Chương III: Nghị định 86/2018/NĐ-CP Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Số hiệu: | 86/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 06/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2018 |
Ngày công báo: | 24/06/2018 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chương trình giáo dục nước ngoài được dạy ở VN
Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 06/6/2018.
Theo đó, chương trình giáo dục của nước ngoài được phép tích hợp giảng dạy ở Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải được kiểm duyệt chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan sở tại công nhận về chất lượng giáo dục.
- Phải đảm bảo được tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học.
- Phải đảm bảo tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.
- Phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài.
- Phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quy định việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2018, thay thế Nghị định 73/2012/NĐ-CP và Nghị định 124/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Cơ sở giáo dục mầm non.
3. Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).
4. Cơ sở giáo dục đại học.
5. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định sau:
a) Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;
b) Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;
c) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố”.
2. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
1. Việc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
2. Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp quyết định cho phép thành lập;
b) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
3. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép thành lập;
c) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
4. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
c) Cấp quyết định cho phép hoạt động và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
1. Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không bảo đảm chất lượng giáo dục như cam kết.
4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Báo cáo bao gồm các nội dung chính: Việc thực hiện quyết định cho phép hoạt động, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đáp ứng các quy định tại Điều 3 Nghị định này.
1. Đối với dự án thành lập cơ sở giáo dục đại học, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của sở giáo dục và đào tạo.
4. Hồ sơ, trình tự và thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư.
1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
3. Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
4. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
5. Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
6. Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
a) Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
c) Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;
b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;
đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;
e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:
a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;
b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;
c) Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;
d) Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;
e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
4. Đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;
c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;
d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;
đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;
e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;
g) Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.
5. Thuê cơ sở vật chất:
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:
a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định này;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;
b) Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;
b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:
Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:
- Trẻ em 03 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;
- Trẻ em 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;
- Trẻ em 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.
Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:
- Trẻ em 03 - 04 tuổi: 25 trẻ em/lóp;
- Trẻ em 04 - 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;
- Trẻ em 05 - 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.
c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:
- Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;
- Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 - 12 trẻ em/giáo viên.
3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:
a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;
b) Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;
c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
4. Đối với cơ sở giáo dục đại học:
a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;
b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh;
c) Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo;
d) Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.
Cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định này được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình giáo dục của nước ngoài. Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.
Học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục nước ngoài phải được học các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó xác định rõ: Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành. Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung bảo đảm chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này;
d) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định này.
2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan;
đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;
e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập: cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị cho phép thành lập;
b) Sở giáo dục và đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập: Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Trình tự cho phép thành lập được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 41 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua thư điện tử cho nhà đầu tư;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 40 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
3. Sau thời hạn 02 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28; 04 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 4 Điều 28 kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.
1. Đơn đề nghị cho phép thành lập phân hiệu theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu.
3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy tờ kiểm định chất lượng giáo dục hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
4. Đề án đề nghị thành lập phân hiệu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó xác định rõ: Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục tại phân hiệu; dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, khả năng đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này; danh sách giảng viên dự kiến phù hợp quy mô chương trình đào tạo.
5. Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định này.
6. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất để xây dựng phân hiệu hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này và các giấy tờ pháp lý có liên quan.
7. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết phân hiệu của cơ sở giáo dục trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất.
1. Thẩm quyền cho phép thành lập phân hiệu
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận gửi hồ sơ đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để xin ý kiến; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 43 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;
d) Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập phân hiệu;
e) Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
3. Sau 04 năm đối với phân hiệu quy định tại khoản 5 Điều 28 kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu phân hiệu không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực.
1. Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định này.
3. Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
1. Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
4. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
5. Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định này, đồng thời gửi kèm:
a) Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;
b) Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
c) Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
d) Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
đ) Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
e) Quy chế đào tạo;
g) Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
h) Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
i) Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
k) Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;
b) Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học;
c) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
1. Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Sở giáo dục và đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 46 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
1. Người có thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục.
2. Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các nội dung quyết định cho phép hoạt động giáo dục, hồ sơ gồm đơn đề nghị trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh kèm theo các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 47 xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện để bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.
1. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong cơ sở giáo dục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
5. Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Biên bản kiểm tra.
6. Người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục trở lại.
7. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
1. Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục đó. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở đó.
2. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hoặc các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
c) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
3. Hồ sơ đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản.
4. Thủ tục thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
a) Đối với hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
5. Trường hợp cơ sở giáo dục vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các nội dung vi phạm và xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục phải ghi rõ lý do giải thể, chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chapter III
FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Section 1: FORMS, PERIODS OF OPERATION, PROCEDURES FOR APPROVING ESTABLISHMENT, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 28. Permissible forms of foreign-invested educational institutions
1. Short-term training institutions
2. Pre-school educational institutions.
3. Compulsory educational institutions (elementary schools, middle schools, high schools, universal schools).
4. Higher educational institutions
5. Branch campuses of foreign-invested higher education institutions in Vietnam.
Article 29. Naming foreign-invested educational institutions
1. The Foreign-invested educational institutions shall be established and operate in forms of schools and centers and shall be named as follows:
a. As for schools, their names shall follow this order: "Trường” (Kind of school), “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” (Grade or level) and “Proper name”;
b. As for short-term training institutions, their names shall follow this order: "Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo” (The educational or training center), "Ngành hoặc nhóm đào tạo chính" (Primary disciplines) and “Proper name”.
c. As for the branch campuses of the foreign-invested higher education institutions in Vietnam, their names shall follow this order: “Phân hiệu" (Campus of), "Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài" (Proper name of the foreign-invested higher education institution) and "Tại tỉnh/thành phố” (name of the province/city).
2. The name of a foreign-invested educational institution shall not coincide or cause confusion with the name of a registered educational institution or the name of the enterprise that execute the investment project; shall not use the words or symbols that contradict the tradition, history, culture, ethics and customs of Vietnam.
3. A foreign-invested educational institution shall have both Vietnamese and English names (or in another common foreign language) with the same contents as described above.
4. The Minister of Education and Training shall consider and make a decision on naming a number of particular educational institutions.
Article 30. Period of operation
The period of operation of a foreign-invested educational institution shall be no longer than 50 years from the date on which the certificate of investment registration is issued, but shall not exceed the renting period.
Article 31. Procedures for approving the establishment
1. The procedures for approving the establishment of short-term foreign-invested training institution shall be completed as follows:
a. Issue investment registration certificate.
b. Issue the license to provide education and post the decision on the licensing authority’s website.
2. The procedures for approving the establishment of a pre-school educational institution and a compulsory educational institution as requested by a foreign diplomatic mission or an inter-government international organization shall be completed as follows:
a. Issue the establishment license.
b. Issue the license to provide education and post the decision on the licensing authority’s website.
3. The procedures for approving the establishment of a pre-school educational institution, a compulsory educational institution and a foreign-invested higher education institution shall be completed as follows:
a. Issue the investment registration certificate
b. Issue the establishment certificate.
c. Issue the license to provide education and post the decision on the licensing authority’s website.
4. The procedures for approving the establishment of a campus of foreign-invested educational institutions shall be completed as follows:
a. Issue the investment registration certificate.
b. Issue establishment certificate to the campus of foreign-invested educational institution.
c. Issue the license to provide education and post the decision on the licensing authority’s website.
Article 32. Rights and obligations of foreign-invested educational institutions
1. Have the lawful rights and benefits as prescribed in Vietnam's laws and in the international agreements to which Vietnam is a signatory.
2. Comply with the territorial administrative management from the People's Committees of the provinces; operate and comply with the State management as prescribed by Vietnam’s laws.
3. Disclose the commitment on education quality, the conditions for ensuring the education quality and the collection and payment mechanism. Take responsibility to refund the fees to the learners if the training program quality is not consistent with the commitment.
4. Protect the lawful rights and benefits of the learners, officers, lecturers, teachers and employees if the period of operation is terminated or is forced to be terminated before the expiration date.
5. Facilitate the operation of political organizations and socio-political organizations, which are established and operate under Vietnam’s laws, at foreign-invested educational institutions.
6. Report the comprehensive development of the institutions to the superior regulatory agencies and also provide explanation as required by the aforesaid agencies before November 30 every year. The report shall include the following contents: The implementation of the decision on approving the educational provision, the organizational structure, the teachers and lecturers, the number of enrolled students, the organization of teaching and learning, the academic performance of students, undergraduate students and graduate students, the number of graduated students, the graduation rates, the issued qualifications, the financial report, the difficulties and advantages during the process of implementation, suggestion and proposal. The report shall be submitted online or in writing.
7. Other rights and obligations as prescribed by Vietnam's laws.
Section 2. AUTHORITY AND PROCEDURES FOR APPRAISING THE CONDITIONS OF EDUCATION TO ISSUE INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATES
Article 33. Conditions of education for issuance of investment registration certificates
1. Conform with the education institution network approved by a competent agency.
2. Satisfy the requirements specified in Article 3 hereof.
Article 34. Authority and procedures for appraising education conditions
1. As for the projects of establishing higher educational institutions, the agency that issues the investment registration certificates shall submit the application documents to the Ministry of Planning and Investment to receive the appraisal opinions from the Ministry of Education and Training and from other related agencies; shall summarize the aforesaid opinions and send a report to the Prime Minister for him to make a decision on investment policy.
2. As for the projects aiming to establish the branch campuses of foreign-invested higher education institutions, the agency that issues the investment registration certificates shall get the appraisal opinions from the Ministry of Education and Training.
3. As for the projects of investment in establishing short-term training institutions, pre-school educational institutions and compulsory educational institutions, the agency that issues the investment registration certificates shall get the appraisal documents from the Department of Education and Training.
4. The application documents and the procedures for requesting investments registration certificates shall be submitted and carried out in accordance with the regulations of the Law on Investment.
Section 3. CONDITIONS FOR ESTABLISHING FOREIGN-CAPITALZIED EDUCATIONAL INSTUTIONS
Article 35. Invested capital
1. A project of investment in establishing a pre-school educational institution shall have investment unit cost of at least 30 million VND per kid (exclusive of the expense incurred from land tenancy) The total minimum capital shall be calculated when the estimated education scale is greatest. The capital plan shall conform with the estimated scale of each stage.
2. A project of investment in establishing a compulsory educational institution shall have investment unit cost of at least 50 million VND per student (exclusive of the expense incurred from land tenancy). The total minimum capital shall be calculated when the estimated education scale is greatest but shall not be lower than 50 billion VND.
3. A project of investment in establishing a short-term training institution shall have investment unit of at least 20 million VND per student (exclusive of the expense incurred from land tenancy).
4. A project of investment in establishing a higher educational institution shall reach an at least total minimum capital of 1.000 billion VND (exclusive of the expense incurred from land tenancy). The foreign-invested business entity which is the investor of the project shall prove its financial capacity according to the Law on Investment. During the time appraising the application for the university establishment, the investment value shall reach more than 500 billion VND.
5. A project of investment in establishing a branch campus of foreign-invested higher education institution in Vietnam shall have a capital of at least 250 billion VND (exclusive of the expense incurred from land tenancy) During the time appraising the application for establishment of the campus, the investment value shall be more than 150 billion VND.
6. As for the foreign-invested educational institutions of which the facilities are not newly built but are leased or contributed by the Vietnamese partner, the capital shall reach at least 70% of the capital specified in clause 1, 2, 3, and 4 of this Article.
Section 4. QUALITY ASSURANCE IN FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 36. Facilities and equipment
1. As for a short-term training institution:
a. Classes shall have appropriate light, desks, chairs, and teaching equipment and materials.
b. The minimum average area for teaching shall be 2.5m2 per student.
c. There must be offices for board of directors and teachers, libraries and other functional rooms.
2. As for a pre-school educational institution:
a. The school shall be located in a good environment. The school area shall be calculated based on the quantity of classes and kids: at least 08 m2 per kid, applicable to urban areas; 12m2 per kid, applicable to rural areas.
b. The school shall have appropriate light, desks, chairs and equipment used for taking care of or teaching kids in the classrooms, bedrooms and other functional rooms.
c. The offices, managing boards, administration rooms, school clinics, security room and staff’s rooms shall have suitable area, equipment and materials used for managing, taking care of and teaching children.
d. The water supply and drainage systems and bathrooms must be appropriate, and the sanitation facilities shall be safe, clean and suitable for the operation of the school.
dd. The kitchen (if any) shall be organized based on the flow-through pattern and use suitable equipment and materials that ensure food safety and hygiene.
e. There must be a play ground and surrounding walls, and a gate specifying the school’s name in accordance with the regulations stipulated in Article 29 hereof.
g. There must be trees in the school area. All the constructions, equipment, materials and toys of the school shall ensure absolute safety for the kids.
3. As for a compulsory educational institution:
a. The school shall be located in a good environment. The school area shall be calculated based on the quantity of classes and students, and the regional characteristics: at least 06m2 per student, applicable to urban areas, and 10m2 per student, applicable to rural areas.
b. There must be areas for learning and teaching: at least 2.5 m2 per student.
c. There must be appropriate offices for board of directors and teachers, and appropriate meeting rooms.
d. There must be specialized classrooms (for middle schools and high schools), library, desks, chairs, teaching equipment and materials that satisfy the current standards of the Ministry of Education and Training.
dd. There must be multi-purpose gyms, art rooms, computer labs, supporting rooms for disabled students and school clinics. There must be canteens and break rooms (for day-boarding schools).
e. There must be clean water supply and drainage systems and appropriate bathrooms that are suitable for the scale of the school and ensure the current conditional standards of the Ministry of Education and Training.
g. There must be a playground, training ground and parking lot that account for at least 30% of the total area of the school. There must be surrounding walls and a gate specifying the school’s name in accordance with Article 22 hereof.
4. As for a higher educational institution and a branch campus of the foreign-invested higher education institution in Vietnam:
a. The area for building the school shall reach at least 25m2 per student at the time the training scale in the development plan of the school is greatest.
b. The average area for building shall be at least 09 m2/ student; the studying area shall be at least 06 m2 per student; the dormitory area shall be at least 03m2 per student.
c. There must be enough lecture halls, classrooms and functional rooms that satisfy the training requirements in the disciplines and the forms of training.
d. There must be enough offices, administration area and managing board that suit the organizational structure of the academic departments, faculties and disciplines. The minimum area shall be 08 m2 per person.
dd. There must be conference rooms, libraries, testing labs, workshops and other facilities that satisfy the requirements of the training program and science and technology activities.
e. There must be canteens and constructions serving the recreation, sports and cultural activities, and medical constructions and services serving the managers, lecturers and students.
g. There must be a technical construction area and a parking lot.
5. Renting the facilities:
A foreign-invested educational institution shall also have authority to rent the facilities for at least 5 stable years and shall ensure that the facilities satisfy the requirements stipulated in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 37. The education program
1. The education program provided at the foreign-invested educational institution shall demonstrate the educational target, without damaging the national security and public interests; without spreading religion and distorting history; without negatively affect the cultures, ethics and traditional customs of Vietnam, and shall ensure the connection between levels and grades.
2. The foreign-invested educational institutions may offer:
a. Vietnamese education program according to the Vietnam’s laws.
b. Foreign pre-school and compulsory education program, applicable to the educational institutions stipulated in clause 2 and clause 3, Article 28 hereof;
c. Foreign short-term training programs; programs at bachelor’s, master’s and doctorate levels within the joint training programs conducted with foreign partners.
3. The Minister of Education and Training shall specify the contents of education and training for the Vietnamese students who are studying at the pre-school educational institutions, compulsory educational institutions, higher educational institutions and branch campuses of foreign-invested higher education institutions.
Article 38. The teaching staff
1. As for a short-term educational institution:
a. The teachers shall have college degrees or equivalent in the profession suitable with the subjects that they teach.
b . The maximum ratio of students to teacher shall be 25:01.
2. As for pre-school educational institution.
a. The teachers shall have at least college degrees in preschool pedagogy or equivalent.
b. The maximum number of kids within 01 group or 01 class shall be specified as follows:
As for kids in kindergarten:
- From 03 - 12 months old: 15 kids per group.
- From 13 – 24 months old: 20 kids per group.
- From 25 – 36 months old: 25 kids per group.
As for kids in pre-school:
- From 03 - 04 years old: 25 kids per class.
- From 04 – 05 years old: 30 kids per class.
- From 05 – 06 years old: 35 kids per class.
c. The number of teachers within 01 group or class shall be specified as follows:
- As for kids in kindergarten: 05 kids per teacher.
- As for kids in pre-school: 10 – 12 kids per teacher.
3. As for compulsory educational institution:
a. Teachers shall hold at least bachelor’s degrees in pedagogy or equivalent.
b. The ratio of teachers shall be kept at least: 1.5 teacher per class for elementary school, 1.95 teacher per class for middle school, and 2.25 teacher per class for high school.
c. The quantity of students shall not exceed: 30 students per class for elementary school, 35 students per class for middle school and high school.
4. As for higher educational institution:
a. The lecturers shall hold at least master’s degrees or higher. The proportion of lecturers that hold master’s degrees shall not be lower than 50% of the total lecturers, except in some particular disciplines specified by the Minister of Education and Training.
b. The maximum ratio of students to lecturers is 10:01, applicable to arts majors; 15:01 applicable to science and technology majors; 25:01, applicable to social science, humanities and economics majors – business administration major.
c. The higher educational institution shall have enough permanent lecturers to undertake at least 60% of the program of each discipline.
d. The foreign lecturers teaching at a foreign-invested educational institution shall have experience in the discipline that they teach except the cases stipulated in point dd of this clause.
dd. The foreign lecturers who teach foreign language skills at a higher educational institution shall hold bachelor’s degrees or higher and qualifications for teaching foreign languages.
Article 39. Enrolling Vietnamese students
The educational institutions stipulated in clause 2 and 3, Article 28 hereof shall be permitted to enroll Vietnamese students for their foreign educational programs. The number of Vietnamese students who participate in the foreign educational program shall be lower than 50% of the total students who participate in the aforesaid program at the educational institution.
The number of students who participate in the foreign educational program shall study the contents stipulated in clause 3, Article 37 hereof.
Section 5: AUTHORITY, APPLICATION DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 40. The authority to approve the establishment
1. The Prime Minister has authority to approve the establishment of foreign-invested educational institutions.
2. The Minister of Education and Training has authority to approve the request of foreign diplomatic mission and inter-government international organization for establishing the pre-school and compulsory educational institutions.
3. The Presidents of the People’s Committees in provinces has authority to approve the establishment of pre-school and compulsory educational institutions, except the institutions stipulated in clause 2 of this Article.
Article 41. Application documents for approval for the establishment
1. As for the pre-school and compulsory educational institutions established by foreign diplomatic mission and inter-government international organization, the application documents shall include:
a. An application form approval for the establishment, using form No. 13 in the Appendix hereto.
b. A detailed project for establishing the educational institutions, using form No. 14 in the Appendix hereto, specifying: Their proper names; the educational targets and tasks; the scope of operation; the qualifications to be issued; the designed structure of the managerial mechanism; A detailed plan for the development and training scale of the educational institutions in each period, specifying the ability to meet the education quality requirements stipulated in Article 36, 37 and 38 hereof.
c. A certified true copy or a copy enclosed with an original of the Decision on approving the establishment of the educational institutions and approving the principles of leasing land of the People’s Committee in the province where the educational institutions are expected to be located, or an agreement on leasing land or available facilities in accordance with the regulations in clause 5, Article 36 hereof.
d. A document proving the financial capacity which satisfies the conditions stipulated in Article 35 hereof.
2. As for the pre-school, compulsory and higher educational institutions, the application documents shall include:
a. An application form for approving the establishment of educational institutions as specified in point a, clause 1, this Article.
b. A certified true copy or a copy enclosed with an original of the investment registration certificate.
c. A detailed project on establishing the educational institutions as specified in point b, clause 1, this Article.
d. A certified true copy or a copy enclosed with an original of the approval for leasing land of the People's Committee in the province, if the facilities must be built (specifying the address, area, and boundary of land), or the agreement on leasing available facilities in accordance with clause 5, Article 36 hereof and other relevant legal documents.
dd. A detailed plan for renting or contributing facilities or a detailed project on investment in building facilities, including both description and detailed design of the educational institutions.
e. A financial capacity document as specified in Article 35 hereof.
Article 43. Procedures for establishing educational institutions
1. The investor shall send 01 set of documents in person or by post to:
a. The Ministry of Education and Training, applicable to the application documents of the foreign diplomatic missions and inter-government international organizations for approval for the establishment of: higher educational institutions, pre-school educational institutions and compulsory educational institutions.
b. Department of Education and Training, applicable to application documents for approval for the establishment of: Pre-school educational institutions, elementary schools, middle schools, high schools, universal schools, except the pre-school educational institutions and compulsory educational institutions stipulated in point a, clause 1 of this Article.
2. Procedures for approving the establishment shall be completed as follows:
a. Within 05 working days from the date on which the complete application documents stipulated in Article 41 hereof are received, the receiving agency shall check the validity of the documents and send them to the related agencies and units to get opinions.
b. If the application documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the application is received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the investors.
c. Within 10 working days from the date on which the official dispatch from the receiving agency is received, the related agencies or units shall give their opinions in writing.
d. Within 30 working days from the date on which the complete application documents are received, the receiving agency shall submit the appraisal report to the competent authority stipulated in Article 40 hereof to consider and make a decision on approving the establishment of foreign-invested educational institutions, using form No.15 in the Appendix hereto.
dd. If the application documents are not approved, within 05 working days from the date on which the opinions from the competent authority are received, the receiving agency shall send the written explanation in person or by post to the investors.
3. As for the educational institutions stipulated in clause 2 and 3, Article 28, after 2 years; or for the educational institutions stipulated in clause 4, Article 28, after 4 years from the date on which the decision for approving the establishment takes effect, if the educational institutions are not allowed to operate, the aforesaid decision shall be no longer valid.
Section 6. APPLICATION DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING BRANCH CAMPUSES OF THE FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN VIETNAM
Article 43. Application documents for establishing a campus
1. An application form for establishing the branch campus, using form No. 13 in the Appendix hereto.
2. A certified true copy or a copy enclosed with an original of the investment registration certificate and the establishment of the branch campus.
3. A certified true copy or a copy enclosed with the original of the document on accreditation or the document on recognition from the Vietnamese or foreign competent agency.
4. A detailed project on the establishment of the branch campus, using form No. 14 in Appendix hereto, specifying: The proper name of the branch campus; the educational targets and tasks; the designed structure of the managerial mechanism, the educational activities at the branch campus; a detailed plan for the development and training scale of the branch campus in each period, specifying the ability to meet the education quality requirements stipulated in Article 36, 37 and 38 hereof; the list of lecturers suitable for the scale of the training program. .
5. A financial capacity document as specified in Article 35 hereof.
6. A certified true copy or a copy enclosed with the original of the document approving a lease of land for building the branch campus or of the agreement on leasing available facilities in accordance with clause 5, Article 36 hereof and other relevant legal documents.
7. A detailed project on building the facilities if need be, including the description and the detailed design of the branch campus.
Article 44. Authority and procedures for approving the establishment of the branch campus
1. The authority to approve the establishment of the branch campus.
The Minister of Education and Training has authority to approve the establishment of the branch campus of the foreign-invested higher education institutions.
2. Procedures for approving the establishment.
a. The investor shall send 01 set of documents in person or by post to the Ministry of Education and Training.
b. Within 05 working days from the date on which the complete and valid documents are received, the receiving agency shall forward the aforesaid documents to the related agencies or units to get opinions; if the documents are deemed incomplete according to Article 43 hereof, within 05 working days, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the investor.
c. Within 10 working days from the date on which the official dispatch from the receiving agency is received, the related agencies or units shall give their opinions in writing.
d. Within 25 working days from the date on which the complete documents are received, the receiving agency shall send the appraisal report to the competent authority for consideration and decision-making.
dd. Within 05 working days, from the date on which the appraisal report is received, the competent authority shall consider and approve the establishment of the branch campus.
e. If the documents are not approved, within 05 working days from the date on which the written opinions from the competent authority are received, the receiving agency shall send a written explanation in person or by post to the investor.
3. As for the campus stipulated in clause 5, Article 28, after 04 years from the date on which the decision on approving the establishment takes effect, if the branch campus is not allowed to operate, then the aforesaid decision shall be no longer valid.
Section 7: CONDITIONS, APPLICATION DOCUMENTS, AUTHORITY AND PROCEDURES FOR APPROVING THE EDUCATIONAL PROVISION
Article 45. Conditions for approving educational provision
1. There is a decision on approving the establishment of the educational institution or an investment registration certificate or company registration certificate from short-term training institution.
2. There are invested capitals, facilities, equipment, educational programs and teaching staff that meet the requirements stipulated in Article 35, 36, 37 and 38 hereof are satisfied.
3. There is a regulation on organization and operation of the educational institution is conformable with law.
Article 46. Application documents for approval for educational provision
1. An application form, using form No. 16 in the Appendix hereto.
2. A certified true copy or a copy enclosed with an original of the decision on approving the establishment of the foreign-invested educational institutions; as for the short-term training institution, submit a certified true copy or a copy enclosed with an original of the investment registration certificate or the company registration certificate.
3. Regulation on organization and operation of the educational institution.
4. Report on the progress of the project investment, capital contribution, capital loan and the entire capital invested.
5. The report on the fulfillment of the conditions in Article 35, 36, 37 and 38 hereof, enclosed with:
a. A list of principal (director), deputy principal (deputy director), deans, department managers and chief accountant. As for the application documents for licensing the operation of the branch campus of higher educational institution, a list of persons in charge of the branch campus and its organizational structure is required.
b. A list of the employees, teachers and lecturers (full time or visiting lecturers) and their resumes
c. A description of grades, training levels and disciplines.
d. Programs, teaching plans, learning materials, lists of textbooks and primary reference materials.
dd. The subjects, regulation and period of enrollment.
e. Training regulation
g. Training scale (students).
h. Regulations on tuition fees and other relevant fees.
i. Regulations on inspection, assessment and certification of the completion of the programs, modules and grades.
k. The forms of qualifications to be issued.
Article 47. Authority to approve educational provision
1. The Minister of Education and Training has authority to approve the operation of higher educational institution and branch campus of foreign-invested higher education institution.
2. The Director of the Department of Education and Training has authority to approve the operation of:
a. Short-term training institutions.
b. Pre-school educational institutions, elementary schools, middle schools, high schools, universal schools.
c. Pre-school educational institutions and compulsory educational institutions which are established by foreign diplomatic missions and inter-government international organizations.
Article 48. Procedures for approving the educational provision
1. The investor shall send 01 set of application documents in person or by post to:
a. Ministry of Education and Training, applicable to documents of higher educational institutions and branch campuses of foreign-invested higher education institutions.
b. Department of Education and Training, applicable to documents of short-term training institutions; pre-school educational institutions; compulsory educational institutions; pre-school and compulsory educational institutions established by foreign diplomatic missions or inter-government international organizations.
2. Within 20 working days from the date on which the complete documents stipulated in Article 36 hereof are received, the receiving agency shall take charge and cooperate with the related agencies and units in appraising the required conditions and forward the documents to the competent authority for consideration and decision-making, using form No. 17 in the Appendix hereto.
If the documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the documents are received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post to the investors.
In case where the educational institutions do not satisfy the requirements for approving the operation, within 05 working days from the date on which the written opinions from the competent authority are received, the receiving agency shall provide explanation in writing to the investors.
Article 49. Amending the decision on approving the educational provision
1. The person who is authorized to approve the educational provision shall also have authority to amend the decision.
2. In case where a foreign-invested educational institution or a branch campus of foreign-invested higher education institution wishes to amend the contents of the decision, the application documents shall include an application form, in which there is information regarding the amendment and reasons for the amendments and the documents stipulated in clause 2, 3, 4 and 5 of Article 46 hereof.
3. Within 20 working days from the date on which the complete documents stipulated in clause 1 of this Article are received, the receiving agency shall appraise the documents as required and forward them to the competent authority stipulated in Article 47 for consideration and decision-making.
In case where the documents are deemed incomplete, within 05 working days from which the documents are received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the investor.
In case where the higher educational institution does not satisfy the conditions for amending the decision, the receiving agency shall provide explanation in writing within 05 working days from the date on which the written opinions from the competent authority are received.
Section 8. DISSOLVING; SUSPENDING AND TERMINATING THE OPERATION OF THE FOREIGN-INVESTED EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 50. Suspending the operation of the foreign-invested educational institution
1. The person who approves the operation shall also have authority to suspend it.
2. The operation of a foreign-invested educational institution shall be suspended if the aforesaid institution:
a. Commits fraud in order to get approval for the establishment or operation.
b. Does not meet one of the conditions specified in this Decree to get approval for the operation.
c. Receives the approval from a person who is not authorized.
d. Violates the education laws that lead to penalties for administrative violations to a degree that the operation must be suspended.
dd. Other cases specified in the laws.
3. The Decision on suspending the operation shall include the explanation for such action, the suspended period, the measures for protecting the interests of learners, teachers, managers and employees of the institution or branch campus and be published on mass media.
4. A foreign-invested educational institution or a branch campus of the foreign-invested HEI shall be approved to resume its operation once it eliminates the violations that lead to the suspension.
5. The application documents for approval for the resumption shall include:
a. An application form for the resumption specifying the result of eliminating the violations.
b. A decision on establishing an inspection team.
c. An inspection record.
6. The person who suspends the operation shall also have authority to approve the resumption.
7. Within 20 working days from the date on which the application documents for approval for the resumption are received, the receiving agency shall take charge and cooperate with the related agencies or units to appraise the aforesaid documents and forward them to the competent authority for consideration and decision-making.
If the documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the aforesaid documents are received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the investor.
If the educational institution does not fully meet all conditions for resuming its operation, within 05 working days from the date on which the written opinions from the competent authority are received, the receiving agency shall provide explanation in writing for the investor.
Article 51. Dissolving and terminating the operation of the foreign-invested educational institutions
1. The authorized person, who approves the establishment of pre-school educational institutions, compulsory educational institutions, higher educational institutions and branch campuses of higher educational institutions, shall also have authority to dissolve the aforesaid institutions. The person who approves the operation of the foreign invested short-term training institution shall also have authority to terminate the operation of the aforesaid institution.
2. Dissolve pre-school educational institutions, compulsory educational institutions, higher educational institutions, and branch campuses of foreign-invested higher education institutions; and terminate the operation of the foreign-invested short-term training institution if:
a. There is a request for dissolution sent by the entity who established the foreign-invested educational institutions and branch campuses of foreign-invested higher education institutions.
b. The institution or branch campus seriously violates the regulations of the laws or regulations on management, organization and operation.
c. The period of suspension is expired but the institutions cannot eliminate the violations.
d. The targets and operation contents specified in the decision on approving the establishment or operation are no longer suitable for the social-economic development requirements.
dd. The institutions have not fulfilled the commitments specified in the approved project after 5 years since the decision on approving the establishment took effect.
3. The application documents for dissolving or terminating the operation of the foreign-invested educational institutions shall include.
a. An application form for dissolving and terminating the operation of the educational institutions.
b. A plan for dissolving and terminating the operation of the foreign-invested educational institutions, in which there are measures for protecting the legal benefits of learners, teachers, managers and employees; a plan for solving financial and property problems.
4. Procedures for dissolving and terminating the operation of foreign-invested educational institutions:
a. The investors shall send 01 set of application documents in person or by post to the Ministry of Education and Training to dissolve the following institutions: higher educational institutions, branch campuses of foreign-invested educational institutions, pre-school educational institutions and compulsory educational institutions all established by the foreign diplomatic missions and inter-government international organizations.
b. The investors shall send 01 set of application documents in person or by post to the Department of Education and Training to terminate the operation of the short-term training institution or dissolve the pre-school and compulsory educational institutions, except the cases stipulated in point a, clause 4 of this Article.
c. Within 30 working days from the date on which the complete documents are received, the receiving agency shall take charge to appraise the documents and forward them to the competent authority for consideration and decision-making.
d. Within 05 working days from the date on which the documents are received, if they fail to comply with requirement, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the investors.
5. If the educational institutions violate one of the regulations in point b, c, d and dd, clause 2 of this Article, the competent agency shall examine the regulations being violated, consider and make a decision or report the violations to the competent authority for consideration and decision-making.
6. The decision on approving the dissolution and termination shall include the explanation for such actions and the measures for ensuring the legal benefits of learners, teachers, managers and employees and shall be announced through mass media.