Chương 3 Nghị định 84/2011/NĐ-CP: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Số hiệu: | 84/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/09/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2011 |
Ngày công báo: | 01/10/2011 | Số công báo: | Từ số 515 đến số 516 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
09/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vi phạm lĩnh vực giá phạt đến 40 triệu đồng
Ngày 20/09/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 84/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực giá sẽ tăng từ 30 triệu đồng lên 40 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bán hàng hóa thấp hơn giá sàn, mức giá tổi thiểu hoặc cao hơn giá tối đa do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
Nghị định cũng nêu rõ, phạt tiền 15 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Ngoài việc xử phạt nặng hơn, Nghị định còn bổ sung quy định phạt 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Đồng thời, hành vi không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá (người có chức danh cấp vụ, cục), Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giá, thanh tra viên tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
1. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giá, thanh tra viên tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 12, Điều 14, Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định tại Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá quy định tại Điều 16 Nghị định này tại địa bàn thuộc quyền quản lý hành chính cấp huyện, cấp xã.
Các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do mình ban hành.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá; bị tịch thu tiền chênh lệch giá; bị buộc phải bồi thường tiền thất thoát do vi phạm hành chính; bị chịu phí tổn để hoàn trả tiền chênh lệch giá phải nộp tiền tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi, để cơ quan chủ trì xử phạt xem xét hoàn trả bên bị thiệt hại hoặc nộp vào ngân sách nhà nước.
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được công bố công khai trên Website của Bộ Tài chính và Website của các cơ quan ban hành quyết định xử phạt.
1. Các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cho các cơ quan thông tin đại chúng để đăng tải theo quy định.
2. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin kịp thời, chính xác, trung thực về các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo yêu cầu của các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Khi xét thấy hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
AUTHORITY, PROCEDURES FOR IMPOSING SANCTIONS ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF PRICING
Article 23. Principles for determining competence and authorization to impose sanctions
1. Principles for determining competence to impose sanctions on administrative violations shall comply with the provisions of Clause 17, Article 1 of the 2008 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and of Clause 1, Article 3 of this Decree.
2. The authorization to impose sanctions on administrative violations shall comply with the provisions of Clause 16, Article 1 of the 2008 Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 24. Competence of persons are assigned to perform prices inspection and of the Chief Inspectorate of the Ministry of Finance to impose sanctions on administrative violations
1. The chairperson of the price inspectorate panel (whose title is at department level), Chief Inspectorate of the Ministry of Finance shall have competence to:
a) Impose fines to the maximum level on violations of pricing in accordance with provisions of this Decree and the provisions of other relevant laws;
b) Impose forms of additional sanction and remedial measures prescribed in this Decree.
2. Persons who are assigned to perform price inspection; financial inspectors shall have competence to:
a) Impose caution;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
Article 25. Competence of the Inspectorate of Department of Finance, persons who are assigned to perform price inspection under the Department of Finance to impose sanctions on administrative violations
1. Inspectorate of Department of Finance shall have competence to:
a) Impose fines of up to VND 30,000,000 on the violations of price regulated in this Decree;
b) Impose forms of additional sanctions and remedial measures specified in this Decree in accordance with current law.
2. Persons who are assigned to perform price inspection; financial inspectors shall have competence to:
a) Impose Cautions;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
Article 26. Competence of the competent person of the market management agency to impose sanctions on administrative violations
The competent person of the market management agency defined in Article 37 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations shall have competence to impose sanctions on administrative violations specified in Article 9, Article 12, Article 14, Article 16, Article 17 and Article 18 of this Decree, have the right to apply forms of additional sanction and remedial measures regarding administrative violations prescribed in this Decree at their respective areas of management.
Article 27. Competence of other inspectors to impose sanctions on administrative violations
Within the scope of State management authority provided for by the Government, inspectors and chief inspectorate of other inspection body have competence to impose sanctions on administrative violations of pricing at their respective areas of state management.
Article 28. Competence of the President of provincial People's Committee to impose sanctions on administrative violations
President of provincial People's Committee, within their competence specified in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, have competence to impose sanctions on administrative violations of pricing as prescribed in this Decree.
Article 29. Competence of the President of the People's Committees of districts and communes to impose sanctions on administrative violations
President of People's Committees of districts and communes, within their scope of competence defined in the Ordinance on Handling of Administrative Violations, have competence to impose sanctions on administrative violations of price prescribed in Article 16 of this Decree at the respective area of districts and communes level administrative management.
Article 30. Responsibilities of agencies and persons competent to impose sanctions on administrative violations of pricing
The agencies and persons competent to impose sanctions against administrative violations of pricing are responsible for supervising and inspecting the execution of sanctioning decisions on administrative violations issued by them.
Article 31. Procedures for Sanctioning and collecting fines
1. Procedures for sanctioning against administrative violations, handling of material evidences and means of administrative violations; and enforcing sanctioning decisions on administrative violations shall comply with the provisions of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The fines collected must be remitted into the State budget through accounts opened at the State Treasury. The fines and fine receipts management regime shall comply with current regulations.
3. Organizations and individuals whose subsidies, subsidies for transport of goods, subsidies for implementation of pricing policies are withdrawn, whose money obtained from price difference is confiscated; who are compelled to compensate for money lost due to administrative violations; who are entitled to bear all expenses for refunding money obtained from price difference shall have to make payment at venue as specified in the sanctioning decisions, in order for the bodies in charge of sanctions to consider either to refund to the damaged party or remit to the state budget .
4. The sanctioning decisions on administrative violations of pricing shall be publicized on the website of the Ministry of Finance and the Website of the agency issuing the sanctioning decision.
Article 32. Responsible for the publication of information regarding sanctions
1. The agencies and persons competent to impose sanctions against administrative violations of pricing shall provide the mass media agencies with adequate and in timely manner the sanctioning decisions on administrative violations of pricing for publishing as prescribed.
2. The mass media agencies are liable to publish in timely, accurate and honest manner about the sanctioning decision on administrative violations of pricing at the request of the agencies and persons competent to impose sanction against administrative violations in field of prices.
Article 33. Execution and enforcement of sanctioning decisions
Execution and enforcement of sanctioning decisions on administrative violations shall comply with the provisions of Clause 26, Clause 27, Article 1 of the 2008 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on handling administrative violations.
Article 34. Transferring dossiers of administrative violations of pricing for criminal prosecution
Upon considering that violations of pricing shows criminal signs, the competent person must promptly transfer the dossier to the agency competent to conduct criminal proceedings according to law provisions.
The retaining of violations with criminal signs for administrative sanctions shall be strictly prohibited.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực