Chương I Nghị định 88/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 88/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2014 |
Ngày công báo: | 10/10/2014 | Số công báo: | Từ số 931 đến số 932 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện kinh doanh của DN xếp hạng tín nhiệm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2014/NĐ-CP ngày 26/09/2014 quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; điều kiện thành lập và hoạt động của DN xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.
Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, DN cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- DN là Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp, có vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 15 tỷ đồng;
- Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp vốn thành lập DN;
- DN phải đáp ứng các điều kiện về số lao động tối thiểu đạt tiêu chuẩn, Tổng giám đốc hoặc giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định trong Nghị định này;
- DN phải có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định, có phương án kinh doanh, có trang thông tin điện tử.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; điều kiện hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Nghị định này không điều chỉnh các hoạt động sau:
a) Xếp hạng tín nhiệm quốc gia;
b) Xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng;
c) Xếp hạng tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Xếp hạng tín dụng nội bộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp, tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
1. Xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức;
2. Xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm”: Là báo cáo công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
2. “Bậc xếp hạng tín nhiệm”: Là ký hiệu các thứ hạng đánh giá khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
3. “Công cụ nợ”: Là các sản phẩm tài chính xác lập nghĩa vụ nợ bao gồm: trái phiếu, khoản vay ngân hàng và các sản phẩm tài chính có phát sinh nghĩa vụ nợ khác.
4. “Chuyên viên phân tích”: Là người thực hiện những hoạt động: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
5. “Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức”: Là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, tổ chức.
6. “Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với công cụ nợ”: Là dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, nhận định và xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của chủ thể phát hành đối với công cụ nợ tại thời điểm xếp hạng.
7. “Tổ chức được xếp hạng tín nhiệm”: Là doanh nghiệp, tổ chức được xếp hạng tín nhiệm hoặc có công cụ nợ được xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 3 Nghị định này.
8. “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”: Là tên rút gọn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
9. “Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm”: Là hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
10. “Hội đồng xếp hạng tín nhiệm”: Là Hội đồng chuyên môn do doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thành lập đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm để quyết định bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm và báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm.
11. “Người có liên quan”: Là thuật ngữ theo quy định tại Khoản 34 Điều 6 Luật Chứng khoán, là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
a) Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;
b) Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, chủ sở hữu trên mười phần trăm số cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của tổ chức đó;
d) Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi người đó hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát;
đ) Công ty mẹ, công ty con;
e) Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.
12. “Vốn điều lệ thực góp”: Là tổng số vốn điều lệ mà cổ đông hoặc thành viên góp vốn đã góp vào một doanh nghiệp thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
1. Độc lập và khách quan.
2. Trung thực.
3. Minh bạch.
4. Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định này và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm.
1. Việc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm căn cứ vào nhu cầu của tổ chức và cá nhân.
2. Kết quả xếp hạng tín nhiệm là thông tin tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư, góp vốn đối với các công cụ nợ, công cụ tài chính do tổ chức được xếp hạng tín nhiệm phát hành.
1. Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Cho thuê, hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
5. Đòi hỏi hoặc nhận tiền hoặc nhận bất kỳ lợi ích nào từ tổ chức được xếp hạng tín nhiệm ngoài khoản chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã được thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.
6. Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm và kết quả phát hành công cụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm để làm căn cứ xác định chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
7. Thông đồng, móc nối với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm.
8. Làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.
9. Công bố thông tin về kết quả xếp hạng tín nhiệm khi không có hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
10. Chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong các trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này.
11. Tổ chức được xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hành vi sau:
a) Cản trở chuyên viên phân tích thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
b) Cung cấp sai lệch, không trung thực thông tin, tài liệu liên quan đến việc xếp hạng tín nhiệm;
c) Đe dọa, mua chuộc, hối lộ, thông đồng với chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm hoặc doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm để làm sai lệch kết quả xếp hạng tín nhiệm.
Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường tài chính, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trong từng thời kỳ.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides credit rating services; and prescribes conditions on operation of credit rating agencies established and operating in Vietnam.
2. This Decree does not regulate the following activities:
a/ Sovereign credit rating;
b/ Rating of credit institutions by the State Bank of Vietnam;
c/ Credit rating by the Credit Information Center of the State Bank of Vietnam;
d/ Internal credit rating of credit institutions and foreign bank branches.
Article 2. Subjects of application
1. Credit rating agencies that are granted business eligibility certificates under this Decree.
2. Enterprises and organizations to be rated.
3. Organizations and individuals involved in credit rating activities.
Article 3. Credit rating services
1. Credit rating of enterprises and organizations;
2. Credit rating of debt instruments.
Article 4. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “Report on credit rating result” means a report announcing the result of credit rating of a rated organization.
2. “Credit rating grades” means symbols denoting evaluated grades of the ability of rated organizations to honor their debt obligations.
3. “Debt instruments” means financial products which establish debt obligations, including bonds, bank loans and other financial products giving rise to debt obligations.
4. “Analyst” means a person who collects information, analyzes, assesses and rates the ability of a rated organization to honor its debt obligation.
5. “Service of credit rating of enterprises and organizations” means a service provided by credit rating agencies to analyze, assess and rate the ability of such enterprises and organizations to honor their debt obligations.
6. “Service of credit rating of debt instruments” means a service provided by credit rating agencies to analyze, assess and rate the ability of issuers of such debt instruments to honor their debt obligations at the time of rating.
7. “Rated organization” means an enterprise or organization that is subject to credit rating or has a debt instrument subject to credit rating as specified in Article 3 of this Decree.
8. “Business eligibility certificate” means the shortened title of the certificate of eligibility to provide credit rating services under this Decree.
9. “Credit rating contract” means a contract signed between a credit rating agency and a to-be-rated organization.
10. “Credit rating council” means a professional council set up by a credit rating agency for each credit rating contract to decide on and update credit rating grades and report on credit rating results.
11. “Affiliated persons” as defined in Clause 34, Article 6 of the Securities Law refers to individuals or organizations that are interrelated in the following cases:
a/ Parents, adoptive parents, spouses, children, adopted children and blood siblings of individuals;
b/ Organizations that have individuals who are staff members, directors or general directors or holders of over ten percent of outstanding voting stocks;
c/ Members of Boards of Directors, Control Boards, directors or general directors, deputy directors or deputy general directors and other managers of such organizations;
d/ Persons who, in their relationship with other persons, directly or indirectly control or are controlled by the latter or submit, together with the latter, to the same control;
dd/ Parent companies, affiliate companies;
e/ Contract relations in which a person represents another person.
12. “Paid-up charter capital” means the total charter capital amount actually contributed by shareholders or capital contributors to an enterprise as stated in the financial statement of such enterprise at the time of statement.
Article 5. Principles of credit rating activities
1. Independence and impartiality.
2. Truthfulness.
3. Transparency.
4. Compliance with current laws, this Decree and terms of credit rating contracts upon the performance of credit rating.
Article 6. Use of credit rating services
1. The use of credit rating services shall be based on demands of organizations and individuals.
2. Credit rating results are for reference but not investment or capital contribution recommendations regarding debt instruments and financial instruments issued by rated organizations.
1. Modifying, erasing or forging documents in dossiers for which business eligibility certificates have been granted.
2. Modifying, erasing or forging business eligibility certificates.
3. Leasing or transferring business eligibility certificates.
4. Providing credit rating services without business eligibility certificates as prescribed by this Decree.
5. Demanding or receiving money or any benefits from rated organizations other than credit rating service charges agreed upon in signed credit rating contracts.
6. Using results of credit rating and issuance of debt instruments by rated organizations as a basis for determining credit rating service charges.
7. Colluding with or contacting rated organizations to falsify credit rating results.
8. Falsifying credit rating results.
9. Publicizing credit rating results without credit rating contracts with rated organizations.
10. Providing credit rating services in the cases of conflict of interest prescribed in Article 38 of this Decree, for analysts and members of credit rating councils.
11. The following acts of organizations subject to credit rating:
a/ Obstructing credit rating activities of analysts;
b/ Providing false or untruthful information and documents related to the credit rating;
c/ Intimidating, bribing or colluding with analysts and members of credit rating councils or agencies to falsify credit rating results.
Article 8. Master plans on development of credit rating services
Based on the development of the financial market, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, submitting a master plan on development of credit rating services in each period to the Prime Minister for consideration and approval.