Chương IV Nghị định 87/2015/NĐ-CP: Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước
Số hiệu: | 87/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 18/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1051 đến số 1052 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN), giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước.
Theo đó, nội dung giám sát đối với DN nhà nước bao gồm:
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
- Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN.
- Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của DN.
- Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN, cơ cấu lại vốn của DN đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
- Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý DN, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của DN theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.
2. Cơ quan tài chính:
a) Hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo giám sát tài chính của các cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo Chính phủ về hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; báo cáo Chính phủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ;
b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư);
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;
c) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
d) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các mẫu biểu, chỉ tiêu báo cáo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Báo cáo giám sát tài chính
Định kỳ sáu (06) tháng và hằng năm, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định này và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi thuộc Bộ; Sở Tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Thời gian gửi báo cáo giám sát tài chính sáu (06) tháng và hằng năm thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Báo cáo kết quả giám sát tài chính
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Bộ quản lý ngành tổng hợp kết quả giám sát đối với công ty có phần vốn nhà nước vào Báo cáo kết quả giám sát tài chính của Bộ để gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và giao Sở Tài chính tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả giám sát của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 7 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm. Nội dung báo cáo bao gồm nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong phạm vi toàn quốc.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Báo cáo giám sát tài chính
Định kỳ hằng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Báo cáo Kết quả giám sát tài chính
Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính và gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước để nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo hai nhóm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước để xem xét việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này; đồng thời làm căn cứ đánh giá, khen thưởng đối với Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
FINANCIAL SUPERVISION OVER STATE-INVESTED ENTEPRISES
1. The representative agency shall perform its supervisory function through the representative person over joint stock companies, multiple-member limited liability companies in which state capital is invested.
2. The financial institution:
a) Annually, the Ministry of Finance shall gather financial supervision reports of representative agencies to compile an aggregate report for submission to the Government on effectiveness in operations and performance of assigned public duties of enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State; on the effectiveness in state capital invested in enterprises of which less than 50% of the charter capital is held by the State;
b) The Department of Finance of cities or provinces shall act as the focal point which assists the provincial People's Committee in aggregating reports on supervision over state-invested enterprises under the authority of the provincial People's Committee.
Article 33. Supervisory contents
1. As for enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State
a) Supervise the state capital conservation and development in enterprises.
b) Supervise utilization and management of state-owned capital and assets invested in enterprises according to the following issues:
- Capital and asset investment in enterprises and outward capital investment (mobilized capital along with investment projects, progress of investment project execution and progress of invested capital disbursement);
- The current state of mobilization of capital and utilization of mobilized capital; issue of bonds;
- The current state of asset management, debt management at enterprises, the enterprise’s solvency and debt-to-equity ratio;
- The current state of currency flows in enterprises.
c) Supervise an enterprise's business operations:
- Operating results: Revenue, profit, return on equity, return on asset;
- Fulfillment of obligations to the state budget.
d) Supervise execution of the plan for state capital divestment, recovery, and collection of profits and distributed dividends.
2. As for enterprises of which less than 50% of the charter capital is held by the State
a) Supervise the state capital conservation and development in enterprises;
b) Supervise the current state of capital mobilization and mobilized capital utilization;
c) Supervise an enterprise's business operations: Operating results: Revenue, profit, return on equity, return on asset;
d) Supervise execution of the plan for state capital divestment, recovery, and collection of profits and distributed dividends.
3. The Ministry of Finance shall specify reporting forms and templates and indicators stipulated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 34. Supervisory method
1. As for enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State: Financial supervision shall be carried out through periodic, ad-hoc or reports requested by the representative agency and shall reported by the representative person in enterprises. Where any sign of violation against laws on corporate financial supervision has been found, the representative agency shall direct the representative person in enterprises to request the Control Board of enterprises to carry out examination of the compliance with laws on utilization, management, conservation and development of capital invested in enterprises.
The representative agency shall bear ultimate responsibility for corporate supervision. The representative person in enterprises shall be considered as the individual assigned the task of corporate supervision and shall only bear responsibility for tasks assigned by the representative agency.
2. As for enterprises of which less than 50% of the charter capital is held by the State: Financial supervision, assessment of effectiveness in utilization of state capital in enterprises shall be carried out through periodic reports made by the representative person in enterprises.
Article 35. Financial supervisory reporting regime
1. As for enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State
a) Financial supervisory report
On 6-month and annual basis, the representative person in enterprises shall prepare a financial supervisory report according to contents stipulated in Clause 1 Article 33 hereof and send it to the representative agency and the same-level financial institution (the Ministry of Finance in case of enterprises which have been equitized, transformed from economic groups, state-owned incorporations, or Ministry-controlled equitized or transformed enterprises; the Department of Finance in case of enterprises equitized or transformed from enterprises affiliated to the provincial People's Committee).
The permitted period of submission of financial supervisory reports is restricted to six (06) months and governed under regulations of the representative agency on annual basis.
b) Report on financial supervisory results
- Based on supervisory reports of the representative person in enterprises, the specialized Ministry shall carry out financial supervision over joint stock companies and limited liability companies transformed from state enterprises which are parent companies, limited liability companies established under the Ministry’s decision or assigned under their authority and the specialized Ministry shall integrate results of supervision over state-invested companies into reports on financial supervisory results of the Ministry for submission to the Ministry of Finance before July 31 of the reporting year in case of 6-month reports and before May 31 of the following year in case of annual reports.
- Based on supervisory reports of the representative person in enterprises, the provincial People’s Committee shall carry out financial supervision over enterprises transformed or equitized from state enterprises established under the decision of the provincial People’s Committee and assign the Department of Finance to gather financial supervisory results for submission to the Ministry of Finance before July 31 of the reporting year in case of 6-month reports and before May 31 of the following year in case of annual reports.
- The Ministry of Finance shall gather reports on supervisory results made by the specialized Ministry and the provincial People’s Committee to report to the Government before September 30 of the reporting year in cased of 6-month reports and before July 31 of the following year in case of annual reports. Supervisory contents shall include contents of performance assessment and performance of assigned public tasks in case of enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State across the nation.
2. As for enterprises of which less than 50% of the charter capital is held by the State
a) Financial supervisory report
On annual basis, the representative person shall prepare a financial supervisory report according to contents stipulated in Clause 2 Article 33 and send it to the representative agency. Time limit for submission of reports shall be governed under regulations laid down by the representative agency.
b) Report on financial supervisory results
Based on the supervisory report of the representative person in enterprises, the representative agency shall aggregate the report on financial supervisory results and submit it to the Ministry of Finance before May 31 of the successive year in order for the Ministry of Finance to send a final report to the Government on effectiveness in utilization of state capital in nationwide enterprises.
Article 36. Assessment of operating results of state-invested enterprises
The representative agency shall refer to criteria for assessing performance of state enterprises in order to research and set criteria for assessing effectiveness in state capital investment in state-invested enterprises which are categorized into two groups: Enterprises of which more than 50% of the charter capital is held by the State and enterprises of which less than 50% of the charter capital is held by the State. The representative agency shall consult the result of assessment of effectiveness in state capital investment in enterprises and the result of state-invested enterprises to consider ongoing investment, expansion or divestment of state capital in these enterprises; concurrently, consider such results as the basis for evaluating and rewarding the representative person in enterprises and for developing the plan and assignment of tasks to the representative person in enterprises in the successive years.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực