit and commitments in the signed contract. The public non-business units to be transformed shall fully and honestly provide the relevant information for the valuation consultation organization to use during the valuation.
The valuation consultation organization is responsible for the result of valuation of the public non-business unit to be transformed. Where the result of valuation does not comply with regulations of law, the organ having the authority to decide the transformation plan may refuse to make payment of service charges and if any damage is caused to the state by the valuation consultation organization, such organization shall make a compensation and be removed from the list of organizations eligible for valuation consultation.
5. Valuation consultation charge
The valuation consultation charges shall be agreed upon by the public non-business units to be transformed and the valuation consultation organization based on the bidding result. In case of no bidding, the equitization steering Committee shall discuss with the valuation consultation organization about the charge and submit the result to the organ having the authority to decide the transformation plan for approval.
Article 10. Method of application and grounds for valuating the public non-business units
The method of valuation for the public non-business units which are transformed into the joint-stock companies is the asset method. The grounds for valuation include:
- Decision and record of asset handover from the parent company, economic group or state corporation to the public non-business units to be transformed (if any), financial statements and data in accounting books of the units at the time of valuation.
- Documents of inventory, classification and evaluation of asset quality of the units at the time of valuation.
- Market price of assets at the time of valuation.
- Value of allocated land use right and value of land rental re-determined in case of one-time payment made for the entire duration of land lease.
Article 11. Determining the actual value of assets of the public non-business units transformed into joint-stock companies
1. For assets in kind
a) The actual value of assets is equal to (=) the primary cost calculated at market price at the time of valuation multiplied by (x) the remaining quality of assets at the time of valuation
In which:
- The market price is:
+ The price of new assets of the same type under sale and purchase in the market including the transportation and installation fees (if any). If the assets are particular and not traded in the market, the price of asset purchase is calculated as per the price of purchase of new equivalent assets. In case of no equivalent assets, the price of assets recorded in accounting book shall be calculated.
+ Price unit of capital construction and investment unit cost shall be stipulated at the time closest to the valuation for assets as capital construction product. In case of no regulation, the price in the accounting book shall be calculated taking into account the price slippage in capital slippage.
For works with completion of construction investment in the last 03 years, before valuation, the finalization value of works approved by the competent authorities shall be used. In specific case, the works have not been approved by the competent authorities but put into use, the price in accouting book is temporarily calculated.
- The quality of assets is defined by the percentage compared with the quality of assets of the same type newly purchased or newly built in accordance with regulations of the state on safety conditions in use and operation of assets; quality assurance of products, environmental sanitation as guided by the managerial officials of technical and economic sectors. In case of no regulation from the state, the quality of assets as machinery, equipment, means of transportation to be valuated must not be lower than 20% compared with that of assets of the same type newly purchased and 30% of workshop and structures compared with that of assets of the same type newly built.
b) Fixed assets depreciated with full recovery of cost, working tools and managerial devices whose value has been allocated in the business costs but the public non-business units transformed continue to use them. In this case, such assets shall be re-valuated to be included in the value not lower than 20% of newly-purchased assets, tools and devices on the principle.
2. For assets in cash and deposit defined as follows:
a) The cash is defined as per the fund inspection record.
b) The deposit is defined as per the balance compared and confirmed with the bank where the unit has opened its account.
3. The debts payable included in the value is defined as per the actual balance in the accounting book and after compared and processed under the provisions under Point a, Clause 4, Article 7 of this Decision.
4. The expenditures on capital construction investment, costs of unfinished things related to compensation, clearing, leveling and value of land use right shall be determined in accordance with the actual incurrence recorded in the accounting books.
5. The value of long-term and short-term mortgage and collateral is determined as per the actual balance in the accounting book compared and confirmed.
6. The value of intangible assets (if any) shall be determined as per the remaining value recorded in the accounting books.
7. Value for business advantage
The public non-business units shall not have to calculate the value for business advantage (brand name, development potential) in value when making the switch.
8. The value of land use right to be included in the value of transformed public non-business units shall comply with the provisions in Clause 6, Article 1 of Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government and other relevant guiding documents.
Article 12. Actual value of state capital at the public non-business units transformed into joint-stock companies
1. The actual value of state capital at the units is equal to the actual value of the units minus (-) actual debts payable, provision fund for stable income and balance of non-business expenditure source (if any), in which the actual debts payable is the total value of debts payable minus (-) debts not to be paid.
2. The actual value of transformed public non-business units is the value of the whole current assets defined under the provisions of Article 11 of this Decision.
Article 13. Announcement of value of transformed public non-business units
Based on the dossier of valuation of public non-business units prepared by the valuation consultation organization (or by the units themselves), the equitization steering Committee shall verify the order, procedures and the way to valuate the transformed public non-business units under regulation and report to the competent authorities specified in Clause 2, Article 22 of this Decision to issue decision on announcement of value of public non-business units.
The time to announce the value of transformed units must be within 06 months from the time of valuation. In case of exceeding the time limit without value announcement of the units, the competent authorities shall consider and decide the prolonged the time of value announcement but must ensure the principles of value announcement and the organization of initial sale of shares of the transformed public non-business units must be within 12 months from the time of valuation, except for particular cases decided by the Prime Minister.
Article 14. Adjustment of value of public non-business units
1. The public non-business units carrying out their transformation are entitled to adjust their announced value in the following cases:
a) There are objective causes (natural disasters, sabotage, change of state policy or any unforeseen cause) affecting the value of units’ assets.
b) After 18 months from the time of valuation but the public non-business units have not carried out their sale of shares, except for particular cases under the decisions of the Prime Minister.
2. The provisions in Clause 1 of this Article only apply to the case where the transformed public non-business units have not carried their sale of shares.
3. The competent authorities shall consider, adjust and announce again the value of transformed public non-business units. The decision on adjustment of value of transformed public non-business units is the ground for formulation of transformation plan.
Article 15. Financial handling at the time of transformation into joint-stock companies of the public non-business units
1. Based on the decision on announcement of value of public non-business units from the competen authorities, the units shall adjust data in accounting books.
2. Within the period from the time of valuation of public non-business units to the time of official transformation into joint-stock companies, such units shall continue to handle their financial problems under current regulations and make financial statement at the time of official transformation into joint-stock companies, in which:
a) For investment in fixed assets and works construction that are unfinished upon valuation of public non-business units but to the time of official transformation into joint-stock companies, such investment is finished and the finalization has been approved by the competent authorities and if there is a difference compared with the time of valuation of public non-business units, such investment may be adjusted as per the approved finalization.
b) The rate of appropriated depreciation of fixed assets is the one registered with tax authorities before valuation of public non-business units.
c) The difference between revenues and expenditures shall be processed under current regulations of the state for the public non-business units.
3. Within 30 days after being issued with the first Certificate of enterprise registration, the equitization steering Committee shall require its assisting group and the public non-business units to complete their financial statements at the time of issue of Certificate, implementation of financial audit; require the tax authorities to prioritize the inspection of tax finalization and other payables to budget (if any); re-define the value of state capital at the time of official transformation into joint-stock companies; make finalization reports on proceeds from equitization, payment of benefits to redundant staff and equitization expenditures.
Where the time to valuate the public non-business units is the previous year and the official time to transform into the joint-stock companies is the next year, then only one financial statement is made without separation of 02 statements at the time of 31st of December and at the time of official transformation into joint-stock companies. The financial statements must be sent to the organs and units as prescribed by law on accounting regulation.
The audited financial statements and finalization dossiers of transformation process (including the proceeds from equitization, payment of benefits to redundant staff and transformation costs) and other relevant documents of the units shall be sent to the organ deciding the transformation and other relevant organs for coordinated inspection and handling of financial problems and approval of financial statement and finalization of transformation process.
4. Within 30 days after receiving the audited financial statement and tax finalization report (if any) of the public non-business units, the organ deciding the transformation is responsible for coordinating with the other relevant organs to carry out the inspection and handling of financial problems and issue decision on approving the financial finalization and finalization of proceeds from the transformation, finalization of transformation costs, finalization of fund for redundant staff assistance and decision on announcing the actual value of state capital at the time the public non-business units are officially transformed into the joint-stock companies as the grounds for handover between the public non-business units and the joint-stock companies.
5. The increase difference between the actual value of state capital at the time of official transformation into joint-stock companies and the actual value of state capital at the time of valuation of public non-business units for transformation shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group or state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
Where the parent company, economic group or state corporation has been transformed into joint-stock companies, such difference shall be transferred to the enterprise development restructuring and assistance Fund.
In case of incurred reduction difference, the units shall report to the competent authorities to coordinate with relevant organs to inspect, clarify causes, define responsibility of group and individuals and apply handling measures as follows:
a) If due to objective causes (natural disasters, sabotage, change of state policy or other unforeseen causes), the units shall report to the authorities with authority to decide the transformation to consider and determine the use of proceeds from the sale of shares to offset loss after deduction of insurance compensation (if any). Where the proceeds from the sale of shares are not sufficient enough to offset, the competent authorities shall consider throught the General Meeting of Shareholders to adjust the scale and structure of charter capital of the units.
b) If due to subjective causes:
- In case of incurred reduction difference due to not finish the financial problems under the current regulations of law upon defining the value of state capital at the units, it is required to define the responsibility of relevant organs (unit, valuation consultation organ and organ deciding the valuation of transformed non-business units) for material compensation.
- In case of incurred reduction difference due to operation, the management staff of such units shall make compensation for all losses from objective cause under current regulations.
- In case of unforeseen reasons, the persons responsible for compensation are not able to exercise their compensation under the decision of the competent authorities, the remaining losses shall be handled as in case of objective causes as stipulated under Point a of this Clause.
Article 16. Handover between the transformed public non-business units and the joint-stock companies
Based on the decision on approving the financial finalization and finalization of proceeds from the transformation, finalization of transformation costs, finalization of fund for redundant staff assistance and decision on announcing the actual value of state capital at the time the public non-business units are officially transformed into the joint-stock companies, the equitization steering Committee shall require such units to adjust their accounting books and prepare handover dossier and organize the handover. The time for handover shall not exceed 30 days after the date of decision on approving the financial finalization at the time of official transformation into joint-stock companies of the units.
The joint-stock companies shall use all of their assets and capital handed over to organize their activities and assume all interests, obligations and responsibilities handed over from the public non-business units and other rights and obligations regulated by law.
The obligations and responsibilities of the public non-business units are defined and supplemented after finalization and handover to the joint-stock companies and such companies shall not take responsibility for such obligations and responsibilities. In case of missing handover that leads to the irresponsibility of the joint-stock companies for assuming debt repayment of the transformed public non-business units, the Director (or Principal, Head of Institute), Chief accountant of the public non-business units and relevant organizations and individuals shall assume the debts repayment.
After 60 days from the date of signing handover record, the joint-stock companies must complete dossiers of assets and land and send them to the competent authorities under regulation to transfer the right to manage and use assets from the public non-business units to the joint-stock companies; allot land, pay land use fees, issue or renew the land use right Certificate under the provisions of the Land Law and its guiding documents.
1. The dossier of handover includes:
a) Document of valuation and decision on valuation announcement of the transformed public non-business units.
b) Financial statement at the time of official transformation into joint-stock companies audited and approved by parent company, economic group, state corporation or the Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities (for units under the management of Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
c) Decision on valuation of state capital at the time of transformation into joint-stock companies of the competent authorities.
d) Record of handover of assets and capital made at the time of handover (with the detail of public debts handed over to the joint-stock companies to assume them and financial problems for further handling – if any).
dd) Reports on reality of labor and land use.
2. Handover participants
a) Representative of owner or parent company, economic group, state corporation, Director (or Principal, Head of Institute) and Chief Accountant of transformed public non-business units of the handover party.
b) Chairman of the Board, Director, Chief Accountant and representative of trade union of joint-stock companies are representatives of receiving party.
3. The handover record must bear all signatures of representatives and must specify the reality of assets, capital and employees at the time of handover; interests and obligations and problems which the joint-stock companies shall continue assuming and settle.
INITIAL SALE OF SHARES AND MANAGEMENT OF PROCEEDS FROM TRANSFORMATION OF PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 17. Defining charter capital and structure of charter capital
1. Based on the result of value of state capital at the transformed public non-business units and the business and production plan of the years after transformation into joint-stock companies, the competent authorities shall decide the transformation plan and scale and structure of charter capital as follows:
a) Where the actual value of state capital at the transformed units is greater than the charter capital necessary for activities of such units after transformation, the competent authorities shall approve the transformation plan and define the adjustment of charter capital as per the practical needs. The difference between the actual value of state capital and the defined charter capital transferred to the enterprise restructuring Fund at the parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
b) In case of issuing more stocks, the charter capital is defined by the actual value of state capital at the enterprises and the value of shares additionally issued by the par value of shares.
2. On the basis of defined charter capital, the organ deciding the transformation shall, based on the actual scale, decide the structure of initial share capital, including:
a) The shares hold by the state as per classification criteria for state enterprises announced by the Prime Minister in each period.
b) The shares sold to the strategic investors and other investors not lower than 20% charter capital. The number of share sold to other investors is not lower than 50% of the above-mentioned shares.
c) The preferential sale of shares to the trade unions at the equitized public non-business units:
The grassroots trade unions are entitled to use the trade union fund to buy the preferential shares but no more than 3% of charter capital and such number of shares must not be transferred. The selling price of preferential shares to the trade unions is equal to the selling price of preferential shares to the employees as stipulated in Clause 1, Article 21 of this Decision.
d) The preferential sale of shares to the employees in the public non-business units shall comply with the provisions in Article 21 of this Decision.
Article 18. Management and use of proceeds from the transformation of public non-business units
1. In case of sale of state capital
a) The proceeds from the transformation, the units may use to pay the costs of transformation and settlement of redundant employees under regulations of the state as for enterprises with 100% state capital transformed into joint-stock companies and decision of the competent authorities. The remainder (including the difference of sale of shares), after deduction of above expenditures, shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities).
b) Where the proceeds from the transformation are not sufficient to settle the benefits for redundant staff, they shall be supplemented from the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities) or from the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation (for units under the management of economic group, state corporation. Where the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation is not sufficient, the enterprise development restructuring and assistance Fund shall give its support.
2. In case of additional issue of stocks to increase charter capital
a) For the proceeds from transformation left at the units with the value corresponding to the number of share additionally issued at the par value; the surplus of capital (difference between the proceeds from the equitization and the total par value of shares additional issued) shall be used for payment of costs of transformation and settlement of benefits to redundant staff. If there is a shortage, such units shall use the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities) or from the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation (for units under the management of economic group, state corporation. Where the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation is not sufficient, the enterprise development restructuring and assistance Fund shall give its support.
b) The remaining amount (if any) left for the units in proportion to the shares additionally issued in the structure of charter capital, the remainder (including the difference of selling price of share), after deduction from costs specified under Point a, Clause 1 of this Article, shall be transferred to the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities)
3. In case of sale of state capital in combination with additional issue
a) The proceeds from transformation left at the public non-business units with the value corresponding to the shares additionally issued at par valu, the surplus of capital is used to pay the costs of transformation and settlement of benefits to redundant staff. In case of insufficiency, apply the provisions under Point b, Clause 1 of this Article.
b) The remainder (if any) is handled as follows:
- The value of state share sold at par value shall be transferred to the enterprise restructuring assistance Fund at parent company, economic group, state corporation or the enterprise development restructuring and assistance Fund (for units directly under the Ministry, ministerial organs, governmental organs and People’s Committee of provinces and centrally-run cities)
- The remainder (if any) shall be divided as stipulated under Point b, Clause 2 of this Article.
Article 19. Appointing representative of state capital at the transformed public non-business units
1. The member Council of economic groups and state corporations is the owner of state capital at the public non-business units under the management of economic groups and state corporations after being transformed into joint-stock companies.
2. The Prime Minister shall decide the representative organ of state capital at the public non-business units under the direct management of Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities after being transformed into the joint-stock companies.
3. The organ as owner of state capital at the public non-business units after being transformed into the joint-stock companies must appoint its representative of the state capital. The person appointed as the representative must meet all criteria as for the representative of state capital at enterprises with 100% state capital transformed into joint-stock companies.
POLICIES TO THE TRANSFORMED PUBLIC NON-BUSINESS UNITS AND EMPLOYEES
Article 20. Preferential policies to the transformed public non-business units
1. Be exempt from registration fee upon transformation of assets under the management and use of the public non-business units into the ownership of the joint-stock companies;
2. Be exempt from fee for issue of Certificate of enterprise registration upon transformation of public non-business units into joint-stock companies;
3. Be entitled to re-sign contract of land, house or structure of state organs under regulations of law on land and assets.
4. Be entitled to maintain and develop their welfare fund in kind such as cultural works, clubs, hospitals, nursing house, nursery to ensure welfare for employees in the joint-stock companies;
5. For public non-business units operating in the area of sciencem technology, vocational training, health, sports and environment, when transformed into joint-stock companies shall continue to be entitled to the application of incentives on scientific and technological activities and policies to socialization encouragement as for enterprises operating in this area before transformation.
Article 21. Preferential policy to employees in the transformed public non-business units
1. The employees named in the regular list of the public non-business units at the time of announcement of value are entitled to buy a maximum of 100% shares for each year of actual working in the state sector at a selling price equal to 60% of the lowest successful auction price (in case of public auction first) or equal to 60% of lowest successful selling price to strategic investors (in case of sale to strategic investors first)
2. The employees named in the regular list of the units at the time of announcing the value of the transformed public non-business units and in need of use or having commitment to work at least for 03 years (from the date of issue of first Certificate of business registration) are entitled to buy additional stocks under the following provisions:
a) Additional purchase of 200 stocks for 01 year of commitment to continue to work but not exceeding a maximum of 2000 stocks/1 employee.
For employees as good specialists with highly qualified professional level and persons having applied scientific research and patent working at the public non-business units with commitment to long-term work for at least 05 years (from the date of issue of first Certificate of enterprise registration) may additionally purchase 800 share/1 year of commitment to continue to work but not exceeding a maximum of 8,000 shares for 01 employee. The Ministry managing sector and People’s Committee of provinces and centrally-run cities shall guide and inspect the transformed public non-business units under their management and economic groups and state corporations in formulation of criteria for defining good specialists and highly qualified professional persons in accordance with characteristics of industry and area of operation of the non-business units. These criteria must be unanimously approved by the units’ General Meeting of workers and employees.
b) The selling price of preferential shares to employees additionally purchasing as stipulated under Point a of this Clause is defined as the lowest successful auction price (in case of public auction first) or the lowest successful selling price to strategic investors (in case of sale to strategic investors first)
c) The number of preferential stock additionally purchased of employees, good specialist and highly qualified professional persons and persons having applied scientific research and patent working shall be transformed into ordinary shares after the end of committed time.
In case of transformation of public non-business units leading to the termination of labor contract, job leaving or job loss as stipulated by the Labor Code before the committed time, the number of share additionally purchased shall be transformed into ordinary shares. If the employees wish to sell such number of shares to their enterprises, the joint-stock companies shall purchase them at the price close to the market trading price.
Where the employees terminate their labor contract before the committed time or due to the subjective or unforeseen causes (such as death, loss of working ability...), the joint-stock companies shall pay the amount the employees have purchased the shares after deducting the benefits the employees are entitled from the preferential shares purchased. The joint-stock companies shall keep the above number of shares to sell to the new employees.
3. Be divided the balance in cash of reward fund and welfare fund including the assets used for activities specified in Clause 5 and 6, Article 8 of this Decision to purchase shares.
4. Continue to participate and enjoy the benefits of social security, health insurance and other benefits under the current regulations upon transformation into joint-stock companies.
5. Be entitled to the benefits of pension and other benefits under current regulations if meeting all conditions at the time of announcement of value of public non-business units.
6. The redundant employees at the time of announcement of value of public non-business units shall be entitled to the policies like redundant employees upon restructuring of one member limited liability companies owned by the State.
Article 22. Power and responsibility in organization of transformation
1. The Prime Minister
a) Approves the list of transformation of public non-business units under the direct management of economic groups and state corporations into joint-stock companies.
b) Approves the list and transformation plan of public non-business units under the direct management of Ministries, ministerial organs, governmental organs, People’s Committee of provinces and centrally-run cities into joint-stock companies under the classification criteria of the Prime Minister.
c) Decides the representative organ of state capital at the public non-business units under the direct management of Ministries, ministerial organs, governmental organs, People’s Committee of provinces and centrally-run cities after being transformed into joint-stock companies as stipulated in Clause 2, Article 19 of this Decision.
2. The Ministers, Heads of ministerial organs, Heads of governmental organs and Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities
a) Submit the list of public non-business units under the direct management of economic groups state corporations to the Prime Minister for approval at the request of the members Council of economic groups state corporations.
b) Review and classify the public non-business units under the direct management of Ministries, ministerial organs, governmental organs, People’s Committee of provinces and centrally-run cities eligible for transformation into joint-stock companies as stipulated in Clause 1, Article 2 of this Decision; submit the list and transformation plan to the Prime Minister for approval recommending the representative organ of state capital owner of at the joint-stock companies.
c) Establish the equitization steering Committee of public non-business units for implementing the transformation in accordance with the provisions in this Decision.
d) Guide, inspect and monitor the course of transformation in accordance with the contents specified in this Decision and other state regulations.
dd) Direct the public non-business units under the direct management of Ministry, ministerial organs, governmental organs or People’s Committee of provinces and centrally-run cities to handle the financial issues, organize the valuation of units, prepare transformation plan, implement the approved plan and announce the value of the transformed public non-business units.
e) Decide the announcement of value of public non-business units and approve the transformation plan for public non-business units under the direct management of economic groups and state corporation.
g) Handle financial problems of the public non-business units under their authority.
h) Take charge and coordinate with relevant organs to appraise and approve the financial finalization, finalization of transformation costs, assistance fund to redundant employees and finalization of proceeds from transformation and announce the actual value of state capital at the time the public non-business units are issued with the first Certificate of enterprise registration.
i) Deal with problems, complaints and denunciations related to the transformed public non-business units under their authority and current regulations of law.
k) The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministries, ministerial organs, governmental organs, People's Committees of provinces and centrally-run cities to build the classification criteria of public non-business units to be submitted to the Prime Minister in the third quarter of 2015.
l) The Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs shall issue documents guiding the implementation of the provisions of this Decision relating to its function and duties.
3. The member Councils of parent companies, economic groups, state corporations
a) Review all public non-business units meeting the conditions specified in Clause 1, Article 2 of this Decision for transformation into joint-stock companies, make report to the Ministers of ministries, ministerial organs, Heads of governmental organs, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities to submit the transformation list to the Prime Minister for approval.
b) Guide, inspect and monitor the course of transformation of public non-business units in accordance with prescribed contents.
c) Direct the public non-business units to handle financial issues and valuate the units, prepare transformation plan and implement the approved plan.
d) Handle financial problems of public non-business units under their authority.
dd) Request the Ministers of ministries, ministerial organs, Heads of governmental organs, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities to decide the announcement of value of public non-business units and approve the transformation plan.
e) Direct the public non-business units to implement the financial finalization and finalization of proceeds from the transformation, finalization of transformation costs, finalization of fund for redundant staff assistance and define the actual value of state capital at the time the public non-business units are issued with the first Certificate of enterprise registration to be submitted to the Ministers of ministries, ministerial organs, Heads of governmental organs, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities for appraisal and approval.
4. Powers, responsibilities and composition of transformation steering Committee
a) The transformation steering Committee has the following powers and responsibilities:
- Assist the organ deciding transformation in directing and implementing the transformation of public non-business units into joint-stock companies under the provisions of this Decision.
- Use the seal of the competent authorities during perfomance of duties.
- Establish the assistance Group in implementation of transformation at the public non-business units.
- Direct the formulation of transformation plan and draft of first Charter of the joint-stock companies.
- Direct the transformed public non-business units:
+ To prepare legal dossiers and documents on assets of the units (including house, land); land use plan after transformation, inventory of assets and comparison of public debts at the time of preparing financial statement as prescribed by law.
+ To plan the transformation progress (including the timeline for each step of work) and submit it to the organ deciding the transformation for approval and implementation. Where the progress of transformation is not feasible, the management of units is determined not to complete their duties.
- To verify and request the competent authorities to announce the value of public non-business units and approve the transformation plan.
- To direct the transformed units to coordinate with the intermediary financial organization in sale of share through auction.
- To aggregate and report to the competent authorities on the result of sale of shares.
- To aggregate and request the competent authorities to adjust the transformation plan and adjust the value of public non-business units after being transformed into joint-stock companies.
- To consider, choose, recommend and coordinate with the competent authorities to appoint the representative of state capital contributed at the public non-business units after transformation.
- To submit the labor employment plan (in the transformation plan) after the decision on announcement of value of public non-business units.
b) The composition of the transformation steering Committee of public non-business units shall be decided by the Ministers of ministries and Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-cities with the representatives of parent companies, economic groups, state corporations (for units under the direct management of economic groups, state corporations).
1. This Decision takes effect from 10 August 2015.
2. The public non-business units directly under the independent one member limited liability companies in which the State holds 100% charter capital upon equitization are entitled to apply the provisions in this Decision.
3. The Ministers, Heads of ministerial organs, Heads of governmental organs, Chairmen of People's Committees of provinces and centrally-run cities, Chairman of the member Council, General Director of the economic groups and state corporations, Directors, Principals, Heads of Institutes of transformed public non-business units are liable to execute this Decision. /.
|
PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực