Chương II Nghị định 97/2022/NĐ-CP: Chính sách đối với người lao động dôi dư
Số hiệu: | 97/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 29/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2023 |
Ngày công báo: | 10/12/2022 | Số công báo: | Từ số 893 đến số 894 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian làm việc để tính chế độ với NLĐ dôi dư trong công ty nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 97/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó, thời gian làm việc để tính chế độ với NLĐ dôi dư như sau:
- Thời gian làm việc có đóng BHXH làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là thời gian tính hưởng chế độ BHXH theo quy định.
- Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP :
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP .
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP .
- Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP :
Được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
Nghị định 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người lao động dôi dư quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:
1. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
c) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.
4. Người lao động dôi dư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
a) Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (sau đây gọi là Nghị định số 145/2020/NĐ-CP);
b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
5. Người lao động dôi dư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
a) Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;
b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
Người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:
1. Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.
2. Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
1. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chính sách quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 Nghị định này.
1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định này là thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
3. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại. Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
4. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
2. Mức lương tối thiểu tháng tính bình quân quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định này được xác định bằng bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
3. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3, Điều 4 và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 3 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 148/2021/NĐ-CP);
b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ;
c) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP .
2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 4 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại;
b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP .
POLICIES FOR REDUNDANT EMPLOYEES
Article 3. Policies for redundant employees who are recruited before April 21, 1998 or April 26, 2002
A redundant employee prescribed in Point a or Point b Clause 1 Article 2 of this Decree is entitled to the following benefits:
1. A redundant employee whose age is younger than the retirement age prescribed in Clause 2 Article 169 of the Labour Code and Article 4 Decree No. 135/2020/ND-CP dated November 18, 2020 prescribing retirement ages (hereinafter referred to as “Decree No. 135/2020/ND-CP”) by 01 – 05 years, and who has paid social insurance for at least 20 years will receive retirement pension and the following benefits:
a) His/her pension will not be reduced due to early requirement;
b) He/she will receive an allowance equal to 03 months’ salary for each full year (i.e. 12 months, excluding incomplete month), of early retirement determined according to the retirement age prescribed in Clause 2 Article 169 of the Labour Code and Article 4 Decree No. 135/2020/ND-CP;
c) He/she will receive an allowance equal to 0,4 of the average statutory minimum monthly wages for each working year with payment of social insurance contributions.
2. A redundant employee whose age is younger than the retirement age prescribed in Clause 2 Article 169 of the Labour Code and Article 4 Decree No. 135/2020/ND-CP by fewer than 01 year, and who has paid social insurance for at least 20 years will receive retirement pension and the following benefits:
a) His/her pension will not be reduced due to early requirement;
b) He/she will receive an allowance equal to 0,2 of the average statutory minimum monthly wages for each working year with payment of social insurance contributions.
3. A redundant employee who reaches the retirement age prescribed in Clause 2 Article 169 of the Labour Code and Article 4 Decree No. 135/2020/ND-CP but has no more than 06 months of social insurance contribution left to be eligible to receive pension shall have the remaining social insurance contributions paid in lump sum by the State to the pension and death benefit fund in order to be eligible for retirement benefits. Total amount of social insurance contributions paid by the State equals the amount of social insurance contributions paid to the pension and death benefit fund by both employer and employee for the month preceding the month in which the employee quits his/her job multiplied by the number of required social insurance contribution months.
4. If a redundant employee prescribed in Point a Clause 1 Article 2 of this Decree is not eligible to receive the benefits prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, he/she will terminate the signed employment contract and receive the following benefits:
a) The redundancy allowance prescribed in Article 47 of the Labour Code and Clause 2 Article 8 of the Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 eLabourating on some Article of the Labour Code concerning working conditions and Labour relations (hereinafter referred to as “Decree No. 145/2020/ND-CP”);
b) He/she will receive an allowance equal to 0,05 of the average statutory minimum monthly wages for each working year at the rearranged enterprise.
5. If a redundant employee prescribed in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree is not eligible to receive the benefits prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, he/she will terminate the signed employment contract and receive the following benefits:
a) The severance pay prescribed in Article 46 of the Labour Code and Clause 1 Article 8 of the Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP;
b) He/she will receive an allowance equal to 0,2 month’s salary for each working year at the rearranged enterprise.
Article 4. Policies for redundant employees who are recruited from April 21, 1998 or April 26, 2002 onwards
A redundant employee prescribed in Point c or Point d Clause 1 Article 2 of this Decree is entitled to the following benefits:
1. The redundancy allowance prescribed in Article 47 of the Labour Code and Clause 2 Article 8 of the Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP shall be paid to an employee of the rearranged enterprise prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 1 of this Decree.
2. The severance allowance prescribed in Article 46 of the Labour Code and Clause 1 Article 8 of the Government’s Decree No. 145/2020/ND-CP shall be paid to an employee of the rearranged enterprise prescribed in Clause 5 Article 1 of this Decree.
Article 5. Policies for representatives of enterprise’s stakes
1. Representatives of stakes of the rearranged enterprises prescribed in Point dd Clause 1 Article 2 of this Decree who are recruited before April 21, 1998 or April 26, 2002 are entitled to receive the benefits prescribed in Article 3 of this Decree.
2. Representatives of stakes of the rearranged enterprises prescribed in Point dd Clause 1 Article 2 of this Decree who are recruited from April 21, 1998 or April 26, 2002 onwards are entitled to receive the benefits prescribed in Article 4 of this Decree.
Article 6. Working period as the basis for calculation of benefits
1. The working period with social insurance contributions as the basis for calculation of the allowance prescribed in Point c Clause 1 and Point b Clause 2 Article 3 of this Decree is the length of time qualifying as the basis for payment of compulsory social insurance benefits as prescribed in the Law on social insurance.
2. The working period as the basis for calculation of redundancy allowance and severance allowance prescribed in Point a Clause 4, Point a Clause 5 Article 3 and Article 4 of this Decree shall be determined according to Clause 2 Article 47, Clause 2 Article 46 of the Labour Code and Clause 3, Clause 4 Article 8 of the Decree No. 145/2020/ND-CP.
3. The working period as the basis for calculation of the allowance prescribed in Point b Clause 4 and Point b Clause 5 Article 3 of this Decree is total length of time during which the employee has actually worked at the rearranged enterprise. The actual period of working for the rearranged enterprise shall be determined according to Point a Clause 3 and Clause 4 Article 8 of the Decree No. 145/2020/ND-CP.
4. The working period as the basis for calculation of the allowance prescribed in Point c Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 4 and Point b Clause 5 Article 3 of this Decree is expressed in years (i.e. full 12 months). The working period of from 01 month to 06 months shall be considered a half of year, and the working period of more than 06 months shall be considered as a full year.
Article 7. Salary as the basis for calculation of benefits
1. The salary as the basis for calculation of the allowance prescribed in Point b Clause 1 Article 3 of this Decree is the average monthly wage as the basis for paying social insurance contributions of the 05 last working years before quitting the job.
2. The average statutory minimum monthly wages prescribed in Point c Clause 1, Point b Clause 2 and Point b Clause 4 Article 3 of this Decree shall be the average of the region-based statutory minimum monthly wages announced by the Government at the date on which the employee quits his/her job.
3. The salary as the basis for calculation of redundancy allowance and severance allowance prescribed in Point a Clause 4, Point a Clause 5 Article 3 and Article 4, and the allowance prescribed in Point b Clause 5 Article 3 of this Decree is the sum of base salary, allowances and other additional amounts as the basis for calculation of redundancy allowance and severance allowance specified in the employment contract as prescribed in Article 21 of the Labour Code and relevant guiding documents.
Article 8. Funding for implementation of policies for redundant employees
1. Funding for implementing policies for redundant employees as prescribed in Article 3 and representatives of enterprise’s stakes as prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree is stipulated as follows:
a) With regarding to a rearranged enterprise prescribed in Clause 1 Article 1 of this Decree, funding shall be the proceeds earned from initial offering of shares or selling of enterprise; If such proceeds are not enough for covering costs of implementation of such policies, funding from state budget shall be provided according to the Government’s Decree No. 148/2021/ND-CP dated December 31, 2021 on management and use of proceeds earned from transfer of ownership of enterprises and public service providers, transfer of state capital and difference between the owner's equity and charter capital of enterprises (hereinafter referred to as “Decree No. 148/2021/ND-CP”);
b) With regarding to a rearranged enterprise prescribed in Clause 2, 3 or 4 Article 1 of this Decree, funding shall be derived from state budget in accordance with the provisions of the Decree No. 148/2021/ND-CP;
c) With regarding to a rearranged enterprise prescribed in Clause 5 Article 1 of this Decree, funding shall be the proceeds earned during the dissolution or bankruptcy as prescribed by laws; If such proceeds are not enough for covering costs of implementation of such policies, funding from state budget shall be provided in accordance with the provisions of the Decree No. 148/2021/ND-CP.
2. Funding for implementing policies for redundant employees as prescribed in Article 4 and representatives of enterprise’s stakes as prescribed in Clause 2 Article 5 of this Decree is stipulated as follows:
a) With regarding to a rearranged enterprise prescribed in Clause 1, 2, 3 or 4 Article 1 of this Decree, funding for implementing policies shall be recorded as business expenses of the rearranged enterprise;
b) With regarding to a rearranged enterprise prescribed in Clause 5 Article 1 of this Decree, funding shall be the proceeds earned during the dissolution or bankruptcy as prescribed by laws; If such proceeds are not enough for covering costs of implementation of such policies, funding from state budget shall be provided in accordance with the provisions of the Decree No. 148/2021/ND-CP.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực