Số hiệu: | 84/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/09/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2011 |
Ngày công báo: | 01/10/2011 | Số công báo: | Từ số 515 đến số 516 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/11/2013 |
Ngày 20/09/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 84/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực giá sẽ tăng từ 30 triệu đồng lên 40 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bán hàng hóa thấp hơn giá sàn, mức giá tổi thiểu hoặc cao hơn giá tối đa do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, phạt tiền 15 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Ngoài việc xử phạt nặng hơn, Nghị định còn bổ sung quy định phạt 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Đồng thời, hành vi không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2011.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc truy cứu nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật hiện hành.
CLAIMS, DENUNCIATIONS, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 35. Claims, denunciations and handling of claims and denunciations
The claims and denunciations and handling of claims and denunciations regarding sanctioning decisions on administrative violations of pricing shall be in accordance with the law on claims and denunciations.
Article 36. Handling of violations
Persons competent to impose sanctions against administrative violations in the field price, who is self-seeking or irresponsible, cover up, fail to impose sanctions or fail to impose sanctions promptly, properly, impose sanctions ultra vires, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be disciplined or criminally prosecuted; and shall be liable for compensation according to law if they cause any damage to the State, organizations and individuals.
Persons, who are sanctioned for administrative violations of pricing, if commit acts of obstructing or opposing duty-performing officials who are responsible for examination; or deliberately delaying or shirking the execution of sanctioning decisions on administrative violations, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be handled for administrative violations, or criminally prosecuted under the provisions of current law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực