Chương III Nghị định 86/2024/NĐ-CP phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng: Phân bổ lãi phải thu phải thoái
Số hiệu: | 86/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 11/07/2024 |
Ngày công báo: | 27/07/2024 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP có nội dung quy định về những trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Theo đó, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp như sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Đối với tổ chức tài chính vi mô thì sẽ sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Ngoài ra, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ;
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
+ Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm đối với tổ chức tín dụng được can thiệp sớm trong thời gian thực hiện phương án khắc phục trên cơ sở đề xuất, báo cáo của tổ chức tín dụng về nguyên nhân, khả năng không phân bổ hết lãi phải thu phải thoái trong thời gian 05 năm, sự cần thiết phải phân bổ lãi phải thu phải thoái trong thời gian lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm và khả năng phục hồi theo lộ trình tại phương án khắc phục được xây dựng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, khi tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng với thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái tối đa 05 năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và tổ chức tín dụng đã thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này mà kết thúc thời hạn 05 năm tổ chức tín dụng chưa phân bổ hết lãi phải thu phải thoái theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận thời gian phân bổ thêm, đảm bảo tổng thời gian phân bổ tối đa không quá 10 năm;
b) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm có lỗ lũy kế từ 100% trở lên giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức tín dụng thực hiện phân bổ lãi phải thu phải thoái theo năng lực tài chính trên nguyên tắc tổng mức phân bổ lãi phải thu phải thoái và số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệnh thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng và chỉ áp dụng cho khoản phải thu phát sinh đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Các tổ chức tín dụng.
ALLOCATION OF FORGIVABLE INTEREST
Article 17. Cases of approving period of allocation of forgivable interest exceeding 05 years but not exceeding 10 years
1. SBV shall consider and approve the period of allocation of forgivable interest exceeding 05 years but not exceeding 10 years for the CI subject to early intervention pending the implementation of the remedial plan on the basis of the proposal and report of the CI on the causes and potential failure to completely allocate forgivable interest within 05 years, necessity of allocating forgivable interest within the period exceeding 05 years but not exceeding 10 years and the recoverability according to the road map under the remedial plan formulated in accordance with regulations of the Law on Credit Institutions when the CI falls into any of the following cases:
a) The assistance measure specified in point b clause 2 Article 159 of the Law on Credit Institutions has been applied by SBV to the CI subject to early intervention for the period of allocation of forgivable interest up to 05 years from the date of obtaining SBV’s approval and the CI has adhered to the principle specified in clause 2 of this Article but fails to completely allocate forgivable interest according to the SBV’s written approval after the 05-year period, SBV shall consider approving the extended period of allocation provided that the period of allocation does not exceed 10 years;
b) The CI subject to early intervention has an accrued loss of 100% or more of its charter capital and reserve funds stated in its latest audited financial statement or under the inspection or audit conclusion given by a competent authority.
2. The CI shall allocate forgivable interest within its financial capacity on the principle that the total forgivable interest allocated and the mandatory risk provision amounts are equal to the difference between annual revenues and expenditures of the CI and the allocation shall only apply to the interest recorded as receivables before the date on which SBV makes the written request specified in clause 2 Article 156 of the Law on Credit Institutions.