Chương IV Nghị định 94/2018/NĐ-CP : Quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ
Số hiệu: | 94/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2018 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công
Ngày 30/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó,
- Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
+ Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công;
+ Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc phát hành công cụ nợ trên thị trường trong nước phải đảm bảo:
a) Trong kế hoạch phát hành được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành công cụ nợ của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ trên thị trường chứng khoán.
2. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế phải đảm bảo:
a) Có đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được Chính phủ phê duyệt;
b) Phù hợp với luật pháp tại thị trường phát hành;
c) Chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Không phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để cho vay lại.
3. Việc vay vốn nước ngoài dưới hình thức thỏa thuận vay, hiệp định vay phải đảm bảo:
a) Chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên;
b) Các khoản vay mới phải được đánh giá về thành tố ưu đãi, tác động đến hạn mức vay nợ và chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công;
c) Đề xuất dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định rõ cơ chế tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);
d) Việc đàm phán, ký kết hiệp định vay, thỏa thuận vay phải đảm bảo chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn; trường hợp thỏa thuận vay, hiệp định vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.
4. Đối với các khoản vay từ nguồn tài chính khác phải bảo đảm:
a) Được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Quản lý nợ công;
b) Hình thức vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay;
c) Xác định rõ mức tiền vay, kỳ hạn, lãi suất, các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên liên quan và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến việc vay nợ.
1. Vốn vay trong nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương;
b) Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và đảm bảo thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ;
c) Chi trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
2. Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, cụ thể:
- Cấp phát đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.
- Các khoản vay nước ngoài bằng tiền được hòa đồng vào ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển.
b) Cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
3. Xây dựng dự toán:
a) Các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán sử dụng vốn vay cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;
b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Bố trí vốn đối ứng:
a) Các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được lập kế hoạch tài chính hằng năm. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn vay nước ngoài (phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ) và kế hoạch vốn đối ứng trong nước;
b) Đối với chương trình, dự án vay nước ngoài được áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Đối với chương trình, dự án được áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc vay lại một phần vốn vay nước ngoài của Chính phủ, chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
1. Đối với nợ Chính phủ:
a) Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách trung ương để trả nợ;
b) Bộ Tài chính thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn;
c) Đối với các khoản vay về cho vay lại, Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ gốc, lãi, phí và các chi phí có liên quan.
2. Đối với nợ chính quyền địa phương:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương để trả nợ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn.
3. Đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh:
a) Đối tượng được Chính phủ bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo quy định của thỏa thuận vay với bên cho vay và thỏa thuận bảo lãnh của Chính phủ.
b) Nghĩa vụ của người bảo lãnh và trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh trong việc trả nợ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ.
MANAGEMENT OF LOANS AND REPAYMENT THEREOF
Article 19. Management of loans
1. Issuance of debt instruments in domestic market must ensure:
a) those debt instruments are included in the issuance plan approved by competent authorities;
b) the Ministry of Finance, on behalf of the Government, shall issue Government’s debt instruments or authorize State Treasury to issue those debt instruments or People's Committees of provinces to issue provincial bonds;
c) those debt instruments are issued in accordance with provisions of the Law on Issuance, registration, depository, listing and trading of debt instruments on the stock market.
2. Issuance of Government bonds in international market must:
a) be approved in the project for issuing Government bonds in international market by the Government;
b) conform to law provisions applied to the market where those bonds are issued;
c) ensure that international bonds are issued only to finance central government budget deficit for investment and development in accordance with provisions of the Law on State Budget and restructure Government debts. Government bonds must not be issued in international market to be on-lent.
3. External loans under loan contract or agreements must ensure:
a) those loans are only used for investment and development but not for recurrent expenditures;
b) new loans must be evaluated in terms of grant element, impact on loan limits and indicators of public debt safety in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management;
c) those loans are included in the loan project approved by the Prime Minister which specifies operated financial mechanism of programs and projects funded by loans provided or on-lent;
d) negotiation and sign of loan contracts are made for programs or projects funded by external loans approved by competent authorities In case the loan contract is considered international agreement on behalf of the State, the Government shall submit a report on negotiation, sign or ratification of such contract to the President and for loan contract on behalf of the Government, the Prime Minister shall make decision and provide guidelines for negotiation and sign of such contract.
4. Loans from other financial sources must:
a) be ratified by competent authorities in accordance with provisions of the Law on Public debt management;
b) be raised under loan contracts or as ratified by competent authorities;
c) ensure that loan amounts, loan period, loan interests, expenses relating to the loans, repayment methods, repayment period, debt extension, penalties for late repayment (if any), rights and responsibilities of relevant parties and other conditions or provisions regarding the loans are clearly specified.
Article 20. Management of loan use
1. Domestic loans may be used to:
a) finance the deficit of central government budget and local government budget;
b) finance temporary central government budget and ensure liquidity of Government bond market;
c) repay due principals of central and local government budget and restructure Government debts
2. External loans of the Government may be used to:
a) finance central government budget deficit, to be specific:
- Finance investment and development programs and projects subject to obligatory expenditure of central government budget
- Include external loans in cash in state budget for investment and development
b) to be on-lent to People's Committees of provinces, enterprises and public service providers in accordance with regulations in the Government Decree on ODA loans to be on-lent and external concessional loans
3. Estimate making:
a) Ministries and provinces shall make estimates of loan use in conjunction with state budget estimates in compliance with provisions of the Law on State Budget which are then submitted to the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment to be consolidated;
b) The Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment shall make a consolidated report on the above-mentioned estimates and send it to competent authorities for approval in accordance with provisions of the Law on State Budget.
4. Reciprocal capital raising:
a) Annual financial plans must be made for programs and projects funded by external loans of the Government. Such plan shall contain external loan plans (according to each country or the sponsor) and domestic reciprocal capital plans;
b) For programs and project fully funded by external loans of the Government, reciprocal capitals may be generated from annual state budget estimates made by the governing body according to budget management decentralization and from other financial sources in accordance with the law provisions;
c) For programs and project partially or fully funded by the Government's external loans to be on-lent, reciprocal capital may be generated from equity capital or other legal capital sources of the project owner.
5. The Ministry of Finance shall provide specific guidelines for financial management regime applied to programs and projects funded by external loans of the Government.
Article 21. Organization of repayment
1. With regard to Government debts:
a) The Ministry of Finance shall set aside an amount in central government budget to repay debts;
b) The Ministry of Finance shall fully pay off principals, interests and charges on schedule;
c) For loans to be on-lent, the Ministry of Finance and intermediary borrowers authorized by the Ministry of Finance shall be responsible for recovering all principals, interests, charges and relevant fees.
2. With regard to provincial debts:
a) People’s Committees of provinces shall set aside an amount in local government budget to repay debts;
b) People's Committees of provinces shall fully pay off principals, interests and charges on schedule.
3. With regard to sovereign-guaranteed debts:
a) Sovereign-guaranteed borrowers shall meet debt service as agreed in the loan contracts signed with their creditors and contracts for sovereign guarantee.
b) Guarantees and guaranteed-borrowers must fulfill their repayment obligation in accordance with regulations in the Government Decree on provision and management of sovereign guarantee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực