Chương 3 Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11: Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Số hiệu: | 22/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 20/08/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 10/09/2004 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.
2. Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận sơ bộ.
3. Thuế chống trợ cấp tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.
1. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra hoặc Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương mại về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên phải cam kết.
3. Cơ quan điều tra công bố công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trình điều tra được biết.
4. Trường hợp không chấp nhận cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra chống trợ cấp và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấy việc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Các bên có cam kết phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
6. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp.
2. Thuế suất thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận cuối cùng.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.
5. Cơ quan điều tra thông báo bằng phương thức thích hợp quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
1. Trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống trợ cấp tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước.
2. Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu đó được Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ nước ngoài trợ cấp;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Không truy thu khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng cao hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.
4. Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống trợ cấp trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.
5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã được thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống trợ cấp tạm thời quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.
APPLICATION OF ANTI-SUBSIDY MEASURES
Article 22.- Imposition of provisional anti-subsidy tax
1. Sixty days from the date of issuance of an investigation decision, based on the preliminary conclusions, the Trade Minister may issue decision on the imposition of provisional anti-subsidy tax.
2. The provisional anti-subsidy tax rate must not exceed the subsidy level defined in the preliminary conclusions.
3. The payment of provisional anti-subsidy tax may be guaranteed by deposits or by other measures as prescribed by law.
4. The time-limit for the imposition of provisional anti-subsidy tax must not exceed one hundred and twenty days as from the date the decision on the application of this measure is issued.
5. The Trade Minister may extend time- limit for the imposition of provisional anti-subsidy tax, but for no more than sixty days.
Article 23.- Application of commitment measures
1. After the announcement of the preliminary conclusions and before the end of the investigation stage, organizations and/or individuals producing or exporting goods subject to investigation or the Governments of goods-producing/exporting countries or territories may make commitments with the Trade Ministry on the voluntary termination of subsidy, reduction of subsidy levels, adjustment of export prices or application of other appropriate measures.
2. The Trade Minister may accept or not accept the contents of commitments or propose the adjustment thereof but must not force the concerned parties to make commitments.
3. The investigation agency shall publicly announce the contents of commitments to the parties involved in the investigation process.
4. If not accepting commitments of relevant parties, the Trade Minister must notify the reasons therefor and permit further investigation for the application of anti-subsidy measures under the provisions of this Ordinance.
5. The Trade Minister shall issue decision to stop anti-subsidy investigations and apply the commitment measure if deeming that the realization of such commitments shall not cause or threat to cause material injuries to domestic production branches.
The parties making the commitments must periodically supply the investigation agency with information and documents related to the commitment realization and prove the accuracy of such information and documents under the Trade Minister’s decisions.
6. In cases where the concerned parties fail to strictly comply with their commitments, thus causing or threatening to cause material injuries to domestic production branches, the Trade Minister shall issue decisions on further investigations for the application of anti-subsidy measures or on the application of anti-subsidy measures according to the provisions of this Ordinance.
Article 24.- Imposition of anti-subsidy tax
1. In case of failure to reach commitments defined in Article 23 of this Ordinance, basing him/herself on the final conclusions and proposals of the anti-subsidy case- handling council, the Trade Minister shall issue decision to impose or not to impose anti-subsidy tax.
2. The anti-subsidy tax rate must not exceed the subsidy level defined in the final conclusions.
3. The time-limit for the imposition of anti-subsidy tax shall not exceed five years as from the date of issuance of a decision on anti-subsidy tax imposition.
4. The time-limit for imposition of anti-subsidy tax may be extended in cases where the Trade Minister issues decision to review the imposition of anti-subsidy tax under the provisions of Chapter IV of this Ordinance.
5. The investigation agency shall announce through appropriate media the imposition or non-imposition of anti-subsidy tax on the parties involved in the investigation process.
Article 25.- Imposition of anti-subsidy tax with retrospective effect
1. In cases where the final conclusions determine that there are material injuries or threat to cause material injuries to domestic production branches and the provisional anti-subsidy tax had been imposed before the announcement of such final conclusions, the imposed anti-subsidy tax shall have retrospective effect.
2. The imposed anti-subsidy tax shall have retrospective effect on the imports for ninety days prior to the application of provisional measures if two following conditions are met:
a/ Such imports have been subsidized by foreign governments or Government agencies;
b/ The volume, quantity or value of subsidized imports into Vietnam increases unexpectedly, thus causing hardly-redressable material injuries to domestic production branches.
3. Not to retrospectively collect tax differences when the applied anti-subsidy tax rate defined in the final conclusions is higher than the provisional anti-subsidy tax rate prescribed in Article 22 of this Ordinance.
4. To reimburse tax differences when the applied anti-subsidy tax rate defined in the final conclusions is lower than the provisional anti-subsidy tax rate prescribed in Article 22 of this Ordinance.
5. In cases where the Trade Minister issues decisions not to impose anti-subsidy tax, the collected provisional anti-subsidy tax amounts or other amounts paid as guarantees for the payment of provisional anti-subsidy tax under the provisions of Article 22 of this Ordinance shall be refunded.