Chương 3 Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH11: Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm và công nhận giống vật nuôi mới
Số hiệu: | 16/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 24/03/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 24/04/2004 | Số công báo: | Số 16 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới trên lãnh thổ Việt Nam.
Việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống vật nuôi phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành Chăn nuôi, ngành Thuỷ sản.
1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành sau khi đã qua khảo nghiệm đạt kết quả theo yêu cầu.
2. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:
a) Xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi mới;
b) Đánh giá tác hại của giống.
3. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới phải làm hồ sơ xin khảo nghiệm gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản. Hồ sơ xin khảo nghiệm bao gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm;
b) Hồ sơ giống vật nuôi, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống;
c) Dự kiến cơ sở khảo nghiệm.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và xem xét hồ sơ;
b) Trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận khảo nghiệm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu từ chối phải nêu rõ lý do.
5. Tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới tự chọn cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này để ký hợp đồng khảo nghiệm và phải chịu chi phí khảo nghiệm.
1. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống vật nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Có địa điểm phù hợp với quy hoạch và bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi mới theo các quy trình khảo nghiệm đối với từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;
b) Chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.
1. Mỗi giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp.
2. Không chấp nhận các trường hợp đặt tên giống vật nuôi mới sau đây:
a) Trùng hoặc tương tự với tên giống đã có;
b) Chỉ bao gồm các chữ số;
c) Vi phạm đạo đức xã hội;
d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống vật nuôi đó.
1. Giống vật nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi mới;
b) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận giống vật nuôi mới.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhận giống vật nuôi mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.
RESEARCH INTO, SELECTION, CREATION, ASSAY AND RECOGNITION OF NEW LIVESTOCK BREEDS
Article 14.- Research into, selection and creation of, new livestock breeds
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals are allowed to research into, select and create new livestock breeds in the Vietnamese territory.
The research into, selection and creation of, new livestock breeds must comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on science and technology and other relevant law provisions.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall determine scientific and technological tasks regarding livestock breeds suitable to requirements of each period, in order to raise productivity, quality and competitiveness of products of the husbandry and fishery branches.
Article 15.- Assay of new livestock breeds
1. New livestock breeds shall be recognized and put on the lists of livestock breeds permitted for production and business promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries only after they are assayed with results as required.
2. Assay contents include:
a/ Determination of distinctness, stability and uniformity in productivity, quality and disease resistance of new livestock breeds;
b/ Assessment of harms of breeds.
3. Organizations and individuals that have new livestock breeds shall have to compile and send dossiers of application for assay to the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries. Each assay application dossier comprises:
a/ An application for assay;
b/ Files on livestock breed, clearly inscribed with the breed name, breed quality and grade, origin, quantity, econo-technical criteria and technical process for tending and rearing breeds;
c/ The projected assay establishment.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries have responsibility:
a/ To receive and examine dossiers;
b/ To reply in writing about the acceptance of assay within 15 days after receiving the valid dossiers. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated.
5. Organizations and individuals having new livestock breeds shall choose by themselves the assay establishments accredited under the provisions of Clause 1, Article 16 of this Ordinance to sign assay contracts and shall bear assay expenses.
Article 16.- Establishments for assaying new livestock breeds
1. Establishments for assaying new livestock breeds shall be accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries if they satisfy the conditions prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Establishments for assaying new livestock breeds must fully meet the following conditions:
a/ Having already registered activities of assaying livestock breeds with competent State agencies;
b/ Having locations suitable to the planning and ensuring veterinary and environmental sanitation according to the law provisions on veterinary medicine, fisheries and environmental protection;
c/ Having material foundations and technical equipment and facilities compatible with the assay of each livestock breed and each quality grade of breeds.
d/ Having or hiring technicians specialized in husbandry and veterinary medicine or aquaculture.
3. Establishments for assaying new livestock breeds have the responsibility:
a/ To organize the assay of new livestock breeds according to the assay process applicable to each livestock species and each quality grade of breeds, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries;
b/ To bear legal liability for results of assays already conducted.
Article 17.- Naming of new livestock breeds
1. Each livestock breed shall be given only one appropriate name.
2. The following cases of naming new livestock breeds shall not be accepted:
a/ Being identical or similar to existing breed names;
b/ Consisting of only numerals;
c/ Violating social ethics;
d/ Being easily confused with properties and characteristics of such livestock breeds.
Article 18.- Recognition of new livestock breeds
1. New livestock breeds shall be recognized only when they satisfy the following requirements:
a/ Having assay results obtained from establishments for assaying new livestock breeds;
b/ Having their assay results assessed by a specialized scientific council, which is set up by the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries and proposes the recognition of the new livestock breeds.
2. The Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries shall consider and decide on the recognition of new livestock breeds and incorporate them in the list of livestock breeds permitted for production and trading.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực