Chương IV Nghị định 97/2022/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 97/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 29/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2023 |
Ngày công báo: | 10/12/2022 | Số công báo: | Từ số 893 đến số 894 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian làm việc để tính chế độ với NLĐ dôi dư trong công ty nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 97/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó, thời gian làm việc để tính chế độ với NLĐ dôi dư như sau:
- Thời gian làm việc có đóng BHXH làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là thời gian tính hưởng chế độ BHXH theo quy định.
- Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP :
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP .
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP .
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP :
Được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động theo Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt; kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được thay thế bằng ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP .
1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được vận dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ nguồn kinh phí hợp pháp khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo hình thức duy trì, củng cố và phát triển được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này.
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần theo phương án sử dụng lao động. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần được lấy từ tiền bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP .
4. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con quy định tại Điều 1 Nghị định này nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II), khi thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được áp dụng quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp từ tiền bán cổ phần lần đầu; bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. Trường hợp không đủ thì công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm chi bù đắp phần còn thiếu và được tính vào chi phí hoạt động tài chính của công ty mẹ.
5. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi cơ cấu lại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà có người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trước ngày 31 tháng 7 năm 2019 thuộc đối tượng lao động dôi dư, lao động có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì được hưởng chính sách quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này, trong đó những người trước đây đã có thời gian làm việc tại Tổng cục Đầu tư phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển sau đó tiếp tục chuyển sang làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và thời gian này chưa tính hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định thì được cộng nối vào thời gian làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để tính chế độ trợ cấp mất việc làm và hỗ trợ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động quy định tại khoản này được hạch toán vào chi hoạt động bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2023.
2. Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
5. Ngoài các chế độ quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, khuyến khích các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp của công ty sau khi thống nhất với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, công ty độc lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
If a rearranged enterprise has its labour utilization plan approved by a competent authority in accordance with the Government’s Decree No. 63/2015/ND-CP dated July 22, 2015 before the effective date of this Decree, benefits shall be provided for its redundant employees under the approved labour utilization plan; funding for provision of such benefits derived from the Enterprise Arrangement and Development Fund shall be replaced with funding derived from state budget as prescribed in the Decree No. 148/2021/ND-CP.
Article 13. Application of this Decree to other entities
1. Single-member limited liability companies 100% of charter capital of which is held by political organizations or socio-political organizations and that are undergoing rearrangement under plans approved by competent authorities may provide benefits to their redundant employees according to the provisions of this Decree. Funding for providing benefits to redundant employees shall be the proceeds earned from the initial offering of shares or selling of enterprises, in case of enterprise equitization, or the proceeds earned from the selling of entire enterprise or other lawful funding sources as prescribed by law, in case of dissolution or bankruptcy of enterprise, or the lawful funding sources of the owner’s representative agency, in case of conversion of an enterprise into a multi-member limited liability company or administrative unit, merger, consolidation, split-up or split-off of enterprise; If such funding is not enough for providing benefits to redundant employees, other lawful funding sources may be used according to a decision issued by the owner’s representative agency.
2. If an agricultural or forestry single-member limited liability company 100% of charter capital of which is held by the State undergoes rearrangement in the form of maintenance, strengthening and development with approval given by a competent authority, policies for redundant employees laid down in this Decree shall apply.
3. A public service provider that undergoes equitization according to a decision issued by a competent authority shall apply the provisions of this Decree to provision of benefits for its employees who are working under employment contracts and are not assigned works in the joint-stock company according to the Labour utilization plan. Funding for provision of benefits to such employees shall be the proceeds earned from the initial offering of shares which is conducted upon equitization of the public service provider; if such funding is not enough to provide benefits to such employees, funding shall be provided from state budget as prescribed in the Decree No. 148/2021/ND-CP.
4. When a single-member limited liability company 100% of charter capital of which is held by a parent company of a state-owned economic group or corporation, or parent company in a group of parent company – subsidiary companies as prescribed in Article 1 of this Decree (rank-II enterprise) undergoes rearrangement according to the plan approved by a competent authority, it may apply the provisions of this Decree to provision of benefits for its redundant employees and representatives of its stakes. Funding for providing benefits to redundant employees and representatives of stakes of the enterprise shall be the proceeds earned from the initial offering of shares or selling of enterprises, in case of enterprise equitization, or the proceeds earned from the selling of entire enterprise or other lawful funding sources as prescribed by law, in case of conversion of an enterprise into a multi-member limited liability company or administrative unit, merger, consolidation, split-up, split-off, dissolution or bankruptcy of enterprise. If such funding is not enough, the deficit shall be covered with funding provided by the parent company and recorded as financial expenses of the parent company.
5. If Vietnam Development Bank, when undergoing restructuring according to the Prime Minister’s decision, has employees who have been recruited before July 31, 2019 and become redundant, who wish to take early retirement, and who are not assigned works after Vietnam Development Bank has adopted all necessary measures, these employees shall receive the benefits as prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 3 of this Decree. Especially, if an employee who has been transferred to Vietnam Development Bank has not yet received severance allowance and redundancy allowance for his/her working period at General Department of Investment and Development or Development Assistance Fund, this working period may be added to his/her working period at Vietnam Development Bank when calculating redundancy allowance and other allowances as prescribed in Clause 4 Article 3 of this Decree. Funding for providing benefits to employees as prescribed in this Clause shall be recorded as operating expenses of apparatus of Vietnam Development Bank.
Article 14. Effect and responsibility for implementation
1. This Decree comes into force from January 15, 2023.
2. The Government’s Decree No. 63/2015/ND-CP dated July 22, 2015 and the Circular No. 44/2015/TT-BLDTBXH dated October 22, 2015 of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam shall cease to have effect from the effective date of this Decree.
3. Clause 3 Article 40 of the Government’s Decree No. 46/2021/ND-CP dated March 31, 2021 shall cease to have effect from the effective date of this Decree.
4. If any legislative documents referred to in this Decree are amended or superseded, the new ones shall apply.
5. Notwithstanding the provisions of Article 3 and Article 4 of this Decree, wholly state-owned single-member limited liability companies that undergo rearrangement according to Article 1 of this Decree are encouraged to provide additional allowances to their redundant employees with their lawful funding sources after reaching consent with their grassroots employees’ representatives.
6. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of provincial People’s Committees, Boards of Members of state-owned economic groups or corporations, or parent companies in groups of parent company – subsidiary companies, and independent companies are responsible for the implementation of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực