Số hiệu: | QCVN 41:2019/BGTVT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
84.1. Gương cầu lồi có tác dụng cải thiện tầm nhìn cho người tham gia giao thông ở các vị trí đường cong bán kính nhỏ, tầm nhìn bị che khuất. Qua gương cầu lồi người điều khiển phương tiện có thể quan sát được từ xa phương tiện chạy ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.
84.2. Vị trí đặt gương cầu lồi
84.2.1. Gương cầu lồi sử dụng ở các vị trí đường cong bán kính nhỏ, bị che khuất tầm nhìn được đặt chủ yếu ở các đường cong ôm núi có tầm nhìn hạn chế.
84.2.2. Vị trí gương cầu lồi đặt ở sát vai nền đường phía lưng, trên đường phân giác của góc đỉnh đường cong và mép dưới gương cao hơn cao độ vai đường là 1,2 m.
85.1. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều xe chạy.
85.2. Khi dải phân cách đặt ở khoảng giữa đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy thì gọi là dải phân cách giữa; khi dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông thì gọi là dải phân cách bên.
85.3. Dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.
85.3.1. Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:
a) Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
b) Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
c) Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.
85.3.2. Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 - Æ50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.
85.4. Điều kiện đặt dải phân cách cố định và di động:
85.4.1. Dải phân cách cố định nên sử dụng khi đường có từ 4 làn xe trở lên để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt.
85.4.2. Dải phân cách di động nên dùng ở những nơi mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn xe, cần chia tạm thời hai chiều hoặc hai làn xe riêng biệt.
Có ba loại lan can phòng hộ, gồm lan can phòng hộ cứng, nửa cứng và lan can phòng hộ mềm.
86.1. Lan can phòng hộ cứng là loại phòng hộ bằng bê tông cốt thép hoặc kết cấu có độ cứng tương tự nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa các xe đâm xuyên qua chiều đường ngược lại gây nguy hiểm. Loại này được áp dụng ở các đường có tốc độ cao, dải phân cách cố định bề rộng hẹp, đường có nhiều xe tải và xe buýt.
86.2. Lan can phòng hộ dạng nửa cứng là loại phòng hộ bằng tôn lượn sóng gồm một hoặc hai hàng, ba hàng được lắp đặt song song với mặt đường bằng cột gắn xuống đường; mép trên của tôn sóng phải cao hơn đỉnh cột.
Hoặc có thể có các dạng hộ lan con xoay, tường lốp... mục tiêu giảm chấn khi va chạm.
86.3. Lan can phòng hộ mềm là loại phòng hộ dạng dây cáp treo và được căng trước lên các hệ đầu cột gắn xuống đường.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực