Chương II: Nghị định 86/2018/NĐ-CP Liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài
Số hiệu: | 86/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 06/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2018 |
Ngày công báo: | 24/06/2018 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về chương trình giáo dục nước ngoài được dạy ở VN
Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 06/6/2018.
Theo đó, chương trình giáo dục của nước ngoài được phép tích hợp giảng dạy ở Việt Nam nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải được kiểm duyệt chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan sở tại công nhận về chất lượng giáo dục.
- Phải đảm bảo được tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học.
- Phải đảm bảo tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.
- Phải đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài.
- Phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quy định việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2018, thay thế Nghị định 73/2012/NĐ-CP và Nghị định 124/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.
1. Chương trình giáo dục.
a) Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;
b) Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;
c) Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
2. Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
3. Đội ngũ nhà giáo.
a) Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
c) Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
1. Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận hoàn thành chương trình giáo dục, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại nơi cung cấp chương trình giáo dục.
2. Người học hoàn thành chương trình giáo dục tích hợp cấp trung học phổ thông phải được cấp văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài.
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục:
a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
d) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
đ) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
e) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
g) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; cơ sở vật chất, thiết bị; danh sách giáo viên dự kiến kèm theo lý lịch chuyên môn; đối tượng, tiêu chí và quy mô tuyển sinh; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (nếu có); biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí; sự hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;
c) Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;
d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
1. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp liên kết giáo dục không được phê duyệt thì sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.
2. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Sở giáo dục và đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định chương trình giáo dục tích hợp và thông báo kết quả bằng văn bản gửi sở giáo dục và đào tạo;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho sở giáo dục và đào tạo đã nộp hồ sơ.
Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
1. Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.
2. Điều kiện gia hạn:
a) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong quyết định phê duyệt liên kết;
b) Không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;
c) Thỏa thuận hoặc Hợp đồng hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
4. Thẩm quyền, thủ tục, phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục; nếu liên kết giáo dục không được gia hạn hoặc điều chỉnh thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị đình chỉ tuyển sinh.
a) Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
b) Bảo đảm học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập;
c) Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
3. Liên kết giáo dục chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Theo đề nghị của các bên liên kết;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
4. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn.
a) Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;
b) Bồi hoàn cho học sinh các khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;
c) Thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động;
d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
5. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết.
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
b) Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết bao gồm: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
c) Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
đ) Trường hợp liên kết giáo dục bị chấm dứt theo quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt liên kết.
1. Tổ chức thực hiện quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết.
2. Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến liên kết trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.
3. Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho học sinh.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết theo từng năm học cho sở giáo dục và đào tạo trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
b) Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị;
c) Trên cơ sở báo cáo của các bên tham gia liên kết, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
d) Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
1. Đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
a) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
2. Đối tượng liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
3. Các hình thức liên kết đào tạo.
a) Liên kết đào tạo trực tiếp;
b) Liên kết đào tạo trực tuyến (online);
c) Liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về liên kết đào tạo trực tuyến, liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến và liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
1. Phạm vi liên kết đào tạo.
a) Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;
b) Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
2. Quy mô đào tạo của liên kết được xác định căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Trường hợp có chung các điều kiện bảo đảm chất lượng thì quy mô đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo phải được tính trong tổng quy mô tuyển sinh hằng năm của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phê duyệt.
3. Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài tương ứng với điều kiện tiếp nhận vào học quy định ở nước sở tại nơi cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;
c) Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Trình độ ngoại ngữ: Đối tượng tuyển sinh trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ít nhất phải có trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, đối với đối tượng tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài thì yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài;
đ) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp học viên đạt trình độ quy định tại điểm d khoản này trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
4. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài phải giảng dạy bằng ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
1. Liên kết đào tạo được thực hiện theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng; chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài.
2. Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các trình độ đào tạo.
3. Chuẩn đầu ra của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không được thấp hơn chuẩn đầu ra quy định bởi các văn bản pháp luật của Việt Nam.
1. Đối với liên kết đào tạo.
a) Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giảng viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập đối với hình thức liên kết đào tạo trực tiếp ít nhất là 05 m2/sinh viên;
b) Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học;
c) Liên kết đào tạo không được tổ chức đào tạo ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Đối với tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải bảo đảm chất lượng cho công tác tổ chức thi.
1. Trình độ của giảng viên.
a) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với nhóm ngành giảng dạy;
b) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề và hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ phù hợp với nhóm ngành giảng dạy; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên môn tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập;
c) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ, giảng viên phải có bằng tiến sĩ thuộc nhóm ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải bảo đảm quy định tối thiểu như quy định đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh của các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam.
2. Giảng viên giảng dạy các chương trình liên kết đào tạo phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
4. Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.
1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.
2. Văn bằng, chứng chỉ của người học theo liên kết đào tạo hoặc tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước sở tại và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học đối với các môn học thực hiện trực tuyến phải được tổ chức tập trung, trực tiếp tại cơ sở liên kết đào tạo phía Việt Nam.
4. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải được công nhận hợp pháp ở nước sở tại và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới.
1. Liên kết đào tạo:
a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên liên kết đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
c) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
d) Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
e) Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam (nếu có);
g) Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, mục tiêu của liên kết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; ngành và trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giảng viên dự kiến kèm theo lý lịch khoa học; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp bảo đảm chất lượng giáo dục, quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
2. Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài;
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết;
d) Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ phê duyệt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.
3. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.
1. Đối với liên kết đào tạo.
a) Các bên liên kết đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở đề nghị liên kết đào tạo.
2. Đối với liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và thông báo kết quả bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;
c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên đề nghị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
1. Các bên liên kết đào tạo hoặc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cấp có thẩm quyền.
2. Việc gia hạn liên kết đào tạo hoặc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết đào tạo hoặc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hết thời hạn. Việc điều chỉnh liên kết đào tạo hoặc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thực hiện khi có yêu cầu của các bên liên kết.
3. Điều kiện gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết đào tạo:
a) Các bên liên kết đào tạo thực hiện đúng quy định trong quyết định phê duyệt liên kết đào tạo;
b) Không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
c) Chương trình liên kết đào tạo tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Điều kiện gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong văn bản cho phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;
b) Không bị phát hiện vi phạm, gian lận trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài.
5. Hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;
c) Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết.
6. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh:
a) Cấp có thẩm quyền phê duyệt liên kết có thẩm quyền phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết.
1. Liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh:
a) Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
b) Bảo đảm người học đang theo học liên kết đào tạo được tiếp tục học tập;
c) Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
3. Liên kết đào tạo chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết đào tạo;
b) Theo đề nghị của các bên liên kết;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt;
đ) Đã bị đình chỉ và không khắc phục được vi phạm để bảo đảm các nội dung quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định này.
4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị chấm dứt hoạt động:
a) Liên hệ để chuyển số học viên đã được tuyển sinh theo quy định sang cơ sở giáo dục khác;
b) Bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc liên kết đào tạo bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hoạt động mà người học không được hoặc không muốn chuyển sang học ở cơ sở giáo dục khác;
c) Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên, giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;
d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
5. Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài bị chấm dứt trong những trường hợp sau:
a) Không được cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài cho phép tiếp tục tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam;
b) Bị phát hiện gian lận trong hồ sơ hoặc trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài;
c) Vi phạm quy định trong văn bản cho phép tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
6. Trách nhiệm của các bên liên kết trong trường hợp bị chấm dứt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ:
a) Bồi hoàn cho người đăng ký dự thi các khoản chi phí mà người đăng ký dự thi đã nộp nhưng chưa được tham dự thi;
b) Bồi thường cho người dự thi các khoản chi phí mà người dự thi đã nộp và các chi phí khác khi bị phát hiện chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không có giá trị hoặc không được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
7. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục chấm dứt liên kết:
a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
b) Đơn đề nghị chấm dứt liên kết theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
c) Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; nếu liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài chưa được chấm dứt thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1. Trách nhiệm của các bên liên kết đào tạo.
a) Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến liên kết trên trang thông tin điện tử của cơ sở liên kết và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này;
b) Tổ chức thực hiện quyết định về liên kết;
c) Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho người học;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến liên kết trên trang thông tin điện tử của cơ sở liên kết và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này;
b) Tổ chức thực hiện đúng đề án liên kết, bảo đảm việc tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ đúng quy định, không có gian lận;
c) Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của chứng chỉ của nước ngoài cấp cho người học;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ báo cáo đối với liên kết đào tạo:
a) Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết theo từng năm học cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cơ quan chủ quản (nếu có) trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;
b) Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, số lượng chứng chỉ, văn bằng đã cấp, báo cáo tài chính, khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị;
c) Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị tham gia liên kết đào tạo, đại học quốc gia, đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ về liên kết đào tạo tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
d) Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
4. Chế độ báo cáo đối với liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
a) Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết hàng năm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở giáo dục và đào tạo địa phương nơi tổ chức thi trước ngày 15 tháng 01 hàng năm;
b) Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện đề án liên kết, số lượng người đã đăng ký dự thi, số lượng người đã dự thi, báo cáo tài chính, khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị;
c) Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
Chapter II
JOINT EDUCATION AND TRAINING WITH FOREIGN PARTNERS
Section 1: Joint education
Article 6. Entities eligible for engaging in joint education
Private pre-school educational institutions and private compulsory educational institutions in Vietnam, and legal educational institutions in foreign countries that are accredited by education quality assessment organizations or foreign competent agencies.
Article 7. Education programs, facilities and teaching staff
1. Education programs.
a. A foreign education program which is introduced in the integrated program shall be accredited by the home country or by an educational competent agency of the aforesaid country.
b. The integrated education program shall ensure the objectives of the Vietnamese education program and still satisfy the requirements of the foreign education program; learners shall not be forced to study the same contents again, and the integrated program shall ensure its consistency throughout the class level and the connection between levels for the benefit of students; the aforesaid program shall also ensure that students are allowed for volunteer participation and shall not overwhelm them.
c. An integrated education program shall be approved by a competent agency. The Minister of Education and Training provides specific provisions for the integration between Vietnamese education programs and foreign education programs.
2. The size of class and the facilities shall satisfy the requirements of the integrated program and shall not affect the teaching activities of the Vietnamese educational institution during the cooperation process.
3. Teaching staff
a. A Vietnamese teacher assigned to teach an integrated education program shall satisfy the training requirements according to the regulations of Vietnam’s laws.
b. A foreign teacher assigned to teach an integrated program shall have a bachelor’s degree corresponding to his/her teaching majors and shall also have a teacher certificate or equivalent.
c. A teacher assigned to teach an integrated education program in a foreign language shall satisfy the language proficiency requirements of the program; and his/her ability shall not be below level 5 according to Vietnam's language proficiency framework or equivalent.
Article 8. Assessment of students’ performance; examination, graduation, and issuance of qualifications
1. The assessment of students’ performance; examination, certification of completion in education program, and certification of graduation shall be carried out in accordance with Vietnam's laws and with the laws of the home country providing the education program.
2. A learner who completes a high school integrated program shall be issued with both Vietnamese and foreign diplomas.
Article 9. Application documents for approval for integrated education program and for joint education
1. Application documents for approval for joint education shall include:
a. An application form for approval for joint education with a foreign partner, signed by both parties using form No.01 in the Appendix hereto.
b. An agreement or a cooperation contract signed by both parties, in which there is specific information about both parties and their responsibilities for the information provided in the agreement/contract on the program, learning and teaching materials, teachers, facilities, examination, assessment, certificates, finance and other related information.
c. Documents proving the legal status of both parties include: a certified true copy or a copy enclosed with an original of the decision on establishment or the establishment license granted to the educational institution; or other equivalent documents.
d. Contents and subjects of the foreign education program introduced in the integrated program and in the integrated program expected to be carried out.
dd. Descriptions of the integrated education program.
e. A certificate of accreditation or a certificate of approval for the foreign education program from a competent agency (a certified true copy or a copy enclosed with an original);
g. The project of joint education developed by both parties using the form No. 02 in the Appendix hereto, including the following contents: The necessity; the introduction of both parties; the contents of the integrated program; facilities and equipment; a list of teachers enclosed with their resumes; the enrollment candidates and criteria and scale; the qualifications to be issued, the equivalence between the foreign qualifications and Vietnam’s qualifications (if any); the methods for protecting benefits of learners and employees; the persons in charge of the joint program, the resumes of the representatives of Vietnamese educational institutions and of foreign educational institutions participating in managing the program; the tuition fees; the financial aids provided by foreign and Vietnamese individuals and organizations (if any); the budget estimates; the financial management mechanism; the responsibilities and entitlements of teachers and students.
2. Application documents for approval for the integrated education program:
a. An application form for approval for the integrated education program.
b. Contents and subjects of the foreign education program introduced in the integrated education program and in the integrated program expected to be carried out.
c. Descriptions of the integrated education program.
d. A certificate of accreditation or a certificate of approval for the foreign education program from a competent agency (a certified true copy or a copy enclosed with an original)
Article 10. The authority and procedures for approving joint education
1. The authority and procedures for approving joint education with foreign partners:
a. The Director of the Department of Education and Training has authority to approve the joint education with foreign partners.
b. Both parties shall send 01 set of application documents in person or by post to the Department of Education and Training.
c. Within 10 working days from the date on which the complete application documents stipulated in Clause 1, Article 9 hereof are received, the receiving agency shall appraise the documents and forward them to the Minister of Education and Training to approve the integrated program in accordance with point c, Clause 1, Article 7 hereof.
d. If the submitted application is incomplete, within 05 working days from the date on which the complete application documents are received, the Department of Education and Training shall send a written notification in person or by post or via email to both parties.
dd. Within 05 working days from the date on which the Ministry of education and training’s appraisal result regarding the integrated education program is received, the Department of Education and Training shall make a decision to approve the joint education (hereinafter referred to as Approval Decision) using form No. 03 in the Appendix hereto. If the application is refused, the Department of Education and Training shall provide explanation in writing.
2. The authority and procedures for approving the integrated education program.
a. The Minister of Education and Training has authority to approve the integrated education program.
b. The Department of Education and Training shall send 01 set of application documents in person or by post to the Ministry of Education and Training.
c. Within 20 working days from the date on which the application documents stipulated in Clause 2, Article 9 hereof are received, the Ministry of Education and Training shall appraise the integrated education program and send a written notice of the processing result to the Department of Education and Training.
d. If the submitted documents are incomplete, within 05 working days from the date on which the documents are received, the Ministry of Education and Training shall send a written notification in person or by post or via email to the Department of Education and Training.
Article 11. Period of joint education
The period of joint education shall not be longer than 05 years from the date on which the application is approved; this period can be extended and each extension shall be no more than 05 years.
Article 12. Extension or modification to the Approval Decision
1. The procedures for extending the period of joint education shall be completed within 06 months prior to the expiration date.
2. Conditions for extension:
a. Both parties shall comply with the regulations stipulated in the Approval Decision.
b. Both parties have not violated the Vietnam's and foreign laws.
3. Application documents for extension of or modification to the Decision:
a. An application form for extension of or modifications to the Approval Decision signed by both parties, using form No. 04 in the Appendix hereto.
b. A final report on the operation of joint education program within the licensed period.
c. An agreement or a cooperation contract which is signed by both parties and is still effective; its contents shall include the specific information stipulated in point b, Clause 1, Article 9 hereof.
4. The authority and procedures for granting the extension or modifications:
a. The person who is authorized to approve the joint education proposal shall also have the authority to grant the extension or modifications to the Decision.
b. Both parties shall send 01 set of application documents in person or by post to the competent authority stipulated in point a of this clause.
c. Within 05 working days from the date on which the application documents are received, if they are deemed incomplete according to clause 3 of this Article, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to both parties.
d. Within 10 working days from the date on which the application documents are received, the receiving agency shall appraise the aforesaid documents, consider granting the extension of or modifications to the decision to approve joint education (hereinafter referred to as Extension Decision or Modification Decision); if the Approval Decision cannot be extended or modified, then the Director of Education and Training shall provide explanation in writing.
In case where the integrated education program is modified along with the joint educational activities, the procedures specified in Article 10 hereof shall be carried out.
Article 13. Suspending enrollment or terminating joint educational program
1. The enrollment for the joint education program shall be suspended if the school carrying out the aforesaid program does not satisfy one of the requirements stipulated in Article 7 hereof.
2. Responsibilities of both parties when the enrollment is suspended:
a. Eliminate the violations that lead to suspension of enrollment.
b. Ensure that the students participating in the integrated program can continue their study.
c. Notify the competent person who approves the joint education program of the result of eliminating the violations in order to gain a permit for resuming its operation.
3. The joint educational program shall be terminated in the following cases:
a. The period specified in the Approval Decision or Extension Decision or Modification Decision expires.
b. At the request of both parties.
c. The period of enrollment suspension has expired but the violations resulting in the suspension have not been eliminated.
d. Violating the regulations of the Approval Decision or Extension Decision or Modification Decision to a degree that the program must be terminated according to the laws.
4. Responsibilities of both parties when the joint education program is terminated before the expiration date.
a. Ensure that the students participating in the integrated program can continue to study until they finish the school level.
b. Refund the fees that the students paid for the school if the joint education program is terminated.
c. Pay the teachers and employees salaries, wages, remuneration and other benefits according to the labor contracts or the collective labor agreements in accordance with the regulations of the labor law.
d. Settle the tax debts (if any) and other debts.
5. Application documents, procedures and authority to terminate the joint educational program.
a. The person who is authorized to approve the joint education program shall also have authority to terminate the aforesaid program.
b. The application documents for termination of joint educational program shall include: An application form for termination of the joint educational program using form No.05 in the Appendix hereto. The applicant shall provide explanation about the reasons for request, plans for terminating the program and other measures for protecting the legal benefits of the learners and employees; and shall also provide the plans for solving financial and property problems.
c. The application for termination of joint educational program shall be sent in person or by post to the competent agency stipulated in Article 10 hereof.
d. Within 15 working days from the date on which the application documents are received, the receiving agency shall appraise the aforesaid documents, decide to terminate the program and announce the termination via mass media means; if the program has not been terminated yet, the Director of the Department of Education and Training shall provide explanation in writing for both parties.
dd. In case where the joint educational program falls under any termination case as prescribed in point c and d, clause 3 of this Article, the competent agency shall consider terminating the program.
Article 14. Responsibilities of both parties
1. Adhere to the Approval Decision or Extension Decision or Modification Decision.
2. Provide sufficient and clear information about the joint educational program on the website of the parties, and take full responsibility for the authenticity of such information.
3. Take full responsibility for the legitimacy of the foreign qualifications issued to students.
4. Fulfill other obligations in accordance with the laws.
5. Follow the reporting regime:
a. Both parties shall send an annual report on the progress of carrying out joint education program to the Department of Education and Training before October 31 every year.
b. The report shall include the following main contents: The adherence to the Approval Decision or Extension Decision or Modification Decision, the organization structure, the teachers and lecturers, the number of enrolled students, the organization of teaching and learning, the students’ academic performance, the number of graduated students, the graduation rates, the issued certificates, the financial statements, the difficulties and advantages during the process of implementation, suggestion and proposal.
c. The Department of Education and Training shall make a general review report based on the reports submitted by both parties and send it to the Ministry of Education and Training before November 30 every year.
d. The report shall be submitted online and in writing.
Section 2. JOINT TRAINING AT BACHELOR’S, MASTER’S AND DOCTORATE LEVELS AND EXAMINATION FOR ISSUANCE OF CERTIFICATES OF FOREIGN LANGUAGE PROFICIENCY
Article 15. Eligible institutions and forms of joint training
1. Institutions eligible for providing joint training programs at bachelor’s, master's and doctorate levels:
a. The higher educational institutions legally established and lawfully operating in Vietnam, of which the education quality has been accredited.
b. The higher educational institutions legally established and lawfully operating in foreign countries; which have been recognized by foreign accreditation organizations or foreign competent agencies, and recognized by Vietnam's competent authorities.
2. The institutions or organizations allowed to jointly administer exams and issue certificates of foreign language proficiency:
a. Educational or training institutions or organizations that are legally established and operate in Vietnam.
b. Agencies and organizations assessing language proficiency and are legally established and operate in foreign countries.
3. Permitted forms of joint training:
a. Direct joint training program.
b. Online joint training program.
c. Combination of both direct and online joint training programs.
4. The Minister of Education and Training provides specific provisions on online joint training programs, combination of direct and online joint training programs, and on joint examination provided for the purpose of issuing certificates of foreign language proficiency.
Article 16. Range, scale and enrollment, and the language taught in the joint training programs
1. Range of joint training:
a. The higher educational institutions stipulated in point a, clause 1, Article 15 hereof are only permitted to provide joint training programs within the range of training majors and levels allowed by Vietnam's competent authorities.
b. The higher educational institutions stipulated in point b, clause 1, Article 15 hereof are only permitted to provide joint training programs within the disciplines and levels allowed by Vietnam’s competent authorities.
2. The joint training scale shall be determined based on the quality assurance conditions of the programs: facilities, equipment, laboratories, libraries, teaching staff and managers. The aforesaid conditions shall be different from the conditions used for calculating the enrollment quota of the educational institution. In case where both parties have the same quality assurance conditions, then the scale of joint training programs shall be included in the annual total enrollment scale of the educational institution. The Vietnamese educational institutions and the foreign educational institutions shall specify the scale of joint training in the application for approval for joint training program, and submit the aforesaid application to the competent authorities stipulated in Article 22 hereof for approval.
3. An enrollment candidate for joint training programs shall satisfy the following requirements:
a. If the candidate is going to receive a Vietnamese higher education degree, he/she shall satisfy the enrollment conditions for bachelor’s, master’s and doctorate levels according to the laws of Vietnam.
b. If the candidate is going to receive a foreign higher education degree, he/she shall satisfy the enrollment conditions for bachelor’s, master's and doctorate levels of the aforesaid institution corresponding to the enrollment conditions stipulated in the laws of the home country where the institution is established.
c. If the candidate is going to receive both Vietnamese and foreign HEI degrees, he/she shall satisfy the requirements stipulated in point a and b of this clause.
d. Foreign language proficiency: If the candidate is going to receive a certificate from a Vietnamese higher educational institution, he/she shall reach level 3 in Vietnam's language proficiency framework or equivalent; if the aforesaid candidate is going to receive a certificate from a foreign higher educational institution, or if he/she receives certificates from both Vietnamese and foreign higher educational institutions, he/she shall reach at least level 4 in Vietnam's language proficiency framework or equivalent; if the candidate applies for the joint training program taught in a foreign language, he/she shall satisfy the language requirements of the foreign educational institution.
dd. Depending on the demand from students, the associated educational institutions shall provide courses in foreign languages to help their students reach the levels stipulated in point d of this clause before starting the official programs.
4. The subjects in the joint training program that are designed to issue foreign certificates shall be taught in foreign languages, neither in Vietnamese nor through a translator. The subjects in the joint training program that are designed to issue Vietnamese certificates shall be taught in Vietnamese or through a translator.
Article 17. The joint training program
1. A joint training program may correspond to the foreign training program or may be developed by both parties; the aforesaid program may be either completely carried out in Vietnam or partially carried out both in Vietnam and in a foreign country; It may be designed to issue either foreign qualifications or both Vietnamese and foreign qualifications.
2. A foreign training program carried out in Vietnam shall be accredited by the home country or recognized by the competent agency of the aforesaid country; the aforesaid program shall not damage the national security and public interests; shall not spread religion, distort history or negatively affect the cultures, ethics and traditional customs of Vietnam; and shall ensure the connection between the levels.
3. The program outcome standards of the joint training programs with foreign countries shall not be lower than those stipulated in the regulations of Vietnam’s laws.
Article 18. Facilities, equipment and locations
1. As for joint training:
a. Facilities and equipment used in a joint training program shall satisfy the requirements of the disciplines being taught, without affecting the general training of the Vietnamese educational institution, including: classrooms, teachers’ rooms, computer labs, practice rooms, laboratories, libraries and other necessary equipment. The minimum average area used in teaching and learning in direct joint training program shall be 05m2 per student.
b. The institution that provides the joint training program shall provide sufficient textbooks and learning materials to serve the study and research needs of students.
c. The joint training program shall not be provided outside the Vietnamese educational institution’s head office, where the aforesaid program is permitted to be provided.
2. As for the test administration carried out to issue foreign certificates of language proficiency:
The locations, facilities, equipment and staff serving the joint test administration shall satisfy the quality assurance conditions for the administration.
Article 19. Teaching staff
1. Lecturers’ qualifications.
a. As for the joint training program at bachelor’s level, the lecturer shall possess at least a master's degrees or higher in the discipline group being taught.
b. As for the joint training program at master’s level, the lecturer who teaches the subjects and modules, and guides master's theses shall possess at least a doctorate degree in the discipline group being taught; the lecturer who guides the practice and internship shall possess at least a master's degree in the major that they participate in to guide the practice and internship.
c. As for the joint training program at doctorate level, the lecturer shall process at least a doctorate degree in a discipline group suitable for the assigned subject in the doctorate course. The person who guides researchers shall satisfy the requirements for guiding researchers who participate in a Vietnam’s doctorate training program.
2. The lecturer who teaches the subjects in joint training program shall have experience in teaching higher education courses corresponding to his/her own majors, except the cases stipulated in clause 4 of this Article.
3. A lecturer who teaches subjects in the joint training program in a foreign language shall satisfy the language proficiency requirements of the program, but his/her skills shall not be below level 5 of the Vietnam's language proficiency framework or equivalent.
4. A native speaker who teaches language skills shall possess a bachelor’s degree or higher and a suitable foreign language teaching certificate.
Article 20. Examinations, assessment, graduation recognition and issuance of qualifications
1. The examinations, assessment and certificates of completion of subjects and training programs, and graduation recognition shall comply with Vietnam’s laws when issuing Vietnam’s qualifications, or comply with foreign laws when issuing foreign qualifications.
2. Qualifications issued to learners who participate in joint training programs or study at foreign-invested educational institutions, shall satisfy the following requirements:
a. A certificate that is issued by a Vietnamese educational institution shall comply with the regulations of Vietnam's laws.
b. A certificate issued by a foreign educational institution shall comply with the home country’s laws and shall be approved by a Vietnamese competent agency.
c. In case where the certificates are issued by both Vietnamese educational institution and foreign educational institution, it shall comply with the regulations stipulated in point a and b of this clause.
3. The examinations being taken and the assessment of academic performance of learners who take online courses shall be carried out on the premises at the joint training educational institution in Vietnam.
4. The certificate of foreign language proficiency issued by a foreign institution shall be legally recognized by the home country and shall be used worldwide.
Article 21. Application documents for approval for cooperation in joint training program and in joint test administration which is carried out to issue foreign certificates of language proficiency
1. As for joint training:
a. A written application form for approval for joint training program with a foreign partner, signed by both parties using form No.06 in the Appendix hereto.
b. An agreement or a cooperation contract between two parties, in which there is specific information about both parties and responsibilities taken by both parties for the provided information about the program, studying and teaching materials, lecturers, facilities, examination, assessment, qualifications, financial information and other related information.
c. The documents proving the legal status of both parties including: A certified true copy or a copy enclosed with an original of the decision on approving the establishment of the educational institution, or other equivalent.
d. The documents proving that both Vietnamese educational institution and foreign educational institution are permitted to provide training in the expected sector. (a certified true copy or a copy enclosed with an original).
dd. A certificate of accreditation for foreign training program or documents on recognition of the education quality from a competent agency (a certified true copy or a copy enclosed with an original)
e. A written approval for the joint training program conducted with a foreign partner from the superior body, which is applicable to Vietnamese educational institution (if any)
g. The project of joint training conducted with a foreign partner which is developed by both partners using form No.7 in the Appendix hereto, shall include the following contents: The necessity; the objectives of the joint training program; the introduction of both parties; the contents of joint training program; the discipline and level of training; the facilities, equipment and teaching contents; the list of expected lecturers enclosed with their resumes; the enrollment candidates and enrollment criteria; the training scale; the forms of examination and assessment; qualifications expected to be issued; the equivalence between the foreign certificates and Vietnam's certificates; the measures for maintaining education quality and protecting benefits of learners and employees; the management staff; the resumes of the representatives of the Vietnamese educational institution and foreign educational institution that participate in managing the program; the tuition rates and financial aids from Vietnam's and foreign entities (if any); the budget estimates; the financial management mechanism; responsibilities and entitlements of both parties; responsibilities and entitlements of teachers and learners.
2. As for the joint test administration carried out to issue foreign certificates of language proficiency, the application documents shall include:
a. An application form for approval for the joint test administration using form No.08 in the Appendix hereto.
b. An agreement or a cooperation contract between the Vietnamese test center and the foreign-owned test center.
c. A written document proving the legal status of both parties.
d. The plan for administering tests to issue foreign certificates of language proficiency shall be written in form No. 09 in the Appendix hereto, in which there is information about: the value and scope of use of foreign language certificates, the proofs of quality assurance for administering tests, the locations for administering tests, the forms of joint test administration, responsibilities of both parties, the testing fees and other fees, collection and payment mechanism and financial management mechanism, entitlements and responsibilities of the examinees, and other related information.
Article 22. The authority to make approval
1. The Minister of Education and Training has authority to approve the joint test administration aiming to issue foreign certificates of language proficiency, the joint training program at bachelor’s, master's and doctorate levels carried out in the forms stipulated in clause 3, Article 15 hereof, except the cases stipulated in clause 2 of this Article.
2. The directors of national universities and regional universities, and the heads of educational institutions operating with autonomy mechanism have authority to approve the direct joint training programs at bachelor’s, master's and doctorate levels provided at their institutions.
3. The principals (directors) of the Vietnamese educational institutions shall approve the joint training program provided to issue certificates other than foreign certificates of language proficiency and certificates of training to be converted to number of credits or modules as basis for award of degrees.
Article 23. Procedures for approval for joint training program and joint test administration which is carried out to issue foreign certificates of language proficiency
1. As for joint training program
a. Both parties shall send 01 set of application documents stipulated in clause 1, Article 21 hereof in person or by post to a competent authority stipulated in Article 22 hereof.
b. Within 20 working days from the date on which the complete documents are received, the receiving agency shall appraise the aforesaid documents and promulgate the decision on approving the joint training program conducted with a foreign partner, using form No.10 in the appendix hereto.
c. In case where the application documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the aforesaid documents are received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to the applicant.
2. As for the joint test administration carried out to issue foreign certificates of language proficiency.
a. Both institutions that provide tests with the aim to issue foreign certificates of language proficiency shall send 01 set of application documents stipulated in clause 2, Article 21 hereof in person or by post to the Ministry of Education and Training.
b. Within 20 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Education and Training shall appraise the aforesaid application and send a written notification in person or by post to both parties. .
c. In case where the application documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the documents are received, the Ministry of Education and Training shall send a written notification in person or by post or via email to both parties.
Article 24. Period of joint training and joint test administration
The period of joint training program and of test administration carried out to issue foreign certificates of language proficiency shall be no longer than 05 years from the date on which the application is approved and may be extended; each extended period shall be no more than 05 years but not exceeding the time limit specified in the agreement or the cooperation contract signed by both parties.
Article 25. Extension or modifications to the Decision of joint training and test administration proposals
1. Both parties who provide joint training program or administer tests with the aim to issue foreign certificates of language proficiency shall send 01 set of application documents stipulated in clause 5 of this Article in person or by post to the competent authority.
2. The procedures for extending joint training program or joint test administration shall be completed within 06 months prior to the expiration date of the approval decision. The modification to the Approval Decision for joint training program and joint test administration shall be done as requested by both parties.
3. Conditions for extension of or modification to the Approval Decision for joint training:
a. Both parties shall comply with the regulations of the Approval Decision.
b. They have not violated the regulations of Vietnam’s and foreign laws.
c. The joint training program shall continue to satisfy the conditions of accreditation.
4. Requirements for extension of or modification to the approval decision for administering tests:
a. Both parties shall comply with the regulations of the approval decision.
b. Both parties shall not be suspected of cheating in administering tests.
5. Application documents for extension or modification:
a. An application form for extension of or modification to the Approval Decision, written in form No. 11 in the Appendix hereto and signed by both parties.
b. A final report on the operation of the joint training program and the joint test administration within the permitted period.
c. An effective agreement or an effective cooperation contract signed by both parties.
6. Authority and procedures for approving the extension or modification:
a. The authority granting Approval Decision shall also have authority to grant the Extension Decision or Modification Decision.
b. Both parties shall send 01 set of application documents stipulated in clause 5 of this Article in person or by post to the competent agency stipulated in Article 22 hereof.
c. Within 10 working days from the date on which the application documents are received, the receiving agency shall appraise the documents and promulgate the Extension Decision or Modification Decision.
d. In case where the application documents are deemed incomplete, within 05 working days from the date on which the aforesaid documents are received, the receiving agency shall send a written notification in person or by post or via email to both parties.
Article 26. Suspension of enrollment or termination of cooperation in joint training program and in joint test administration
1. The joint training program enrollment shall be suspended if the aforesaid program does not satisfy one of the requirements stipulated in Article 16, 17, 18, 19, and 20 hereof.
2. Responsibilities of the educational institutions when the joint training program enrollment is suspended.
a. Eliminate the violations that lead to the suspension of enrollment.
b. Ensure that the learners participating in the joint training program are allowed to continue their study.
c. Notify the authorized person who approves the joint training program of the result of eliminating the violations that may lead to enrollment suspension in order to gain a permit for resuming its operation.
3. Joint training program shall be terminated in the following cases:
a. If the period, stipulated in the Approval Decision, Extension Decision or Modification Decision regarding the joint training program, expires.
b. At the request of both parties.
c. If the period of enrollment suspension has expired but the violations resulting in the suspension have not been eliminated
d. If the parties violate the regulations of the Approval Decision or Extension Decision or Modification Decision regarding the joint training program to a degree that the program must be terminated as prescribed by laws.
dd. If the joint training program is terminated but the violations resulting in the suspension have not been eliminated in order for the program to ensure the successful implementation of the regulations stipulated in Article 16, 17, 18, 19 and 20 hereof.
4. Responsibilities of the educational institution when the joint training program is terminated.
a. Contact the enrolled students in order to transfer them to another educational institution as prescribed by law.
b. Refund the fees that the learners paid for the school if the joint training program and the certificates are not recognized by the Ministry of Education and Training, or if the aforesaid program is suspended or terminated but the learners are not allowed to or do not want to transfer to another educational institution.
c. Pay the wages to or provide other benefits for the teachers, lecturers and employees in accordance with the labor contracts or the collective labor agreement signed with them.
d. Pay for the tax debts (if any) and other debts.
5. The joint test administration carried out to issue foreign certificates of language proficiency shall be terminated in the following cases:
a. The joint test administration is not permitted by the foreign test-administering institution to continue carrying out in Vietnam.
b. Frauds are found in application documents or test administration or issuance of foreign certificates of language proficiency.
c. There are violations of the regulations specified in the approval document for administering tests.
6. Responsibilities of both parties in the case where the joint test administration is terminated:
a. Refund the fees that the tests takers already paid for when they are not allowed to take the tests.
b. Refund the fees that the test takers already paid for or other fees that may occur when the foreign certificates of language proficiency are deemed not valuable or are not recognized by a Vietnam's competent agency.
c. Fulfill their obligations to their employees according to the laws.
d. Pay for the tax debts (if any) or other debts.
7. Authority, application documents and procedures for terminating the cooperation.
a. The person who approves the cooperation shall also have authority to terminate it.
b. An application form using form No. 12 in the Appendix hereto, in which there are specific reasons for terminating the cooperation, and is enclosed with the terminating plan, with measures for protecting the legal rights of the learners and employees, and with the methods for solving financial and property problems.
c. The application documents for termination shall be sent in person or by post to the competent agency stipulated in Article 22 hereof.
d. Within 15 working days from the date on which the application documents are received, the receiving agency shall appraise the documents, make a decision to terminate the cooperation and announce the aforesaid decision through mass media; if the cooperation in joint training and in joint test administration is not terminated, the authorized person stipulated in Article 22 hereof shall provide explanation about this case in writing.
Article 27. Responsibilities of both parties and the reporting regime
1. Responsibilities of both parties.
a. Provide sufficient and clear information relating to the cooperation on their websites and shall take full responsibility about the authenticity of the aforesaid information.
b. Adhere to the Approval Decision.
c. Take full responsibility about the legitimacy of the foreign qualifications issued to learners.
d. Fulfill other obligations in accordance with the laws.
2. Responsibilities of both parties when carrying out joint test administration in order to issue foreign certificates of language proficiency.
a. Provide sufficient and clear information regarding the cooperation on their websites and take full responsibility about the authenticity of the aforesaid information.
b. Comply with the cooperation plan to ensure that the joint test administration is carried out in accordance with the laws without suspicion of cheating.
c. Take full responsibility about the legitimacy of the foreign certificates issued to learners.
d. Fulfill other obligations in accordance with the laws.
3. Reporting regime for joint training:
a. Before October 31 every year, both parties shall submit an annual report on the cooperation to the competent agency for approval and to the agency in charge (if any).
b. The report shall include the following contents: the implementation of the Approval Decision, Extension Decision and Modification decision, the organizational structure, the teachers and lectures, the number of enrolled students, the organization of teaching and studying, the academic performance of undergraduate students and graduate students, the number of graduated students, the graduation rates, the number of issued qualifications, the financial report, the difficulties and advantages occur during the process of implementation, suggestion and proposal.
c. The report shall be written based on the reports about collective joint training from the units that cooperate in joint training, national universities, local universities and other educational institutions operating according to autonomy mechanism; the aforesaid report shall be sent to the Ministry of Education and Training before November 30 every year.
d. The report shall be submitted online or in writing.
4. The reporting regime regarding the joint test administration.
a. Before January 15 every year, both parties shall send an annual report on the cooperation in test administration to the Ministry of Education and Training and the Department of Education and Training of province, both within the locations where the test administration takes place.
b. The report shall include the following contents: The implementation of the cooperation plan, the number of persons who register for the tests, the number of persons who have already completed the tests, the financial report, the difficulties and advantages during the process of implementation, suggestion and proposal.
c. The report shall be submitted online or in writing.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực