Chương III Nghị định 94/2018/NĐ-CP : Xây dựng và thực hiện kế hoạch vay , trả nợ công
Số hiệu: | 94/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2018 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công
Ngày 30/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó,
- Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
+ Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công;
+ Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công và các cân đối kinh tế vĩ mô theo các Nghị quyết của Quốc hội.
3. Quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư công, tiền tệ và tín dụng.
4. Quan điểm chỉ đạo định hướng của Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
5. Tình hình thực hiện các thỏa thuận vay, công cụ nợ hiện hành; nhu cầu sử dụng vốn vay và dự báo tình hình trong nước, nước ngoài có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn theo các thỏa thuận vay, phát hành công cụ nợ trong thời gian 05 năm kế hoạch.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan chủ quản thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công đánh giá tình hình quản lý sử dụng nợ công của bộ, cơ quan ngang bộ trong giai đoạn 05 năm trước và dự kiến nhu cầu sử dụng nợ công trong giai đoạn 05 năm sau, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
4. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
5. Căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội cùng với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, đảm bảo:
a) Tổng mức vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương trong phạm vi kế hoạch được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện vay, trả nợ công 05 năm:
a) Tổng số vay, trả nợ 05 năm trong phạm vi kế hoạch được Quốc hội quyết định;
b) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các giải pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
c) Báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm (nếu cần thiết).
3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
1. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành.
2. Kế hoạch vay trả nợ công 05 năm (trường hợp thời gian 03 năm chương trình trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, định hướng quản lý nợ công giai đoạn 05 năm sau (trường hợp thời gian 03 năm chương trình có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm).
3. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công trong thời gian 03 năm kế hoạch; tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế liên quan đến dự báo trong quá trình lập chương trình quản lý nợ công 03 năm quốc gia năm trước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Bộ Tài chính lập chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các bộ, ngành và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo phục vụ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm.
4. Căn cứ kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo Quốc hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bao gồm hạn mức bảo lãnh Chính phủ, hạn mức vay về cho vay lại năm kế hoạch, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cùng với kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm sát với tình hình thực tiễn; đánh giá thực hiện năm hiện hành, dự báo cho 02 năm tiếp theo;
b) Ưu tiên giải ngân đối với các khoản ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại; hạn chế vay theo hình thức phát hành trái phiếu (vay thương mại).
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm, bảo đảm:
a) Việc vay, trả nợ trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm được Quốc hội quyết định;
b) Đánh giá cơ cấu nợ công phù hợp với chỉ tiêu an toàn nợ, bao gồm nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phương và nợ được chính phủ bảo lãnh;
c) Đánh giá thực hiện và đưa ra kiến nghị phù hợp để các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi trần và ngưỡng cảnh báo.
1. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ:
a) Kế hoạch huy động vốn vay gồm phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn trong nước, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế và huy động từ các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch sử dụng vốn vay gồm bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ, cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Kế hoạch trả nợ gồm gốc, lãi, phí và chi phí liên quan đến khoản vay, công cụ nợ phát hành, trong đó bao gồm kế hoạch trả nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại.
2. Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương:
a) Kế hoạch huy động vốn vay gồm vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các ngân hàng chính sách của Nhà nước, vay ngân quỹ Nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng và vay trong nước khác theo quy định của Luật Quản lý nợ công và pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương gồm: Bù đắp bội chi ngân sách địa phương, trả nợ gốc đến hạn;
c) Kế hoạch trả nợ của chính quyền địa phương bao gồm trả nợ gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan theo từng nguồn vốn vay; xác định nguồn để trả nợ.
3. Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ bao gồm:
a) Hạn mức vay về cho vay lại bao gồm cho vay lại chính quyền địa phương và cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp;
b) Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm bao gồm bảo lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp.
1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay mới để trả nợ gốc theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
3. Tình hình thị trường vốn trong nước, nước ngoài; dự kiến lãi suất, tỷ giá, nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ Chính phủ năm kế hoạch.
4. Hạn mức dư nợ, bội chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành và nhu cầu sử dụng vốn vay cho các chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương, đối tượng được vay lại và đối tượng được bảo lãnh Chính phủ.
1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay mới để trả nợ gốc theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
3. Tình hình thị trường vốn trong nước, nước ngoài; dự kiến lãi suất, tỷ giá, nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ Chính phủ năm kế hoạch.
4. Hạn mức dư nợ, bội chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành và nhu cầu sử dụng vốn vay cho các chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương, đối tượng được vay lại và đối tượng được bảo lãnh Chính phủ.
1. Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ là cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc lập kế hoạch giải ngân, sử dụng vốn theo từng chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý nợ của chính quyền địa phương.
3. Đối tượng vay lại, đối tượng được bảo lãnh lập kế hoạch vay, trả nợ đối với các khoản vay lại và bảo lãnh Chính phủ, gửi Bộ Tài chính để xác định hạn mức vay ODA, vay ưu đãi về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ theo quy định của Nghị định của Chính phủ về quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, trình Chính phủ quyết định.
4. Bộ Tài chính xây dựng tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương và tổng hợp mức vay, trả nợ của ngân sách địa phương vào dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
5. Căn cứ tổng mức vay, trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, hạn mức vay ODA, hạn mức vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ đã được Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, bảo đảm trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được phê duyệt.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp nhu cầu vay, trả nợ nước ngoài ngắn, trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, đề xuất tốc độ tăng dư nợ vay ngắn hạn tối đa và hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức quản lý và giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó:
a) Bộ Tài chính quản lý, giám sát nợ nước ngoài của Chính phủ, các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh bảo đảm các hạn mức được phê duyệt;
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, giám sát nợ tự vay tự trả nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và đảm bảo trong hạn mức được phê duyệt.
3. Trong khoảng thời gian chưa có phê duyệt hạn mức vay của năm kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, xác định khoản vay nằm trong hạn mức vay hằng năm với điều kiện số lũy kế vay ròng đến thời điểm xác nhận không vượt quá 50% hạn mức vay của năm liền trước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương, đảm bảo:
a) Trong phạm vi kế hoạch vay, trả nợ hằng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Đảm bảo dư nợ trong năm không vượt quá hạn mức theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
c) Bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm, đảm bảo:
a) Tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối ngân sách nhà nước theo dự toán được Quốc hội phê duyệt;
b) Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài theo dự toán ngân sách nhà nước;
c) Tuân thủ hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được Chính phủ phê duyệt.
PREPARATION AND IMPLEMENTATION OF PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS
Section 1. 5-YEAR PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS
Article 8. Bases for preparing 5-year public borrowing and repayment plans
1. Implementation of socio-economic development plans, 5-year national financial plans, midterm public investment plans and previous 5-year public borrowing and repayment plans
2. Objectives and orientation for socio-economic development, finance and state budget, public investment and macroeconomic balances according to Resolutions of the National Assembly
3. Law regulations on finance - state budget, public debts, public investment, currency and credit
4. Guidelines provided by the Government for preparing socio-economic development plans, 5-year financial plans and midterm public investment plans
5. Execution of loan contracts and use of current debt instruments; demand for use of loans and forecasts about domestic and external loans that create negative impact on the capacity for raising loans under loan contracts and issuance of debt instruments in 5 planning years.
Article 9. Procedure for preparing 5-year public borrowing and repayment plans
1. People’s Committees of provinces shall prepare 5-year borrowing and repayment plans of provinces and send them to the Ministry of Finance in accordance with the Government regulations on management of provincial debts to be included in the 5-year public borrowing and repayment plan.
2. Ministries and ministerial agencies that are in charge of public debt using programs or projects shall evaluate the management of public debt use by ministries and ministerial agencies in the previous 5 years and anticipate the need for public debt use in the next 5 years then submit a report on the above-mentioned issues to the Ministry of Finance which is then included in the 5-year public borrowing and repayment plan.
3. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant ministries and provinces in preparing and submitting the next 5-year public borrowing and repayment plan associated with the 5-year national financial plan to the Prime Minister.
4. Based upon opinions of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall preside over and cooperate with ministries and provinces in completing the preparation of the next 5-year public borrowing and repayment plan and sending such plan with the 5-year national financial plan to the Standing Committee of National Assembly and agencies of National Assembly.
5. Based upon opinions of the Standing Committee of National Assembly and National Assembly Committees, the Ministry of Finance shall complete the preparation of the next 5-year public borrowing and repayment plan then send it to the Prime Minister which is later submitted to the National Assembly together with the 5-year national financial plan.
Article 10. Implementation of 5-year public borrowing and repayment plans
1. People’s Committees of provinces shall instruct provincial specialized agencies to implement 5-year borrowing and repayment plans of provinces to ensure:
a) total 5-year loan and repayment amount of provinces do not exceed the limit specified in the plan ratified by the People's Council of provinces;
b) money amounts to repay debts is set aside on schedule
2. The Ministry of Finance shall preside over the supervision and evaluation of implementation of 5-year public borrowing and repayment plan, specifically as follows:
a) Ensure that total 5-year loan and repayment amount do not exceed the limit specified in the plan ratified by the National Assembly;
b) Send a report on solutions prescribed in clause 2 in Article 7 herein to the Government which is then submitted to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly;
c) Send a report on such implementation to the Government which is then submitted to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly for adjusting the 5-year public borrowing and repayment plan (where necessary).
3. Ministries, People's Committees of provinces and relevant agencies shall be responsible for cooperating with the Ministry of Finance in preparing and implementing 5-year public borrowing and repayment plan.
Section 2. 3-YEAR PUBLIC DEBT MANAGEMENT PROGRAMS
Article 11. Bases for developing 3-year public debt management programs
1. Implementation of socio-economic plans, state budget estimates, public borrowing and repayment plans in current year
2. 5-year public borrowing and repayment plan (if the 3-year program is in the 5-year plan) or objectives and orientations for public debt management in the next 5-year period (in case the 3-year period of the program is between two 5-year plans)
3. Forecasts about target for socio-economic development, state budget and public investment in 3 planning years and domestic and international capital market relating to the forecast during the preparation of the previous 3-year public debt management program.
Article 12. Procedure for developing 3-year public debt management programs
1. People’s Committees of provinces shall develop 3-year provincial debt management programs and send them to the Ministry of Finance in accordance with the Government regulations on management of provincial debts which are then included in the 3-year public debt management plan.
2. The Ministry of Finance shall develop a 3-year public debt program and send it to the Prime Minister together with the 3-year financial plan in accordance with provisions of the Law on State Budget.
3. Relevant agencies and ministries shall be responsible for cooperating with the Ministry of Finance in providing information and sending reports for the purpose of developing the 3-year public debt management plan.
4. According to the 3-year financial plan submitted to the National Assembly and annual state budget estimates ratified by the National Assembly, the Ministry of Finance shall preside over the completion of preparation of 3-year public debt management program, including limit on sovereign guarantee and limits on loans to be on-lent in the planning year and send such program to the Government which is then submitted to the Prime Minister together with annual public borrowing and repayment plans for ratification.
Article 13. Implementation of 3-year public debt management programs
1. People's Committees of provinces shall instruct specialized agencies to implement 3-year provincial debt management programs, specifically as follows:
a) Develop 3-year provincial debt management programs according to the reality and evaluate the implementation of the program in current year as well as anticipate the next 2-year implementation;
b) Prioritize disbursement of ODA loans and external concessional loans to be on-lent and reduce loans by issuing bonds (market loans)
2. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with ministries and provinces in implementing the 3-year public debt management program, specifically as follows:
a) Ensure that loan and repayment amounts do not exceed the limit specified in the 5-year public borrowing and repayment plan ratified by the National Assembly;
b) Evaluate public debt structure in consistent with indicators of public debt safety, including Government debts, provincial debts and sovereign-guaranteed debts;
c) Evaluate the implementation and make appropriate proposals for keeping indicators of public debt safety under the public debt ceiling and threshold
Section 3. ANNUAL PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS
Article 14. Contents of annual public borrowing and repayment plans
1. Borrowing and repayment plans of the Government:
a) Loan raising plans including issuance of debt instruments in the domestic market, ODA loans, external concessional loans, Government bonds issued in the international market and loans from other sources in accordance with provisions of the Law on State Budget;
b) Loan use plan including making up central government budget deficit, repaying due principals, restructuring Government debts arising from ODA loans and external concessional loans on-lent to People's Committees of provinces, public service providers and enterprises;
c) Principal repayment plans including paying off principals, interests, fees and charges relating to loans and issued debt instruments which consist of plans for repaying Government debts arising from direct loans and loans to be on-lent
2. Borrowing and repayment plans of provinces:
a) Loan raising plans including Government's external loans to be on-lent, issuance of provincial bonds, loans from banks for social policies, state funds, credit institutions and other domestic loans in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management and the Law on State Budget;
b) Loan use plans including making up central government budget deficit and repaying due principals;
c) Repayment plans including paying off principals, interests, fees and charges relating to each loan and determining repayment sources
3. Limits on ODA loans and concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee shall consist of:
a) Limits on loans to be on-lent including loans to be on-lent to provinces, public service providers and enterprises;
b) annual limit on sovereign guarantee including underwriting for issuance of bonds by Development Bank of Vietnam and banks for social policies and domestic and external loans of enterprises guaranteed by the Government.
Article 15. Bases for preparing annual public borrowing and repayment plans
1. The 5-year public borrowing and repayment plan and 3-year public debt management program
2. Loan raising tasks for financing state budget deficit, new loans for repaying principals according to state budget estimates ratified by the National Assembly
3. Domestic and foreign capital market, forecasts for interests, exchange rate and demand for restructuring Government debts in the planning year
4. Limit on outstanding loan and local government budget deficit as prescribed in the Law on State Budget
5. Implementation of public borrowing and repayment plan in the current year and demand for use of loans for financing programs and projects run by ministries, provinces, end-borrowers and sovereign-guaranteed borrowers
Article 16. Procedure for preparing and ratifying annual public borrowing and repayment plans
1. The governing bodies which are ministries, ministerial agencies and agencies affiliated to the Government shall instruct owners of affiliated projects to prepare annual plans for disbursement and use of loans provided for each program and project by the time of making annual state budget estimates which are then consolidated and submitted to the Ministry of Finance.
2. People’s Committees of provinces shall prepare borrowing and repayment plans of provinces in accordance with regulations in the Government Decree on management of provincial debts.
3. End-borrowers and guaranteed borrowers shall prepare borrowing and repayment plans for loans to be on-lent and sovereign-guaranteed loans and send them to the Ministry of Finance for the purpose of determining limits on ODA loans and concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee in accordance with regulations in the Government Decree on management of ODA loans to be on-lent, external concessional loans of the Government and Decree on provision and management of sovereign guarantee which are then submitted to the Government for ratification.
4. The Ministry of Finance shall prepare total borrowing and repayment amounts of central government budget and include total borrowing and repayment amounts of local government budget in state budget estimates then send them to the Government which are later submitted to the National Assembly for ratification.
5. According to annual total borrowing and repayment amounts of state budget ratified by the National Assembly, limits on ODA loans and external concessional loans to be on-lent and limit on sovereign guarantee ratified by the Government, the Ministry of Finance shall prepare an annual public borrowing and repayment plan and submit it to the Prime Minister for ratification.
6. According to the annual borrowing and repayment plan ratified by the Prime Ministers, ministries and provinces shall implement such plan within its scope and approved limits.
Article 17. Developing and controlling indicators of external debts
1. The State Bank shall make a consolidated report on demand for midterm, short-term and long-term external loans and repayment thereof without sovereign guarantee and suggest the maximum growth rate of outstanding debts of short-term loans and limits on midterm, short-term and long-term external loans without sovereign guarantee and send them to the Ministry of Finance which are then included in the annual public borrowing and repayment plan and submitted to the Prime Minister for approval.
2. According to decision of the Prime Minister, the Ministry of Finance and State Bank shall supervise and control indicators of external debts, specifically as follows:
a) The Ministry of Finance shall manage and supervise Government’s external debts and external loans guaranteed by the Government under the approved limits;
b) The State Bank shall manage and supervise debts arising from external loans without sovereign guarantee in accordance with provisions of the Law on Management of external borrowing and repayment thereof by enterprises without sovereign guarantee and ensure the borrowing amounts do not exceed the approved limits.
3. In case limits on loans in the planning year are not yet approved, the Ministry of Finance and the State Bank shall determine loan amounts within annual loan limits in such a way that accumulated net borrowing amount do not exceed 50% of the loan limit in the previous year.
Article 18. Implementation of annual borrowing and repayment plans
1. People’s Committees of provinces shall instruct specialized agencies to implement annual borrowing and repayment plans of provinces to ensure:
a) those plans are carried out within the scope of annual borrowing and repayment plans ratified by National Assembly and People's Council of provinces;
b) outstanding loan in the year shall not exceed the limit prescribed in clause 6 in Article 7 of the Law on State Budget and relevant guiding documents;
c) sum of money for repayment is set aside on schedule.
2. The Ministry of Finance shall cooperate with ministries and provinces in implementing the annual borrowing and repayment plan to ensure:
a) total loan and repayment amounts of the Government could balance state budget according to the estimates approved by National Assembly;
b) investment capital from external loans may be disbursed according to state budget estimates;
c) loan and repayment amounts shall not exceed limits on loans to be on-lent and limit on annual sovereign guarantee approved by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực