Chương III Nghị định 89/2018/NĐ-CP: Kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải
Số hiệu: | 89/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2018 |
Ngày công báo: | 07/07/2018 | Số công báo: | Từ số 765 đến số 766 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 25/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
Theo đó, tín hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền khi nhập cảnh được quy định như sau:
Ban ngày, tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
- Treo 1 cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh.
- Treo 2 cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- Treo 2 cờ, 1 cờ chữ “Q” và 1 cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
- 01 đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh.
- 02 đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
- 01 đèn đỏ và 01 đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Nghị định 103/2010/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 89/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 10/8/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tất cả phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải thực hiện khai báo y tế, trừ tàu bay, tàu thuyền đã làm thủ tục kiểm dịch y tế khi nhập cảnh ở cảng đầu tiên sau đó chuyển đến các cảng nội địa khác.
1. Đối với tàu bay:
a) Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh.
2. Đối với tàu thuyền:
a) Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Nghị định này, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) và bản khai chung theo Mẫu số 42 kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
b) Trường hợp hành khách hoặc thuyền viên trên tàu thuyền có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, thuyền trưởng hoặc sĩ quan được ủy quyền trên tàu thuyền phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu thuyền cập cảng; treo tín hiệu kiểm dịch y tế quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt:
Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này (nếu có) trước khi phương tiện qua cửa khẩu.
1. Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Thông tin cần thu thập:
a) Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải;
b) Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh;
c) Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải thực hiện theo điểm a, b khoản 2 Điều 7 Nghị định này;
d) Các thông tin cần thiết khác.
1. Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:
a) Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
b) Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
c) Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau:
a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;
b) Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.
3. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.
4. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.
5. Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
a) Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);
b) Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có);
c) Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có).
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Thực hiện kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đối với các phương tiện vận tải thuộc một trong các trường hợp sau: xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở người nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; phương tiện vận tải chở hàng hóa nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A; phương tiện vận tải không có giấy chứng nhận miễn hoặc đã xử lý vệ sinh;
b) Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay kết quả kiểm dịch y tế vào giấy khai báo y tế, hàng hóa y tế và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt) và kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ.
1. Đối tượng kiểm tra:
Các phương tiện vận tải quy định tại khoản 1, 3 Điều 15 và điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau:
a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải;
b) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
d) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu phương tiện vận tải bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này và chuyển sang xử lý y tế;
b) Trường hợp phương tiện vận tải không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay (theo Mẫu số 06) hoặc tàu thuyền (theo Mẫu số 07) Phụ lục kèm theo Nghị định này, cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế đối với hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ.
1. Đối tượng xử lý y tế:
Các phương tiện vận tải quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;
b) Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;
c) Khử trùng.
3. Các biện pháp xử lý y tế đối với người trên phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
4. Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch.
6. Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.
7. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay; không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. Không quá 24 giờ đối với tàu thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
8. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ sinh tàu thuyền, người khai báo y tế phải làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định này và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
1. Ban ngày tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng cờ:
a) Treo một cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền không có bệnh truyền nhiễm, yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh, quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Treo hai cờ chữ “Q” báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Treo hai cờ, một cờ chữ “Q” và một cờ chữ “L” báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Ban đêm tàu thuyền phải treo tín hiệu bằng đèn đỏ và đèn trắng cách nhau 02 mét theo chiều dọc trên cột buồm phía trước:
a) Một đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền yêu cầu được kiểm dịch y tế để nhập cảnh;
b) Hai đèn đỏ báo hiệu tàu thuyền nghi ngờ có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Một đèn đỏ và một đèn trắng báo hiệu tàu thuyền có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Trong thời gian tàu thuyền chờ kiểm dịch y tế hoặc đang thực hiện kiểm dịch y tế, người trên tàu thuyền không được lên hoặc xuống; hàng hóa không được bốc dỡ hoặc tiếp nhận. Không áp dụng đối với tàu thuyền đang gặp tai nạn.
Article 12. Subjects of compulsory declaration of health
Operators of all conveyances are required to complete the declaration of health upon entry, exit or transit, except aircrafts and ships for which quarantine procedures have been completed at the first port of entry.
Article 13. Declaration of health for conveyances
1. For aircrafts:
a) The person in charge of performing declaration of health shall complete and submit the general air declaration, made according to the Form No. 03 stated in the Appendix enclosed herewith, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, directly to a border health quarantine unit or through the Vietnam National Single Window before an aircraft is granted permission for entry, exit or transit;
b) If a passenger or aircrew member on board an aircraft displays any signs or symptoms of a communicable disease, the operator or the senior cabin crew member must immediately contact the border health quarantine unit located at the checkpoint before the aircraft takes off or lands.
2. For ships:
a) The person in charge of performing declaration of health shall complete and submit the maritime declaration of health, made according to the Form No. 05 stated in the Appendix enclosed herewith, the ship sanitation control exemption certificate/ the ship sanitation control certificate, made according to the Form No. 08 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, the certificate of health inspection/ control for cargo (on vessel) and vessel, made according to the Form No. 10 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, and the general declaration, made according to the Form No. 42 enclosed with the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017, directly to the border health quarantine unit or through the Vietnam National Single Window at least 12 hours before the estimated date of entry, exit or transit of the ship;
b) If a passenger or seaman on board a ship displays any signs or symptoms of a communicable disease, the master or his authorized officer must immediately contact the border health quarantine unit located at the checkpoint before the ship is berthed at a port; the ship is required to display quarantine signs as regulated in Article 19 herein.
3. For road conveyances and trains:
Operators must fill in and submit the health declaration for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 04 stated in the Appendix enclosed herewith, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, if any, before operating such conveyances through the border.
Article 14. Collection of information before conveyances are operated across the border
1. Health quarantine officers collect information from the sources of information specified in Clause 1 Article 7 herein.
2. Information to be collected:
a) Number or plate number of conveyances;
b) Route of conveyances before entry, exit or transit;
c) Information concerning the health status of the persons on board a ship, aircraft, train or road conveyance as regulated in Point a, Point b Clause 2 Article 7 herein;
d) Other necessary information.
Article 15. Handling of information concerning conveyances
1. A health quarantine officer shall carry out health inspection, as regulated in Article 16, Article 17 herein, of conveyances posing potential risks, including:
a) Conveyances passing through the country/ territory where cases of infectious diseases are recorded and the control of which is made as requested by the Ministry of Health;
b) Conveyances carrying persons suffered from or likely to suffer from or carrying pathogens of a communicable disease;
c) Conveyances carrying cargoes carrying or likely to carry pathogens of a communicable disease.
2. If a conveyance poses none of the risks as specified in Clause 1 of this Article, health quarantine officers shall supervise conveyances waiting for permitted entry, exit or transit. To be specific:
a) Supervise infectious disease vectors which may be got on board conveyances;
b) Supervise infectious disease vector and other pathogens during the unloading or receipt of cargoes.
3. During the supervision, if conveyances are found to have carry infectious disease vectors or pathogens, or fail to maintain the fulfillment of sanitation requirements (including detection of waste matters, fluids or signs of any vectors; failure to collect, store and treat foods and garbage according to applicable regulations, or failure to clean and disinfect accommodation, foods, storage and restroom areas resulting in appearance of molds and fungi or bad odour), a health quarantine officer shall write proposed health inspection measures on the health declaration for conveyances.
4. In case conveyances are not classified in any of the cases specified in Clause 1, Clause 2 of this Article, a health quarantine officer shall give verification of health quarantine results and then carry out procedures for completing the quarantine process.
5. The supervision of a road conveyance or aircraft must be completed within a maximum period of 01 hour; the supervision of a train or ship must be completed within 02 hours.
Article 16. Inspection of documents concerning conveyances
1. Subjects of documentation inspection:
a) Conveyances posing potential risks as specified in Clause 1 Article 15 herein;
b) Conveyances carrying infectious disease vectors or pathogens, or failing to fulfill general sanitation requirements as prescribed in Clause 3 Article 15 herein.
2. Documents to be inspected:
a) For aircrafts: the general air declaration, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes (if any);
b) For ships: the maritime declaration of health, the ship sanitation control exemption certificate/ the ship sanitation control certificate, the general declaration (if any), and the certificate of health inspection/ control for cargo (on vessel) and vessel (if any);
c) For road conveyances and trains: the health declaration for conveyances and cargoes, and the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes (if any).
3. Handling of inspection results:
a) Carry out a physical inspection according to regulations in Article 17 herein if conveyances are subject to one of the following cases: conveyances departing from or passing through a country/ territory where cases of group-A infectious diseases are recorded without undergoing any health control measures; conveyances carrying passengers who are suspected of suffering from group-A infectious diseases; conveyances carrying cargoes which are suspected of carrying vectors or pathogens of group-A infectious diseases; operators of conveyances failing to present sanitation control exemption certificates or sanitation control certificates;
b) If conveyances are not subject to the cases specified in Point a Clause 3 of this Article, health quarantine officers shall give verification of health quarantine results on health declaration for conveyances and cargoes (for road conveyances and trains) and then carry out procedures for completing quarantine process.
4. Every inspection of documents must be completed within a maximum period of 20 minutes from the receipt of sufficient documents to be inspected.
Article 17. Physical inspection of conveyances
1. Subjects of physical inspection:
Conveyances prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 15 and Point a Clause 3 Article 16 herein.
2. Contents of physical inspection:
A health quarantine officer shall order the operator of conveyances to the isolation area and carry out the inspection according to the following contents:
a) Inspect general sanitation status on board conveyances;
b) Inspect whether infectious disease vectors are brought on board conveyances or not;
c) Evaluate efficiency of imposed health control measures;
d) Take samples for testing if any pathogens of any group-A infectious diseases are suspected of being carried on board conveyances.
3. Handling of inspection results:
a) If inspection results indicate that the inspected conveyance carries or displays signs of carrying pathogens or vectors of any group-A infectious diseases, a health quarantine officer shall make an inspection report for aircraft (according to the Form No. 06) or an inspection report for vessel (according to the Form No. 07) stated in the Appendix enclosed herewith and carry out health control measures;
b) If inspection results indicate that the inspected conveyance is not classified in the case in Point a Clause 3 of this Article, a health quarantine officer shall make an inspection report for aircraft (according to the Form No. 06) or an inspection report for vessel (according to the Form No. 07) stated in the Appendix enclosed herewith, grant the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, and then carry out procedures for completing the quarantine process.
4. A physical inspection of a road conveyance or an aircraft must be completed within a maximum period of 01 hour; a physical inspection of a train or a vessel must be completed within 02 hours. If a physical inspection is estimated to be longer than the prescribed time limit, at least 15 minutes before the prescribed time limit is over, a border health quarantine unit must notify the extension of such physical inspection as well as give reasons thereof to the declarant provided that such extension shall not exceed 01 hour.
Article 18. Health control for conveyances
1. Subjects of health control:
Conveyances prescribed in Point a Clause 3 Article 17 herein.
2. Health control measures:
Based on the physical inspection results, a health quarantine officer may adopt one or some of the following health control measures:
a) Kill pathogens and vectors of infectious diseases;
b) Directly take charge or cooperate with relevant authorities to carry out the collection and treatment of waste carrying pathogens or posing risks of causing any infectious diseases;
c) Carry out disinfection or decontamination.
3. Health control measures for humans on board the conveyance shall be carried out in accordance with regulations in Article 11 herein.
4. Health control measures for cargoes on the conveyance shall be carried out in accordance with regulations in Article 26 herein.
5. Upon the completion of health control measures as prescribed in Clause 2 of this Article, a health quarantine officer shall grant the certificate of health inspection and control for conveyances and cargoes, made according to the Form No. 09 stated in the Appendix enclosed herewith, or the ship sanitation control exemption certificate/ ship sanitation control certificate, made according to the Form No. 08 stated in the Appendix enclosed herewith, and then carry out procedures for completing the quarantine process.
6. Such certificate must be granted within 30 minutes from the completion of health control measures.
7. The health control for a road conveyance/train compartment/aircraft, or for the entire train/ vessel, as prescribed in Clause 2 of this Article, must be completed within 01 hour or 06 hours respectively from the time of making decision on implementation of health control measures. If methods for eliminating rats, including traps and bait, rodenticides and fumigation, are adopted on board a vessel, such health control for vessel must be completed within 24 hours. If a health control is estimated to be longer than the prescribed time limit, 15 minutes before the prescribed time limit is over, the border health quarantine unit must notify the declarant in writing of the extension of health control and also give reasons thereof. An extension of health control for a road conveyance/train compartment/aircraft, or for the entire train/ vessel, shall not exceed 01 hour or 04 hours respectively from the notification of extension.
8. If health inspection/control measures are requested to be implemented for the purpose of issuing certificate of health inspection and control for cargoes and conveyances or ship sanitation control exemption certificate/ ship sanitation control certificate, the relevant declarant must submit a complete application for health inspection/control, made according to the Form No. 15 stated in the Appendix enclosed herewith; in this case, health inspection and control shall be performed under regulations in Articles 16, 17 and Clauses 2, 3, 4, 5 of this Article.
Article 19. Regulations on quarantine signs for incoming vessels
1. A vessel is required to raise one of the following signal flags in the daytime:
a) A “Q” flag is raised to denote that the vessel is healthy or free from any infectious diseases, requesting a "free pratique". This flag sample is available in the Form No. 23 stated in the Appendix enclosed herewith;
b) Two “Q” flags are raised to denote that the vessel is suspected of any group-A infectious diseases. This flag sample is available in the Form No. 23 stated in the Appendix enclosed herewith;
c) A "Q" flag and a "L" flag are raised together to denote that there is any group-A infectious disease on board the vessel. This flag sample is available in the Form No. 23 stated in the Appendix enclosed herewith.
2. A vessel is required to display red and white lights on the foremast at night. The after light shall be at least 02 metres vertically higher than the forward one. To be specific:
a) A red light is carried to denote that the vessel waits for health quarantine for entry permission;
b) Two red lights are carried to denote that the vessel is suspected of having any group-A infectious diseases;
c) A red light and a white light are carried to denote that there is any group-A infectious disease on vessel.
3. When a vessel anchors pending health quarantine or is quarantined, embarkation/ disembarkation of crew members or passengers as well as cargo loading/unloading are all prohibited. This provision does not apply to a vessel in distress.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực