Chương 2 Nghị định 99/2012/NĐ-CP: Phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Số hiệu: | 99/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 30/12/2012 |
Ngày công báo: | 28/11/2012 | Số công báo: | Từ số 671 đến số 672 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Làm rõ quyền của Thủ Tướng với Cty NN
Đối với công ty 100% vốn nhà nước, Thủ tướng chính phủ (TTCP) sẽ quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản.
Quy định trên được Chính phủ quy định rõ ràng tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP.
Theo quy định cũ tại Văn bản 86/2006/NĐ-CP thì Quyền hạn, trách nhiệm của TTCP chỉ mang tính chất chung chung như phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh..
Hiện nay, TTCP còn được Quyết định vốn điều lệ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên; phê duyệt việc thành lập công ty con 100% vốn nhà nước.
Tuy nhiên quy định này không có nghĩa doanh nghiệp trực thuộc Thủ tướng quản lý, các DN phải thay đổi để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ 30/12/2012..
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.
3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay.
7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.
8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.
1. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của công ty.
4. Tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay của công ty.
5. Bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty.
2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của các tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty: Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam. Quy định Điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng công ty; số lượng thành viên Hội đồng thành viên và Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) công ty.
4. Quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ báo cáo và công khai tài chính của công ty; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.
5. Quy định chế độ tuyển dụng; chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
6. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
7. Quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao; quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn.
8. Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; tiêu chí đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.
1. Đối với tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản. Phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;
b) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;
c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên;
d) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
2. Phê duyệt Đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
3. Phê duyệt chủ trương thành lập công ty con 100% vốn nhà nước của tổng công ty nhà nước, công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo đề nghị của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (bao gồm cả Đề án của tập đoàn kinh tế nhà nước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty.
1. Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên tại tập đoàn kinh tế nhà nước, có các quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;
b) Trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ;
d) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên;
đ) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm;
e) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên chuyên ngành;
g) Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát;
h) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của tập đoàn kinh tế nhà nước tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
i) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ tập đoàn; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế nhà nước và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận;
k) Quyết định lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành, quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành viên sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
l) Chấp thuận để Hội đồng thành viên phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;
m) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới tập đoàn kinh tế nhà nước;
n) Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh đối với công ty quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác;
b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ. Trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của các tổng công ty nhà nước nêu tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể;
d) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty. Đối với công ty thuộc Bộ thì phải thỏa thuận với Bộ Tài chính;
đ) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên;
e) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát;
g) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
h) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận;
i) Quyết định lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm; quỹ lương hằng năm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
k) Chấp thuận để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;
l) Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công ty.
1. Trình Chính phủ quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; chế độ báo cáo và công khai tài chính; cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện.
2. Trình Chính phủ quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
3. Trình Chính phủ quy định chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần.
4. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của tập đoàn kinh tế nhà nước; thỏa thuận về vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty thuộc Bộ quản lý ngành.
5. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện Kế toán trưởng.
6. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước và trả lương đối với chức danh này.
7. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong phạm vi toàn quốc. Xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
8. Căn cứ quy định và kế hoạch vay nợ nước ngoài đã được phê duyệt, thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác.
9. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, d Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.
10. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
1. Trình Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu (trừ quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này), giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quy định Điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Trình Chính phủ quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
4. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với tập đoàn kinh tế nhà nước.
5. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của tập đoàn kinh tế nhà nước.
6. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong phạm vi toàn quốc. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
7. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a, b Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.
8. Có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
1. Trình Chính phủ quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và tiêu chí đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty; số lượng thành viên Hội đồng thành viên và Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) công ty.
2. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
3. Có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.
4. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
1. Trình Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng; chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
2. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty.
3. Có ý kiến thỏa thuận đối với vấn đề quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 Nghị định này; có ý kiến đối với các vấn đề quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, có các quyền, trách nhiệm sau đây:
1. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của công ty sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của công ty và gửi quyết định đến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước), đến Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để tổng hợp, giám sát.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.
4. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.
5. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
6. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết, sau khi đề nghị và được Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương.
7. Cử Người đại diện phần vốn góp của công ty tại doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho Người đại diện phần vốn góp của công ty quyết định các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20, Khoản 4 Điều 29 Nghị định này.
8. Quyết định hoặc ủy quyền Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật.
9. Đề nghị Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài.
10. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.
11. Quy định các quy chế quản lý nội bộ của công ty. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
12. Quyết định lương đối với các chức danh do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.
13. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty.
14. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với công ty con 100% vốn nhà nước:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên;
đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm;
e) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;
g) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
15. Thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể.
16. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
1. Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ quản lý ngành.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty con 100% vốn do mình quyết định thành lập.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.
1. Chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty phải quản lý và điều hành công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty.
2. Bộ quản lý ngành phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty thuộc Ủy ban nhân dân. Trường hợp phát hiện công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về tình hình các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác trong phạm vi toàn quốc.
3. Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình.
2. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty; bảo đảm để Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng giám đốc (Giám đốc) chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
ASSIGNMENT AND DECENTRALIZATION OF THE EXERCISE OF THE RIGHTS AND PERFORMANCE OF THE RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF THE STATE OWNER TOWARD ENTERPRISES IN WHICH THE STATE HOLDS 100% OF CHARTER CAPITAL AND WHICH ARE SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Section 1. RIGHTS, RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF THE STATE OWNER
Article 5. Rights and responsibilities of the state owner
1. To decide on the establishment, objectives, tasks and business lines of enterprises; to reorganize, transform ownership, dissolve and request bankruptcy of enterprises; to contribute capital to other enterprises.
2. To approve, amend and supplement the charters of enterprises.
3. To decide on charter capital investment; to adjust or transfer part or the whole of charter capital.
4. To decide on organizational structure and management apparatus of companies; to appoint, re-appoint, relieve from office, approve resignation, sign or terminate contracts with, commend or discipline chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers or General Directors (Directors) of companies.
5. To decide on production and business strategies and plans and development investment plans.
6. To approve policies on investment in, purchase and sale of assets and lending or borrowing contracts.
7. To prescribe the financial regime and regime of profit distribution, setting up and use of funds; to approve annual financial statements.
8. To prescribe the regime of recruitment, salaries and bonuses; to decide on salaries for chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers and General Directors (Directors) of companies.
9. To decide on market development, marketing and technological solutions; to stipulate a mechanism for task assignment and participation in the provision and assurance of products and public-utility services essential for the economy.
10. To supervise, examine and inspect the observance of law; to assess the achievement of assigned objectives and tasks, operation results and production and business efficiency; to manage, use, preserve and develop capital of companies. To evaluate Presidents and members of Members’ Councils, Controllers, General Directors (Directors), Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants of companies.
Article 6. Obligations of the state owner
1. To invest sufficient charter capital for companies.
2. To comply with the charters of companies.
3. To take responsibility for debts and other asset liabilities of companies within the limit of charter capital of companies; to identify and separate assets of the state owner from those of companies.
4. To abide by law in approving policies on investment, purchase and sale of assets and lending or borrowing contracts of companies.
5. To guarantee the right of companies to do business in accordance with law.
6. To perform other obligations prescribed by law.
Section 2. ASSIGNMENT AND DECENTRALIZATION OF THE EXERCISE OF THE RIGHTS AND PERFORMANCE OF THE RESPONSIBILITIES OF THE STATE OWNER
Article 7. Rights and responsibilities of the Government
1. To stipulate the establishment, reorganization, ownership transformation and dissolution of companies.
2. To promulgate, amend or supplement the charters of the following state economic groups and corporations: the State Capital Investment Corporation, Vietnam Airlines Corporation, Vietnam National Shipping Lines, Vietnam Railways Corporation, Northern Food Corporation and Southern Food Corporation. To promulgate the model charter for state corporations and enterprises in which the State holds 100% of charter capital.
3. To prescribe the appointment, reappointment, relief from office, resignation, signing and termination of contracts, commendation and disciplining of chairpersons and members of Members’ Councils, Controllers, General Directors (Directors), Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants; to prescribe the number of members of the Members’ Council and Deputy General Directors (Deputy Directors) of a company.
4. To stipulate the regime of financial management, profit distribution, setting up and use of funds; the regime of reporting and financial publicity of companies; the mechanism for implementation supervision and inspection.
5. To stipulate the regime of recruitment; salaries and bonuses of companies; salaries, bonuses and other benefits of chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers, General Directors (Directors) of companies.
6. To set a mechanism for task assignment and participation in the provision and assurance of products and public-utility services essential for the economy.
7. To stipulate the regime of supervision, examination and inspection of the observance of law and the implementation of strategies, plans, objectives and assigned tasks by companies; to manage, use, preserve and develop capital.
8. To promulgate criteria for evaluating results of achievement of objectives, performance of assigned tasks, operation results and production and business efficiency of companies; and criteria for evaluating chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers, General Directors (Directors), Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants of companies.
Article 8. Rights and responsibilities of the Prime Minister
1. For state economic groups and the State Capital Investment Corporation:
a/ To decide on the establishment, objectives, tasks and business lines; to reorganize, transform ownership, dissolve, or request bankruptcy of companies. To approve schemes on establishment of wholly state-owned affiliated companies. To approve policies to establish, reorganize or dissolve branches, representative offices and other dependent accounting units;
b/ To decide on charter capital at the time of establishment and adjust charter capital in the course of operation;
c/ To decide to appoint, reappoint, relieve from office, approve the resignation of, commend or discipline chairpersons of Members’ Councils;
d/ To approve production and business strategies and plans and 5-year development investment plans.
2. To approve schemes on establishment of single-member limited liability companies under decisions of ministries or provincial-level People’s Committees.
3. To approve policies to establish wholly state-owned affiliated companies of state corporations or companies under ministries or provincial-level People’s Committees at the latter’s request.
4. To approve overall schemes on reorganization and renewal of single-member limited liability companies (including schemes of state economic groups) at the request of line ministries and provincial-level People’s Committees.
5. To promulgate the Regulation on activities of controllers of companies.
Article 9. Rights and responsibilities of line ministries and provincial-level People’s Committees
1. Line ministries are direct superiors of Members’ Councils of state economic groups and have the following rights and responsibilities:
a/ To propose the Prime Minister to decide on the establishment, objectives, tasks and business lines; to reorganize, transform ownership, dissolve, and request bankruptcy of state economic groups. To evaluate and submit to the Prime Minister for approval schemes on establishment of wholly state-owned affiliated companies; to decide to establish, reorganize or dissolve branches, representative offices and other dependent accounting units of state economic groups;
b/ To submit to the Government for promulgation charters of state economic groups and amendments and supplementations thereto;
c/ To propose the Prime Minister to decide on charter capital and adjust charter capital of state economic groups;
d/ To propose the Prime Minister to decide to appoint, reappoint, relieve from office, approve the resignation of, commend or discipline chairpersons of Members’ Councils;
e/ To propose the Prime Minister to approve production and business strategies and plans and 5-year development investment plans;
f/ To decide to appoint, reappoint, relieve from office, approve the resignation of, commend or discipline members of Members’ Councils, General Directors or specialized Controllers, and pay salaries to specialized Controllers;
g/ To approve annual lists of investment projects of groups A and B and notify them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summarization and oversight;
h/ To approve policies to contribute, hold, increase or reduce capital of state economic groups in other enterprises; to approve the admission of enterprises which voluntarily join state economic groups as affiliated or associated companies;
i/ To approve policies to borrow, lend, purchase or sell assets valued at 50% or more of charter capital or at a lower rate as stated in the charters of state economic groups; to approve policies to borrow foreign loans for these groups and request the Ministry of Finance to evaluate and approve them;
j/ To decide on salaries of chairpersons and members of Members’ Councils, General Directors and specialized Controllers, and annual salary funds of Members’ Councils after reaching agreement with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
k/ To permit Members’ Councils to approve financial statements, distribute profits and set up and use funds;
l/ To propose the Prime Minister to approve overall schemes on reorganization and renewal of state economic groups;
m/ To regularly supervise and examine and inspect the observance of law; the management, use, preservation and development of capital; the implementation of strategies and plans; the observance of the regime of recruitment, salaries and bonuses of state economic groups. To assess the achievement of objectives, performance of assigned tasks and business lines and operation results or production and business efficiency of state economic groups. To evaluate chairpersons and members of the Members’ Councils, specialized Controllers, General Directors, Deputy General Directors and Chief Accountants in the management and direction of state economic groups.
2. Rights and responsibilities of line ministries and provincial-level People’s Committees toward their attached companies:
a/ To decide on the establishment, objectives, tasks and business lines of companies specified in Clause 2, Article 8 of this Decree after relevant schemes are submitted to and approved by the Prime Minister. To approve policies to establish, reorganize or dissolve branches, representative offices and other dependent accounting units;
b/ To approve, amend and supplement the charters of state corporations specified in Clause 2, Article 7 of this Decree before submitting them to the Prime Minister for promulgation;
c/ To reorganize and renew companies after their overall reorganization and renewal schemes are submitted to and approved by the Prime Minister;
d/ To decide on charter capital of companies upon their establishment and adjust their charter capital in the course of operation. For companies attached to ministries, agreement with the Ministry of Finance must be obtained;
e/ To decide to appoint, reappoint, relieve from office, approve the resignation of, commend or discipline chairpersons and members of the Members’ Councils or Presidents, General Directors (Directors) and Controllers, and pay salaries to Controllers;
f/ To approve production and business strategies and plans and 5-year development investment plans; and annual lists of investment projects of groups A and B and notify them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summarization and oversight.
g/ To approve policies to contribute, hold, increase or reduce capital of companies in other enterprises; the admission of enterprises which voluntarily join companies as affiliated or associated companies;
h/ To approve policies to borrow, lend, purchase or sell assets valued at 50% or more of charter capital of companies or at a lower rate as stated in the charters of companies; to approve policies of companies to borrow foreign loans and request the Ministry of Finance to appraise and approve these policies;
i/ To decide on salaries of chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents of companies, General Directors (Directors) or Controllers they have appointed; and annual salary funds of Members’ Councils or Presidents of companies;
j/ To allow Members’ Councils or Presidents of companies to approve annual financial statements, distribution of profits and setting up and use of funds;
k/ To regularly supervise and examine and inspect the observance of law; the management, use, preservation and development of capital; the implementation of strategies and plans; the observance of the regime of recruitment, salaries and bonuses of companies. To assess the achievement of objectives, performance of assigned tasks and business lines and operation results or production and business efficiency of companies. To evaluate chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers, General Directors (Directors), Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants in the management and direction of companies.
Article 10. Rights and responsibilities of the Ministry of Finance
1. To submit to the Government regulations on the regime of financial management, distribution of profits and setting up and use of funds; the regime of capital management, use, preservation and development; the regime of financial statement and publicity; and the regime of implementation supervision and inspection.
2. To submit to the Government regulations on criteria for assessment of results of the achievement of objectives, performance of assigned tasks, operation results and production and business efficiency of companies; and mechanisms of task assignment and participation in the provision and assurance of products and public-utility services essential for the economy.
3. To submit to the Government regulations on the transformation of single-member limited liability companies into joint-stock companies.
4. To evaluate and submit to the Prime Minister for decision charter capital and adjusted charter capital of state economic groups; to reach agreement on charter capital and adjusted charter capital of companies attached to line ministries.
5. To promulgate standards and conditions of Chief Accountants.
6. To propose the Prime Minister to decide on the appointment, reappointment, relief from office, resignation, commendation or disciplining of the Chairperson of the Members’ Council of the State Capital Investment Corporation. To decide on the appointment, reappointment, relief from office, resignation, commendation or disciplining of Financial Controllers of state economic groups and salaries for these persons.
7. To annually summarize and report to the Prime Minister on production and business efficiency and performance of assigned public-utility tasks, and the financial status of single-member limited liability companies nationwide. To scrutinize financial statements of state economic groups when so requested by the Prime Minister.
To coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in conducting regular supervision and examination and inspection in accordance with regulations on capital management, use, preservation and development applicable to single-member limited liability companies.
8. To evaluate and approve foreign loans of state economic groups and other single-member limited liability companies based on regulations and approved plans on the borrowing of foreign loans.
9. To give opinions on the matters specified at Points a and d, Clause 1, and Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree.
10. To advise line ministries and provincial-level People’s Committees on the contribution, holding increase or reduction of capital in other enterprises, and the admission of affiliated or associated companies of state economic groups and state corporations.
Article 11. Rights and responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. To submit to the Government regulations on the establishment, reorganization, ownership transformation (except the provision of Clause 3, Article 10 of this Decree) and dissolution of single-member limited liability companies; to promulgate the model charter for state corporations and enterprises in which the State holds 100% of charter capital.
2. To submit to the Government regulations on the supervision and examination of the implementation of strategies, plans, objectives and assigned tasks.
3. To submit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on operation of Controllers of single-member limited liability companies.
4. To appraise and submit to the Prime Minister for decision the establishment, objectives, tasks, business lines, reorganization, ownership transformation, dissolution and bankruptcy of state economic groups.
5. To appraise and submit to the Prime Minister production and business strategies and plans and 5-year development investment plans of state economic groups.
6. To annually review and report to the Government on the achievement of objectives and performance of tasks and business lines of single-member limited liability companies nationwide. To coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in conducting annual supervision and examination and inspection in accordance with regulations of the implementation of production and business strategies and plans and 5-year development investment plans.
7. To give opinions on the matters specified at Points a and b, Clause 1, and Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree.
8. To advise line ministries and provincial-level People’s Committees on the contribution, holding, increase or reduction of capital in other enterprises, and the admission of affiliated or associated companies of state economic groups and state corporations.
Article 12. Rights and responsibilities of the Ministry of Home Affairs
1. To submit to the Government regulations on the appointment, reappointment, relief from office, resignation, signing and termination of contracts, commendation and disciplining, and criteria for evaluation, of chairpersons and members of Members’ Councils, Presidents, Controllers, General Directors (Directors), Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants of companies; the number of members of the Members’ Council and Deputy General Directors (Deputy Directors) of a company.
2. To appraise and propose to the Prime Minister for decision the appointment, reappointment, relief from office, resignation, commendation and disciplining of chairpersons of Members’ Councils of state economic groups and the State Capital Investment Corporation.
3. To give opinions on the matters specified at Point a, Clause 1, and Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree.
4. To coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in supervising and examining the observance of the Party’s and the State’s regulations on personnel work in state economic groups and state corporations.
Article 13. Rights and responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To submit to the Government regulations on the regime of recruitment, salaries and bonuses of companies; salaries, bonuses and other benefits of chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents, Controllers and General Directors (Directors) of companies.
2. To coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in conducting annual supervision and examination and inspection in accordance with regulations of the implementation of the regime of recruitment, salaries and bonuses of companies.
3. To reach agreement on the matters specified at Point j, Clause 1, Article 9 of this Decree; and give opinions on the matters specified at Point a, Clause 1, and Clauses 2, 3 and 4, Article 8 of this Decree.
Article 14. Rights and responsibilities of Members’ Councils and Presidents of companies
Members’ Councils and Presidents act as representatives of the owners directly at companies and have the following rights and responsibilities:
1. To decide on production and business strategies and plans and 5-year development investment plans of companies after these strategies and plans are submitted to and approved by competent agencies.
2. To decide on annual production and business plans and development investment plans of companies and send the decisions to line ministries, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (for state economic groups and state corporations) or to line ministries or provincial-level People’s Committees (for companies under these ministries or provincial-level People’s Committees) for summarization and oversight.
3. To propose to competent agencies the appointment, reappointment, relief from office, resignation, commendation and disciplining of chairpersons and members of Members’ Councils or Presidents and General Directors (Directors) of companies.
4. To decide on the appointment, reappointment, relief from office, resignation, signing and termination of contracts with, commendation and disciplining of Deputy General Directors (Deputy Directors) and Chief Accountants of companies.
5. To propose competent agencies to adjust charter capital; amend and supplement the charters of companies; reorganize, transform ownership, dissolve, or request bankruptcy of companies.
6. To decide on the contribution, holding, increase or reduction of capital of companies in other enterprises and the admission of affiliated or associated companies after it is proposed to and approved by line ministries or provincial-level People’s Committees.
7. To appoint representatives of contributed capital of companies in other enterprises; to assign these representatives to decide on the matters specified in Clause 4, Article 20 and Clause 4, Article 29, of this Decree.
8. To decide or authorize General Directors (Directors) to decide on investment projects and contracts on borrowing, lending, purchase or sale of assets within the ambit of their powers provided in the charters of companies and relevant regulations.
9. To request line ministries or provincial-level People’s Committees to approve policies to borrow foreign loans.
10. To decide on the establishment, reorganization or dissolution of branches, representative offices and other dependent accounting units after it is proposed to and approved by competent agencies.
11. To issue internal management regulations of companies. To approve financial statements, distribution of profits and setting up and use of funds after obtaining approval of competent agencies.
12. To decide on salaries for posts appointed by them.
13. To decide on market development, marketing and technological solutions of companies.
14. Rights and responsibilities of Members Councils and Presidents of companies toward wholly state-owned affiliated companies:
a/ To decide on the establishment, objectives, tasks, business lines, reorganization, ownership transformation, dissolution and bankruptcy of these companies after obtaining approval of competent agencies;
b/ To approve, amend and supplement their charters;
c/ To decide on their charter capital at the time of establishment and adjusted charter capital in the course of operation of these companies;
d/ To decide on the appointment, reappointment, relief from office, resignation, commendation and disciplining of chairpersons and members of Members’ Council or Presidents, General Directors (Directors) and Controllers of these companies;
e/ To approve production and business strategies and plans and 5-year development investment plans;
f/ To approve policies on borrowing, lending, purchase or sale of assets valued at 50% or more of charter capital of these companies or at a lower rate as stated in their charters;
g/ To approve their annual financial statements, distribution of profits and setting up and use of funds.
15. To reorganize and renew enterprises after competent agencies approve overall schemes thereon.
16. To manage and direct enterprises in abiding by law and the owner’s decisions on capital management, use, preservation and effective development; to promptly report to the owner on loss-making operation, insolvency or failure to achieve objectives and fulfill tasks assigned by the owner or other wrongdoings and violations of enterprises.
Section 3. ASSIGNMENT AND DECENTRALIZATION OF THE PERFORMANCE OF THE OBLIGATIONS OF THE STATE OWNER
Article 15. Obligation to allocate sufficient charter capital
1. The Ministry of Finance is obliged to allocate sufficient charter capital after competent authorities decide on charter capital of state economic groups and companies under line ministries.
2. Provincial-level People’s Committees are obliged to allocate sufficient charter capital to their attached companies.
3. Members’ Councils and Presidents of companies are obliged to allocate sufficient charter capital to wholly state-owned affiliated companies established under their decisions.
Article 16. Obligation to comply with company charters
Organizations and individuals that exercise the rights and perform the responsibilities of the owner are obliged to comply with company charters and take responsibility before law for decisions they have issued beyond their competence.
Article 17. Obligations for debts and other assets
1. The state owner is obliged for debts and other assets within the limit of charter capital of companies.
Members’ Councils, Presidents and General Directors (Directors) of companies shall manage and direct companies to assure their ability to pay debts and discharge other asset liabilities; identify and separate assets of the owner from those of companies.
2. Line ministries shall supervise, examine and assess debts and other asset liabilities of their attached state economic groups and companies.
Provincial-level People’s Committees shall supervise, examine and assess debts and other asset liabilities of their attached companies. If detecting that their companies encounter difficulties in paying debts and discharging other asset liabilities, line ministries or provincial-level People’s Committees shall request and direct these companies to work out plans to overcome such difficulties and report thereon to competent agencies for consideration and decision.
The Ministry of Finance shall annually report to the Government on the situation of debts and other asset liabilities of state economic groups, state corporations and other wholly state-owned enterprises nationwide.
3. When a company falls into bankruptcy, the concerned line ministry or provincial-level People’s Committee shall direct its Members’ Council, President and General Director (Director) in carrying out bankruptcy request procedures under the bankruptcy law.
Article 18. Obligation to approve policies on investment, asset purchase and sale and borrowing and lending contracts
1. Organizations and individuals exercising the rights and performing the responsibilities of the owner are obliged to approve policies on investment, asset purchase and sale and borrowing and lending contracts of companies within their competence and in accordance with law; and supervise the implementation of their decisions and approvals.
2. Members’ Councils, Presidents and General Directors (Directors) of companies shall implement investment projects, asset purchase and sale, borrowing and lending contracts of their companies according to approved policies and law.
Article 19. Obligation to guarantee the right of companies to do business in accordance with law
Organizations and individuals exercising the rights and performing the responsibilities of the owner are obliged to guarantee the right of companies to do business in accordance with law; and ensure that Members’ Councils, Presidents and General Directors (Directors) effectively manage and direct companies in accordance with law and the charters of companies.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực