Chương IV Nghị định 89/2018/NĐ-CP: Kiểm dịch y tế đối với hàng hóa
Số hiệu: | 89/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2018 |
Ngày công báo: | 07/07/2018 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 25/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
Theo đó, tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh được quy định như sau:
Ban ngày, tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
- Treo 1 cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh.
- Treo 2 cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Treo 2 cờ, 1 cờ chữ “Q” và 1 cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
- 01 đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh.
- 02 đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- 01 đèn đỏ và 01 đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Nghị định 103/2010/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 89/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 10/8/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 24, 25 Nghị định này đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
d) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
a) Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;
b) Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.
3. Thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.
4. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.
5. Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.
6. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
b) Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra các loại giấy tờ sau:
a) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
b) Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy: bản sao bản khai hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 25 Nghị định này đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.
1. Đối tượng kiểm tra:
Hàng hóa quy định tại khoản 1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
b) Tình trạng vệ sinh chung;
c) Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
1. Đối tượng xử lý y tế:
Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
5. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.
Article 20. Cargoes subject to compulsory health declaration
Health declaration must be carried for cargoes imported, exported or in transit, except cargoes which are in transit without unloading, cargoes subject to quarantine of terrestrial animals and animal products, and those subject to quarantine of aquatic animals and animal products as regulated by the Minister of Agriculture and Rural Development.
Article 21. Health declaration for cargoes
1. For cargoes transported by land, railway and airway: The declarant shall submit a health declaration for cargoes, made according to the Form No. 04 stated in the Appendix enclosed herewith, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, directly to the border health quarantine unit or through Vietnam National Single Window before cargoes are granted permission for import, export or transit.
2. For cargoes transport by waterway: The declarant shall fill in and submit a copy of the cargo declaration, made according to the Form No. 43 enclosed with the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017, and the certificate of health inspection/ control for cargo (on vessel) and vessel, made according to the Form No. 10 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, directly to the border health quarantine unit or through the Vietnam National Single Window at least 12 hours before the estimated import, export or transit of cargoes.
Article 22. Collection of information before cargoes are transported across the border
1. Health quarantine officers collect information from the sources of information specified in Clause 1 Article 7 herein.
2. Information to be collected:
a) Information concerning the places where cargoes are transported from or through;
b) Information concerning types, quantity, storage, package specifications and means of transport.
Article 23. Handling of information concerning cargoes
1. A health quarantine officer shall perform health inspection, as regulated in Article 24, Article 25 herein, of cargoes posing potential risks, including:
a) Cargoes transported through the country/ territory where cases of infectious diseases are recorded and the control of which is made as requested by the Ministry of Health;
b) Cargoes carrying or displaying symptoms of carrying pathogens or vectors of any infectious diseases;
c) Cargoes transported by any conveyances posing potential risks as specified in Clause 1 Article 15 herein;
d) Cargoes posing risks of spreading infectious diseases as announced by competent authorities.
2. If cargoes pose none of the risks as specified in Clause 1 of this Article, health quarantine officers shall supervise cargoes waiting for permitted entry, exit or transit. To be specific:
a) Check the health declaration for cargoes, except cargoes in transit without unloading from the conveyance;
b) Monitor infectious disease pathogens and vectors penetrating cargoes.
3. Imported cargoes must be supervised under regulations in Clause 2 of this Article pending the completion of import procedures before they are transported to a bonded warehouse.
4. During the supervision, if cargoes are found to carry infectious disease vectors or pathogens, or fail to maintain the fulfillment of sanitation requirements (including detection of waste matters, fluids or signs of any vectors; failure to collect, store and treat foods and garbage according to applicable regulations, or failure to clean and disinfect accommodation, foods, storage and restroom areas resulting in appearance of molds and fungi or bad odour), a health quarantine officer shall collect additional information concerning adopted health control measures, and write proposed health inspection measures on the health declaration for cargoes.
5. In case cargoes are not classified in any of the cases specified in Clause 1, Clause 4 of this Article, a health quarantine officer shall give verification of health quarantine results and then carry out procedures for completing the quarantine process.
6. The supervision of a cargo shipment must be completed within 01 hour if it is of less than 10 tonnes, or 03 hours if it is of 10 tonnes and above.
Article 24. Inspection of documents concerning cargoes
1. Subjects of documentation inspection:
a) Cargoes posing potential risks as specified in Clause 1 Article 23 herein;
b) Cargoes carrying infectious disease vectors or pathogens, or failing to fulfill general sanitation requirements as prescribed in Clause 4 Article 23 herein.
2. Documents to be inspected:
A health quarantine officer shall inspect the following documents:
a) For cargoes transported by land, railway and airway: the health declaration for conveyances and cargoes, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes (if any);
b) For cargoes transport by waterway: the copy of the cargo declaration, and the certificate of health inspection/ control for cargo (on vessel) and vessel (if any).
3. Handling of inspection results:
a) Carry out a physical inspection according to regulations in Article 25 herein if cargoes are subject to one of the following cases: Cargoes which are transported through the country/ territory where cases of group-A infectious diseases are announced, but not undergone proper health control measures; cargoes transported by any conveyances which depart from or go through the country/ territory where cases of group-A infectious diseases are announced, but are not yet undergone proper health control measures;
b) In case cargoes are not classified in the case specified in Point a of this Article, the health quarantine officer shall give verification of health quarantine results and then carry out procedures for completing the quarantine process.
4. The inspection of documents concerning a cargo shipment must be completed within a maximum period of 20 minutes.
Article 25. Physical inspection of cargoes
1. Subjects of physical inspection:
Cargoes prescribed in Clause 1 and Clause 4 Article 23 and Point a Clause 3 Article 24 herein.
2. Contents of physical inspection:
The health quarantine officer shall order the cargo owner to transport cargoes to the health inspection area and carry out the health inspection according to the following contents:
a) The conformity of declared information and the actual state of cargoes;
b) The general sanitation status:
c) Infectious disease vectors;
d) Regulations on cargo containers and information on cargo labels; transport requirements;
dd) Efficiency of imposed health control measures;
e) Taking samples for testing if cargoes are subject to the cases prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Handling of inspection results:
a) If the inspection results indicate that the inspected cargo shipment carries or displays any signs of carrying pathogens or vectors of any group-A infectious diseases, the health quarantine officer shall implement health control measures;
b) If the inspection results indicate that the inspected cargo shipment is not subject to the case in Point a Clause 3 of this Article, the health quarantine officer shall grant the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, and then carry out procedures for completing the quarantine process;
4. The physical inspection of a cargo shipment must be completed within 01 hour if it is of less than 10 tonnes, or 03 hours if it is of 10 tonnes and above.
Article 26. Health control for cargoes
1. Subjects of health control:
Cargoes prescribed in Point a Clause 3 Article 25 herein.
2. Health control measures:
Based on the physical inspection results, a health quarantine officer may adopt one or some of the following health control measures:
a) Disinfect and eliminate pathogens and vectors of infectious diseases;
b) Enforce destruction or export of cargoes if it is unable to kill all infectious disease vectors or pathogens.
3. Upon the completion of health control measures as prescribed in Clause 2 of this Article, the health quarantine officer shall grant the certificate of health control for cargoes, and then complete the quarantine process.
4. The health control measures imposed on a cargo shipment must be completed within 02 hours if it is of less than 10 tonnes, or 06 hours if it is of 10 tonnes and above. If a health control is estimated to be longer than the prescribed time limit, 15 minutes before the prescribed time limit is over, the border health quarantine unit must notify the declarant of the extension of health control and also give reasons thereof. An extension shall not exceed 02 hours from the notification of such extension.
5. If health inspection/control measures are requested to be implemented for the purpose of issuing certificate of health inspection and control for cargoes and conveyances, the relevant declarant must submit a complete application for health inspection/control, made according to the Form No. 15 stated in the Appendix enclosed herewith; in this case, health inspection and control shall be performed under regulations in Articles 24, 25 and 26 herein.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực