Chương I Nghị định 86/2024/NĐ-CP phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng: Quy định chung
Số hiệu: | 86/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 11/07/2024 |
Ngày công báo: | 27/07/2024 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP có nội dung quy định về những trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Theo đó, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp như sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Đối với tổ chức tài chính vi mô thì sẽ sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Ngoài ra, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ;
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
+ Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về:
a) Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản có quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
3. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Các khoản nợ mà Chính phủ có quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khác với quy định tại Nghị định này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định đó của Chính phủ.
5. Các khoản nợ mà Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 4 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quyết định đó của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tài sản có (sau đây gọi là nợ) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh từ các hoạt động sau:
a) Cho vay;
b) Cho thuê tài chính;
c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
d) Bao thanh toán;
đ) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
e) Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm n khoản này) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);
g) Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
h) Ủy thác cấp tín dụng;
i) Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
k) Mua, bán nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
l) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
m) Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;
n) Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;
o) Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phát hành.
3. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần theo thỏa thuận (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có thời điểm cuối cùng của thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo thỏa thuận (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có thời điểm cuối cùng của thời hạn và kỳ hạn trả nợ giống nhau) đối với nợ chưa hoàn trả của một khách hàng.
4. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
5. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
6. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
7. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.
8. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
9. Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 quy định tại Nghị định này là nợ được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng.
1. This Decree provides for:
a) Amounts and methods of establishing risk provisions and use of provisions for management of risks arising from operations of CIs and FBBs as prescribed in clause 3 Article 147 of the Law on Credi Institutions for the assets specified in clause 2 Article 3 of this Decree;
b) Cases where the period of allocation of forgivable interest by CIs exceeds 05 years but does not exceed 10 years as prescribed in point b clause 2 Article 159 of the Law on Credi Institutions.
2. The establishment and use of provision against devaluation of goods in stock, the provision for losses from financial investments, and the provision for losses from bad debts, except for those specified in clause 2 Article 3 of this Decree, shall be subject to law on establishment and settlement of provisions for devaluation of goods in stock, losses from investments, bad debts and warranties of products, goods, services or construction works at an enterprise.
3. The establishment and use of risk provisions for special bonds issued by Vietnam Asset Management Company to buy bad debts of CIs shall be subject to regulations of law on the purchase, sale and settlement of bad debts of the Vietnam Asset Management Company.
4. If debts are governed by specific regulations of the Government on amounts and methods of establishing risk provisions and use of provisions for management of risks other than the regulations laid down in this Circular, CIs and FBBs shall comply with the former.
5. If debts are governed by the decision of the Prime Minister on amounts and methods of establishing risk provisions and use of provisions for management of risks as prescribed in clause 4 Article 147 of the Law on Credi Institutions, CIs and FBBs shall comply with the former.
This Decree applies to:
1. Credit institutions (hereinafter referred to as “CI”): commercial banks, non-bank CIs, CIs being cooperatives (cooperative banks, people’s credit funds) and microfinance institutions.
2. Foreign bank branches (hereinafter referred to as “FBB”), except for FBBs entitled to apply risk provision policies of foreign banks as specified in Article 16 of this Decree.
3. Other related organizations and individuals.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “credit risk from operations of a CI or FBB” (hereinafter referred to as “risk”) refers to the possibility of loss resulting from a customer’s failure to partially or fully repay debts to a CI or FBB under a contract or agreement (hereinafter referred to as “agreement”) that the customer enters into with that CI or FBB.
2. “asset” (hereinafter referred to as “debt") of a CI or FBB is derived from the following operations:
a) Lending;
b) Finance lease;
c) Discounting and rediscounting of negotiable instruments and other valuable papers;
d) Factoring;
dd) Credit extension by issuance of credit cards;
e) On-behalf payments under off-balance sheet commitments (including payments made on behalf of customers under guarantee agreements and in letter of credit operations (except for the cases specified in point n of this clause) and other on-behalf payments under off-balance sheet commitments);
g) Purchase and trusted purchase of corporate bonds (including bonds issued by other CIs) which have not yet been listed on securities market or have not yet been registered for trading on the Upcom trading system (hereinafter referred to as “unlisted bonds”), excluding the purchase of unlisted bonds with trusted funds to which the trustee bears the risk;
h) Credit extension trust;
i) Making deposits (except for demand deposits made at CIs and FBBs, deposits made at social policy banks in accordance with the regulations of the Governor of the State Bank of Vietnam on state CIs’ maintenance of balance of deposits at social policy banks) at CIs and FBBs as prescribed by law and making deposits (except for demand deposits) at overseas CIs;
k) Buying and selling debts according to regulations of the Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”);
l) Repos of government bonds on the securities market in accordance with law on issuance, registration, depositing, listing and trading of government debt instruments on securities market;
m) Purchases of certificates of deposit issued by other CIs and FBBs;
n) Issuance of deferred payment letters of credit containing a provision that the beneficiary is entitled to receive sight payment or advanced payment before the L/C due date and reimbursement of letters of credit in the form of an agreement with the customer to make payment using the reimbursing bank’s funds from the date on which the reimbursing bank pays the beneficiary; negotiating payment of letters of credit;
o) Outright purchase without recourse of sets of documents presented under letters of credit, except where a CI or FBB outright purchases a set of document presented under a letter of credit issued by the CI or FBB itself.
3. “debt” refers to an amount of money that a CI or FBB remits, pays or disburses in installment (in case the repayment term or due date varies with each disbursement) or an amount of money that a CI or FBB already disburses under a contract (in case the repayment term does not vary with multiple disbursements) with respect to the debt that a customer does not repay yet.
4. “risk provision” refers to an amount of money that is set aside to provide against potential risks to debts of a CI or FBB. Risk provisions are classified into specific and general provisions.
5. “specific provision” refers to an amount of money that is set aside to provide against potential risks to each debt.
6. “general provision” refers to an amount of money that is set aside to provide against potential risks that are not determined yet when a specific provision is established.
7. “customer” refers to an organization (including CIs, FBBs), individual or any other entity bound by the civil legislation to incur or give rise to agreed-upon repayment or payment obligations to a CI or FBB.
8. “use of provisions for risk management” refers to an instance where a CI or FBB changes accounting for debts, record the debts subject to risk management as off-balance sheet entries or items; the use of provisions for risk management does not change debt repayment obligations of customers to the debts to which risks are managed by using provisions, and a responsibility of organizations and individuals related to debts.
9. “group 1, group 2, group 3, group 4 and group 5 debts” specified in this Decree refer to the debts classified according to the regulations set forth in clause 2 Article 147 of the Law on Credi Institutions.