Chương 1 Nghị định 84/2011/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 84/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/09/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2011 |
Ngày công báo: | 01/10/2011 | Số công báo: | Từ số 515 đến số 516 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vi phạm lĩnh vực giá phạt đến 40 triệu đồng
Ngày 20/09/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 84/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực giá sẽ tăng từ 30 triệu đồng lên 40 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bán hàng hóa thấp hơn giá sàn, mức giá tổi thiểu hoặc cao hơn giá tối đa do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, phạt tiền 15 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Ngoài việc xử phạt nặng hơn, Nghị định còn bổ sung quy định phạt 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Đồng thời, hành vi không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (bao gồm vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá).
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giá không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá mà không đến mức bị xử lý hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật tại Việt Nam khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Điều 23 Nghị định này và Điều 15 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải được phát hiện và bị đình chỉ kịp thời. Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải được tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật; mọi hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân, có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì mỗi tổ chức, cá nhân vi phạm đều bị xử phạt.
4. Việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức và mức xử phạt thích hợp.
1. Tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn kịp thời, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do vi phạm của mình gây ra;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm từ hai lần trở lên hoặc tái phạm trong lĩnh vực giá;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
e) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm trước đó;
g) Sau khi vi phạm đã có hành vi không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền; trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là hai (02) năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân lại tiếp tục vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực giá hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt, thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, mà được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới, hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là một (01) năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi tăng giá bất hợp lý;
b) Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không thời hạn quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ thẩm định giá, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Không được thông báo là doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của năm tiếp theo;
d) Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không có thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá;
đ) Thu hồi thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử phạt;
e) Thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá do cho thuê, cho mượn để thành lập, để có đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tăng giá bất hợp lý so với mức giá đang bán bình thường do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và Quy chế tính giá do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Buộc thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ tiền hỗ trợ bình ổn giá, trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng không đúng mục đích;
c) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giá;
d) Buộc phải trả lại toàn bộ số tiền bị tổn thất cho khách hàng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Trong trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì tịch thu vào ngân sách nhà nước;
đ) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả lại tiền chênh lệch do thực hiện không đúng giá cho tổ chức, cá nhân bị áp dụng giá không đúng;
e) Buộc phải cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật.
4. Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Chương II Nghị định này. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt thì không áp dụng hình thức xử phạt chính nhưng vẫn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá là mức xử phạt cụ thể hoặc mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền giảm xuống thấp hơn mức trung bình của khung tiền phạt nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tăng lên cao hơn mức trung bình của khung tiền phạt, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
1. This Decree prescribes acts of administrative violations of pricing, forms and rates of sanctions, competence and procedures for sanctioning against administrative violations of pricing (including administrative violations of price and valuation).
Regarding other administrative violations of pricing not specified in this Decree, the provisions of other Government’s Decrees on sanctioning against administrative violations in the related areas of state management shall apply.
Article 2. Subjects of application
1. Individuals and organizations deliberately or unintentionally committing violations of any law provisions on state management of pricing but the violation is not liable to criminal prosecution, shall be sanctioned against administrative violations in the field price.
2. In case the international agreements which Vietnam has signed or acceded provide for handling of administrative violations of pricing regarding foreign organizations and individuals engaging in lawful business, production and supply of goods and services under the law provisions in Vietnam differently than that specified in this Decree, the provisions of the international agreements shall apply.
Article 3. Principles for sanctioning against administrative violations
1. The sanction against administrative violations must be executed by competent persons under Article 23 of this Decree and Article 15 of the Government’s Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violation and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing of a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. All acts of administrative violations of pricing must be promptly detected and suspended. The sanctions against administrative violations of pricing must be carried out swiftly and lawfully; all consequences caused by administrative violations of pricing must be remedied in accordance with law provisions.
3. An act of administrative violation of pricing shall be sanctioned only once. Organizations and individuals committing multiple administrative violations of pricing shall be sanctioned for every single act of violation. If many organizations and individuals jointly commit an act of administrative violation of pricing, each organization or individual shall be sanctioned.
4. The sanctions against administrative violations must be based on the nature and seriousness of the violations, and the mitigating as well as aggravating circumstances in order to decide appropriate forms and rates of sanction.
Article 4. Mitigating and aggravating circumstances of administrative violations
1. Mitigating circumstances
a) The violators have promptly prevented or reduced harms caused by the violations or the violators voluntarily remedy the consequences of and compensate for damage caused by their violations;
b) The violators have voluntarily reported their violations;
2. Aggravating circumstances
a) Committing violations systematically;
b) Committing violations in pricing twice or more;;
c) Misusing one’s positions and powers to commit violations;
d) Taking advantage of war, natural disasters or other special social difficulties to commit violations;
dd) Committing violations while serving criminal sentences or decisions on handling administrative violations;
e) Continuing to commit administrative violations though having previously been requested by the competent persons to terminate such acts;
g) Failing to comply with the decision on sanctioning against administrative violations issued by the state management agency and the competent persons after committing the violation; hiding or concealing administrative violations.
Article 5. The statute of limitations for sanctioning against administrative violations
1. Statute of limitations for sanctioning against an administrative violation of pricing is two (02) years as from the date such administrative violations are committed.
2. Individuals who were prosecuted or given decisions to be brought to trial under criminal procedures, but later given decisions to suspend investigation or suspend the cases in which the acts of violation denote administrative violations of pricing, shall be administratively sanctioned; within three days as from the date of issuing the decisions to suspend the investigation, suspend the cases, the decision issuers must deliver the decisions to the persons competent for sanctioning; regarding this case, the statute of limitations for sanctioning against administrative violations shall be three (03) months as from the date the persons competent for sanctioning receive the suspension decisions and the dossiers of the violations.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the individuals or organizations continue to commit new administrative violations of pricing or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning against administrative violations shall be re-calculated as from the moment the new administrative violations are committed or the moment the acts of evading and/or obstructing the sanctioning terminate.
Article 6. The statute of limitations for execution of decisions on sanctioning against administrative violations
Statute of limitations for execution of decisions on sanctioning against administrative violations of pricing is one (01) years as from the date the sanctioning decision is issued; if such decision were not executed upon termination of this period of time, the sanction decision shall not be executed, but the remedial measures specified in the decision still apply.
When organizations and individuals who are subject to sanctions, deliberately evade or defer the execution of sanctioning decisions, the above mentioned statute of limitations shall be re-calculated as from the moment the acts of evading or deferring are stopped.
Article 7. Time limit for being considered not ever been administratively sanctioned
Organizations and individuals being sanctioned against administrative violations, shall be considered not ever been administratively sanctioned if over one (01) years as from the date the sanctioning decision is completely served or the expiry date of the statute of limitations for executing the of sanctioning decisions, they do not commit any violations again.
Article 8. Forms of sanctions and measures to remedy consequences of administrative violations
For each act of administrative violation of pricing, the individuals or organizations committing violations must be subject to one of the following principal forms of sanction:
a) Cautions;
b) Fines.
2. Depending on the nature and seriousness of violations, individuals and/or organizations that commit administrative violations may also be subject to the application of one or more of the following additional forms of sanction:
a) Suspending the application of the unreasonable price of goods and services decided by organizations and individuals manufacturing, trading, supplying goods and services and a request to apply the prices prior to the unreasonable price increase;
b) Depriving up to twelve (12) months or indefinitely the right to use certificates of eligibility for trading, supplying goods and services, valuation services; business licenses of all kinds of organizations and individuals manufacturing, trading, supplying goods and services as prescribed by law;
c) Depriving the right to anounce the eligibility for valuation in the succeeding year;
d) Depriving up to twelve (12) months or indefinitely the right to use the valuation practice card;
dd) Withdrawing the announcement on enterprise qualified for valuation issued by the Ministry of Finance in for the year of being sanctioned;
e) Withdrawing the valuation practice card being rented, lended for the establishment and eligibility of the valuation enterprise as prescribed by law.
3. In addition to the main and additional sanctions mentioned above, organizations and individuals committing administrative violations may also be subject to the compulsory implementation of one or a number of the following remedial measures:
a) The entire amount obtained from the unreasonable increase of price by organizations and individuals manufacturing, trading, supplying goods and services in comparison to the normal selling price, due to the reason that those organizations and individuals have calculated price constituents inconsistently with the policy and regime, the economic - technical norms and the Pricing Regulation issued by the competent authorities, shall be confiscated and remitted to the state budget;
b) The entire amount of subsidies for prices stabilization, subsidies, subsidies for transport of goods obtained from fictitious payment records; the entire amount of subsidies, subsidies for transport of goods, subsidies for supporting the implementation of price policies which were used for improper purposes shall be withdrawn and remitted to the state budget;
c) Being compelled to comply with the law provisions on pricing;
d) Being compelled to return to customers the full amount lost due to administrative violations of pricing. If such customers are unidentifiable, the amount shall be confiscated and remitted to the state budget;
e) Being compelled to incur all expenses on refunding the difference obtained from improper pricing on the organizations and individuals that have suffered from such pricing;
e) Being compelled to correct false, untrue information.
4. Forms of main sanctions, additional sanctions and remedial measures applicable to acts of administrative violation of pricing are prescribed in Chapter II of this Decree. The forms of additional sanction and remedial measures shall only be applied together with the main sanctions. In the case that the statute of limitations for sanctioning against administrative violations has expired, the main sanctions shall not be imposed, but remedial measures prescribed in Clause 3 of this Article still be applied.
5. When imposing a fine, the fine rates for a single act of administrative violation of pricing is the particular fine or the average of the fine bracket corresponding to the act as defined in this Decree. If the violation involves mitigating circumstances, the fine should be lower than the average of the fine bracket but not less than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves aggravating circumstances, the fine may be higher the average of the fine bracket, but not exceeding the maximum level of the fine bracket.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực