Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Số hiệu: | 63/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/07/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2015 |
Ngày công báo: | 10/08/2015 | Số công báo: | Từ số 917 đến số 918 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:
1. Cổ phần hóa, bán.
2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
5. Giải thể, phá sản.
1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:
- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;
- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;
- Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.
b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);
c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;
d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.
2. Người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của công ty), gồm:
a) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;
b) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002
Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);
c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.
4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;
b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm;
- Mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm;
- Mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.
5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;
b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;
- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;
- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.
Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau
Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.
2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
Điều 5. Chính sách đối với người đại diện phần vốn của công ty
1. Người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chế độ tương ứng quy định tại Điều 3 Nghị định này; được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chế độ tương ứng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Người đại diện phần vốn của công ty được hưởng trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả đối với thời gian người đại diện phần vốn của công ty làm việc thực tế tại doanh nghiệp đó.
Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán tiền lương) tại công ty thực hiện sắp xếp lại trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (nếu có).
2. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).
3. Thời gian làm việc để tính chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ
1. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc;
b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
2. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều 3, Điều 4 Nghị định này và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc;
b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại
1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 3 Nghị định này và người đại diện phần vốn của công ty được quy định như sau:
a) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dồi dư từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
b) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;
c) Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ các khoản thu theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 4 Nghị định này và người đại diện phần vốn của công ty được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của công ty thực hiện sắp xếp lại.
Điều 9. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại và công ty sau khi sắp xếp lại
1. Công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm:
a) Rà soát lại cơ cấu tổ chức phòng ban, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng ban;
b) Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động bảo đảm sử dụng lao động có hiệu quả;
c) Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong công ty;
d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong toàn công ty;
đ) Thực hiện chi trả chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này; thanh, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo chủ sở hữu tình hình giải quyết chính sách lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này.
2. Công ty sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm:
a) Hằng năm, đánh giá việc tuyển dụng, sử dụng lao động của công ty;
b) Chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty sau khi sắp xếp lại đối với thời gian làm việc thực tế tại công ty sau khi sắp xếp lại và thời gian làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, kể cả thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nếu chuyển đến công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;
c) Định kỳ hằng năm tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả chế độ, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;
b) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;
c) Chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện xuất quỹ, theo dõi, kiểm tra việc chi trả chế độ, quyết toán kinh phí của các công ty thực hiện sắp xếp lại thuộc trách nhiệm chi trả của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để tổng hợp chung;
d) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện chi trả của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với người lao động dôi dư;
đ) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;
e) Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, theo dõi chung.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đối với công ty thực hiện sắp xếp lại trực thuộc như sau:
a) Chỉ đạo các công ty thực hiện sắp xếp lại xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;
b) Phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư đối với từng công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này;
c) Thành lập tổ chức để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư ở công ty thực hiện giải thể, phá sản;
d) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này;
đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
a) Chỉ đạo tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phối hợp với công ty thực hiện sắp xếp lại tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách lao động dôi dư theo quy định của pháp luật; tham gia ý kiến về phương án sử dụng lao động; giám sát việc thực hiện chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư tại công ty thực hiện sắp xếp lại;
b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, chủ sở hữu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đối với công ty thực hiện sắp xếp lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản hướng dẫn.
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được vận dụng các quy định tại Nghị định này để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư. Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp của chủ sở hữu đối với công ty thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ nguồn kinh phí hợp pháp khác do chủ sở hữu quyết định.
3. Đối với công ty nhà nước, công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, nay thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này thì thực hiện giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này.
4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các quy định tại Nghị định này để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, viên chức không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần. Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, viên chức không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần được lấy từ tiền bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp không đủ thì được bổ sung tự Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
5. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con quy định tại Điều 1 Nghị định này làm chủ sở hữu, khi thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được áp dụng quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư. Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của công ty được áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
6. Trong thời gian công ty thực hiện sắp xếp lại chưa xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Ngoài các chế độ quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Nghị định này, khuyến khích các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp của công ty sau khi thống nhất với tổ chức đại diện tập thể lao động tại công ty.
8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 63/2015/ND-CP |
Hanoi, July 22nd, 2015 |
PROVIDING FOR POLICIES TOWARDS REDUNDANT EMPLOYEES DUE TO THE RESTRUCTURING OF STATE-OWNED SINGLE MEMBER LIMITED COMPANIES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government promulgates the Decree providing for policies towards redundant employees due to the restructuring of state-owned single member limited companies.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for policies towards redundant employees in state-owned single member limited companies affiliated to Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces; parent companies of state-owned economic corporations, parent companies of state-owned general companies, parent companies of groups of companies - parent companies that are restructured according to the plans approved by competent agencies (hereinafter referred to as restructured companies), including:
1. Equitization, sale.
2. Conversion into multi-member limited liability companies.
3. Conversion into public service providers.
4. Merger, amalgamation, split-up, separation.
5. Dissolution, bankruptcy.
1. Redundant employees in restructured companies specified in Article 1 of this Decree, including:
a) Employees on the list of regular employees of the restructured companies according to the regulations in Clause 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree that were recruited before April 21st, 1998 (when the Directive No. 20/1998/CT-TTg made by the Prime Minister on the promotion of restructuring and renovation of state-owned enterprises is applicable), including:
- Employees who were working for company, by the time of restructuring, the company cannot give them any job after taking every possible measure;
- Employees who are on the enterprises payrolls but have no work to do and, by the time of restructuring, the company still cannot give them any job;
- Employees working for agriculture or forestry companies undergoing restructuring process who, by the time of restructuring, are not given jobs or allocated land.
b) Employees contained in the list of regular employees of the company restructured according to the regulations in Clause 5 Article 1 of this Decree that were recruited before April 26th, 2002 (when the Decree No. 41/2002/ND-CP dated April 11th, 2002 by the Government on policies towards redundant employees due to the restructuring of state-owned enterprises is applicable);
b) Employees contained in the list of regular employees of the company restructured according to the regulations in Clause 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree that were recruited on April 21st, 1998 and afterwards, by the time of restructuring, the company cannot give them any job after taking every possible measures;
d) Employees contained in the list of regular employees of the company restructured according to the regulations in Clause 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree that were recruited on April 26th, 2002 and afterwards.
2. People who are authorized by the restructured companies to carry out rights and responsibilities of the company towards the capital of the company invested in another enterprise and assume a specialized work in the management board in such enterprise (hereinafter referred to as representative of the capital of the company), including:
a) Representatives of the capital of the restructured companies specified in Clause 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree, by the time of restructuring/the expiration of authority, the company cannot give them any job after taking every possible measures;
b) Representatives of the capital of the restructured companies specified in Clause 5 of this Decree.
3. Any agencies, organizations, and individuals relating the implementation of the policies towards the redundant employees due to the restructuring of state-owned single member limited companies according to the regulations in this Decree.
Article 3. Policies towards redundant employees that are recruited before April 21st, 1998 or before April 26th, 2002
The policies towards the redundant employees specified in Points a and b Clause 1 Article 2 of this Decree by the time the competent agencies grant approval for the plans on labor arrangement or the Court begins the bankrupt procedures are specified as follows:
1. Male redundant employees from 55 years old to 59 years old and female redundant employees from 50 years old to 54 years old who have been paying social insurance for at least 20 years are eligible for retirement pension according to the regulations in Clause 1 Article 50 of the Law on social insurance 2006 (applicable to people who retire before January 01st, 2016) or according to the regulations in Clause 4 Article 54 of the Law on social insurance 2014 (applicable to people who retire from January 01st, 2016 or later) and are eligible for the following benefits:
a) Retirement pension is not reduced due to premature retirement;
b) A pension equivalent to 03-month salary shall be provided for every year of retirement (regardless of odd months) before the regular time specified in Point a Clause 1 Article 50 of the Law on social insurance 2006 (applicable to people who retire before January 01st, 2016) or in Point a Clause 4 Article 54 of the Law on social insurance 2014 (applicable to people who retire from January 01st, 2016 or later);
b) A pension equal to 01 month’s salary regulated by the Government shall be provided for every working year having social insurance
2. Male redundant employees from over 59 years old to under 60 years old and female redundant employees from over 54 years old to under 55 years old who have been paying social insurance for at least 20 years are eligible for retirement pension according to the regulations in Clause 1 Article 50 of the Law on social insurance 2006 (applicable to people who retire before January 01st, 2016) or according to the regulations in Clause 4 Article 54 of the Law on social insurance 2014 (applicable to people who retire from January 01st, 2016 or later) and are eligible for the following benefits:
a) Retirement pension is not reduced due to retirement before regular time;
b) A pension equal to 0.5 month’s salary regulated by the Government shall be provided for every working year having social insurance.
3. If a employee is eligible for retirement according to the regulations in Point a Clause 1 Article 50 of the Law on social insurance 2006 (applicable to people who retire before January 01st, 2016) or according to the regulations in Point a Clause 1 Article 54 of the Law on social insurance 2014 (applicable to people who retire from January 01st, 2016 or later) but still has to pay the social insurance premiums for not more that 06 more months to be eligible for retirement pension, then the remaining amount shall be paid in lump sum by the State to the pension funds and death benefit funds to handle the retirement. The level of payment for the remaining amount shall be equivalent to the social insurance premium of the month before the resignation that is paid by the employee and employer multiplied the number of remaining months.
4. Any redundant employees specified in Point a Clause 1 Article 2 of this Decree who is not eligible for the benefits prescribed in Clause 1, 2 and 3 of this Article shall have the labor contract terminated and are eligible for:
a) Redundancy pay according to the regulations in Article 49 of the Labor Code;
b) A subsidy for each year working at the restructured company as follows:
- 1.5 months’ salary regulated by the Government if the employee’s seniority is below 20 years;
- 0.5 month’s salary regulated by the Government if the employee’s seniority is 20 to below 25 years;
- 0.2 month’s salary regulated by the Government if the employee’s seniority is 25 years or more.
5. Any redundant employees specified in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree who is not eligible for the benefits prescribed in Clause 1, 2 and 3 of this Article shall have the labor contract terminated and are eligible for:
a) Severance pay according to the regulations in Article 48 of the Labor Code;
b) A subsidy for each year working at the restructured company as follows:
- 02 months’ salary if the employee’s seniority is below 15 years;
- 0.7 months’ salary if the employee’s seniority is 15 years to below 20 years;
- 0.3 months’ salary if the employee’s seniority is 20 years or more.
Article 4. Policies towards redundant employees that are recruited from April 21st, 1998 afterwards or from April 26th, 2002 afterwards
By the time the competent agency grants approval for plans on labor arrangement or the Court begins the bankrupt procedures, redundant employees specified in Point c and d Clause 1 Article 2 of this Decree shall have the labor contract terminated and are eligible for:
1. Redundancy pay prescribed Article 49 of the Labor Code applicable to redundant employees in restructured companies specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree.
2. Severance pay prescribed in Article 48 of the Labor Code applicable to redundant employees in restructured companies specified in Clauses 5 Article 1 of this Decree.
Article 5. Policies towards representatives of the capital of company
1. Representatives of the capital of the company prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree are eligible for appropriate benefits specified in Article 3 of this Decree (applicable to employees recruited before April 21st, 1998 or before April 26th, 2002) or in Article 4 of this Decree (applicable to employees recruited from April 21st, 1998 afterwards or from April 26th, 2002 afterwards).
2. Representatives of the capital of the company are eligible for severance pay given by enterprise invested by a restructured company for the actual working time of such representatives at such enterprise.
Article 6. Working time as the basis for calculation of benefits
1. Working time for calculation of redundancy pay, severance pay and subsidies specified in clauses 4 and 5 Article 3 and Article 4 of this Decree is the total of actual working time of the employees (the employee who presents at working place and is included in the payroll of the company) at the restructured company after deducting the period of time the employee pay the unemployment insurance premium according to the law provisions on unemployment insurance and the time for which the restructured company has given severance pay, redundancy pay (if any).
2. If the employee worked for the restructured company since before January 01st, 1995, then working time for calculation of redundancy pay, severance pay and subsidies specified in Clauses 4 and 5 Article 3 and Article 4 of this Decree include the working time for calculating redundancy pay, severance pay and subsidies specified in clause 1 of this Article and the actual working time of the employee at the State organizations (State administrative agencies, public service providers of the State, agencies affiliated to the armed forces paying by the State budget, wholly state-owned enterprises, state-owned plantation/afforestation).
3. Working time for calculating the benefits specified in Point c Clause 1, Point b Clause 2, Clause 4, Clause 5 Article 3 and Article 4 of this Decree is calculated by years (12 months); regarding odd months, under 01 month shall be skipped, from 01 month to under 06 months shall be considered a half of a year, from 06 months to 12 months shall be considered 01 year.
Article 7. Salary as the basis for benefits
1. Salary as the basis for benefits specified in Point b Clause 1 Article 3 of this Decree is prescribed as follows:
a) Regarding redundant employees specified in Clause 1 Article 2 of this Decree, salary as the basis for benefits is the average salary agreed in the labor contracts of 05 last years before the resignation;
b) Regarding the representatives of the capital of the company specified in Clause 2 Article 2 of this Decree, salary as the basis for benefits is the monthly salary on which social insurance premiums are paid of the last 05 years before the resignation.
2. Salary as the basis for calculating the redundancy pay and severance pay specified in Point a Clause 4, Point a Clause 5 Article 3 and Article 4 of this Decree and the salary as the basis for calculating the subsidies specified in Point b Clause 5 Article 3 of this Decree is prescribed as follows:
a) Regarding redundant employees specified in Clause 1 Article 2 of this Decree, salary as the basis for calculating the pay is the average salary agreed in the labor contracts of 06 constant months before the resignation;
b) Regarding the representatives of the capital of the company specified in Clause 2 Article 2 of this Decree, salary as the basis for calculating the pay is the average salary agreed in the labor contracts of 06 constant months before being authorized to take on the power and responsibilities of the company towards their investment in another enterprise.
Article 8. Fundings for the implementation of policies towards redundant employees in restructured companies
1. Fundings for the implementation of policies towards redundant employees specified in Article 3 of this Decree and the representatives of the capital of the company are prescribed as follows:
a) Regarding companies restructure according to the regulations in Clause 1 Article 1 of this Decree, fundings for the implementation of policies towards redundant employees shall be given by the money from the initial sale of shares or money from the sale of the enterprise; if the money is insufficient, an subsidy from Enterprise Arrangement and Development Fund shall be provided;
b) Regarding companies restructured according to the regulations in Clauses 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree, fundings for the implementation of policies towards redundant employees shall be covered by Enterprise Arrangement and Development Fund shall be provided;
c) Regarding companies restructured according to the regulations in Clause 5 Article 1 of this Decree, fundings for the implementation of policies towards redundant employees shall be given by the income according to the law provisions; if the money is insufficient, a subsidy from Enterprise Arrangement and Development Fund shall be provided.
2. Fundings for the implementation of policies towards redundant employees specified in Article 4 of this Decree and the representatives of the capital of the company are prescribed as follows shall be included in production and business costs of the restructured company.
Article 9. Responsibilities of restructured companies and the companies after restructuring
1. Responsibilities of restructured companies:
a) Recheck the organizational structure of divisions, system of norms, positions in each groups, workshops, divisions;
b) Depending on the development strategy of the company after restructuring, establish a plan on use of employees according to the regulations in Article 46 of the Labor Code ensuring the effective use of employees;
c) Cooperate with the representative organizations of employees at the establishment organizing Labor conference to collect suggestions about plans on use of employees and handling of redundant employees, request competent agencies to approve; publish the plans on use of employees and handling of redundant employees in companies;
d) Propagate, disseminate the policies on redundancy to employees in the company;
dd) Provide benefits for redundant employee according to the regulations in this Decree; provide the fundings according to the law provisions;
e) Report to the owner the solution of redundancy according to the regulations in this Decree.
2. Responsibilities of companies after restructuring:
a) Every year, conduct assessment of the recruitment and use of employees of the company;
b) Give the redundancy pay/severance pay to employees transferring from restructured companies when such employees lose or resign from their job after the restructuring for the actual time working at the companies after restructuring and the actual time working at restructured companies, including the time such employees working at other state-owned companies who transfer to restructured companies before January 01, 1995 and have not received redundancy pay/severance pay.
1. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:
a) The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for providing guidance on the implementation of this Decree;
b) Monitor the implementation of policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree;
c) Every year, periodically reckon up and report to the Prime Minister the implementation of this Decree.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Guide the restructured companies to provide the benefits and make statements of funding for policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree;
b) Receive the documents, conduct appraisal and give decision on taking money from Enterprise Arrangement and Development Fund to implement the policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree;
c) Direct the State Capital and Investment Corporation to draw on its fund, supervise the provision of benefits and making of statements by restructured companies within the coverage of the Enterprise Arrangement and Development Fund, report the management and use of the Enterprise Arrangement and Development Fund for general report;
d) Monitor the payout of Enterprise Arrangement and Development Fund for redundant employees;
dd) Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in the inspection and monitoring of the implementation of policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree;
e) Every year, periodically collect and report to the Prime Minister the management and use of Enterprise Arrangement and Development Fund, concurrently report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for collection and general supervision.
3. Responsibilities of social insurance:
a) Guide the collection of social insurance money according to the regulations in this Decree;
b) Carry out the social insurance scheme for employees according to the regulations in this Decree and the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces shall take responsibilities towards the affiliated restructured companies as follows:
a) Guide the restructured companies to draw up plans on use of employees according to the law provisions and implement the policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree;
b) Grant approval for the plans on use of employees and handling of redundant employees for each restructured company specified Article 1 of this Decree;
c) Establish an organization to carry out the policies towards redundant employees in companies that are dissolved or bankrupt;
d) Monitor the implementation of policies towards redundant employees of restructured companies according to the regulations in this Decree;
dd) Every year, periodically report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs the implementation of policies towards redundant employees for collection and report to the Prime Minister.
5. Request Vietnam General Confederation of Labour to:
a) Direct the organization representing the employees at the establishment to cooperate with restructured companies to propagate and disseminate the policies towards redundant employees according to the law provisions; contribute in the plans on use of employees; supervise the provision of benefits for redundant employees of restructured companies;
b) Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the owners in monitoring the implementation of policies towards redundant employees of restructured companies according to the regulations in this Decree.
1. This Decree comes into effect from September 15, 2015.
The Decree No. 91/2010/ND-CP dated August 20th, 2010 by the Government providing for the policies towards redundant employees due to the restructuring of state-owned single member limited companies is annulled by the effect of this Decree.
Any restructured companies having plans on handling of redundant employees approved by a competent agency before the effective date of this Decree shall comply with the regulations in the Decree No. 91/2010/ND-CP dated August 20th, 2010 by the Government.
2. Any single member limited companies owned by a political organization or a socio-political organizations that carries out the restructuring according to the plans approved by a competent agencies may apply the regulations in this Decree to handle the policies towards redundant employees. Fundings for handling of policies towards redundant employees taken from the initial sale of shares or sale of enterprises (applicable to companies that are equitized or sold) or from other lawful sources (applicable to companies that are dissolved, bankrupt) or from lawful fundings from the owners (applicable to companies that are transformed into multi-member limited liability companies or public service providers, companies that are merged, amalgamated, split up or separated); if such fundings are not sufficient, a supplement from other lawful fundings shall be provided according to the decision of the owners.
3. Any state-owned companies, agriculture companies, forestry companies having not been transformed into State-owned limited liability companies that is restructured according to the regulations on Article 1 of this Decree shall carry out the policies towards redundant employees according to the regulations in this Decree.
4. Any public service providers carrying out the equitization according to the decision of a competent agency may apply the regulations in this Decree to implement the policies towards redundant employees/officials in joint-stock companies. Fundings for implementing the policies towards redundant employees/officials in joint-stock company are taken from the initial sale of shares when carrying out the equitization of public service providers; if the fundings are not sufficient, a supplement taken from Enterprise Arrangement and Development Fund shall be provided.
5. Any limited liability companies owned by the parent company of a state-owned economic corporation, parent company of a state-owned general company, parent company of a group of companies - parent companies specified in Article 1 of this decree that carries out the restructuring according to the plans approved by a competent agency may apply the regulations in this Decree to implement the policies towards redundant employees. Fundings for the implementation of policies towards redundant employees, representatives of the capital of the company shall comply with the regulations in Article 8 of this Decree. If the fundings are not sufficient, a supplement taken from Enterprise Arrangement Fund at state-owned economic corporations, state-owned general companies, groups of companies-parent companies shall be provided.
6. The salary as the basis for calculating the benefits specified in Point b Clause 1, Clause 3, Clause 4, Clause 5 Article 3 and Article 4 of this Decree shall be the amount for calculating social insurance premium according to the regulations and guidance of competent agencies until the restructured company formulates the pay scale and payroll according to the regulations in the Decree No. 49/2013/ND-CP dated May 14th, 2013 by the Government.
7. Apart from the benefits specified in Articles 3, 4 and 5 of this Decree, state-owned single member limited companies that are restructured according to the regulations in Article 1 of this Decree should provide additional support for redundant employees taken from the lawful fundings of the company after discussing with representative organizations of employees at the company.
8. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committees of provinces, Member assemblies of state-owned economic corporations, state-owned general companies shall be responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực