Chương IV Nghị định 87/2024/NĐ-CP: Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 87/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 12/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 12/07/2024 |
Ngày công báo: | 28/07/2024 | Số công báo: | Từ số 869 đến số 870 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá Nhà nước bị phạt đến 40 triệu đồng
Ngày 12/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá, trong đó có quy định mức phạt với hành vi bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá nhà nước.
Xử phạt vi phạm bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá Nhà nước ban hành
Theo đó, quy định về mức xử phạt đối với các vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
(1) Bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể;
(2) Bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành;
(3) Bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành;
(4) Bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành;
(5) Bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại (1), (2) và (4).
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chủng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 12/7/2024.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Hiện hành, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật Giá 2023.
Một số hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá có thể kể đến như:
- Điện (bán lẻ, bán buôn); các dịch vụ về điện theo quy định của Luật Điện lực bao gồm: dịch vụ phát điện, dịch vụ truyền tải điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, dịch vụ điều độ vận hành hệ thống điện, dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phân phối điện;
- Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ (trừ dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc) để kinh doanh, do trung ương quản lý;
- Nước sạch;
- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;...
Xem chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo Luật Giá 2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
1. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Cục trưởng Cục quản lý giá, có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại Điều 6, khoản 1 Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Điều 15 Nghị định này cụ thể như sau:
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
b) Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, t khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, t khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, t khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
1. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.