Chương III Nghị định 88/2014/NĐ-CP: Hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
Số hiệu: | 88/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2014 |
Ngày công báo: | 10/10/2014 | Số công báo: | Từ số 931 đến số 932 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện kinh doanh của DN xếp hạng tín nhiệm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2014/NĐ-CP ngày 26/09/2014 quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; điều kiện thành lập và hoạt động của DN xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, DN cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- DN là Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp, có vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 15 tỷ đồng;
- Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp vốn thành lập DN;
- DN phải đáp ứng các điều kiện về số lao động tối thiểu đạt tiêu chuẩn, Tổng giám đốc hoặc giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định trong Nghị định này;
- DN phải có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định, có phương án kinh doanh, có trang thông tin điện tử.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
c) Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
d) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
đ) Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
e) Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
g) Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
h) Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ quy trình xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm và bản cập nhật các quy trình này (nếu có) trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
1. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định.
2. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
c) Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
g) Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
h) Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
i) Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
k) Quy định về xử lý các tranh chấp.
1. Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm do doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm tự thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Nội dung, khối lượng và tính chất công việc;
b) Thời gian của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
c) Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của chuyên viên phân tích, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
d) Mức độ trách nhiệm của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm lựa chọn, phân công nhiệm vụ và quyết định số lượng chuyên viên phân tích căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng. Chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Không đồng thời là thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của cùng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đó;
d) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của chuyên viên phân tích vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung chuyên viên phân tích mới nếu cần thiết.
2. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích:
a) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;
d) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, lựa chọn và quyết định số lượng thành viên căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng nhưng tối thiểu phải có ba (03) thành viên. Việc lựa chọn thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Có tối thiểu một (01) thành viên của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm là người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Có tối thiểu một (01) thành viên có một trong các chứng chỉ sau: Chứng chỉ kiểm toán viên cấp bởi Bộ Tài chính, chứng chỉ được quốc tế công nhận trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán, kế toán và kiểm toán;
c) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định này;
d) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
đ) Không phải là chuyên viên phân tích của cùng một (01) hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
e) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của thành viên vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm mới nếu cần thiết.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Quyết định kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thay đổi bậc xếp hạng xếp hạng tín nhiệm theo cơ chế biểu quyết quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải báo cáo người quản lý doanh nghiệp những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm có quyền tham gia họp Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thẩm định, thảo luận và biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm, báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thuộc các trường hợp có xung đột lợi ích quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này có nghĩa vụ báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia hợp đồng này;
c) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Cơ chế biểu quyết của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm trong đó tối thiểu phải có trên 60% thành viên biểu quyết thông qua mỗi quyết định của Hội đồng;
- Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để điều hành hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
- Cơ chế xử lý xung đột về lợi ích của chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm (nếu có);
- Cơ chế bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
b) Khi biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm và báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo độc lập, khách quan, minh bạch và không chịu tác động bởi Tổng Giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị và Hội đồng thành viên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
c) Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tự giải thể khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
2. Hệ thống các quy trình nghiệp vụ bao gồm:
a) Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích;
b) Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này;
c) Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Quy trình xây dựng, đánh giá và cập nhật phương pháp xếp hạng tín nhiệm;
đ) Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm phải bao gồm cả phương pháp đánh giá định lượng và phương pháp đánh giá định tính.
2. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm phải đánh giá được các yếu tố rủi ro cơ bản và mức độ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Rủi ro vĩ mô;
b) Rủi ro thị trường và môi trường kinh doanh;
c) Rủi ro chiến lược;
d) Rủi ro quản trị;
đ) Rủi ro nhân sự;
e) Rủi ro tài chính;
g) Rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải sử dụng phương pháp xếp hạng tín nhiệm có hệ thống và thống nhất cho từng loại nghĩa vụ nợ và từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
4. Định kỳ doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm rà soát phương pháp xếp hạng tín nhiệm và các giả thuyết sử dụng để điều chỉnh nếu cần thiết.
5. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những nội dung cơ bản của phương pháp xếp hạng tín nhiệm.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng và sử dụng thống nhất hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Bậc xếp hạng phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo khả năng so sánh giữa các bậc xếp hạng tín nhiệm;
b) Thứ bậc xếp hạng tín nhiệm được xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về ký hiệu và ý nghĩa của từng bậc xếp hạng tín nhiệm.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo chuẩn mực của Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm trong vòng hai mươi tư (24) giờ sau khi có quyết định chính thức về kết quả bậc xếp hạng tín nhiệm.
2. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Bậc xếp hạng tín nhiệm;
b) Đánh giá tổng quát về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
c) Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Thống kê toàn bộ kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá khứ (nếu có);
đ) Tên và chức danh của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
e) Các trường hợp chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm dừng không tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước khi hợp đồng kết thúc và nêu rõ lý do;
g) Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
h) Tỷ lệ sở hữu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm của người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
i) Cam kết về thực hiện xếp hạng tín nhiệm một cách độc lập, khách quan;
k) Nêu rõ báo cáo xếp hạng tín nhiệm là thông tin tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư, góp vốn đối với các công cụ nợ, công cụ tài chính do tổ chức được xếp hạng tín nhiệm phát hành.
3. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những thông tin cơ bản sau:
a) Tên của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này;
c) Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Bậc xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 33 Nghị định này;
đ) Danh sách, tỷ lệ góp vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
e) Thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực góp của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trên 5%;
g) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 35 đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Định kỳ sáu (06) tháng một (01) lần, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những số liệu thống kê cơ bản sau:
a) Kết quả bậc xếp hạng tín nhiệm của mỗi tổ chức được xếp hạng tín nhiệm kể từ lần đầu được xếp hạng tín nhiệm;
b) Tỷ lệ bình quân về việc thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của các tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo từng bậc xếp hạng.
3. Trước ngày 01 tháng 05 hàng năm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách các tổ chức được xếp hạng tín nhiệm có mức chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm chiếm trên 5% tổng doanh thu từ hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề trước thời điểm công bố thông tin.
4. Thông tin quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải được duy trì, lưu trữ tại trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm trong thời hạn năm (05) năm kể từ thời điểm công bố.
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình và quy định nội bộ nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo:
a) Theo dõi tính độc lập, khách quan của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các xung đột lợi ích hiện tại hoặc tiềm tàng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
c) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời việc tiết lộ thông tin về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải được tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ hàng năm.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm:
a) Mua, nắm giữ cổ phiếu, phần vốn góp, công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho người có liên quan của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Có quan hệ góp vốn đầu tư với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Có người có liên quan sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm hoặc trên 5% tổng dư nợ của công cụ nợ được xếp hạng tín nhiệm.
2. Người quản lý doanh nghiệp, chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Mua, nắm giữ cổ phiếu, phần vốn góp, công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, quản lý rủi ro, bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối cho tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
c) Tham gia đàm phán chi phí dịch vụ của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Ký kết hợp đồng kinh tế với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
đ) Có hợp đồng lao động với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
e) Tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, quản lý rủi ro, bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối cho tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
g) Là người có liên quan của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, quản lý rủi ro, bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối cho tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
h) Có người có liên quan sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm hoặc trên 5% tổng dư nợ của công cụ nợ được xếp hạng tín nhiệm.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp không được tiết lộ thông tin về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo điều khoản về bảo mật thông tin quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, ngoại trừ các thông tin theo quy định tại Điều 36 Nghị định này, thông tin được tổ chức được xếp hạng tín nhiệm chấp thuận công bố và thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải lưu trữ cả bản cứng và dữ liệu điện tử của tất cả hồ sơ phân tích xếp hạng tín nhiệm bao gồm cả các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình xếp hạng tín nhiệm.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là mười (10) năm.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ lưu trữ cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
PROVISION OF CREDIT RATING SERVICES
Article 26. Credit rating process
1. A credit rating agency shall develop its credit rating process involving the following basic steps:
a/ Negotiation on and signing of credit rating contracts with organizations subject to credit rating;
b/ Selection of and assignment of tasks to analysts participating in credit rating contracts under Article 29 of this Decree;
c/ Formation of credit rating councils to perform credit rating contracts under Article 30 of this Decree;
d/ Collection of information, analysis, assessment and grading of the ability of rated organizations to honor their debt obligations;
dd/ Approval of credit rating results;
e/ Publication of reports on credit rating results;
g/ Monitoring, updating and periodical evaluation of reports on credit rating results under credit rating contracts until these contracts expire;
h/ Expiration of credit rating contracts.
2. Credit rating agencies shall comply with the credit rating process prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Credit rating agencies shall disclose their own credit rating processes and updated versions thereof (if any) on their websites.
Article 27. Credit rating contracts
1. Credit rating contracts must ensure the principles prescribed in Article 5 of this Decree.
2. A credit rating contract shall be made in writing and contain the following principal details:
a/ Names, addresses and representatives of the credit rating agency and organization subject to credit rating;
b/ Credit rating purposes, scope and activities;
c/ Time limit for performance of the contract;
d/ Conditions and terms on disclosure of credit rating results; dd/ Credit rating service charge;
e/ Rights, obligations and responsibilities of the contracting parties in the course of performance of the contract;
g/ Obligation of the contracting parties to keep confidential information under Article 39 of this Decree;
h/ Monitoring, periodical evaluation and updating of reports on credit rating results until the contract expires;
i/ Cases in which the contract shall immaturely expire and responsibilities of the contracting parties;
k/ Settlement of disputes.
Article 28. Credit rating service charges
1. Credit rating service charges shall be agreed upon by credit rating agencies and rated organizations and stated in credit rating contracts.
2. Credit rating service charges shall be based on the following:
a/ Activities, volume and characteristics of rating jobs;
b/ Duration of the credit rating contract;
c/ Qualifications, experience and prestige of analysts, credit rating council and credit rating agency;
d/ Level of responsibility of the credit rating agency.
1. For each credit rating contract, a credit rating agency shall select, assign tasks to and decide on the number of analysts based on the scope and characteristics of such contract. An analyst participating in each credit rating contract must meet the following basic requirements:
a/ Meeting all the criteria and conditions prescribed in Article 21 of this Decree;
b/ Not participating in the management of the credit rating agency;
c/ Not being concurrently a member of the credit rating council for such credit rating contract;
d/ Not falling into the cases of conflict of interest specified in Clause 2, Article 38 of this Decree when participating in such credit rating contract. In the course of performance of the contract, if there is a conflict of interest of the analyst specified in Clause 2, Article 38 of this Decree, the credit rating agency shall terminate the participation of the analyst in the credit rating contract. The agency may replace the analyst or add new analysts when necessary.
2. Tasks of analysts:
a/ To collect information, analyze, assess and grade the ability of rated organizations to honor their debt obligations as assigned by their credit rating agency;
b/ To report on tentative credit rating results to the credit rating council as assigned by their credit rating agency;
c/ To report to the credit rating council and request termination of their participation in credit rating contracts in the cases of conflict of interest specified in Article 38 of this Decree;
d/ To observe the code of conduct prescribed in Article 34 of this Decree.
Article 30. Credit rating councils
1. For each credit rating contract, a credit rating agency shall form a credit rating council, select and decide on the number of council numbers based on the scope and characteristics of such contract. The minimum number of council members is three (3). The selection of members of a credit rating council for each credit rating contract must adhere to the following principles:
a/ At least one (1) member of the credit rating council is an employee of the credit rating agency;
b/ At least one (1) member of the credit rating council possesses one of the following certificates: Auditor certificate granted by the Ministry of Finance, an internationally recognized certificate for securities investment analysis, accounting or audit;
c/ These members fully meet the criteria and conditions prescribed in Article 20 of this Decree;
d/ These members do not participate in the management of the credit rating agency;
dd/ These members are not analysts for the same credit rating contract;
e/ These members do not fall into the cases of conflict of interest specified in Clause 2, Article 38 of this Decree when participating in the credit rating contract. In the course of performance of the contract, if there is a conflict of interest of credit rating council members, the credit rating agency shall terminate the participation of such members in the credit rating contract. The agency may replace these members or add new members when necessary.
2. Tasks of credit rating council members:
a/ To decide on credit rating results or change credit rating grades under the voting mechanism prescribed in the operation regulation of the credit rating council;
b/ In the course of performance of the contract, the credit rating council shall report to the manager of the agency on cases of conflict of interest of analysts and council members as specified in Clause 2, Article 38 of this Decree.
3. Responsibilities of credit rating council members:
a/ To attend meetings of the credit rating council to evaluate, discuss and vote credit rating grades, update credit rating grades and report on credit rating results;
b/ In the course of performance of credit rating contracts, if falling into the cases of interest conflict specified in Clause 2, Article 38 of this Decree, to report to the credit rating council and request the termination of their participation in these contracts;
c/ To observe the code of conduct prescribed in Article 34 of this Decree.
4. Operation mechanism of credit rating councils:
a/ A credit rating agency shall issue the operation regulation of a credit rating council, covering the following principal contents:
- Voting mechanism of the credit rating council which requires at least over 60% of council members voting to approve each decision of the council;
- Mechanism for electing the chairperson of the credit rating council to manage its operation;
- Mechanism for settling conflicts of interest (if any) of analysts and council members;
- Mechanism for adding or replacing council members.
b/ When voting to approve credit rating grades, updating credit rating grades and reporting on credit rating results, a credit rating council must ensure independence, impartiality, transparency and no influence from the general director, director, Board of Directors or Members’ Council of the credit rating agency;
c/ Credit rating councils disband when credit rating contracts expire.
Article 31. Professional processes
1. Credit rating agencies shall issue professional processes for their credit rating activities under this Decree.
2. A system of professional processes includes:
a/ Working process of analysts;
b/ Operation regulation of the credit rating council as prescribed in Clause 4, Article 30 of this Decree;
c/ Credit rating methodologies as prescribed in Article 32 of this Decree;
d/ Process of developing, evaluating and updating credit rating methods;
dd/ Code of conduct prescribed in Article 34 of this Decree.
Article 32. Credit rating methodologies
1. Credit rating agencies shall develop credit rating methodologies to analyze and evaluate the ability of rated organizations to honor their debt obligations. Credit rating methodologies must include both quantitative and qualitative evaluation methodologies.
2. A credit rating methodology must evaluate basic risks and their impacts on the ability of rated organizations to honor their debt obligations, including:
a/ Macro risks;
b/ Market and business environment risks;
c/ Strategic risks;
d/ Governance risks;
dd/ Personnel risks;
e/ Financial risks;
g/ Other risks as evaluated by the credit rating agency.
3. Credit rating agencies shall use credit rating methodologies in a systematic and consistent manner for each debt obligation and each production or business line.
4. Periodically, credit rating agencies shall review credit rating methodologies and hypotheses they have used and adjust them when necessary.
5. Credit rating agencies shall disclose on their websites basic contents of their credit rating methodologies.
Article 33. Credit rating grades
1. Credit rating agencies shall establish and consistently use a system of credit rating grades on the following basic principles:
a/ Credit rating grades must be clear, comprehensible and comparable;
b/ Credit rating grades spread from the highest to lowest indicating the ability of rated organizations to honor their debt obligations. '
2. Credit rating agencies shall disclose on their websites the symbol and its denotation of each credit rating grade.
1. Credit rating agencies shall issue and apply their own codes of conduct based on the Code of Conduct Fundamentals for Credit Rating Agencies issued by the International Organization of Securities Commissions (IOSCO) and disclose such codes on their websites.
2. Credit rating agencies shall issue their codes of conduct for application to their operation, analysts and credit rating council members.
Article 35. Reports on credit rating results
1. Within twenty four (24) hours after issuing official decisions on credit rating results, credit rating agencies shall disclose reports on credit rating results on their websites.
2. A report on credit rating results must have the following principal contents:
a/ Credit rating grade;
b/ Overall evaluation of the rated organization;
c/ Material factors which positively and negatively impact the ability of the rated organization to honor its debt obligation;
d/ Statistics on all past credit ratings (if any) of the rated organization;
dd/ Names and titles of analysts and credit rating council members participating in the credit rating contract;
e/ Cases in which analysts and credit rating council members cease their participation in the credit rating contract before the contract expires and the reason for the cessation;
g/ Rate of holding of the credit rating agency by the rated organization;
h/ Rates of holding of the credit rating agency by its employees;
i/ Commitment to conducting credit rating in an independent and impartial manner;
k/ Disclaimer that information in the credit rating report is for reference and is not an investment or capital contribution recommendation regarding debt or financial instruments issued by the credit rating agency.
3. Reports on credit rating results shall be signed by at-law representatives or authorized persons of credit rating agencies.
Article 36. Disclosure of information
1. A credit rating agency shall disclose on its website the following basic information:
a/ Name of its general director or director;
b/ Code of conduct prescribed in Article 34 of this Decree;
c/ Credit rating method prescribed in Article 32 of this Decree;
d/ Credit rating grade prescribed in Article 33 of this Decree;
dd/ List and capital contribution portions of shareholders or capital-contributing members that hold over 5% of its paid-up charter capital;
e/ Change in the rate of holding by shareholders or capital-contributing members that hold over 5% of its paid-up charter capital;
g/ Report on credit rating results prescribed in Article 35 for each credit rating contract.
2. Once every six (6) months, a credit rating agency shall disclose on its website the following basic statistics:
a/ Credit rating grade of each rated organization since the first credit rating;
b/ Average percentage of rated organizations honoring their debt obligations in each rating grade.
3. Before May 1 every year, a credit rating agency shall disclose on its website a list of rated organizations with a credit rating service charge accounting for over 5% of its total turnover from credit rating activities in the fiscal year prior to the time of information disclosure.
4. Information specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be maintained and archived on the websites of credit rating agencies within five (5) years after it is disclosed.
Article 37. Internal control systems
1. An internal control system means a system of internal mechanisms, policies, processes and regulations to prevent, detect and promptly handle risks in credit rating activities.
2. A credit rating agency shall establish and operate an internal control system to:
a/ Monitor the independence and impartiality of the credit rating agency, analysts and credit rating council members from rated organizations;
b/ Prevent, detect and promptly settle present or potential conflicts of interest of the credit rating agency, analysts and credit rating council members from rated organizations;
c/ Prevent, detect and promptly handle the disclosure of information on rated organizations;
d/ Comply with law and internal regulations and processes.
3. Internal control systems of credit rating agencies shall be evaluated annually by independent audit firms.
Article 38. Cases of conflict of interest
1. A credit rating agency:
a/ Purchases and holds stocks, capital contributions and debt instruments of a rated organization in the course of performance of a credit rating contract;
b/ Provides credit rating services to its affiliated persons;
c/ Makes or receives investment capital contribution to/from a rated organization;
d/ Has an affiliated person holding over 5% of the paid-up charter capital of a rated organization or over 5% of the total balance of rated debt instruments.
2. An agency manager, analyst or credit rating council member:
a/ Purchases and holds stocks, capital contributions and debt instruments of a rated organization in the course of performance of a credit rating contract;
b/ Holds over 5% of the paid-up charter capital of an organization providing service of issuance consultancy, risk management, issuance underwriting or distribution agency for a rated organization;
c/ Participates in the negotiation on service charge of a credit rating contract;
d/ Signs an economic contract with a rated organization;
dd/ Has a labor contract with a rated organization;
e/ Provides the service of issuance consultancy, risk management, issuance underwriting or distribution agency for a rated organization;
g/ Is an affiliated person of a rated organization or an organization providing the service of issuance consultancy, risk management, issuance underwriting or distribution agency for a rated organization;
h/ Has an affiliated person holding over 5% of the paid-up charter capital of a rated organization or over 5% of the total balance of rated debt instruments.
Article 39. Confidentiality of information
Credit rating agencies and their analysts and credit rating council members may not disclose information on rated organizations under the confidentiality of information clause in credit rating contracts, except information specified in Article 36 of this Decree, information accepted by credit rating agencies for disclosure and information requested by competent state management agencies.
Article 40. Archive of dossiers
1. Credit rating agencies shall archive both hard copies and electronic records of all analysis dossiers for credit rating, including documents and data used in the course of credit rating.
2. The duration of archive of dossiers is at least ten (10) years.
3. Credit rating agencies shall provide archived dossiers to competent agencies when so requested.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực