Chương V Nghị định 86/2024/NĐ-CP phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 86/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 11/07/2024 |
Ngày công báo: | 27/07/2024 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP có nội dung quy định về những trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Theo đó, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp như sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Đối với tổ chức tài chính vi mô thì sẽ sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Ngoài ra, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ;
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
+ Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức tín dụng đã được Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các biện pháp cụ thể về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quyết định đó của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 16 Nghị định này.
3. Việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện như trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Nghị định này.
4. Đối với các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ trong trường hợp cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện việc trích lập dự phòng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 7 năm 2024.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Article 20. Grandfather clause
1. CIs that already obtain decisions from the Prime Minister and SBV’s Governor on specific measures relating to establishment and use of provisions for risk management before the effective date of this Circular shall comply with these decisions.
2. FBBs obtaining SBV’s approval for application of foreign bank’s risk provision policy before the effective date of this Circular may continue to establish and use provisions for risk management according to the foreign bank’s risk provision policy approved by SBV, except for the cases specified in clauses 4 and 5 Article 16 of this Decree.
3. The establishment and use of provisions for management of risks to promissory notes and treasury bills issued by CIs and FBBs before the effective date of this Decree shall be carried out in the same manner as the establishment and use of provisions for management of risks to certificates of deposit as prescribed in this Decree.
4. For the debts eligible for debt group retention in the case of debt rescheduling according to SBV’s regulations promulgated before the effective date of this Decree, CIs and FBBs may continue to establish provisions in accordance with regulations of SBV’s Governor.
Article 21. Implementation clause
This Decree comes into force from July 11, 2024.
Article 22. Organizing implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies; CIs, FBBs, organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree.