Chương I Quyết định 22/2015/QĐ-TTg: Những quy định chung
Số hiệu: | 22/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2015 |
Ngày công báo: | 07/07/2015 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định này áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương…
Đơn vị được chuyển đổi phải thuộc danh mục chuyển đổi và tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc tự đảm bảo toàn bộ kinh phí sau khi chuyển đổi.
Việc chuyển đổi có thể thực hiện theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
- Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Phương pháp bán cổ phần lần đầu: bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quyết định này quy định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập).
b) Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi cổ phần hóa tiếp tục kế thừa các đơn vị sự nghiệp công lập thì việc chuyển các đơn vị này thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo thì đẩy mạnh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn, hạch toán như doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết hợp tác trên cơ sở bảo toàn tài sản và mục đích cung cấp dịch vụ công. Thí điểm cho thuê quản lý, thuê cơ sở vật chất, thí điểm cổ phần hóa trên nguyên tắc bảo đảm tiếp tục cung cấp dịch vụ công với chất lượng tốt hơn.
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này thực hiện chuyển thành công ty cổ phần khi bảo đảm đủ các điều kiện
a) Tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi.
b) Thuộc danh mục chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định tại Quyết định này; những nội dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
1. Hình thức chuyển đổi
a) Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại đơn vị sự nghiệp công lập, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
b) Bán một phần vốn nhà nước hiện có.
c) Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Phương thức bán cổ phần lần đầu: Bán đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp.
1. Nhà đầu tư trong nước
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này).
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài
a) Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Quyết định này. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
c) Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
3. Nhà đầu tư chiến lược
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với đơn vị.
b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trình cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt. Số lượng nhà đầu tư chiến lược được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
c) Nguyên tắc xác định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược:
- Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.
- Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai thì giá bán là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc là giá đấu thành công nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi phê duyệt.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa (trừ các thành viên là đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân trực tiếp tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập không được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị đó.
1. Tư vấn cổ phần hóa
Đơn vị sự nghiệp công lập được thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị đơn vị khi thực hiện chuyển đổi, xây dựng phương án chuyển đổi và bán cổ phần lần đầu. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án chuyển đổi lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chi phí thuê tư vấn chuyển đổi được tính vào chi phí cổ phần hóa.
2. Chi phí chuyển đổi
Chi phí thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần thực hiện như quy định đối với việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
1. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các Luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật hiện hành; được tiếp tục thực hiện việc cung cấp các loại dịch vụ công cho xã hội. Được tự quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, đơn vị có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định chuyển đổi và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ nghỉ việc, thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quyền lợi khác theo quy định hiện hành; kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần tiếp tục kế thừa các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đã bàn giao từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần; có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ phải thu và thực hiện nghĩa vụ trả nợ; được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn nhận bàn giao để tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation
a) This Decision provides for the transformation of public non-business units under the management of the Ministries, ministerial organs, governmental organs, People’s Committee of provinces and centrally-run cities, economic group and state-owned corporation into joint-stock companies (hereafter referred to as public non-business units).
b) Where the economic group and state-owned corporations upon equitization, take over the public non-public units, then the transformation of such units into the joint-stock companies shall comply with the provisions in Decree No. 59/2011/ND-CP and Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government.
2. Subjects of application
The public non-public units under the management of Ministries, ministerial organs, governmental organ, People’s Committee of provinces and centrally-run cities, economic groups and state corporation are eligible for the provisions in Clause 1, Article 2 of this Decision.
For public non-public units operating the field of health, education and training, promote the activity as per democratic mechanism towards comprehensive autonomy and accounting as enterprises. The association and cooperation are encouraged on the basis of keeping the assets intact and purpose of public services supply. Pilot the management and facility hiring and equitization on the principle of ensuring the continued public services supply with better quality.
Article 2. Conditions, order and procedures for transformation of public non-business units into joint-stock enterprises
1. The public non-business units specified in Clause 2, Article 1 of this Decision shall carry out the transformation into joint-stock enterprises upon meeting all conditions as follows:
a) Self ensure all regular operational expenditures in the year nearest to the time of implementation of transformation or able to self ensure all regular operational expenditures after transformation.
b) Be included in the list of transformation into joint-stock companies under the decision of the Prime Minister.
2. The order, procedures and contents related to the transformation of public non-business units into joint-stock enterprises shall comply with the provisions in this Decision. The contents not specified in this Decision shall comply with the provisions in Decree No. 59/2011/ND-CP and Decree No. 189/2013/ND-CP of the Government and the current guiding documents on transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies.
Article 3. Form of transformation and method of initial sale of shares
1. Form of transformation
a) Keep intact the existing state capital in the public non-business units and issue more stocks to increase charter capital.
b) Sell a part of the existing State capital.
c) Combine the sale of part of state capital with the additional issue of stock to increase charter capital.
2. Method of initial sale of shares: Public auction, underwriting and direct deal.
Article 4. Subjects and conditions for share purchase
1. Domestic investors
a) The domestic investors as Vietnamese individuals and organizations are established and operating under the law of Vietnam (except for cases specified under Point a, Clause 2 of this Article).
b) The domestic investors have the right to purchase shares of the public non-business units that have carried their transformation with unlimited number, except for cases specified in Clause 4 of this Article.
2. Foreign investors
a) The foreign investors include foreign individuals and organizations specified in the Regulation on capital contribution and share purchase of foreign investors in Vietnamese enterprises under the decision of the Prime Minister in each period.
b) The foreign investors are entitled to purchase share of the public non-business units that have carried out their transformation under the provisions of this Decision. The ownership ratio of foreign investors shall comply with the regulations of law on equitization and transformation of state-owned enterprises.
c) The foreign investors wishing to purchase shares have to open their deposit accounts at an organization providing the payment services under the Vietnamese law on foreign exchange.
3 Strategic investors
a) The strategic investors are the foreign and domestic investors with financial capacity, transfer of new technology, training of human resources and with a written commitment of the competent person in the long-term benefit attachment to the unit.
b) Based on the size of charter capital, operational field and requirement for development expansion of the unit, the equitization steering Committee of public non-business units shall formulate criteria for choosing the strategic investors and to request the organ which decides the equitization for approval. A maximum of defined number of strategic investor is 03. The strategic investors must not assign their shares within a period of at least 05 years from the date the units have been issued with the first Certificate of business registration. In special case of assignment of such shares prior to the above period, there must be an approval from the General Meeting of Shareholders.
Where the strategic investor do not comply with their commitments, breaching the prescribed assignment restriction, they shall make compensation for all losses under the contractual commitments and current regulations of law.
c) Principles of defining the share selling price to strategic investors:
- In case of selling shares to the strategic investors after the public auction, the selling price shall be directly agreed with the strategic investors by the equitization steering Committee but not lower than the lowest successful auction price.
- In case of direct agreement or auction between strategic investors who are eligible and have registered for purchase before the public auction, the selling price is the price which is agreed between the parties or the successful auction price but not lower than the initial price approved by the organ having the authority to decide the transformation plan.
4. The members of equitization steering Committee (except for members as representatives of public non-business units), the intermediary financial organizations and individuals of direct consultation, valuation and auction for share sale must not participate in the auction for share purchase initially issued from such units.
Article 5. Equitization consultation and cost of transformation of public non-business units into joint-stock companies
1. Equitization consultation
The public non-business units shall hire a consulting organization to identify their valuation upon transformation, development of transformation plan and initial sale of share. The organ having the authority to decide the transformation plan shall choose an equitization consulting organization under regulations of law and guidelines of the Ministry of Finance. The costs of hiring of consultant for transformation shall be included in the cost of equitization.
2. Costs of transformation
The cost of transformation of public non-business units into joint-stock companies shall comply with regulations for transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies.
Article 6. Rights and obligations of public non-business units after being transformed into joint-stock companies.
1. After being transformed into joint-stock companies, such units shall operate under the Enterprise Law, the specialized Laws and current regulations of law; continue their supply of public services to the society; decide by themselves on services charge on the basis of price bracket of all reasonable expenses and in accordance with law issued by the competent level.
2. Upon transformation into the joint-stock companies, the units must arrange and use a maximum number of employees at the time of decision on transformation and coordinate with the relevant organs to deal with the benefits of job leaving or severance for employees as prescribed by the Labor Code and other benefits under current regulation; assume all responsibility for their employees transferred from the public non-business units and have the right to recruit and arrange and hire employees.
3. The public non-business units shall, after being transformed into joint-stocks companies, assume the financial obligations and other obligations handed over from the public non-business units transformed into joint-stock companies; take responsibility for monitoring and urging the recovery of debt receivable and debt repayment obligation; be entitled to use all assets and capital handed over for effective business.
4. The public non-business units must coordinate with the relevant organs to inspect and deal with financial issues to valuate their state capital at the official time of transformation into joint-stock companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực