Chương III Nghị định 87/2015/NĐ-CP: Giám sát tài chính , đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 87/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 18/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1051 đến số 1052 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN), giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước.
Theo đó, nội dung giám sát đối với DN nhà nước bao gồm:
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
- Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN.
- Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của DN.
- Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN, cơ cấu lại vốn của DN đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
- Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý DN, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của DN theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Cơ quan tài chính:
a) Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả giám sát tài chính của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
1. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
2. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư;
b) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, trong đó nội dung giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết thông qua danh mục đầu tư của công ty mẹ thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này; giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này;
c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;
d) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
đ) Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
3. Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
c) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
d) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
4. Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
5. Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
6. Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.
7. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện các nội dung giám sát nêu tại các Khoản 1, 2, 3,4 và Khoản 5 Điều này.
1. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính doanh nghiệp.
2. Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm và năm (05) năm của doanh nghiệp, mục tiêu giám sát trong từng thời kỳ do cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng đối với từng doanh nghiệp.
4. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán độc lập và được Hội đồng thành viên thông qua; báo cáo tài chính sáu (06) tháng, báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã công bố theo quy định hoặc đã gửi bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
1. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Xây dựng và ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp (trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, cơ chế phối hợp, báo cáo trong nội bộ cơ quan đại diện chủ sở hữu và giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với các bên liên quan) trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Giao một đơn vị làm đầu mối thực hiện công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp;
c) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để thu thập thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp;
d) Xác định chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có) đối với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ phù hợp với hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp;
đ) Lập kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp. Kế hoạch giám sát tài chính phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát đối với mỗi doanh nghiệp. Kế hoạch giám sát tài chính phải được lấy ý kiến của cơ quan tài chính và các Bộ, ngành liên quan, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để hoàn thiện, phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm;
e) Quy định thời gian nộp báo cáo về tình hình tài chính của các doanh nghiệp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đảm bảo cơ quan đại diện chủ sở hữu có đủ thời gian tổng hợp và lập Báo cáo sáu (06) tháng về giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo và Báo cáo giám sát tài chính năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo;
g) Thu thập và quản lý thông tin tài chính của từng doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, đầy đủ, liên tục;
h) Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp. Chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cơ quan tài chính cùng cấp đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp;
i) Căn cứ vào kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp và các quy định quản lý tài chính, doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính quy định tại Điều 24 Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu đánh giá “Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính”, quyết định sự cần thiết thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này;
k) Lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính định kỳ sáu (06) tháng và hằng năm gửi Bộ Tài chính kèm theo báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp. Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo; báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý;
l) Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc xử lý các sai phạm và biện pháp tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp. Xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp là công chức hoặc viên chức trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, của Bộ Tài chính.
Trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu không đầy đủ, chính xác, cơ quan đại diện chủ sở hữu được quyền yêu cầu doanh nghiệp thuê công ty kế toán, kiểm toán độc lập đáp ứng điều kiện chuyên môn thực hiện việc soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp để thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp;
c) Căn cứ báo cáo kết quả giám sát tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu và báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về quản lý tài chính doanh nghiệp (do cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan tài chính lập), tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sáu (06) tháng và hằng năm về tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Báo cáo sáu (06) tháng gửi trước ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo, Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 7 của năm tiếp theo;
d) Cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, có trách nhiệm trả lời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp;
đ) Trao đổi, làm rõ căn cứ, nhận xét đánh giá, cảnh báo, khuyến nghị trong trường hợp doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu có ý kiến khác ý kiến của Bộ Tài chính. Trường hợp, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp vẫn có ý kiến khác, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;
e) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo, không chấp hành khuyến nghị, chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Xây dựng và ban hành các quy trình quản lý phục vụ giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Quy trình kế hoạch ngân sách và dự báo, quy trình kế toán, lập báo cáo tài chính hợp nhất, quy trình quản lý rủi ro tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các công ty con, công ty liên kết;
b) Ban hành quy định phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng, ban; cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đặc biệt là các phòng ban có chức năng giám sát và bộ phận kiểm soát nội bộ; tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) sử dụng bộ máy trong tổ chức của doanh nghiệp để thực hiện việc giám sát này. Doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ định kỳ hằng năm theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có);
c) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ nói riêng và doanh nghiệp nói chung, đảm bảo thu thập được thông tin về các chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp;
d) Lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định của cơ quan tài chính và của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này;
đ) Được quyền thuê tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính để xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có), báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện;
e) Có trách nhiệm thuê công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu để soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp, chi phí này được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
g) Xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ mất an toàn tài chính doanh nghiệp, rủi ro trong quản lý tài chính doanh nghiệp khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính;
h) Thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Khi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát gián tiếp đối với các công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp thông qua công ty mẹ.
1. Đối tượng cần giám sát bởi công ty mẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này bao gồm toàn bộ các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp.
2. Đối tượng cần giám sát bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này bao gồm:
a) Công ty con của doanh nghiệp;
b) Công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp. Việc xác định công ty liên kết quan trọng do cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với công ty mẹ lựa chọn theo một trong các tiêu chí sau:
- Có tầm quan trọng chiến lược (về công nghệ, hoặc về thị trường, hoặc về tài chính) đối với sự phát triển của doanh nghiệp;
- Có tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ trên 35% vốn điều lệ;
- Có mức vốn điều lệ đạt tiêu chí phân loại từ dự án nhóm B trở lên theo quy định của Luật Đầu tư công;
- Lợi nhuận dự kiến được chia từ công ty liên kết đóng góp trên 10% doanh thu (bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính) của doanh nghiệp trong năm báo cáo.
1. Đối với công ty con
a) Công ty mẹ thực hiện giám sát công ty con trên cơ sở tham khảo các nội dung giám sát quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với cơ quan tài chính và công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Nghị định này.
2. Đối với công ty liên kết
a) Tình hình sản xuất kinh doanh: Biến động về doanh thu, biến động về lợi nhuận so với hai năm gần nhất;
b) Hiệu quả đầu tư vốn: Thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
c) Khả năng thanh toán, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
d) Việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư.
3. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu “Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết” mà công ty mẹ phải gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính.
4. Công ty mẹ có trách nhiệm xây dựng biểu mẫu để thực hiện giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết theo nội dung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát gián tiếp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát gián tiếp công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp.
3. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp cơ quan tài chính xem xét, quyết định thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Chủ động thống nhất với công ty mẹ danh sách các công ty con, công ty liên kết cần đưa vào Kế hoạch giám sát tài chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
b) Giao công ty mẹ xây dựng Báo cáo giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp trong Kế hoạch giám sát tài chính;
c) Thu thập các báo cáo giám sát tài chính định kỳ của công ty mẹ đối với các công ty con, công ty liên kết trong Kế hoạch giám sát tài chính;
d) Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các rủi ro tài chính của các công ty con, công ty liên kết của các doanh nghiệp;
đ) Trường hợp phát hiện tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn có dấu hiệu rủi ro phải cảnh báo đồng thời yêu cầu công ty mẹ làm rõ nguyên nhân tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết kỳ gần nhất.
2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện kế hoạch giám sát các công ty con, công ty liên kết quan trọng của các doanh nghiệp;
b) Phân tích các rủi ro về tài chính của các công ty con, công ty liên kết để đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và công ty mẹ.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp: Thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này và các quy định sau:
a) Chủ động xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính, hiệu quả đầu tư vốn phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động của từng công ty con, công ty liên kết;
b) Lập kế hoạch giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết, đảm bảo thu thập và xử lý thông tin kịp thời; thống nhất danh sách công ty con, công ty liên kết quan trọng cần giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Lập Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết sáu (06) tháng và hàng năm gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp cùng với các báo cáo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết không đạt kế hoạch phê duyệt đầu kỳ, công ty mẹ phải giải trình và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý đối với từng công ty con, công ty liên kết tại Báo cáo giám sát tài chính công ty con, công ty liên kết gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính về những rủi ro tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục.
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ, công ty con, công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn (thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2010).
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn của doanh nghiệp nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thông qua công ty mẹ.
Đối tượng giám sát là toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, bao gồm các dự án của công ty mẹ, công ty con và dự án do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập.
1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài:
a) Tiến độ triển khai dự án so với kế hoạch;
b) Hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp: Hình thức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho dự án, biến động của tổng mức đầu tư dự án (nếu có);
c) Tình hình huy động vốn, quản lý tài sản và quản lý nợ của dự án tại nước ngoài, bao gồm các khoản do doanh nghiệp trong mô hình công ty mẹ - công ty con bảo lãnh vay hoặc tài trợ vốn dưới hình thức khác.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
3. Tình hình thu hồi vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn tài trợ dưới hình thức khác) và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: Lợi nhuận được chia của nhà đầu tư Việt Nam; lợi nhuận để tái đầu tư; lợi nhuận chuyển về nước và lợi nhuận được sử dụng cho yêu cầu khác.
4. Các rủi ro tại địa bàn đầu tư.
5. Việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
6. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát quy định tại Điều này.
1. Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng và hằng năm của dự án tại nước ngoài.
3. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại dự án của các cơ quan chức năng (nếu có).
4. Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
5. Các quy định về định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành.
6. Báo cáo đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát gián tiếp.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó tập trung giám sát trước và giám sát gián tiếp.
3. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan tài chính phát hiện doanh nghiệp báo cáo không trung thực, để xảy ra các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc các dự án đầu tư tại nước ngoài có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu cần phối hợp với cơ quan tài chính lựa chọn thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
1. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Thu thập các báo cáo giám sát tài chính định kỳ của doanh nghiệp về các dự án đầu tư tại nước ngoài;
b) Tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện dự án có dấu hiệu rủi ro phải cảnh báo kịp thời cho công ty mẹ, đồng thời thông báo cơ quan tài chính để xem xét phối hợp thực hiện hình thức giám sát trực tiếp tại công ty mẹ hoặc công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án đầu tư tại nước ngoài; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp vượt thẩm quyền theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp;
b) Trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp và của cơ quan đại diện chủ sở hữu, tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các rủi ro của các dự án đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp hoặc dự án tiềm ẩn rủi ro phải cảnh báo đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Xây dựng Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài;
b) Xây dựng chỉ tiêu giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
c) Lập kế hoạch giám sát tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư tại các dự án đầu tư ra nước ngoài;
d) Lập Báo cáo giám sát tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư ra nước ngoài sáu (06) tháng và hằng năm gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư vốn vào các dự án không đạt kế hoạch, doanh nghiệp phải giải trình và đề xuất biện pháp đối với từng Dự án. Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
đ) Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, trường hợp phát sinh các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính), doanh nghiệp cần báo cáo trung thực, kịp thời và đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính.
1. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: Có số lỗ phát sinh năm báo cáo lớn hơn 30% so với mức lỗ kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch:
- Có số lỗ phát sinh trong năm báo cáo từ 30% vốn đầu tư của chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu;
- Có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có);
- Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
2. Các dấu hiệu khác cơ quan đại diện chủ sở hữu cần kết hợp xem xét khi xác định dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch: Có số lỗ thực tế lớn hơn số lỗ kế hoạch trong 2 năm liền.
b) Đối với doanh nghiệp sau giai đoạn lỗ kế hoạch
- Lỗ hai năm liên tiếp trở lên;
- Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận gộp giảm liên tiếp 2 năm trở lên;
- Có hệ số tín nhiệm thấp theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng;
- Không tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, hoặc có ý kiến không chấp nhận, ý kiến từ chối trong Báo cáo kiểm toán, hoặc có ý kiến ngoại trừ trong Báo cáo kiểm toán trong 2 năm liền về cùng một vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này là dấu hiệu cảnh báo khả năng đặt một doanh nghiệp vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt. Khi doanh nghiệp có một trong các dấu hiệu này, cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp xem xét dấu hiệu mất an toàn tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này.
1. Khi doanh nghiệp được đặt vào tình trạng phải giám sát tài chính đặc biệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt bao gồm những nội dung sau:
a) Tên doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt;
b) Lý do giám sát tài chính đặc biệt;
c) Nội dung giám sát tài chính đặc biệt.
2. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo với cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp thực hiện.
1. Phối hợp doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp.
2. Phối hợp doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cần cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tiến hành phê duyệt phương án cơ cấu lại của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp.
Phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có).
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể thuê tư vấn giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
3. Quy định tần suất báo cáo, các tiêu chí giám sát và cơ chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp và các bên liên quan khác (nếu cần).
4. Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.
5. Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp.
6. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cải thiện.
8. Đánh giá, quyết định đưa doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt ra khỏi Danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt. Quyết định này được thông báo tới cơ quan tài chính cùng cấp.
9. Doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, phương án khắc phục thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định
1. Lập phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có Quyết định giám sát tài chính đặc biệt.
2. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính theo tần suất đã thống nhất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về các chỉ tiêu giám sát được phê duyệt trong phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Tiêu chí 1. Doanh thu.
- Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Tiêu chí 3. Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
- Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập và của công ty mẹ.
Các tiêu chí 1, 2, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
- Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;
- Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ và các tiêu chí sau:
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
- Kết quả xếp loại doanh nghiệp;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
1. Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp;
2. Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu (06) tháng, hằng năm;
3. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, hằng năm;
4. Kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp;
5. Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
1. Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phải giao cho doanh nghiệp bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể.
2. Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao với kết quả thực hiện.
3. Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.
a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, 2, 3 và tiêu chí 4 quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2 và tiêu chí 4 được xếp loại A;
- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 2 xếp loại C hoặc có tiêu chí, 2 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
b) Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thì căn cứ kết quả xếp loại cho từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C và có tiêu chí 4 và tiêu chí 5 xếp loại A;
- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 5 xếp loại C hoặc có tiêu chí 5 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;
- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều này.
1. Đối với doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Nghị định này và các chỉ tiêu do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi Báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm cho các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để thẩm định và công bố xếp loại cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp là công ty mẹ gửi báo cáo đánh giá và xếp loại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính, doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gửi báo cáo đánh giá và xếp loại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp của các doanh nghiệp phải gửi theo thời gian do cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Quy định thời gian nộp Báo cáo đánh giá và xếp loại của các doanh nghiệp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đảm bảo cơ quan đại diện chủ sở hữu có đủ thời gian thẩm định kết quả xếp loại trước ngày 31 tháng 5 hằng năm;
b) Công khai chỉ tiêu đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp, đồng thời gửi Bộ Tài chính chỉ tiêu đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp để phối hợp đánh giá;
c) Thẩm định Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của các doanh nghiệp do mình thành lập hoặc được giao quản lý;
d) Lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp nhà nước, gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo;
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
3. Bộ Tài chính;
a) Tham gia ý kiến với các cơ quan đại diện chủ sở hữu về xếp loại doanh nghiệp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
FINANCIAL SUPERVISION, PERFORMANCE ASSESSMENT AND RATING OF STATE ENTERPRISES
Section 1. FINANCIAL SUPERVISION
1. The representative agency:
a) The specialize Ministry shall chair and coordinate with the Ministry of Finance to carry out the financial supervision and performance evaluation of production and business activities of enterprises which are parent companies, single-member limited liability companies established under the specialized Ministry or assigned to be managed under its authority;
b) The People’s Committee shall chair and coordinate with the Ministry of Finance to carry out the financial supervision and performance evaluation of production and business activities of enterprises which are parent companies, single-member limited liability companies established under its decision.
2. The financial institution:
a) The Ministry of Finance in collaboration with the representative agency shall carry out the financial supervision over parent companies, single-member limited liability companies established by the specialize Ministry or assigned to be managed under its authority; compile an aggregate report on results of financial supervision carried out by the representative agency, the Board of Members of an economic groups and state-owned incorporations for submission to the Government;
b) The Department of Finance in cities or provinces shall assist the provincial People’s Committee in the financial supervision and performance evaluation of production and business activities of enterprises and compile an aggregate report on results of financial supervision over enterprises established under the decision of the provincial People’s Committee.
Article 9. Supervisory contents
1. Supervise capital conservation and development.
2. Supervise utilization and management of state-owned capital and assets invested in enterprises according to the following issues:
a) State capital investment in investment projects, including mobilized capital, progress of project execution and invested capital disbursement;
b) Outward investment activities, including contents regarding the financial supervision over subsidiary companies, associate companies through the investment portfolio of parent companies in compliance with regulations stated in Section 2 Chapter III hereof; supervision of foreign investment activities of enterprises in compliance with regulations laid down in Section 3 Chapter III hereof;
c) The current state of mobilization of capital and use of mobilized capital, and bond issue;
d) The current state of asset management, debt management at enterprises, the enterprise’s solvency and debt-to-equity ratio;
dd) The current state of currency flows in enterprises.
3. Supervise an enterprise's operating results.
a) The implementation of the business plan to produce, perform the task of supplying products and services according to the State’s public order or designated plan;
b) Operating results: revenue, profit, return on equity, return on asset;
c) Fulfillment of obligations to the state budget;
d) Profit distribution and setting aside and utilization of funds.
4. Supervise the compliance with laws on investment, management and utilization of state capital invested in enterprises; issue and implement regulations on financial management in enterprises.
5. Supervise the restructuring of state capital invested in enterprises, the restructuring of enterprise’s capital invested in subsidiary companies and associate companies.
6. Supervise the implementation of pay, remuneration, bonus and responsibility allowance schemes and exercise of other rights under an enterprise’s commitment to employees, managers, comptrollers and representative persons of capital of such enterprise in accordance with the Labor Code.
7. The Ministry of Finance shall provide for forms and templates of supervisory contents stated in Clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 10. Bases for financial supervision
1. Applicable legal regulations on corporate financial management.
2. The charter of organizational structure and operations as well as financial rules and regulations in enterprises.
3. Annual and 5-year business and development investment plan of an enterprise, and supervisory objectives set over periods of time by the representative agency in each enterprise.
4. Annual financial statement of an enterprise which is subject to independent audit and is ratified by the Board of Members; half-year financial statement, quarterly financial statement, periodic professional report and other ad-hoc reports as requested by the representative agency or competent authorities.
5. The result of inspection, examination and audit in enterprises carried out by competent authorities and publicly made known in accordance with regulations or sent in a written form to the representative agency.
6. Relevant information and materials stipulated by laws.
Article 11. Supervisory method
1. Financial supervision shall be carried out by employing the method of direct supervision, indirect supervision, pre-supervision, in-process supervision, post-supervision with particular attention paid to the pre-supervision and post-supervision practices in order to promptly find out financial risks and restrictions of financial management as well as issue alerts or suggest solutions.
2. Inspection and examination activities shall be performed in a periodic or spontaneous manner in compliance with laws on inspection and examination.
Article 12. Responsibility for supervision
1. Responsibilities of the representative agency:
a) Develop and promulgate regulations on financial supervision and business performance evaluation (which specifies responsibilities and coordination mechanisms, internal reporting in the representative agency, and between the representative agency and involved parties) within six (06) months from the date of this Decree’s entry into force;
b) Assign a unit to act as the focal point of the implementation of financial supervision and business performance assessment;
c) Develop an IT system to collect information directly from enterprises;
d) Identify specific financial supervision criteria (if any) for each enterprise in each period in accordance with the business and financial situation of such enterprise;
dd) Set up the plan for the financial supervision (including the plan for financial inspection and examination) for enterprises. The financial supervision plan must clearly define the supervisory objectives, content, object, scope for specific enterprises. The financial supervision plan must be subject to opinions of financial institutions, relevant Ministries, industrial departments, Government Inspectorate and the State Audit given before December 31 of the previous year in order to make it completed, approved and publicly made known before every January 21;
e) Set time limit for the representative agency’s submission of reports on the enterprise’s financial situation with assurance that the representative agency shall have enough time to synthesize and prepare half-year reports on financial supervision for submission to the Ministry of Finance before August 31 of the reporting year and the annual financial supervision report for submission to the Ministry of Finance before May 31 of the following year;
g) Collect and manage financial information for each enterprise in a timely, adequate and continuous manner;
h) When discovering the financial situation, the financial management of an enterprise exposed to any risk, issue timely alerts to such enterprise. Direct enterprises to have timely solutions to preventing and mitigating the risks and weaknesses; propose the measures to handle violations regarding the financial management of an enterprise; send reports to the Prime Minister and inform the same-level financial institution of violations against the provisions of the law on the corporate finance;
i) Based on the results of financial supervision and financial management regulations, enterprises and the representative agency shall make the financial supervision report in specific enterprises. Where there are signs of financial insecurity as stated in Article 24 of this Decree, the representative agency shall write their assessment comment such as "enterprise faced with the financial insecurity", and decide whether it is necessary for them to implement regulations on special financial supervision as prescribed in Section 4 Chapter III hereof;
k) Prepare reports on the result of financial supervision on 6-month or annual basis for submission to the Ministry of Finance together with financial supervision reports made by each enterprise. 6-month reports must be sent before August 31 of the reporting year. Annual reports must be sent before May 31 of the following year. The representative agency shall be responsible for the fidelity and accuracy of the results of financial supervision in enterprises established under its decision or assigned to be managed under its authority;
l) Organize the implementation of the guidance provided by the Government, the Prime Minister and the recommendations offered by the financial institutions, inspection, examination and audit bodies on the handling of defaults or violations as well as of measures to intensify the financial supervision in enterprises. Take disciplinary actions against managers who are public servants or public employees in the event of failure to follow reporting procedures in accordance with laws and comply with instructions or directions in the supervision report prepared by the representative agency or the Ministry of Finance.
Where any financial statement has signs of lack of information or inaccuracy, the representative agency are entitled to require enterprises to hire independent accounting and audit firms that meet the conditions of professional conduct to review the financial data of enterprises to provide a basis for supervisory evaluation and conclusion.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Cooperate with the representative agency in establishing and implementing the plan for supervision in the enterprise; thematic supervision or supervision requested by the Government and the Prime Minister;
b) Develop appropriate information systems to collect, store and process the information and financial supervision reports;
c) Based on the report on the result of financial supervision conducted by the representative agency and report on the result of thematic supervision regarding corporate financial management (prepared by the inspection agency, the State Audit or the financial institution), send an aggregate report to the Government and the Prime Minister on six -month and annual basis on the management and use of state capital invested in enterprises, performance and financial state of enterprises. 6-month reports must be sent before September 30 of the reporting year. Annual reports must be sent before July 31 of the following year;
d) Alert any enterprise that has signs of financial insecurity and bear responsibility for response to recommendations and requests of enterprises;
dd) Discuss and clarify grounds for, and comment on evaluation, alerts or warnings, unless otherwise recommended by enterprises and the representative agency. If there still exists a discrepancy between the representative agency and enterprises, the Ministry of Finance shall synthesize information to make an aggregate report to the Government for consideration and decision;
e) Request the Prime Minister to impose stipulated sanctions against responsible persons of the representative agency and managers of an enterprise who have failed to comply with reporting regime, and abide by given recommendations and directions of the representative agency and the Ministry of Finance.
3. Responsibilities of an enterprise:
a) Develop and issue management process that assists in the financial management and assessment of production and business activities of enterprises, including budget planning and forecasting process, accounting procedures, formulation of the consolidated financial statements, processes for managing financial risks, production and business plans, financial supervision regulations and performance evaluation in subsidiary companies and associate companies;
b) Introduce regulations on the assignment of tasks and responsibilities of the departments; mechanism for cooperation between departments, especially departments with supervisory functions and internal control department; organize financial supervision activities in enterprises. The Board of Members (the enterprise’s Chairperson) shall use the organizational mechanism for performing supervisory tasks. Enterprises must report the results of internal financial supervision tasks on an annual basis as requested by the representative agency (if any);
c) Develop information technology systems supporting the operation of the internal control department in particular and enterprise in general with assurance that information about the supervisory indicators of corporate finance is collected;
d) Prepare and submit reports to serve the financial supervision purpose as prescribed by the financial institution and the representative agency under the provisions of this Decree;
dd) Have the rights to hire organizations providing financial consultancy services to create specific financial supervision indicators (if any), and send reports to the representative agency for consideration and approval as the basis for implementation;
e) Bear responsibility to hire independent accounting and audit firms as required by the representations representative to revise the financial data provided by enterprises from which costs incurred will be accounted for as expenses of enterprises;
g) Develop and implement immediate measures to prevent and mitigate the risks of unsafe corporate finance, risks incurred during the financial management process if there is any alert issued by the representative agency and financial institution;
h) Fully and promptly implement the direction and recommendations of the representative agency and financial institution in the supervision report. In case there is any discrepancy that may arise, within 15 working days of receipt of directions or recommendations, enterprises must send a report to the representative agency and financial institution. When obtaining final conclusions from the representative agency and financial institution, enterprises shall be responsible for adhering to these conclusions.
Section 2. FINANCIAL SUPERVISION IN SUBSIDIARY COMPANIES AND ASSOCIATE COMPANIES
1. Parent companies shall carry out financial supervision in subsidiary companies and associate companies.
2. The representative agency shall preside over and cooperate with the financial institution in indirect supervision in subsidiary companies and important associate companies through their parent companies.
Article 14. Entities subjected to supervision
1. Entities subjected to parent company’s supervision under the provisions of Clause 1 Article 13 hereof shall include all of subsidiary companies or associate companies.
Entities subjected to supervision carried out by the representative agency and financial institution in accordance with regulations laid down in Clause 2 Article 13 hereof shall include:
a) Subsidiary companies;
b) Important associate companies. The determination of important associate companies shall be selected by the representative agency and parent company according to the following criteria:
- Demonstrate strategic importance (in terms of technology, market or finance) in the development of enterprises;
- Have the capital contributed by the parent company which equals more than 35% of the charter capital;
- Have the permitted amount of charter capital which meets the classification criteria applied to above-group-B projects in accordance with the Law on public investment;
- Earn proposed profit divided from associate companies which makes up for over 10% of revenue (including revenue generated from sale and provision of services as well as financial operations) of enterprises in the reporting year.
Article 15. Supervisory contents
1. Subsidiary companies
a) Parent companies shall carry out supervision of subsidiary companies on the basis of consulting supervisory contents stipulated in Article 9 hereof;
b) The representative agency shall cooperate with the financial institution and parent company in financial supervision in subsidiary companies under the provisions of Clause 1, 2 and 3 Article 9 hereof.
2. Associate companies
a) Production and business situation: Fluctuation in revenue, profit in comparison with those in the two latest years;
b) Capital investment efficiency: Capital recovery, collection of profit and distributed dividends coming from outward investment activities;
c) Enterprise’s solvency and debt-to-equity ratio;
d) Transfer of invested capital
3. The Ministry of Finance shall decide forms and templates “financial supervision report in subsidiary companies or associate companies" completed by parent companies for submission to the representative agency and financial institution.
4. Parent companies shall be responsible for setting up forms and templates used for carrying out financial supervision in subsidiary companies and associate companies according to the contents stated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 16. Supervisory method
1. Parent companies shall carry out financial supervision in subsidiary companies or associate companies by employing the method of direct supervision, indirect supervision, pre-supervision, in-process supervision, post-supervision with particular attention paid to the indirect supervision practices.
2. The representative agency shall preside over and cooperate with the financial institution in indirect supervision in subsidiary companies and important associate companies.
3. Where any signs of violations against laws on corporate finance have been discovered, the representative agency shall collaborate with the financial institution in considering and deciding direct supervision in parent companies or subsidiary companies of which the charter capital is wholly owned by parent companies.
Article 17. Responsibility for supervision
1. Responsibilities of the representative agency:
a) Proactively agree with parent companies on the list of subsidiary companies, associate companies that need to be integrated into the plan for financial supervision under the provisions of Point dd Clause 1 Article 12 hereof;
b) Assign parent companies to compile the financial supervision report in subsidiary companies, associate companies in the financial supervision plan;
c) Collect the periodic financial supervision reports of parent companies in subsidiary companies, associate companies in the financial supervision plan;
d) Analyze production and business conditions and financial risks faced by subsidiary companies or associate companies;
dd) Where there is any sign of risk to operating results and effectiveness in capital investment, it is obliged to issue alerts and request parent companies to clarify reasons for this in the financial supervision report in subsidiary companies or associate companies in the latest period.
2. Responsibilities of the financial institution:
a) Cooperate with the representative agency in implementation of the plan for supervision in subsidiary companies and important associate companies;
b) Analyze the financial risks of subsidiary, associate companies to provide warnings and recommendations to the representative agency and parent company.
3. Responsibilities of enterprises: Comply with regulations laid down in Clause 3 Article 12 hereof and the following regulations:
a) Proactively develop indicators of financial supervision, the effectiveness of capital investments which conform to the characteristics and operation state of specific subsidiary and associate companies;
b) Set up the plan for financial supervision in subsidiary, associate companies, and ensure the collection and timely processing of information; agree on the list of subsidiary, important associate companies subjected to supervision conducted by the representative agency;
c) Prepare the 6-month and annual financial supervision report of subsidiary companies and associate companies for submission to the representative agency and the same-level financial institution along with other reports stipulated in Point d Clause 3 Article 12 hereof.
Where the production and business results and effectiveness in capital investment in subsidiary companies and associate companies have not achieved planned objectives set out at the beginning of the reporting period, the parent company must explain and propose measures to correct or deal with each of its subsidiary, associate companies in the financial supervision of these subsidiary, associate companies for submission to the representative agency;
d) Where there is any alert of the representative agency ant the financial institution to financial risks faced by subsidiary companies, associate companies, parent companies are required to formulate and take controlling and remedial measures in an immediate manner.
Section 3. SUPERVISION OF ENTERPRISE’S FOREIGN INVESTED CAPITAL
1. Parent companies shall supervise foreign investment activities of parent companies, subsidiary companies or companies to which capital is contributed (established before July 1, 2010).
2. The representative agency shall preside over and cooperate with the financial institution in supervision of foreign investment projects financed by capital of state enterprises, subsidiary companies of state enterprises through parent companies.
Article 19. Entities subjected to supervision
They are all of foreign investment projects of enterprises, including projects of parent companies, subsidiary companies and those financed by both parent companies and subsidiary companies.
Article 20. Supervisory contents
1. Management and use of enterprise’s foreign invested capital:
a) The progress of project execution in comparison with planned project schedule;
b) Foreign investment activities: investment type, structure of capital invested in projects and fluctuation in investment outlay (if any);
c) Mobilization of capital, management of assets and debts incurred in projects in overseas countries, including loan guarantees and financing in other forms provided by or enterprises that belong to the parent – subsidiary company.
2. Operating results of projects: revenue, profit, return on equity, return on asset;
3. Capital recovery (including the equity and financing in other forms) and fulfillment of obligations to the state budget: Vietnamese investor’s distributed profits; profits transmitted back to the country and profits used for other purposes.
4. Risks faced at project sites.
5. Issuance and implementation of regulations on operation, management and use of capital and assets of enterprises in overseas countries.
6. The Ministry of Finance shall provide for forms and templates of supervisory contents stated in this Article.
Article 21. Bases for supervision
1. Legislation on foreign investment activities, and legislation on use and management of state capital invested in production and business activities of enterprises.
2. 6-month and annual financial statements of overseas projects.
3. Results of inspection, examination and audit at project sites conducted competent authorities (if any).
4. Rules and regulations on operation, management and use of capital and assets of enterprises in overseas countries.
5. Regulations on economic and technical norms of the industry.
6. Investment report of projects approved by competent authorities.
Article 22. Supervisory method
1. Parent companies shall supervise foreign investments by employing the method of direct supervision, indirect supervision, pre-supervision, in-process supervision, post-supervision with particular attention paid to the indirect supervision practices.
2. The representative agency shall preside over and cooperate with the financial institution in supervision of enterprise’s foreign investment activities with particular attention paid to pre-supervision and indirect supervision practices.
3. Where the representative agency or the financial institution discovers that enterprises make false reports and commit violations during the process of use and management of state capital invested in enterprises relating to foreign investment activities, or foreign investment projects have signs of financial insecurity, the representative agency should collaborate with the financial institution to decide on direct supervision at parent companies or subsidiary companies of which the charter capital is wholly held by parent companies, both of which are involved in foreign investment activities.
Article 23. Responsibility for supervision
1. Responsibilities of the representative agency:
a) Gather periodic financial supervision reports of enterprises on foreign investment projects;
b) Analyze production and business operations as well as financial status of foreign investment projects. Where any signs of risks have been discovered, it must promptly report to parent companies and concurrently to the financial institution for consideration or cooperation in carrying out direct supervision at parent companies or subsidiary companies of which the charter capital is wholly held by parent companies;
c) The representative agency shall be responsible for considering and cooperating with the financial institution in implementation of necessary measures to eliminate difficulties or discrepancies that may arise from foreign investment projects; reporting to the Prime Minister in case the issue falls outside of its competency in accordance with laws.
2. Responsibilities of the financial institution:
a) Cooperate with the representative agency in supervision of foreign investment projects of enterprises;
b) Based on the report of enterprises and the representative agency, analyze production and business operations as well as risks of foreign investment projects. Where signs of violations against legal regulations on corporate finance are found or projects are exposed to potential risks, it must issue alerts to the representative agency.
3. Responsibilities of an enterprise:
a) Formulate rules and regulations on operation, management and use of capital and assets of enterprises in overseas countries;
b) Set up criteria for supervision of production and business activities as well as effectiveness in capital investment in foreign investment projects;
c) Prepare the plan for supervision of financial state and capital investment effectiveness at foreign investment projects;
d) Prepare the 6-month and annual financial supervision report and report on foreign investment effectiveness on 6-month and annual basis for submission to the representative agency and the financial institution. Where operating results and effectiveness in capital investment in projects has not met planned objectives, enterprises must give explanations and propose measures applied to specific projects. Time limit for submission of reports shall be governed under regulations laid down by the representative agency;
dd) In the course of execution of foreign investment projects, where there is any issue that can cause serious harm to investment and operating activities (including, political, legal, market and financial risks), enterprises should send an accurate and timely report or measure proposal to the representative agency and the financial institution.
Section 4. SPECIAL FINANCIAL SUPERVISION
Article 24. Signs of financial insecurity
1. Signs of financial insecurity shall include:
a) As for enterprises undergoing losses permitted according to the plan: incur losses in the reporting year which are greater than 30% of the permitted losses approved by competent authorities.
b) As for enterprises which have passed the phase of permitted losses according to the plan:
- Incur losses in the reporting year which are more than 30% of the owner’s invested capital, or accrued losses which are greater than 50% of the owner’s invested capital;
- Have debt-to-equity ratio which exceeds the safe standard in accordance with laws on use and management of state capital invested in the enterprise’s production and business activities and regulations set out by the representative agency (if any);
- Have debt coverage ratio which is less than 0.5.
2. Signs of financial insecurity that the representative agency should also consider in the process of identifying financial insecurity signs shall include:
a) As for enterprises undergoing losses permitted according to the plan: incur actual losses which are greater than those permitted according to the plan in 2 consecutive years.
b) As for enterprises which have passed the phase of permitted losses according to the plan:
- Incur losses for more than two consecutive years;
- Generate net income or gross profit which decreases for more than 2 consecutive years;
- Have the low trust factor according to the ranking of credit rating organizations;
- Fail to audit financial statements, or have discontented or rejecting opinions in the audit report, or qualified opinions in the audit report in 2 consecutive years on the same issue which may have substantial impacts on the enterprise’s production and business activities.
3. Signs stipulated in Clause 1, 2 of this Article are considered alerts which may put an enterprise under special financial supervision. When seeing that an enterprise has one of these signs, the representative agency and the same-level financial institution should cooperate in examining signs of financial insecurity, operating results of such enterprise in order to decide whether such enterprise shall be put under special supervision or continue to be subjected to financial supervision under the provisions of Section 1 Chapter III hereof.
Article 25. Decision on special financial supervision
1. When an enterprise is put under special financial supervision, the representative agency shall make its decision on the special financial supervision. The decision on special financial supervision shall specify the followings:
a) Name of the enterprise subjected to the special financial supervision;
b) Reasons for special financial supervision;
c) Key elements of the special financial supervision.
2. The decision on the special financial supervision shall be made known to the same-level financial institution by the representative agency for collaboration and implementation purposes.
Article 26. Procedures for the representative agency’s dealing with enterprises put under the special financial supervision
1. Cooperate with an enterprise in analyzing and assessing main reasons for the financial insecurity.
2. Cooperate with enterprises in applying measures to deal with financial difficulties. Where such enterprises need to restructure their organizational structure, business and financial activities, the representative agency is obliged to approve the plan for restructuring within less than 30 working days of receipt of that plan.
Corrective and restructuring measures should specify units or individuals bearing responsibility for implementation; specific outcomes; commencement date and propose completion date; sufficient and required conditions for implementation of the plan and demands for assistance within the scope of legal regulations (if any).
The representative agency can hire consultancy service providers to assist it in conducting research and evaluation of such corrective and restructuring measures. Costs incurred from such hiring shall be accounting for as expenses of enterprises.
3. Stipulate reporting frequency, supervisory criteria and information response regime between the representative agency, enterprises and involved parties (when necessary).
4. Supervise enterprise’s implementation of the approved plan.
5. Collaborate with the same-level financial institution on analyzing and assessing the operating result, the financial management and administration of production and business activities in enterprises in order to provide directions for enterprises.
6. Whenever necessary, the representative agency can organize activities to inspect or cooperate with the same-level financial institution to inspect such enterprises in order to determine the accuracy and fidelity of indicators provided in reports; operation and administration of business activities carried out by the enterprise's Executive Board; the work of managing production, business and financial issues as well as other resources in enterprises.
Inspection and examination activities shall be performed in accordance with legislation on inspection and examination. Upon completion of such inspection and examination, conclusions on examining contents should be given and recommendations for the purpose of improving the enterprise’s operating effectiveness should be offered as well.
7. Submit the proposal for dealing with such issues to the Prime Minister in the event that these enterprises have conformed to requirements set out by the representative agency and the financial institution but operating results have yet been improved.
8. Evaluate and decide whether enterprises subjected to special financial supervision have met eligibility requirements for being eliminated from the list of enterprises subjected to the special financial supervision when such enterprises have got full recovery and have no sign of financial insecurity as well as fully comply with supervisory reporting regulations in accordance with regulations laid down in this Decree. The representative agency shall issue the decision on determination of special financial supervision. This decision shall be made known to the same-level financial institution.
9. If enterprises subjected to the special financial supervision, after the permitted duration for application of corrective and remedial measures has expired, fail to restore operating activities, financial status to the state defined in the plan for restructuring of enterprises or remedy plan, they are required to report to competent authorities to transform ownership or make rearrangement in accordance with legal regulations.
Article 27. Responsibilities of the Board of Members (Chairperson), Director General or Director of an enterprise subjected to the special financial supervision
1. Prepare the remedy plan and the plan for organizational restructuring, business and financial operation restructuring for submission to the representative agency within 30 days from the date on which the decision on the special financial supervision was issued.
2. Send a report to the representative agency and the financial institution at the frequency agreed upon with the representative agency on supervisory indicators approved in the remedy plan or the plan for organizational, business and financial operation restructuring in enterprises.
Section 5. PERFORMANCE ASSESSMENT AND ENTERPRISE RATING
Article 28. Criteria for enterprise performance assessment
1. Criteria for enterprise performance assessment shall include:
- Criterion 1. Revenue.
- Criterion 2. Net income and net income-to-equity ratio
- Criterion 3. Overdue debts and capacity to repay debts due.
- Criterion 4. Compliance with laws on investment, management and utilization of state capital invested in enterprises, legislation on taxes and other collections paid to the state budget, and legal regulations on financial reporting regime for the purpose of carrying out the financial supervision.
- Criterion 5. Current state of public products and services.
2. Criteria stipulated in Clause 1 of this Article shall be defined and measured with reference to data provided in audited annual financial statements and periodic statistical reports in accordance with applicable regulations of single-member limited liability companies and parent companies.
Criteria 1, 2, 4 and 5 stipulated in Clause 1 of this Article shall take into consideration and eliminate the impact factors:
- Unexpected events, such as natural disasters, fire, epidemic diseases, wars and other force majeure;
- Investment in manufacturing development according to the planning or proposal approved by competent authorities, which may influence income generated in two first years prior to the year in which projects were brought into operation;
- The state’s price adjustment (applicable to products priced by the state) causing impacts on enterprise's revenue, or obligations to fulfillment of socio-economic objectives under the directions of the Government and the Prime Minister.
3. As for enterprises established and actually operated in a regular and stable manner and mainly providing public products and services, the rating of such enterprises shall be based on criteria 1, 3, 4 and 5 stipulated in Clause 1 of this Article.
4. The assessment of operating results of enterprise’s managers shall be governed under the Government’s regulations and according to the following criteria:
- The level of conformity with objectives assigned by the representative agency in terms of net income and net income-to-equity ratio;
- Enterprise rating results;
- The level of complete implementation of the plan to supply public products or services (applicable to enterprises providing public products and services).
Article 29. Bases for performance assessment and enterprise rating
1. The development investment plan, the production and business plan, and the financial plan on an annual basis;
2. Result of implementation of the 6-month and annual plan;
3. 6-month and annual financial statement;
4. Financial supervision result;
5. Arising issues that may influence the result of implementation of development investment plan, production and business plan and financial plan.
Article 30. Method of performance assessment and enterprise rating
1. Based on criteria for performance assessment as stipulated in Article 28 hereof, the representative agency shall assign indicators for assessment and rating in conformity with specific production and business activities of enterprises. These indicators must be assigned to enterprises in written forms before April 30 of the planning year and shall not be adjusted during the implementation of the plan (except for major force majeure).
Annual production and business and financial plans of enterprises must be based on the strategy and plan of enterprises, development tendency of the industry, changes of legislation and operating results achieved in the previous year, strategic duties or assigned duties in the planning year, and internal and external conditions of enterprises. Annual plans must include specific financial objectives.
2. The assessment of the efficiency and rating of enterprises shall be based on the comparison between plans, objectives and duties assigned by the representative agency, and implementation results.
3. Results of evaluation and rating of enterprises are classified into rank-A, rank-B and rank-C enterprises depending on the level of completion of evaluation criteria assigned by the representative agency to specific enterprises.
a) As for enterprises doing business, based on the results categorized according to criteria 1, 2, 3 and 4 stipulated in Clause 1 Article 28 hereof, enterprises shall be rated as follows:
- Enterprises shall be rated A if there is none of criteria rated C, in which criteria 2 and 4 are rated A;
- Enterprises shall be rated C if criterion 2 is rated C or criterion 2 is rated B and 3 remaining criteria are rated C;
- Enterprises rated B are the rest of enterprises which have not been rated A or C.
b) As for enterprises established and actually operated in a regular and stable manner and mainly providing public products and utilities, the rating of such enterprises shall be based on criteria 1, 3, 4 and 5 stipulated in Clause 1 Article 28 hereof as follows:
- Enterprises shall be rated A if there is none of criteria rated C and criteria 4 and 5 are rated A;
- Enterprises shall be rated C if criterion 5 is rated C or criterion 5 is rated B and 3 remaining criteria are rated C;
- Enterprises rated B are the rest of enterprises which have not been rated A or C.
4. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on Method of performance assessment and enterprise rating in accordance with regulations laid down in this Article.
Article 31. Report on performance assessment and enterprise rating
1. Enterprise:
a) Enterprises shall based on criteria for performance assessment stipulated in this Decree and indicators assigned by the representative agency to carry out their own assessment and rating, and prepare and send reports on assessment of rating on an annual basis to relevant bodies stipulated in Point b Clause 1 of this Article to verify and announce enterprise's rating results;
b) Parent companies shall send the report on enterprise assessment and rating to the representative agency and the Ministry of Finance. Single-member limited liability companies established under the decision of the specialized Ministry or the provincial People’s Committee shall send the report on enterprise assessment and rating to the representative agency;
c) The report on enterprise assessment and rating must be sent within the permitted duration stipulated by the representative agency.
2. The representative agency:
a) Set the time limit for the representative agency’s submission of reports on enterprise assessment and rating with assurance that the representative agency shall have enough time to verify the rating result before every May 31;
b) Publicly disclose the criteria for assessment and rating of enterprises, and concurrently send them to the Ministry of Finance to serve the purpose of cooperation in assessment;
c) Verify performance assessment and enterprise rating reports made by enterprises established on its own or assigned to be managed under its authority;
d) Prepare the report on performance assessment and enterprise rating, and the current state of performance of assigned public tasks of state enterprises and send it to be advised by the Ministry of Finance before May 31 of the following year;
dd) The representative agency shall announce the enterprise rating result before every June 30.
3. The Ministry of Finance:
a) Consult with the representative agency on the enterprise rating within 10 working days of receipt of official dispatches on asking for opinions from the representative agency;
b) Prepare the report on performance assessment and enterprise rating, and the current state of performance of assigned public tasks of state enterprises and report it to the Prime Minister before every July 31.