Chương I Nghị định 87/2015/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 87/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2015 |
Ngày công báo: | 18/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1051 đến số 1052 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN), giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước.
Theo đó, nội dung giám sát đối với DN nhà nước bao gồm:
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
- Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN.
- Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của DN.
- Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN, cơ cấu lại vốn của DN đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
- Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý DN, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của DN theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nghị định 87/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 và áp dụng cho năm tài chính 2016 trở đi.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về:
1. Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng áp dụng Nghị định này gồm:
1. Cơ quan tài chính.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước):
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi chung là công ty mẹ) do Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập) do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
c) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (viết tắt là SCIC).
4. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
6. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán. Trường hợp quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán khác quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, tài chính, ngân hàng, xổ số, chứng khoán.
1. Báo cáo giám sát tài chính là báo cáo phân tích, đánh giá, cảnh báo các vấn đề về tài chính của từng doanh nghiệp.
2. Báo cáo kết quả giám sát tài chính là báo cáo tổng hợp kết quả công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Doanh nghiệp có vốn nhà nước là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước.
4. Giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
5. Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Giám sát trước là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp.
7. Giám sát trong là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.
8. Giám sát sau là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
9. Giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp.
10. Giám sát tài chính đặc biệt là quy trình giám sát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính cần phải được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh.
11. Tiêu chí đánh giá là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.
1. Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
3. Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
4. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
5. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Article 1. Scope of application
This Decree provides for:
1. Supervision of the current state of state capital investment in enterprises.
2. Financial supervision, performance assessment and rating of state enterprises
3. Financial supervision of state-invested enterprises.
4. Disclosure of financial information of state enterprises.
Article 2. Applicable entities
This Decree shall apply to the following entities:
1. Financial institution.
2. Representative agency of state capital owner.
3. Enterprises of which the charter capital wholly is held by the State (hereinafter referred to as state enterprise);
a) Single-member limited liability companies – parent companies of economic corporations, incorporations and companies operating in the parent – subsidiary company form (hereinafter referred to as parent company) which are established under the decision of the Prime Minister, Ministries, Ministry-level agencies and Government agencies (hereinafter referred to as managing Ministry), People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee);
b) Single-member limited liability companies (also known as independent single-member limited liability company) established under the decision of the managing Ministry or provincial People’s Committee;
c) State Capital Investment Corporation (abbreviated to SCIC).
4. The representative person of state capital invested in a joint stock company or a multiple-member limited liability company.
5. Other agencies, organizations or individuals involved in investment, management and use of state capital in state enterprises.
6. State enterprises operating in the field of directly assisting in national defense, security, or in the combined field of national defense, security, finance, banking, lottery, securities that carry out financial supervision, performance assessment and public disclosure of financial information in accordance with this Decree and legal regulations on national defense, security, finance, banking, lottery and securities. Where there is a discrepancy between legal regulations on national defense, security, finance, banking, lottery and securities and regulations enshrined in this Decree, the first shall prevail.
Article 3. Interpretation of terms
1. Financial supervision report refers to the analysis, evaluation and alert report on financial issues of each enterprise.
2. Financial supervision result report refers to the aggregate report on results of financial supervision in enterprises affiliated to the representative agency.
3. State-invested enterprise refers to joint stock company or multiple-member limited liability company to which state capital is contributed.
4. Direct supervision refers to the inspection and examination directly carried out at enterprises.
5. Indirect supervision refers to the monitoring and checking of current state of an enterprise through financial statements, statistical and other reports provided for by legislation and the representative agency.
6. Pre-supervision refers to review and examine the feasibility of short-term plans, long-term investment projects, plans for raising capital, projects and other alternatives of an enterprise.
7. In-process supervision refers to the monitoring and inspection of the implementation of plans and projects of an enterprise, the observance of the provisions of the law, and the representative agency during implementation plans and projects.
8. Post-supervision refers to the examination of business operating performance on the basis of periodic reports, and the results of the representative agency’s compliance with laws, company charter or provisions of laws.
9. Financial supervision refers to the monitoring, testing, inspection and assessment of financial problems, and execution of financial policies and legislation which are carried out by an enterprise.
10. Special financial supervision refers to the supervisory procedure applied to enterprises faced with signs of financial insecurity that need to be monitored and corrected.
11. Supervisory criteria refers to the system of criteria or standards for enterprise performance assessment and rating.
Article 4. The purpose of the supervision of state capital investments in an enterprise, financial supervision, assessment of performance and public disclosure of financial information of an enterprise
1. Assess the compliance with regulations on the scope, processes, procedures, competence and efficiency of state capital investments in enterprises.
2. Review complete and timely financial situation and performance of an enterprise to provide remedies against problems, fulfill business objectives and plans, public duties, improve production and business efficiency and competitive capability.
3. Help the state and the representative agency promptly detect weaknesses in production and business activities of enterprises, issue alerts and apply corrective measures.
4. Ensure the transparency and public dissemination of financial situations of state enterprises.
5. Improve responsibility of an enterprise for the observance of the provisions of law in the management and use of state-owned capital and assets invested in production and business activities of an enterprise.