Chương II Nghị định 94/2018/NĐ-CP : Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
Số hiệu: | 94/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2018 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công
Ngày 30/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó,
- Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
+ Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công;
+ Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.
1. Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước.
3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.
4. Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.
5. Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài.
6. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:
a) Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;
b) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Giảm mức vay của chính quyền địa phương;
d) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
3. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
DEVELOPMENT AND CONTROL OF INDICATORS OF PUBLIC DEBT SAFETY
Article 4. Indicators of public debt safety
1. Indicators of public debt safety prescribed in clause 1 in Article 21 of the Law on Public Debt Management include:
a) Public debt-to-GDP ratio;
b) Government debt-to-GDP ratio;
c) Ratio of debt service of the Government (excluding on-lent loans) to total state budget revenues;
d) External debt-to-GDP ratio;
dd) External debt service-to-export turnover ratio
2. Public debt ceiling and public debt warning threshold:
a) Public debt ceiling means the maximum percentage of indicators of public debt safety prescribed in clause 1 in this Article;
b) Public debt warning threshold (hereinafter referred to as “threshold”) means the limited public debt safety indicators nearly reaching the public debt ceiling that requires solutions for ensuring these indicators not exceeding the debt limit ratified by National Assembly.
Article 5. Bases for developing indicators of public debt safety
1. Orientation for 5-year socio-economic development plans
2. Control of indicators of public debt safety for previous 5-year period
3. Growth rate and internal saving ratio of the economics
4. Balance of state budget revenues, expenditures and deficit, balance between the borrowing requirement and repayment capacity; balance of foreign currency, borrowing requirement and structure of investment capital of the society and other macroeconomic balances.
5. Capacity for raising domestic and foreign loans
6. Experiences and international practice in developing indicators of public debt safety
Article 6. Developing indicators of public debt safety
1. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant agencies in determining the public debt ceiling and threshold and send them to the Government which is then submitted to the National Assembly and ratified in national 5-year financial plans.
2. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “the State Bank”) in working out external debt-to-GDP ratio and external debt service-to-export turnover ratio.
Article 7. Control of indicators of public debt safety
1. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the State Bank and relevant agencies in making a consolidated report on evaluation of the control of indicators of public debt safety within the annual borrowing and repayment plans and send it to the Government which is then included in annual report on performance tasks associated to finance and state budget and submitted to National Assembly and the Standing Committee of National Assembly.
2. When indicators of public debt safety reach the threshold, the Ministry of Finance shall submit solutions for keeping those indicators under the public debt ceiling ratified by the National Assembly to the Government for adoption or submit these solutions to the National Assembly and Standing Committee of National Assembly, including:
a) Decreasing amounts of ODA loans to be on-lent and Government’s concessional loans;
b) Lowering the limit on sovereign guarantee;
c) Decreasing loan amounts of provinces;
d) Decreasing state budget deficit for the purpose of reducing Government's debts
3. In case indicators of public debt safety still exceed the public debt ceiling decided by the National Assembly although solutions prescribed in clause 2 in this Article have been adopted, the Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant agencies in sending solutions and roadmaps for adjusting 5-year public borrowing and repayment plans or adjusting the public debt ceiling in accordance with provisions of the Law on Public Debt Management to the Government which are then submitted to the National Assembly for ratification.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực