Chương IV Nghị định 87/2018/NĐ-CP: An toàn trong hoạt động kinh doanh khí
Số hiệu: | 87/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về điều kiện đối với thương nhân XNK khí
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/6/2018.
Theo đó, đối với các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) khí thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
- Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
(Đối với thương nhân XNK kinh doanh khí qua đường ống ngoài còn phải có đường ống vận chuyển khí và trậm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.)
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật;
- Có chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân XNK LGP kinh doanh LGP chai.
Nghị định 87/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2018 và thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thương nhân sản xuất, chế biến; thương nhân xuất, nhập khẩu; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân sản xuất, sửa chữa chai LPG, chai LPG mini; trạm nạp, trạm cấp, trạm nén khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê bồn, kho chứa LPG chai, kinh doanh dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải phải xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp cơ sở kinh doanh khí bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp, trạm cấp liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì Chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.
2. Hàng năm, các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được chấp thuận.
3. Phải có đầy đủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
4. Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
5. Phương tiện, thiết bị đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
6. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ theo quy định.
7. Đảm bảo các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
8. Những người có liên quan đến việc quản lý, người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh khí, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển khí phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
9. Định kỳ hàng năm cơ sở kinh doanh khí tự tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện thực hiện việc huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động.
10. Bộ Công Thương quy định chương trình, nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động kinh doanh khí.
11. Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện huấn luyện về kỹ thuật an toàn của các cơ sở kinh doanh khí.
1. Bồn chứa khí phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo quy định.
2. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.
3. Bồn chứa phải đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm và dưới các công trình.
4. Các bồn chứa cố định không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.
5. Bồn chứa chìm không được đặt dưới khu vực kho chứa chất lỏng dễ cháy khác.
1. Đường ống vận chuyển khi đi nổi phải có giá đỡ chắc chắn, được sơn theo màu quy định.
2. Đường ống vận chuyển khí đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp. Định kỳ phải kiểm tra đường ống, độ dày đường ống theo quy định.
3. Khoảng cách an toàn giữa các đường ống, giữa đường ống với các đối tượng tiếp giáp phải đáp ứng theo quy định.
1. Không được bố trí trạm nạp LPG vào chai ở tầng hầm hoặc trong các tầng nhà của chung cư, nhà cao tầng.
2. Sàn trạm nạp phải bằng phẳng, bằng hoặc cao hơn mặt bằng xung quanh. Trường hợp sàn được nâng cao thì khoảng trống bên dưới được lấp kín hoặc nếu để trống phải có biện pháp thông thoáng. Không được cất giữ, bảo quản các đồ vật, các chất dễ cháy ở trong khoảng trống này.
3. Thực hiện nạp LPG vào chai theo đúng quy trình nạp của trạm nạp. Lượng nạp LPG vào chai phải theo đúng khối lượng quy định với mỗi loại chai tương ứng.
4. Các chai sau khi nạp LPG phải được kiểm tra độ kín, được dán nhãn hàng hóa trên vỏ chai và niêm phong van chai.
5. Các kho chứa LPG chai của trạm nạp LPG phải tuân thủ các quy định tại Điều 57 của Nghị định này.
6. Không được nạp LPG vào chai và phải thực hiện đánh giá loại bỏ hoặc sửa chữa/kiểm định chai trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng vỏ không đọc được hoặc không có;
b) Chai có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm hoặc vành chân đai;
c) Chai có khuyết tật về vật lý ở thành chai;
d) Chai bị ăn mòn nhìn thấy được;
đ) Chai có vết cháy do hồ quang, hỏa hoạn;
e) Chai, van hoặc các cơ cấu giảm áp suất (nếu được trang bị) bị rò rỉ hoặc hư hỏng;
g) Chai quá thời hạn kiểm định;
h) Chai chưa được kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm định.
1. Phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 03 m từ bồn chứa nổi tới hàng rào bao quanh.
2. Phải lắp khớp nối tách rời giữa cột bơm và ống mềm để cấp khí cho phương tiện vận tải.
3. Cột bơm phải đặt cách bồn chứa khí ít nhất 10 m.
4. Phải đặt cột bơm và điểm nối ống dẫn khí nạp cho phương tiện tại nơi thông thoáng, ngoài trời và có mái che.
5. Ống công nghệ đặt trên mặt đất và phương tiện đến giao nhận khí phải được nối tiếp đất.
6. Đối với bồn chứa nổi trong trạm nạp có dung tích lớn hơn 20 m3 thì phải có hệ thống phun nước làm mát đỉnh bồn chứa.
1. Khoảng cách từ bồn chứa khí tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy khác có điểm bắt cháy dưới 65°C không được nhỏ hơn 07 m.
2. Quy định đối với khu vực tiếp nhận khí từ xe bồn
a) Tại lối vào dành cho xe bồn, phải có biển báo hạn chế tốc độ;
b) Khu vực tiếp nhận xe bồn phải có ký hiệu đánh dấu rõ ràng, phải có biển báo hiệu vị trí tiếp nhận xe bồn và không cho người không có nhiệm vụ qua lại khi nhập khí vào bồn chứa;
c) Đầu xe bồn khi nhập khí phải hướng ra đường chính hoặc đường thoát hiểm và không bị cản trở khi sơ tán khẩn cấp.
3. Phải đảm bảo cho xe chữa cháy ra, vào trạm trong trường hợp cần thiết.
4. Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo. Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của khu vực tồn chứa khí.
1. Cửa hàng phải có diện tích tối thiểu là 12 m2.
2. Cửa hàng phải cách ly với các nguồn gây cháy ít nhất 03 m về phía không có tường chịu lửa; nếu có tường chịu lửa thì không yêu cầu khoảng cách giữa nguồn gây cháy và cửa hàng. Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa của cửa hàng tối thiểu bậc II. Thiết bị điện của cửa hàng phải là loại phòng nổ, cách chai LPG tối thiểu 1,5 m.
3. Chỉ được phép trưng bày trên giá quảng cáo những chai không chứa LPG.
4. Nơi chứa chai LPG phải bảo đảm thông thoáng. Không được bố trí trong phòng kín, hầm kín, không được cất giữ chai LPG ở khu vực cửa ra vào, lối đi công cộng. Trường hợp có kho chứa LPG chai, kho phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 lối thoát dự phòng có cửa mở ra phía ngoài.
5. Không được tiến hành sửa chữa chai, nạp LPG tại cửa hàng.
1. Ô tô vận chuyển LPG chai phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định hiện hành.
2. Chai phải xếp theo chiều thẳng đứng, van chai ở phía trên. Đối với chai có dung tích trên 99 lít chỉ được xếp một lớp. Chai có dung tích dưới 99 lít được xếp từ 2 lớp trở lên nhưng không được cao hơn thành xe và giữa hai lớp phải có lớp ván lót.
3. Không được đỗ ô tô nơi gần nguồn gây cháy, nơi có nhiều người và phương tiện qua lại. Trường hợp ô tô tạm đỗ để bốc dỡ hàng phải đỗ ở nơi bảo đảm an toàn cho người và không cản trở các phương tiện giao thông khác.
1. Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển LPG chai phải có giá đỡ chắc chắn, chai phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên.
2. Không được vận chuyển LPG chai cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận chuyển.
3. Khi cung cấp LPG chai cho khách hàng sử dụng, cửa hàng LPG phải cung cấp cho khách hàng 01 bản phiếu giao hàng và có 01 bản lưu tại cửa hàng, trong đó phải có các thông tin tối thiểu: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên chai, nơi nhập chai chứa cho cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử dụng, ngày giao chai cho khách hàng, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng.
4. Khi giao nhận phải kiểm tra độ kín của van chai, các đầu nối và ống mềm sau khi lắp đặt mới hoặc thay chai LPG xong, có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng.
1. Người điều khiển phương tiện, người áp tải, thủ kho phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định.
2. Xe bồn, toa xe bồn vận chuyển bồn chứa khí phải được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định.
3. Khi chờ giao nhận khí, xe bồn phải đỗ tại nơi an toàn có rào chắn phù hợp, cách nguồn lửa ít nhất 07 m, đầu xe bồn phải hướng về cửa thoát hiểm gần nhất. Xe bồn không được đỗ hoặc vận hành trong nhà xây kín 3 mặt.
4. Trước khi thực hiện các thao tác giao nhận khí xe bồn phải được nối đất và chèn lốp trước chắc chắn.
5. Khi giao nhận khí tại trạm, xe bồn phải đỗ ở vị trí quy định của trạm. Vị trí đỗ xe bồn khi xuất và nhập khí phải thuận tiện để nối ống và thao tác các van, đầu xe quay về phía lối ra. Lối ra của xe không có vật ngăn cản trong suốt quá trình giao nhận khí.
6. Khi giao nhận khí cho các toa xe bồn đoàn tàu có toa xe bồn phải được cố định bằng phanh; các toa xe bồn phải được bố trí để các hộp van của bồn chứa ở về cùng một phía của đoàn tàu.
7. Trên đường ống nhập lỏng LPG của xe bồn LPG phải lắp van một chiều ngay sau van tay cô lập đầu vào của họng nhập lỏng.
1. Các kho chứa LPG chai phải có thiết bị kiểm tra, cảnh báo rò rỉ LPG.
2. LPG chai ở trong kho phải được đặt tại vị trí đảm bảo thông thoáng, không được bảo quản ở những nơi thấp hơn mặt bằng xung quanh, trong hầm chứa, trong tầng ngầm.
3. Kho chứa LPG chai ngoài trời từ 1.000 kg trở lên phải chia thành từng lô nhỏ. Kho chứa chai LPG phải cách kho chứa LPG chai ít nhất 03 m.
4. Kho chứa LPG chai trong nhà phải đáp ứng yêu cầu về khối lượng tồn chứa, nơi tồn chứa theo quy định.
Article 47. General safety provisions applied to gas business facilities
1. Gas producers, processors, importers, exporters, sellers or purchasers; traders producing and repairing LPG bottles or mini-sized LPG bottles; filling stations, distribution stations and compressing stations; traders leasing tanks, bottled LPG warehouse and means of transport must develop a safe management program and send a report of risk assessment as well as plans for dealing with emergency events to competent authorities for approval.
For the case in which the gas business facility includes producing and processing premises, ports for import and export, a filling station adjacent to a distribution station owned by a single person, the safe management program, risk assessment report and plans for dealing with emergency events shall be applied to the whole facility.
2. Facilities prescribed in clause 1 in this Article must annually practices the methods presented in the approved plan for dealing with emergency events.
3. Every facility must issue all procedures for operation, procedures for solving problems and safety regulations approved by the head of such facility.
4. All machines and equipments strictly subject to labor safety requirement must undergo an inspection of labor safety technique as regulated.
5. Instruments and equipments used for measurement must be inspected and calibrated in accordance with provisions of the law on measurement.
6. There must be a safe distance between the equipment, construction works and barriers of facilities or protected places as regulated.
7. Regulations on fire preventing and fire extinguishing in accordance with provisions of laws must be satisfied.
8. People engaged in the management works, employees working at the gas business facility including the drivers of vehicles used for gas transport must be trained in safe techniques.
9. Annually, every gas business facility must self-offer or hire other organization to offer a training course in labor safety techniques for its employees.
10. The Ministry of Industry and Trade shall decide the training program and content of safety technique course in gas business.
11. The Department of Industry and Trade shall check the training in safety techniques of gas business facilities.
Article 48. Safety requirements applied to gas tanks
1. A gas tank must be installed with sufficient safety equipments and calibrated as regulated.
2. A gas tank must be attached to an emergency shut-off valve.
3. A tank must be placed outdoor, outside the house or enclosed construction works. Do not place the tank on the roof, in the balcony, basement or under construction works.
4. Fixed tanks must not be placed onto one another. Horizontal cylindrical tanks must not aligned along the vertical axis towards the house or service buildings.
5. Underground tanks must not be placed under flammable liquids storage facilities.
Article 49. Safety requirements applied to gas pipelines
1. A gas pipeline must be put on a firm support and painted with prescribed color when coupling.
2. An underground pipeline must be protected against erosion by appropriate methods. A gas pipeline and its thickness must undergo periodical inspections as regulated.
3. Safe distance among the pipelines themselves, between the pipeline and coupled objects must satisfy the regulations.
Article 50. Safety requirements applied to LPG bottling station
1. LPG bottling station must not be placed in the basement or in floors of apartments or high buildings.
2. The floor of the station must be flat, equal or higher than surrounding ground. Where the floor is raised, the space beneath must be filled up, if left empty, ventilation is required. Flammable objects or substances must not be stored or maintained in such space.
3. LPG bottling must follow the bottling process of the station. The volume of bottled LPG must be consistent to that designed for each type of bottle.
4. Bottled LPG must be checked for its tightness and must be labeled and sealed.
5. Bottled LPG warehouses of the station must be consistent with regulations in Article 57 hereof.
6. LPG must not be bottled and LPG bottles must be discarded or repaired or tested in the following cases:
a) The information on the bottle volume presented in the bottle jacket is unreadable or none information is shown;
b) Bottles have defects or defects in their handle of base belt;
c) Bottles have physical defects in their body;
d) Bottles are eroded to the visible extent;
dd) Bottles burn due to arc or fire;
e) Bottles, valves or structures for pressure relief (if being equipped) are leaked or broken;
g) Bottles have been expired for test;
h) Bottles have not been tested or not able to identify the expiry for test.
Article 51. Safety requirements applied for gas filling station for vehicles
1. There must be at least 3-meter-distance between the tank and the station's barriers.
2. There must be a coupling between the filling column and flexible hoses for filling vehicle with gases.
3. The filling column must be far from the tank at least 10 meters.
4. The filling column and the gas pipeline connector must be placed outdoor, in a ventilated and covered area.
5. Technological hoses must be put on the ground and the vehicle coming to the station for gas delivery must be connected to the ground.
6. The tank with capacity over 20 cubic meters must be equipped with a sprinkler system to cool its top.
Article 52. Safety requirements applied to gas distribution stations
1. The distance between the tank and another tank of flammable liquid having a flash point less than 65 degrees Celsius must not be less than 7 meters.
2. Requirements applied to the area getting gases from the tank truck:
a) There must be a speed limit sign at the entrance for tank trucks;
b) The area receiving tank trucks must be marked with a signboard and cannot be entered by people without duty while gases are being pumped into the tank;
c) During the gas filling, the tank truck must face the main road or emergency exit and not be obstructed in case of emergency evacuation.
3. Fire engines must always be allowed to enter and exit the station when necessary.
4. Equipments placed in vulnerable areas must be protected by safety methods such as barriers, iron columns, concrete columns and warning signs. These safety equipments must not produce any effect on the ventilation of the gas storage areas.
Article 53. Safety requirements applied to bottled LPG retail stores
1. The store must be in an area of at least 12 square meters.
2. The store must be isolated from fire sources at least 3 meters towards no fireproof walls; if there exist fireproof walls, such distance between the store and fire sources is not required. Construction structure and fire resistance level of the shop must be at least level II. Electronic equipments of the store must be proof against explosion and stay far from LPG bottles at least 1.5 meters.
3. Only empty bottles are permitted to be displayed in shelves for promotion.
4. LPG bottles storage areas must be ventilated. LPG bottles must not be stored in closed chambers or enclosed basements or not be placed in the entrance or public passage. For the case in which there is a bottled LPG warehouse, such warehouse must have at least 1 main door and 1 emergency exit with door open to the outside.
5. LPG bottle repairing and LPG bottling are prohibited.
Article 54. Safety requirements for transporting bottled LPG by motor vehicles
1. Motor vehicles carrying bottled LPG must be licensed to transport dangerous cargo in accordance with regulations in force.
2. Bottles must be aligned vertically with their valves on the top. There must be only one layer of bottles with volume over 99 liters laid on the motor vehicle. Bottles with volume under 99 liters can be laid in 2 or more layers or more but not higher the car and there must be a batten between two layers.
3. The motor vehicle cannot be parked close to fire sources or a place of crowded people or means of transport. For the case in which the motor vehicle is parked temporarily for loading or unloading cargo, it must be parked in a place that not poses a risk to human and not obstruct any other means of transport.
Article 55. Safety requirement for transporting and delivering bottled LPG to customers
1. Motorbikes (two-wheeled motor vehicle) carrying bottled LPG must have a firm support and the bottles whereon must be aligned vertically with their valves on the top.
2. It is prohibited to transport bottled LPG along with person in the elevator, except the one directly transporting them.
3. When providing bottled LPG for customers, the store shall keep 1 delivery note itself and give the customers another one which specifies at least the following information: the owner, bottle type, series number, testing expiry, import place, name and address of the customer, delivery date, name, address and contacts of the store.
4. When delivering, the seller must check the tightness of the bottle’s valve, couplings and hoses after installing or renewing LPG bottles in the presence of customers and sign the delivery minutes provided by such customers.
Article 56. Safety requirements for transporting and delivering gases by tanks
1. The driver, escort and warehouse keeper must be trained in safe techniques as regulated.
2. Tank trucks or tank-cars carrying gas tanks must be licensed to transport dangerous cargo as regulated.
3. When awaiting for gas delivery, the tank truck must park in a safe place with appropriate barrier facing the nearest emergency exit and must be separated from fire sources at least 7 meters. Tank trucks are not permitted to park or operate in enclosed-3-side house.
4. Tank trucks must be connected to the ground and the front tire must be blocked completely before gas delivery.
5. Tank trucks must park at the designated location if gases are delivered and received at the station. Location for parking and delivering gases must be convenient to couple the hoses and valves; the truck must turn towards the exit. The exit for the truck must not be obstructed during the gas delivery.
6. When delivering gases to tank-cars, the train coupling with such tank-cars must be blocked by brakes; tank-cars must be arranged which makes sure their entire valve boxes will stay in one side of the train.
7. The liquid LPG pipelines of a LPG tank truck must be equipped with a check valve at the back of hand valve to block the entrance of the pipeline.
Article 57. Safety requirements applied to bottled LPG warehouses
1. Bottled LPG warehouses must have equipments for testing and warning LPG leaking.
2. Bottled LPG in such warehouses must be stored in ventilated places not in areas lower than the surrounding ground, in the vault or basement.
3. Outdoor warehouses storing at least 1.000 kilograms of bottled LPG must be divided into small batches. The LPG bottle warehouse must be separated from bottled LPG warehouse at least 3 meters.
4. Indoor bottled LPG warehouse must meet requirements for volume and place of storage as regulated.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực