Chương II Nghị định 86/2024/NĐ-CP phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Số hiệu: | 86/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 11/07/2024 |
Ngày công báo: | 27/07/2024 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP có nội dung quy định về những trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Theo đó, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp như sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Đối với tổ chức tài chính vi mô thì sẽ sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Ngoài ra, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ;
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
+ Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức sau:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ, Ai là số tiền bán nợ chưa thu được đầy đủ.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 2%;
c) Nhóm 3: 25%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
4. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (Ri) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tài sản bảo đảm (trừ tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ) phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật khác có liên quan; tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
5. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
6. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại Điều 5 Nghị định này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại Điều 6 Nghị định này.
7. Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định, quyết định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà không có quy định về trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này trên cơ sở nhóm nợ được phân loại theo quy định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
8. Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
9. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng.
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
1. Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
2. Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều này.
3. Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá.
5. Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày làm việc tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá.
6. Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:
Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.
Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âm hoặc bằng 0, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (Ci) phải coi bằng 0.
7. Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại khoản 10 Điều này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:
Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng.
8. Tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi: Số dư gốc của tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngày gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
9. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ trong hoạt động bán nợ nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ là giá trị tài sản bảo đảm theo hợp đồng mua, bán nợ (nếu có).
10. Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với từng tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản hoặc các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể tại thời điểm cuối năm tài chính trong các trường hợp sau đây:
Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ từ 200 tỷ đồng trở lên.
Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật còn hiệu lực tại ngày trích lập dự phòng cụ thể được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ.
Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0.
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó; tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Số dư tiền gửi (bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện đối với tổ chức tài chính vi mô), chứng chỉ tiền gửi bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;
b) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%;
c) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%;
d) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành: 70%;
đ) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng khác có niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng khác chưa niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
a) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước;
d) Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
đ) Các khoản nợ khác phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật).
1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích lập bổ sung phần chênh lệch thiếu.
2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
a) Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề căn cứ nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa:
Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và
Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất.
b) Đối với tháng đầu tiên của quý, trong 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề và thể hiện số tiền trích lập dự phòng rủi ro này trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định;
c) Tổ chức tài chính vi mô phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng thành viên làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng thành viên quyết định;
d) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định.
2. Trách nhiệm Hội đồng xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khoản nợ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống đối với khoản nợ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
3. Hội đồng xử lý rủi ro làm việc khi có tối thiểu hai phần ba tổng số lượng thành viên tham dự và quyết định theo nguyên tắc đa số.
1. Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
2. Tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản này.
4. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
5. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Đối với trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Đối với trường hợp khách hàng của tổ chức tài chính vi mô là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập, ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản sao giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp.
1. Sau thời gian tối thiểu 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm hàng hóa dịch vụ công trình xây dựng tại doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng, trừ các khoản nợ mà khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân đã chết, bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
2. Đối với ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính;
c) Phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.
3. Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, trừ tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
5. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được ngân hàng nước ngoài chấp thuận.
6. Đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội thành viên thông qua.
7. Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này;
b) Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; văn bản chấp thuận của ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b khoản 5 Điều này; văn bản phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.
1. Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là thu nhập khác trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi khoản nợ ngoại bảng được giữ lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp có tổn thất về tài sản đối với khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý theo nguyên tắc như sau:
1. Xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật.
2. Xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý tổn thất về tài sản đối với khoản nợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán số tiền trích lập, sử dụng, bổ sung, hoàn nhập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo các quy định của pháp luật về chế độ hạch toán kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro như sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính theo quy định pháp luật về báo cáo thuế.
c) Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Đại hội đồng cổ đông (đối với tổ chức tín dụng cổ phần), Đại hội thành viên (đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã), chủ sở hữu (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), thành viên góp vốn (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro khi đáp ứng điều kiện 03 năm tài chính gần nhất trước thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể hàng năm được xác định theo chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài dự kiến áp dụng không thấp hơn tổng số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể hàng năm thực hiện theo quy định tại Nghi định này.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận
a) Văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài;
b) Bản sao chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài;
c) Văn bản xác nhận của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục chấp thuận
a) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài, trường hợp sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro, trong đó đánh giá việc đáp ứng nguyên tắc tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể được xác định theo chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài sau khi sửa đổi, bổ sung không thấp hơn tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể thực hiện theo quy định tại Nghị định này cho năm tài chính bắt đầu áp dụng chính sách dự phòng rủi ro được sửa đổi, bổ sung. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá không đáp ứng nguyên tắc này, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định pháp luật Việt Nam.
5. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài, căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, trường hợp Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng thực tế trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định này.
ESTABLISHMENT AND USE OF PROVISIONS FOR RISK MANAGEMENT
Section 1. AMOUNTS AND METHODS OF ESTABLISHING RISKS
Article 4. Specific provision amounts
1. The provision amount specific to each customer of a CI or FBB is calculated according to the following formula:
Where:
R refers to the total customer-specific provision amount;
: refers to the total provision amount for the customer owing the outstanding amounts ranging from 1 to n.
Ri refers to the amount of provision for the outstanding balance of the debt i. Ri is calculated according to the following formula:
Ri = (Ai - Ci) x r
Where:
Ai refers to the outstanding principal i. If payment for the sold debt is not fully collected, Ai is the payment for the sold debt that is not fully collected.
Ci refers to the deductible value of the collateral, finance leased assets, negotiable instruments and other valuable papers used in discounting and repos of Government bonds (hereinafter referred to as “collateral”) of the debt i.
r refers to the provisioning rates specific to groups prescribed in clauses 2 and 3 of this Article.
Where Ci > Ai, Ri is calculated as 0.
2. Provisioning rates specific to debt classified into groups 1 to 5 of CIs (except for microfinance institutions) and FBBs are as follows:
a) Group 1: 0%;
b) Group 2: 5%;
c) Group 3: 20%;
d) Group 4: 50%;
dd) Group 5: 100%.
3. Provisioning rates specific to debt classified into groups 1 to 5 of microfinance institutions are as follows:
a) Group 1: 0%;
b) Group 2: 2%;
c) Group 3: 25%;
d) Group 4: 50%;
dd) Group 5: 100%;
4. The collateral used as a deduction for calculation of the specific provision amount (Ri) specified in clause 1 of this Article must satisfy the following conditions:
a) Collateral (except for finance leased assets, negotiable instruments and other valuable papers used in discounting and repos of Government bonds) shall comply with regulations of law on security for fulfillment of obligations and other relevant laws; finance leased assets, negotiable instruments and other valuable papers used in discounting and repos of Government bonds shall comply with relevant regulations of law;
a) CIs and FBBs may dispose of collateral under agreements and in accordance with law when customers fail to perform their agreed obligations.
5. The deductible value of collateral must be deemed 0 in the following cases:
a) The collateral fails to satisfy the conditions set out in clause 4 of this Article;
b) It has been more than 01 year if the collateral is not an immovable property and more than 02 years if the collateral is an immovable property from the date on which CIs or FBBs have the right to dispose of collateral under agreements and regulations of law;
6. The deductible value of collateral is determined by multiplying the value of collateral specified in clause 5 of this Article by the deduction rate for each type of collateral as provided in Article 6 of this Decree.
7. Where the Government or the Prime Minister has promulgated regulations or decisions on classification of assets of CIs and FBBs save regulations on establishment of risk provisions, CIs and FBBs shall establish risk provision as prescribed in this Decree on the basis of the debts classified into groups under regulations and decisions of the Government or the Prime Minister.
8. CIs subject to early intervention are entitled to establish risk provisions as prescribed in clause 2 Article 159 of the Law on Credit Institutions after obtaining a written approval from SBV.
9. CIs placed under special control shall establish risk provision as prescribed in clause 1 Article 166 of the Law on Credit Institutions.
Article 5. Value of collateral used as basis for calculation of deduction during the process of establishing risk provisions
Value of collateral used as basis for calculation of the deduction during the process of establishing a risk provision shall be determined as follows:
1. Gold bars: Their value is determined at the buying price at the head office of an enterprise or CI that owns the gold bar brand at the end of the trading day prior to the specific provisioning date.
2. Listed securities (including stocks, fund certificates, derivatives, covered warrants that are already listed): Their value is determined at the closing price quoted on the latest trading day prior to the specific provisioning date. In case where securities already listed on the stock exchange are not traded in 30 days before the provisioning date, or are delisted or suspended from trades or cease being traded on the provisioning date, CIs or FBBs shall value the collateral in accordance with clause 6 of this Article.
3. Stocks registered for trades on Upcom: Their value is determined at the reference price at the latest trading day promptly before the provisioning date announced by the Stock Exchange. In case where a joint-stock company’s security already listed on Upcom is not traded in 30 days before the specific provisioning date or is delisted or suspended from trades or cease being traded on the provisioning date, CIs or FBBs shall value the collateral in accordance with clause 6 of this Article.
4. Government bonds listed on Stock Exchanges: Their value is determined at the average price by averaging trading prices in the firm-commitment offering session in accordance with the Government's regulations on issuance, registration, depositing, listing and trading of government debt instruments on securities market; guiding documents of the Ministry of Finance and other amending, supplementing documents or replacement ones (if any). In case where there is no trading price in the above-mentioned firm-commitment offering session, the bond price applied to calculation of the deduction is the average of the trading prices on the secondary market within the last 10 working days till the date of establishment of the provision for risk. In case where no trade takes place within the last 10 working days till the date of establishing the provision for risk, CIs or FBBs shall use the par value of the collateral.
5. Municipal bonds, government-guaranteed bonds and corporate bonds (including CIs) listed and registered for trades: Their value is determined at the price defined by averaging trading prices on the secondary market within the last 10 working days before the provisioning date according to the announcement of the Stock Exchange. In case where no trade takes place within the last 10 working days till the specified provisioning date, CIs or FBBs shall use the par value of the collateral.
6. Securities not listed on the Stock Exchanges, certificates of deposit issued by enterprises (including CIs, FBBs): Their par value is used.
In case where, on the specific provisioning date, the equity value is lower than the actual investment capital value of the owners at the issuing organization, the value of collateral shall be determined as follows:
The par value of securities or valuable papers multiplied by (x) the equity of the issuing organization and then divided by (:) the actual investment capital of owners at the issuing organization.
Where: The actual investment capital of the owners at the issuing organization and the equity of the issuing organization are determined on the latest balance sheet prior to the specific provisioning date in accordance with regulations of the Ministry of Finance providing instructions about the corporate accounting regime.
In case where the equity of the issuing organization is negative or 0, the value of collateral used for deduction (Ci) must be deemed 0.
7. Finance leased assets: Their value uses the value determined according to clause 10 of this Article, or the value of the finance leased asset remaining over lease periods is calculated according to the formula:
Value of finance leased assets divided by (:) the lease period agreed upon under the contract multiplied by (x) the remaining lease term under the contract.
8. Deposits and certificates of deposits: principal balance of deposits and certificates of deposit on the latest date prior to the specific provisioning date.
9. The value of collateral under the debt purchase and sale contract (if any) shall be the basis for deduction in case the payment for such sale is not fully collected.
10. The value of collateral used as deduction for calculation of the specific provision for movable assets, immovable property and other types of collateral, except for the assets specified in clauses 1 through 8 of this Article is calculated as follows:
a) CIs or FBBs must hire legally licensed valuing organizations to value collateral used as deduction for calculation of the specific amount of provision at the end of the fiscal year in the following cases:
Collateral valued by CIs or FBBs at VND 50 billion or more is provided to secure debts of customers who are related to CIs or FBBs and other persons subject to restrictions on credit extension as prescribed in Article 135 of the Law on Credit Institutions; collateral is valued by CIs or FBBs at VND 200 billion or more.
Results of valuation of collateral issued by the legally licensed valuing organization are used by CIs or FBBs for valuation of collateral used as deduction for calculation of the specific amount of provision.
If there is no written document on the valuation of the collateral from the valuing organization, the value of the collateral used as deduction must be deemed 0.
b) Except for the case specified in point a of this clause, CIs or FBBs may value the collateral as deduction when calculating the specific amount of provision according to their internal regulations.
Article 6. Deduction rate of collateral
1. Every CI or FBB shall determine the specific deduction rate of each type of collateral itself on the basis of the assessment of recoverability when disposing of that collateral; the lower the liquidity of the collateral and the greater the price fluctuation, then the lower the collateral deduction rate; the maximum deduction rate applied to each type of collateral in accordance with clause 2 of this Article.
2. The maximum deduction rate of the collateral is determined as follows:
a) Deposit balance (including compulsory saving deposits, voluntary deposits regarding microfinance institutions), certificate of deposit in Vietnamese dong at the CI or FBB: 100%;
b) Government bonds, gold bars in accordance with law on gold trading activities; deposit balance, certificate of deposit in foreign currency at the CI or FBB: 95%;
c) Municipal bonds, Government-guaranteed bonds; negotiable instruments, bonds issued by the CI; balance of deposits, certificates of deposit issued by other CIs or FBBs:
The time left to maturity of less than 1 year: 95%;
The time left to maturity of 1 year - 5 years: =85%;
The time left to maturity of more than 5 year: 80%.
d) Securities issued by other CIs and listed on the Stock Exchanges: 70%;
dd) Securities issued by enterprises (except CIs) and listed on the Stock Exchanges: 65%;
e) Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, valuable papers, except those specified in point c of this clause, issued by other CIs that have registered for listing securities on the Stock Exchanges: 50%;
Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, valuable papers, except those specified in point c of this clause, issued by other CIs that do not register for listing their stocks on the Stock Exchanges: 30%;
g) Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, valuable papers issued by enterprises that register for listing their stocks on the Stock Exchanges: 30%;
Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, valuable papers issued by enterprises that do not register for listing their stocks on the Stock Exchanges: 10%;
h) Immovable property: 50%;
i) Others: 30%.
Article 7. General provision amounts
1. For CIs (excluding microfinance institutions) and FBBs, the general provision amount shall account for 0.75% of total outstanding balance of debts classified into groups 1 to 4, except the following:
a) Deposits made at CIs and FBBs in accordance with regulations of law and at overseas CIs;
b) Loans, forwards of valuable papers between CIs and FBBs in Vietnam;
c) Purchases of certificates of deposit or bonds issued by CIs and FBBs onshore.
d) Repos of government bonds on the securities market in accordance with law on issuance, registration, depositing, listing and trading of government debt instruments on securities market;
dd) Other debts derived from the operations specified in clause 2 Article 3 of this Decree between CIs and FBBs in Vietnam as prescribed by law.
2. For microfinance institutions, (except for microfinance institutions) and FBBs, the general provision amount shall account for 0.5% of total outstanding balance of debts classified into groups 1 to 4 (excluding deposits made at CIs and FBBs in line with regulations of law).
Article 8. Replenishment and reversal of provisions
1. In case the residual amounts of specific provisions and general provisions in the previous accounting period are smaller than the amounts to be set aside for the specific provisions and general provisions in the provision accounting period, CIs or FBBs must establish additional amounts to replenish the deficit.
2. In case the residual amounts of specific provisions and general provisions in the previous accounting period are greater than the amounts to be set aside for the specific provisions and general provisions in the provision accounting period, CIs or FBBs must make a reversal of the surplus.
Article 9. Time of establishing risks
1. Every commercial bank, non-bank CI or FBB shall establish risk provision as follows:
a) Within the first 07 days of the month, the commercial bank, non-bank CI or FBB shall establish risk provision by the end of the last day of the preceding month for the following debt groups, whichever has higher risk:
Debt groups based on the results of self-classification of debts by the end of the last day of the preceding month in accordance with regulations of SBV’s Governor on classification of assets in operations of commercial banks, non-bank CIs and FBBs; and
Debt groups adjusted according to the debt groups on the list of customers provided by the National Credit Information Center of Vietnam (CIC) in accordance with regulations of SBV’s Governor on classification of assets in operations of commercial banks, non-bank CIs and FBBs (CIC) at the most recent time.
b) For the first month of the quarter, within 03 days from the date of receiving the list of customers provided by CIC by the end of the last day of the preceding month, the commercial bank, non-bank CI or FBB shall, according to the results of classification of debts adjusted according to debt groups on the list of customers provided by CIC in accordance with regulations of SBV’s Governor on classification of assets in operations of commercial banks, non-bank CIs and FBBs, adjust the amount set aside as the provision for risk by the end of the last day of the preceding month and then present such provision amount on its financial statement by the end of the last day of the preceding month.
2. The CI being a cooperative or microfinance institution shall establish risk provision as follows:
Within the first 07 days of the month, the CI being a cooperative or microfinance institution shall rely on the results of debt classification in accordance with regulations of SBV’s Governor on classification of assets in operations of CIs being cooperatives or microfinance institutions to establish risk provision by the end of the last day of the preceding month.
Section 2. USE OF PROVISIONS FOR RISK MANAGEMENT
Article 10. Risk Management Board
1. Composition of a Risk Management Board:
a) Each commercial bank must establish a Risk Management Board joined by 01 Chair who is a member of the Board of Directors or the Board of Members; 01 member of the Risk Management Committee; 01 member who is the General Director (Director) and at least 02 other members decided by the Board of Directors or the Board of Members;
b) Each FBB or non-bank CI must establish its own Risk Management Board consisting of a Chair who is the General Director (Director) and at least 02 other members decided by the General Director (Director);
c) Each microfinance institution must establish a Risk Management Board joined by 01 Chair who is a member of the Board of Members; 01 member of the Risk Management Committee; 01 member who is a member of the Risk Management Committee; 01 member who is the General Director (Director) and at least 02 other members decided by the Board of Members;
d) Each CI being a cooperative must establish a Risk Management Board joined by 01 Chair who is a member of the Board of Directors; 01 member who is the General Director (Director) and at least 02 other members decided by the Board of Directors.
2. Responsibilities of the Risk Management Board of the CI or FBB for the debts to which risks are managed by using provisions:
a) Approve an all-inclusive report on the results of recovery of debts to which risks are managed by using provisions, including the results of disposal of collateral, and give clear explanations about the bases for grant of approval;
b) Decide or approve the classification of debts, establishment of risk provisions and use of provisions for risks arising in the entire system for the debts to which risks are managed by using provisions;
c) Decide or approve measures for recovery of debts to which risks are managed by using provisions in the entire system, including the disposal of collateral.
3. The Risk Management Board operates only when at least two-thirds of the total number of members attend and issues decisions under the majority rule.
Article 11. Principles and documentation requirements for management of risks
1. CIs (except microfinance institutions) and FBBs may use provisions for management of risks in the following cases:
a) Customers that are an entity dissolved or bankrupt; individuals that are dead or have gone missing;
b) Debts classified into group 5.
2. Microfinance institutions may use provisions for management of risks in the following cases:
a) Customers are not those specified in clause 1 of this Article;
b) Customers that are individuals having permanent disability which causes loss of their earning capacity.
3. CIs and FBBs may use provisions for management of risks according to the following principles:
a) In case where they have disposed of collateral to recover debts as agreed upon by the parties and in accordance with the provisions of law, they may use specific provisions to manage risks from the remaining outstanding balance of debt; In case where the specific provision is not enough to compensate for the risks of debt, the general provision must be used for risk management;
b) In case where they have not yet disposed of collateral for recovery of debts, they can use provisions for management of risks according to the following principles:
(i) Use the specific provision established for management of risks to these debts;
(ii) Promptly dispose of collateral as agreed upon with the customer and according to the provisions of law to recover debts;
(iii) In case where the specific provision is used and the proceeds from the disposal of collateral are not enough to compensate for the risks of debts, the general provision shall be used to manage the risks.
c) CIs and FBBs shall record the outstanding debts subject to risk management by using specific and general provisions as off-balance sheet items or entries as provided in points a and b of this clause.
4. The use of provisions against risks is a way to change accounting for debts, record the debts subject to risk management as off-balance sheet entries or items; is an internal duty of CIs and FBBs; does not change debt repayment obligations of customers to the debts to which risks are managed by using provisions, and a responsibility of organizations and individuals related to debts. CIs and FBBs are not allowed to inform customers of their debts to which risks are managed by using provisions. After managing risks, CIs and FBBs must monitor and take adequate and thorough debt recovery measures for debts subject to risk management, except for those debts subject risk management that are sold by CIs and FBBs to organizations and individuals to collect payments for the sale of debts under the debt purchase and sale contracts.
5. Documentation requirements for risk management includes:
a) Credit extension and debt collection file for debts to which risks are managed by using provisions;
b) Collateral file and other relevant documents (if any);
c) Decision or approval of debt classification and risk provisioning results by Risk Management Board for the debts to which risks are managed by using provisions;
d) Decision or approval of use of risk provisions by Risk Management Board;
dd) In case where a customer is an organization or an enterprise that goes bankrupt or is dissolved, in addition to the documents mentioned in points a, b, c and d of this clause, the original or the certified copy or the copy from the master register of the court’s decision on declaration of bankruptcy or the decision on dissolution of the enterprise in accordance with law must be provided;
e) In case where an individual customer is dead or has gone missing, in addition to those specified in points a, b, c and d of this clause, the original or the certified copy or the copy from the master register of the Death Certificate or Death Certificate substitute issued by a competent authority as prescribed by law or the decision that declares that the individual has gone missing in accordance with law must be provided;
g) In case a microfinance institution’s customer is an individual having permanent disability which causes loss of his/her earning capacity, in addition to the documents mentioned in points a, b, c and d of this clause, the copy of the document proving the permanent disability which causes loss of his/her earning capacity issued by a competent authority must be provided.
Article 12. Monitoring of debts to which risks are managed by using provisions and charge-off of debts from off-balance sheet commitments
1. After a minimum period of 05 years, from the date of use of risk provisions, and after taking all possible measures to recover debts, in case of failure to recover these debts, CIs and FBBs may decide to remove debts already subject to risk management from the group of off-balance sheet commitments.
Debts that are charged off from the group of off-balance sheet commitments must be monitored in the management systems of CIs and FBBs in accordance with regulations on establishment and disposal of provisions for devaluation of goods in stock and losses of investments, bad debts and warranties for products, goods and construction services at enterprises for a minimum period of 10 years from the date of decision on charge-off of debts already subject risk management from the group of off-balance sheet commitments, except for those debts owed by borrowing entities that are bankrupt or dissolved in accordance with law; those debts still outstanding after liquidation or disposal of all assets; or those debts owed by borrowing individuals that have died or declared missing according to the court's decision, and after their estates and obligations have completely disposed of in accordance with law.
2. For commercial banks over 50% of charter capital or total number of voting shares of which is held by the State, the charge-off of debts from the group of off-balance sheet commitments as specified in clause 1 of this Article can be carried out only when the conditions mentioned hereunder are satisfied:
a) They have records and documents proving that all debt recovery measures have been taken but failed;
b) They must obtain SBV’s written approval of such charge-off after receipt of the Ministry of Finance’s opinions;
c) Such charge-off must be approved by the General Meeting of Shareholders and Board of Members.
3. For CIs that are joint-stock companies, except for CIs specified in clause 2 of this Article, the charge-off of debts from the group of off-balance sheet commitments as specified in clause 1 of this Article can be carried out only when the conditions mentioned hereunder are satisfied:
a) They have records and documents proving that all debt recovery measures have been taken but failed;
b) Such charge-off must be approved by the General Meeting of Shareholders.
4. For CIs that are limited liability companies, except for CIs specified in clause 2 of this Article, the charge-off of debts from the group of off-balance sheet commitments as specified in clause 1 of this Article can be carried out only when the conditions mentioned hereunder are satisfied:
a) They have records and documents proving that all debt recovery measures have been taken but failed;
b) Such charge-off must be approved by the Board of Members.
5. For FBBs, the charge-off of debts from the group of off-balance sheet commitments as specified in clause 1 of this Article can be carried out only when the conditions mentioned hereunder are satisfied:
a) They have records and documents proving that all debt recovery measures have been taken but failed;
b) Such charge-off must be approved by parent foreign banks.
6. For CIs being cooperatives, the charge-off of debts from the group of off-balance sheet commitments as specified in clause 1 of this Article can be carried out only when the conditions mentioned hereunder are satisfied:
a) They have records and documents proving that all debt recovery measures have been taken but failed;
b) Such charge-off must be approved by the Board of Members.
7. Documentation requirements for the charge-off prescribed in clause 1 of this Article shall include:
a) Risk management file prescribed in clause 5 of Article 11 herein;
b) Decision or approval of the CI or FBB regarding the charge-off of debts to which risks are managed by using provisions from the group of off-balance sheet commitments; SBV’s written approval specified in point b clause 5 of this Article; SBV's written approval specified in point b clause 2 of this Article for the commercial bank over 50% of charter capital or total number of voting shares of which is held by the State;
c) Decision or approval of measures for recovery of debts to which risks are managed by using provisions;
d) Proof that all measures have been taken to recover debts, but failed, according to reality and relevant regulations of law.
Documentation on charge-off of debts already subject to risk management from the group of off-balance sheet commitments must be deposited by CIs and FBBs in accordance with regulations of law.
Article 13. Management of collected debts that have been covered by provisions for risk management
1. Collected debts that have been covered by provisions for risk management, even including proceeds from disposal of collateral, shall be deemed as revenues earned within the accounting period of CIs and FBBs, except for the regulations in clause 2 of this Article.
2. Collected debts that have been (i) covered by provisions for risk management with respect to the outstanding balance of off-balance sheet debts and (ii) excluded from the value of enterprise upon equitization of equitized state-owned commercial banks shall be handled in accordance with the Prime Minister's Decision on fee rate to which equitized CIs are entitled when recovering the off-balance-sheet debts retained and guidelines of the Ministry of Finance.
Article 14. Remedial principles applied to cases in which physical losses of assets are available
If physical losses of assets are available, CIs and FBBs shall take remedial actions according to the following principles:
1. Disposing of collateral (if any) according to agreements between parties and regulations of law.
2. Identifying causes and liabilities and dealing with physical losses of assets in accordance with the Government’s regulations on financial regimes applicable to CIs and FBBs.
Article 15. Accounting and reporting
1. CIs and FBBs shall keep accounting records of amounts set aside for, use, replenishment and reversal of specific provisions and general provisions according to regulations of law on accounting regimes of CIs and FBBs.
2. CIs and FBBs shall report the establishment and use of provisions for risk management as follows:
a) CIs and FBBs shall report the establishment and use of provisions for risk management in accordance with regulations on statistical reporting regulations applicable to CIs and FBBs issued by SBV.
b) CIs and FBBs shall report the establishment and use of provisions for risk management to the General Department of Taxation and Departments of Taxation of provinces and cities where CIs and FBBs are headquartered in accordance with regulations of law on tax reporting.
c) On an annual basis, CIs and FBBs shall report the establishment and use of provisions for risk management to the General Meeting of Shareholders (for joint-stock CIs), the General Meeting of Members (for CIs that are cooperatives), owners (for CIs that are limited liability companies), capital-contributing members (for CIs that are multi-member limited liability companies) and parent banks (for FBBs).
Article 16. FBBs applying risk provision policies of foreign banks
1. SBV will approve the FBB's proposal to apply the foreign bank's risk provision policy to classify its debts, establish and use provisions for risk management if the total annual risk provision amounts determined according to the foreign bank’s risk provision policy over the last 03 years before the proposal date are not smaller than the annual risk provision amount determined according to this Decree.
2. An application for approval consists of:
a) An application form for SBV’s approval for application of foreign bank's risk provision policy;
b) A copy of the foreign bank's risk provision policy;
c) Written confirmation of the FBB and documents proving its satisfaction of the condition set out in clause 1 of this Article.
3. Procedures for granting approval
a) The FBB shall prepare an application as prescribed in clause 2 of this Article in person at the Single-Window Section or by post to SBV. If the application is inadequate and invalid, within 05 working days from the receipt of the application, SBV shall request the FBB in writing to supplement it;
b) Within 30 days from the date of receiving a valid application prescribed in clause 2 of this Article, SBV shall issue a document stating whether to grant approval for application of the foreign bank's risk provision policy to the FBB. In case of refusal, SBV shall provide a written explanation.
4. For an FBB whose proposal to apply the foreign bank's risk provision policy has been approved by SBV, in case of making any amendment to the foreign bank's risk provision policy approved by SBV, the FBB shall submit a report on such amendment to SBV including the assessment of the principle that the total risk provision amounts determined according to the foreign bank’s risk provision policy are not smaller than the annual risk provision amount determined according to this Decree for the first fiscal year in which the amended risk provision policy is applied. In case this principle fails to be adhered to, the FBB shall classify its debts, establish and use provisions for risk management in accordance with Vietnam’s laws.
5. For an FBB whose proposal to apply the foreign bank's risk provision policy has been approved by SBV, according to the results of audit, inspection and supervision, if SBV judges that the foreign bank's risk provision policy does not fully cover all levels of credit risk from banking operations in reality in Vietnam, SBV may request the FBB to establish and use provisions for risk management in accordance with this Circular.