Chương I Nghị định 94/2018/NĐ-CP : Quy định chung
Số hiệu: | 94/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 25/07/2018 | Số công báo: | Từ số 801 đến số 802 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công
Ngày 30/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công. Theo đó,
- Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
+ Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công;
+ Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm: Các chỉ tiêu an toàn nợ công; xây dựng và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm; quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công; báo cáo và công bố thông tin về nợ công.
Nghị định này áp dụng đối với Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nợ công.
Ngoài giải thích từ ngữ nêu tại Điều 3 Luật Quản lý nợ công, các từ ngữ được sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Công bố thông tin về nợ công là việc cung cấp rộng rãi ra công chúng các thông tin, dữ liệu về nợ công theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chủ quản là cơ quan cấp bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Công cụ quản lý nợ công bao gồm chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hằng năm.
4. Rủi ro danh mục nợ công là các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục nợ công khi có những biến động về thị trường, tín dụng, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, lãi suất và rủi ro trong quá trình huy động, sử dụng và trả nợ của Chính phủ.
5. Hạn mức vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại là mức tối đa Chính phủ vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về để cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.
6. Hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay tự trả là mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ đi số trả nợ gốc trong kỳ tính hạn mức.
7. Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay.
8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.
9. Hoán đổi nợ là việc cùng mua, cùng bán 02 hoặc nhiều hơn các khoản nợ khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.
10. Mua lại nợ là việc thực hiện mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ của chủ thể đi vay hoặc chủ thể phát hành công cụ nợ.
This Decree provides for public debt management, including indicators of public debts, preparation and implementation of 5-year public borrowing and repayment plans, 3-year public debt management programs, annual public borrowing and repayment plans, management of risks faced by public debt portfolios and reports and disclosure of public debt information.
This Decree applies to the Ministry of Finance, ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces, organizations and individuals relating to public debt management.
Apart from the definition provided in Article 3 in the Law on Public Debt Management, terms specified herein shall be construed as follows:
1. Disclosure of public debt information means publishing information and data on public debts in accordance with the law provisions.
2. Governing body may be agency of ministry level, ministerial agency or People's Committee of province or centrally-affiliated city.
3. Public debt management instruments include indicators of public debts, 5-year public borrowing and repayment plans, 3-year public debt management programs and annual public borrowing and repayment plans.
4. Risks faced by public debt portfolios mean potential risks associated to public debt portfolios when there are fluctuations of the market, credit, liquidity, exchange rate, interest and risks incurred during raising and use of loans as well as repayment of Government debts.
5. Limits on ODA loans and external concessional loans to be on-lent mean the maximum sum of ODA loans and external concessional loans raised by the Government to be on-lent to People's Committees of provinces, enterprises and public service providers for 1 year or 5 years, being determined by actual sum of loans minus (-) principals.
6. Limits on midterm and long-term external loans without sovereign guarantee mean limits on midterm and long-term market loans of enterprises, financial, credit institutions, branches of foreign banks, cooperatives, cooperative alliance, being determined by actual sum of loans minus (-) principals in the limit period.
7. Debt extension means allowing the extension of debt repayment period committed in the loan contract and loan interest still accrues during such extension period.
8. Rollover means raising new loans to partially or fully repaid old debts.
9. Debt swap means concurrently buying or selling two or more different debts offered by one debtor at the same time with the aim to restructure debt portfolios.
10. Debt purchase means partially or fully buying debts of the borrower or the person issuing debt instruments.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực