Chương 2 Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11: Điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Số hiệu: | 22/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 20/08/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 10/09/2004 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được gửi đến cơ quan điều tra, bao gồm:
1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
b) Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trong đó có tên gọi của hàng hóa, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu;
c) Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
d) Mô tả khối lượng, số lượng, đơn giá và trị giá của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
đ) Thông tin về các chính sách trợ cấp của Chính phủ nước ngoài, tình hình và hình thức trợ cấp;
e) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra;
g) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
h) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng;
2. Tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp cho là cần thiết.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chưa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung hồ sơ do cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn ba mươi ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.
3. Trước khi Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp về các quy định chống trợ cấp của Việt Nam.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải ra quyết định điều tra; trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày.
5. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp, cơ quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và công bố cho các bên có liên quan khác.
6. Bộ trưởng Bộ Thương mại không được ra quyết định điều tra nếu tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp rút hồ sơ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này.
Các bên liên quan đến quá trình điều tra bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
2. Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
4. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hoá tương tự;
5. Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự;
6. Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
7. Tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước;
8. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
9. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
10. Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
11. Tổ chức, cá nhân khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến quá trình điều tra.
1. Các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
2. Trường hợp thông tin, tài liệu cần thiết không được cung cấp theo đúng yêu cầu thì cơ quan điều tra quyết định dựa trên những thông tin, tài liệu sẵn có.
Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm:
1. Xác định trợ cấp;
2. Xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Việc xác định trợ cấp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam, trợ cấp có tính riêng biệt và mức độ trợ cấp mà hàng hóa đó được hưởng;
2. Tổng giá trị trợ cấp. Cách tính tổng giá trị trợ cấp được quy định như sau:
a) Trường hợp trợ cấp là một khoản cấp không hoàn lại thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở giá trị trợ cấp thực tế cấp cho tổ chức, cá nhân đó;
b) Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức một khoản vay thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả cho khoản vay đó theo điều kiện thương mại bình thường và mức lãi suất mà tổ chức, cá nhân thực tế phải trả cho khoản vay đó;
c) Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức bảo lãnh vay thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả trong trường hợp không được bảo lãnh và mức lãi suất thực tế phải trả khi được bảo lãnh;
d) Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức chuyển giao cổ phần thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở lượng vốn thực tế mà doanh nghiệp được nhận;
đ) Trường hợp trợ cấp được cấp dưới hình thức Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ mua hàng hóa, dịch vụ vào với giá cao hơn giá thị trường và bán ra với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thực tế mà Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó hoặc phần chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ cho tổ chức, cá nhân;
3. Giá trị trợ cấp được cấp dưới hình thức khác sẽ được tính một cách công bằng, hợp lý và không trái với thông lệ quốc tế.
Việc xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hại được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Việc xác định thiệt hại vật chất và nguy cơ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những bằng chứng cụ thể;
2. Xác định mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các nội dung sau:
a) Số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu được hưởng trợ cấp đã và đang tăng lên đáng kể do giá bán thấp làm giảm thị phần của ngành sản xuất trong nước, thay đổi cơ cấu tiêu thụ, giảm năng suất của ngành sản xuất trong nước;
b) Giá hàng hóa nhập khẩu thấp do được hưởng trợ cấp dẫn đến giá hàng hóa do ngành sản xuất trong nước bị giảm theo;
c) Tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với các yếu tố về chỉ số kinh tế, năng suất, lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước;
d) Tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp trong tương quan với sản lượng của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Trường hợp việc xác định đó không thực hiện được thì tác động này được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng của một nhóm sản phẩm nhất định hoặc một sản phẩm trong phạm vi hẹp nhất của sản phẩm tương tự sản xuất trong nước;
3. Khi hàng hóa nhập khẩu từ hai hay nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là đối tượng điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp thì cơ quan điều tra có thể đánh giá tác động của việc nhập khẩu từ các nước hoặc vùng lãnh thổ đó khi đã xác định được:
a) Tổng giá trị trợ cấp được áp dụng liên quan tới hàng hóa nhập khẩu từ từng nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể và khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ là đáng kể;
b) Điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa do ngành sản xuất trong nước sản xuất để làm cơ sở hợp lý cho việc đánh giá tác động.
1. Trước khi điều tra và trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết.
2. Các bên liên quan đến quá trình điều tra không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của bên đó liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp vẫn được bảo đảm.
3. Việc tiến hành tham vấn không được gây cản trở đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin được cung cấp khi nhận được yêu cầu thỏa đáng của các bên liên quan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật.
2. Các bên liên quan đến quá trình điều tra được phép tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.
1. Thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể quyết định gia hạn thời hạn điều tra nhưng không quá sáu tháng.
1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này. Trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
2. Kết luận sơ bộ và các căn cứ chính để kết luận sơ bộ phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
1. Khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.
2. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này có một trong những nội dung sau đây:
a) Không có trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể;
c) Mức trợ cấp không đáng kể;
d) Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
INVESTIGATION FOR THE APPLICATION OF ANTI-SUBSIDY MEASURES
Article 8.- Grounds of investigation
1. Investigation for the application of anti-subsidy measures shall be conducted when there are dossiers requesting the application of anti-subsidy measures from organizations and/or individuals representing domestic production branches.
Organizations and/or individuals submitting dossiers requesting the application of anti-subsidy measures shall be considered as representing domestic production branches when meeting two following conditions:
a/ The volume, quantity or value of goods they produce or represent accounts for at least 25% of the total volume, quantity or value of similar goods of the domestic production branches;
b/ The volume, quantity or value of goods defined at Point a, Clause 1 of this Article and goods of domestic producers that support the submission of dossiers requesting the application of anti-subsidy measures must be bigger than the volume, quantity or value of similar goods of other domestic producers opposing the application of anti-subsidy measures.
2. The Trade Minister may issue investigation decisions when there are clear evidences that the subsidized imports cause or threaten to cause material injuries to domestic production branches.
Article 9.- Dossiers requesting the application of anti-subsidy measures
A dossier requesting the application of anti-subsidy measures shall be sent to the investigation agency, consisting of:
1. A written request for the application anti-subsidy measures with the following contents:
a/ Names and addresses of, and other necessary information on, organizations and/or individuals requesting the application of anti-subsidy measures;
b/ Descriptions of the imports requested for the application of anti-subsidy measures, including their appellations, basic properties and use purposes, codes according to the current import tariff and current import tax rate applicable to them as well as their origins;
c/ Descriptions of the volume, quantity, unit price and value of goods defined at Point b of this Clause, imported within 12 months before the submission of the dossier requesting the application of anti-subsidy measures;
d/ Descriptions of the volume, quantity, unit price and value of similar goods produced in the country within 12 months before the submission of the dossier requesting the application of anti-subsidy measures;
e/ Information on the foreign Government's subsidy policies, subsidy situation and form;
f/ Information, data and evidences on material injuries caused or threatening to be caused to domestic production branches by subsidized imports into Vietnam;
g/ Names and addresses of, and other necessary information on, organizations and/or individuals producing or exporting goods into Vietnam, which are requested for the application of anti-subsidy measures;
h/ The specific request for the application of anti-subsidy measures, the application time-limit and extent;
2. Other relevant documents and information deemed necessary by organizations and/or individuals requesting the application of anti-subsidy measures.
Article 10.- Decision on investigation for the application of anti-subsidy measures
1. Within fifteen days after receiving dossiers requesting the application of anti-subsidy measures, if deeming that such dossiers are incomplete according to the provisions of Article 9 of this Ordinance, the investigation agency must notify the dossier-submitting organizations and/or individuals thereof for supplementation of the dossiers.
2. The time-limit for dossier supplementation shall be defined by the investigation agency but must not be less than thirty days as from the date the concerned organizations and/or individuals are notified of the dossier supplementation.
3. Before the Trade Minister issues investigation decisions, the investigation agency must notify Vietnam's anti-subsidy regulations to the competent agencies of the countries or territories that produce or export goods requested for the application of anti-subsidy measures.
4. Within sixty days after receiving dossiers with full contents prescribed in Article 9 of this Ordinance, the Trade Minister must issue investigation decisions; in special cases, this time limit may be extended but for no more than thirty days.
5. Within fifteen days as from the date of issuance of decisions on investigation for the application of anti-subsidy measures, the investigation agency shall notify such decisions to organizations and/or individuals requesting the application of anti-subsidy measures as well as to competent organizations, individuals and/or agencies of the countries or territories that produce or export goods requested for the application of anti-subsidy measures, and announce such decisions to relevant parties.
6. The Trade Minister must not issue investigation decisions if organizations and/or individuals requesting the application of anti-subsidy measures withdraw their dossiers, except for the cases defined in Clause 2, Article 8 of this Ordinance.
Article 11.- Parties involved in the investigation process
Parties involved in the investigation process include:
1. Organizations and/or individuals that submit dossiers requesting the application of anti-subsidy measures;
2. Foreign-based organizations and/or individuals that produce or export goods requested for the application of anti-subsidy measures;
3. Organizations and/or individuals that import goods requested for the application of anti-subsidy measures;
4. Home-based organizations and/or individuals that produce similar goods;
5. Domestic business-line associations that represent the majority of organizations and/or individuals producing or importing similar goods;
6. Foreign business-line associations that represent the majority of organizations and/or individuals that produce and/or export goods requested for the application of anti-subsidy measures;
7. Trade unions or other organizations that represent the interests of laborers of domestic production branches;
8. Organizations that protect the consumers' interests;
9. Vietnam's competent agencies;
10. Competent agencies of the countries or territories that produce or export goods requested for the application of anti-subsidy measures;
11. Other organizations and individuals whose rights and interests are related to the investigation process.
Article 12.- Providing information and documents in the investigation process
1. The parties involved in the investigation process, defined in Article 11 of this Ordinance, shall have to provide truthful information and necessary documents at the request of the investigation agency.
2. In cases where necessary information and documents are not provided strictly according to its request, the investigation agency shall make decision based on available information and documents.
Article 13.- Contents of investigation for the application of anti-subsidy measures
Contents of investigation for the application of anti-subsidy measures include:
1. Determination of subsidy;
2. Determination of material injuries and the threat to cause material injuries to domestic production branches.
Article 14.- Determination of subsidy
The determination of subsidy shall be conducted according to the following provisions:
1. Determining subsidized imports into Vietnam, particular subsidy and level of subsidy for those imports;
2. Determining the total subsidy value. The calculation of the total subsidy value is prescribed as follows:
a/ In cases where the subsidy is a nonrefundable allocation, the subsidy value shall be calculated on the basis of the actual value of the allocation granted to the concerned organization or individual.
b/ In cases where the subsidy is granted in form of a loan, the subsidy value shall be calculated on the basis of the difference between the payable interest rate applicable to that loan under normal trade conditions and that actually paid by the concerned organization or individual;
c/ In cases where the subsidy is granted in form of loan guarantee, the subsidy value shall be determined on the basis of the difference between the payable interest rate applicable to non-guaranteed loans and the actual interest rate applicable to the guaranteed loan;
d/ In cases where the subsidy is granted in form of share transfer, the subsidy value shall be determined on the basis of the capital amount actually received by the concerned enterprise;
e/ In cases where the subsidy is granted in the form under which the Government or Government agencies purchase goods and/or services at prices higher that the market prices and resell them to organizations and/or individuals at prices below or equal to the market prices, the subsidy value shall be determined on the basis of the difference between the market prices and the actual prices already paid by the Government or Government agencies for such goods and/or services, or the difference between the purchase prices and sale prices of goods when such goods are resold by the Government or Government agencies to organizations and/or individuals.
3. The value of subsidy granted in other forms shall be calculated in an equitable and reasonable manner, not contrary to international practices.
Article 15.- Determining material injuries and threat to cause material injuries to domestic production branches
The determination of material injuries and threat to cause material injuries to domestic production branches shall comply with the following provisions:
1. It must be based on concrete evidences;
2. The determination of the extent of material injuries or threat to cause material injuries to domestic production branches must be based on the examination of the following contents:
a/ The quantity, volume or value of the subsidized imports has been rising considerably due to the low sale prices, thus reducing the market shares of domestic production branches, changing the consumption structure and/or decreasing the productivity of domestic production branches;
b/ The imports' prices are low due to the subsidy, thus entailing the lower prices of home-made goods;
c/ The impacts of subsidized imports on domestic production branches as reflected in their economic, productivity and profit indexes;
d/ The impacts of subsidized imports in relation to the outputs of similar home-made products. In cases where this relation cannot be determined, such impacts shall be assessed through examination of the output of a group of certain products or one product among the most similar home-made products;
3. When goods imported from two or more countries or territories are all subject to investigation for the application of anti-subsidy measures, the investigation agency may assess impacts of the import of those goods from such countries or territories when it can determine:
a/ That the total value of subsidy for imports from every country or territory is considerable as is the volume of imports from each country or territory;
b/ The conditions of competition among the imports and those between the imports and home-made goods, which serve as basis for assessment of the impacts.
1. Before and during investigation, the investigation agency may organize consultation with parties involved in the investigation process, defined in Article 11 of this Ordinance, so as to create conditions for these parties to present their opinions and provide necessary information.
2. The parties involved in the investigation process are not necessarily be present at consultation sessions; a party absent at consultation sessions shall still have its interests related to the application of anti-subsidy measures guaranteed.
3. The consultation must not obstruct the process of investigation and application of anti-subsidy measures according to the provisions of this Ordinance.
Article 17.- Information confidentiality
1. The investigation agency shall have to keep secret supplied information when receiving reasonable requests from the parties involved in the investigation process and shall request such parties to supply the summarized information that must be kept secret.
2. The parties involved in the investigation process are allowed to access information supplied to investigation agency, excluding information which need to be kept secret.
Article 18.- Investigation time-limit
1. The time-limit for investigation for the application of anti-subsidy measures shall not exceed twelve months as from the date of issuance of an investigation decision.
2. In special cases, the Trade Minister may decide on extension of the investigation time- limit, which, however, must not exceed 6 months.
Article 19.- Preliminary conclusions
1. Within ninety days as from the date of issuance of an investigation decision, the investigation agency shall announce preliminary conclusions on the contents related to the investigation process as defined in Articles 13, 14 and 15 of this Ordinance. In special cases, the time limit for announcement of preliminary conclusions may be extended but must not exceed sixty days.
2. The preliminary conclusions and principal grounds therefor shall be announced by appropriate modes to the parties involved in the investigation process.
Article 20.- Final conclusions
1. Upon the completion of the investigation process, the investigation agency shall announce final conclusions on the contents related to the investigation process according to the provisions of Articles 13, 14 and 15 of this Ordinance.
2. The final conclusions and major grounds therefor must be notified through appropriate media to the parties involved in the investigation process.
Article 21.- Stopping investigations
The Trade Minister shall decide to stop investigations in the following cases:
1. Organizations and/or individuals requesting the application of anti-subsidy measures withdraw dossiers at their own will;
2. The preliminary conclusions defined in Article 19 of this Ordinance contain one of the following contents:
a/ There’s no subsidy for the imports into Vietnam;
b/ The volume, quantity or value of subsidized imports into Vietnam is immaterial;
c/ The subsidy level is immaterial;
d/ There are neither material injuries nor threat to cause material injuries to domestic production branches.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực