Chương 2 Nghị định 81/2010/NĐ-CP: Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bảo đảm an ninh hàng không dân dụng
Số hiệu: | 81/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/07/2010 | Ngày hiệu lực: | 08/09/2010 |
Ngày công báo: | 29/07/2010 | Số công báo: | Từ số 434 đến số 435 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/11/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảng hàng không, sân bay phải có hệ thống hàng rào vành đai, cổng cửa, đường tuần tra, hệ thống chiếu sáng an ninh, biển cảnh báo, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, vị trí tập kết khẩn nguy, hầm hoặc khu vực xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm phù hợp với yêu cầu về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.
2. Cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu về cách ly, kiểm tra, giám sát an ninh hàng không dân dụng đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện.
3. Cảng hàng không, sân bay, kết cấu hạ tầng hàng không trước khi xây dựng mới, cải tạo nâng cấp phải được thẩm định thiết kế về an ninh hàng không dân dụng và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh trong phạm vi sân bay.
1. Khu vực hạn chế là khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra vào và hoạt động tại đó phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không dân dụng, được bảo vệ nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Việc thiết lập, bảo vệ các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không dân dụng và tính chất hoạt động hàng không dân dụng nhưng không gây cản trở cho người, phương tiện vào, ra và hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế; được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Người, phương tiện ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ kiểm soát an ninh hàng không dân dụng, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không dân dụng do Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan cấp, trừ trường hợp hành khách đi tàu bay hoặc trường hợp khẩn cấp liên quan đến an ninh hàng không dân dụng. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với cơ quan liên quan về việc cấp và sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không dân dụng cho cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng hàng không, sân bay.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng an ninh thực hiện tuần tra, canh gác, kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay quản lý, khai thác nhằm ngăn chặn, đối phó kịp thời các hành vi can thiệp bất hợp pháp và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Cơ quan, doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế chịu trách nhiệm tổ chức, bố trí lực lượng an ninh thực hiện tuần tra, canh gác, kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh đối với các khu vực hạn chế sau đây:
a) Khu vực đài kiểm soát không lưu;
b) Khu vực hạn chế nằm ngoài nhà ga, sân bay.
6. Tại các sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự, đơn vị quân đội chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ trong phạm vi quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình; phối hợp với lực lượng an ninh hàng không dân dụng tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực lân cận giữa khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập các chốt kiểm soát an ninh hàng không dân dụng, bố trí nhân viên an ninh hàng không dân dụng và thiết bị phù hợp, tổ chức tuần tra, kiểm soát; duy trì trật tự các khu vực công cộng thuộc đất cảng hàng không, sân bay; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, gây rối, hành lý vô chủ, những vật nghi ngờ, vũ khí, chất nổ hay các thiết bị, vật, chất nguy hiểm khác.
2. Công an các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm bố trí lực lượng tuần tra chung với lực lượng an ninh hàng không dân dụng tại khu vực công cộng; xử lý kịp thời các hành vi gây rối trật tự, vi phạm an toàn giao thông đường bộ; đấu tranh với các loại tội phạm hoạt động tại khu vực công cộng của cảng hàng không.
1. Ủy ban nhân dân địa phương vùng lân cận chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục, tuyên truyền các quy định về an ninh, an toàn hàng không cho nhân dân cư trú trong vùng lân cận; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm an toàn tĩnh không sân bay, xâm canh, xâm cư, lấn chiếm trái phép, làm hư hỏng các công trình, cơ sở kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay có trên địa bàn.
2. Công an các cấp khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tấn công, cướp phá cảng hàng không, sân bay, tàu bay trong giai đoạn cất, hạ cánh.
3. Công an cấp phường, xã khu vực lân cận với cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với lực lượng an ninh hàng không dân dụng, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuần tra khu vực lân cận bên ngoài cảng hàng không, sân bay nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Kiểm tra an ninh là các biện pháp được sử dụng nhằm ngăn chặn việc đưa các chất nổ, vũ khí hoặc các vật nguy hiểm khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Soi chiếu an ninh là một biện pháp kiểm tra an ninh thông qua việc sử dụng phương tiện kỹ thuật, động vật, giác quan của người hoặc những phương tiện khác để nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc thiết bị, vật phẩm nguy hiểm khác.
3. Giám sát an ninh là việc sử dụng nhân viên an ninh hàng không dân dụng, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi người, phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm, uy hiếp an ninh hàng không dân dụng.
4. Người, hành lý, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện, đồ vật, phương tiện, nguyên vật liệu đưa lên tàu bay chịu sự kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh trực tiếp của lực lượng an ninh hàng không dân dụng thuộc người khai thác cảng hàng không, sân bay bằng biện pháp thích hợp.
1. Hành khách không được mang theo người hoặc để trong hành lý xách tay những vật phẩm nguy hiểm khi đi tàu bay, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ bay, hành khách xuất phát, quá cảnh, nối chuyến và hành lý xách tay của họ trước khi lên tàu bay phải qua kiểm tra, soi chiếu an ninh; sau khi kiểm tra, soi chiếu phải được cách ly, giám sát an ninh liên tục cho tới khi lên tàu bay. Trường hợp đã qua kiểm tra, soi chiếu mà có tiếp xúc hoặc lẫn lộn với người chưa qua kiểm tra, soi chiếu thì phải kiểm tra, soi chiếu lại.
3. Hành lý ký gửi xuất phát, nối chuyến phải qua soi chiếu tại điểm soi chiếu an ninh ở cảng hàng không, sân bay, sau khi soi chiếu phải được giám sát an ninh cho tới khi chất xếp lên tàu bay. Trường hợp phát hiện hành lý ký gửi đã qua soi chiếu có dấu hiệu đã bị can thiệp trái phép thì phải kiểm tra lại.
4. Hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay nhưng không có hành khách đi cùng trên chuyến bay phải được đưa xuống khỏi tàu bay trước khi chuyến bay khởi hành, trừ trường hợp được xác định là hành lý ký gửi được phép chuyên chở không cùng hành khách theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và hành lý ký gửi đó phải được kiểm tra, soi chiếu lại.
5. Người khai thác tàu bay thương mại chỉ được phép chuyên chở các kiện hành lý ký gửi của từng cá nhân riêng lẻ có hoặc không có hành khách đi cùng đã được soi chiếu theo đúng các quy định và đã được hãng vận chuyển chấp nhận chuyên chở trên chuyến bay. Dữ liệu thông tin về hành lý phải được cơ quan, tổ chức làm dịch vụ thương mại mặt đất cập nhật, lưu giữ tại điểm xuất phát và thông báo cho người khai thác tàu bay biết để xử lý.
6. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng an ninh hàng không dân dụng thực hiện kiểm tra, soi chiếu và giám sát an ninh liên tục đối với hành khách, tổ bay, hành lý đưa lên tàu bay.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng an ninh hàng không dân dụng thực hiện kiểm tra, soi chiếu và giám sát an ninh đối với hàng hóa, thư bưu phẩm, bưu kiện tại cảng hàng không, sân bay; kiểm tra, soi chiếu và giám sát an ninh đối với hàng hóa, thư bưu phẩm, bưu kiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
2. Hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện vận chuyển trên tàu bay phải được kiểm tra soi chiếu trước khi được chất xếp lên tàu bay, sau khi soi chiếu phải được giám sát an ninh cho tới khi chất xếp lên tàu bay. Trường hợp phát hiện hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện đã soi chiếu có dấu hiệu bị can thiệp trái phép thì phải soi chiếu lại.
3. Hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện vận chuyển trên tàu bay hàng hóa phải thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh thích hợp và bảo vệ kể từ khi chấp nhận cho tới khi chất xếp lên tàu bay.
4. Túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự được miễn kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không. Việc mở, từ chối vận chuyển túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngoại giao và lãnh sự.
1. Suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay phải thực hiện các biện pháp kiểm tra an ninh thích hợp, sau khi kiểm tra phải được bảo vệ cho tới khi đưa lên tàu bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp an ninh đối với suất ăn, nhiên liệu cho tàu bay, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên tàu bay và các đồ vật khác đưa lên tàu bay theo quy chế, Chương trình an ninh hàng không dân dụng tương ứng được phê duyệt.
1. Trước mỗi chuyến bay, người khai thác tàu bay phải tự thực hiện hoặc hợp đồng với lực lượng an ninh hàng không dân dụng thực hiện kiểm tra an ninh bên trong các khoang của tàu bay và bên ngoài của tàu bay để tìm ra những vật nghi ngờ, vũ khí, chất nổ hay các thiết bị, vật, chất nguy hiểm khác.
2. Khi hành khách rời khỏi tàu bay tại bất cứ điểm dừng nào của chuyến bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra và xác định hành khách không để lại hành lý hoặc bất cứ vật gì trên tàu bay.
3. Khi có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn tàu bay, người khai thác tàu bay phối hợp với lực lượng an ninh hàng không dân dụng tại cảng hàng không thực hiện các phương án khẩn nguy, lục soát, kiểm tra toàn bộ bên trong và bên ngoài tàu bay để tìm ra những vật nghi ngờ, vũ khí, chất nổ hay các thiết bị, vật, chất nguy hiểm khác.
4. Chỉ cho phép hành khách, hành lý, hàng hóa lên tàu bay, cho phép tàu bay khởi hành sau khi đã xác định không có vật nghi ngờ, vũ khí, chất nổ hay các thiết bị, vật, chất nguy hiểm khác trên tàu bay.
Tàu bay sau khi kiểm tra, lục soát an ninh xong phải được bảo vệ, ngăn chặn việc tiếp cận, lên tàu bay trái phép cho tới khi khởi hành. Người khai thác tàu bay phải thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ tàu bay khi đỗ tại sân bay hoặc đỗ tại bãi đỗ ở ngoài sân bay và khi tàu bay vào xưởng sửa chữa, bảo dưỡng.
1. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chỉ huy công tác bảo đảm an ninh trên chuyến bay, được áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, hành vi gây rối, vi phạm trật tự, an toàn xã hội, không tuân thủ yêu cầu, sự điều hành của tổ bay theo quy định pháp luật; bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay gần nhất đối với những người thực hiện các hành vi đó.
2. Thành viên tổ bay có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trong tàu bay; phối hợp với nhân viên an ninh trên không giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Nhân viên an ninh trên không có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp trên tàu bay; phối hợp với thành viên tổ bay giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
1. Những cán bộ, nhân viên an ninh sau đây được phép mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật bảo vệ theo người lên tàu bay trên các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam:
a) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế;
b) Nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
2. Cán bộ áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã, người bị từ chối nhập cảnh được phép mang theo công cụ hỗ trợ thích hợp lên tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ áp giải.
3. Người được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật nhưng không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 của điều này phải ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ cho hãng hàng không khi làm thủ tục đi tàu bay. Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải trong trạng thái an toàn. Người khai thác tàu bay phải cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ ở vị trí hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay.
4. Người được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đại diện an ninh hàng không dân dụng khi làm thủ tục hàng không.
5. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về tên, chỗ ngồi, lý do hành khách được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay; những hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cùng chuyến bay phải được thông báo vị trí ngồi của nhau. Tiếp viên hàng không không cung cấp các loại đồ uống có chất kích thích hoặc dung dịch có cồn cho những người mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ trên tàu bay.
1. Hành khách đặc biệt là những hành khách khi được vận chuyển trên chuyến bay sẽ tiềm ẩn những yếu tố uy hiếp đến an ninh, an toàn của chuyến bay, bao gồm những hành khách:
a) Hành khách gây rối;
b) Người mất khả năng làm chủ hành vi;
c) Người bị từ chối nhập cảnh;
d) Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Hành khách gây rối là hành khách:
a) Không chấp hành các quy định, hướng dẫn của nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay;
b) Gây rối trật tự và kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay;
c) Tung tin, cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn, an ninh của cảng hàng không, sân bay, tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất và hành khách.
3. Hành khách sau đây khi vận chuyển phải có người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp giải:
a) Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Người bị trục xuất có người áp giải theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam lập danh sách người bị cấm chuyên chở có thời hạn hoặc vĩnh viễn trong các trường hợp sau đây:
a) Hành khách gây rối quy định tại các điểm a, b khoản 2 điều này tái phạm nhiều lần;
b) Hành khách gây rối quy định tại điểm c khoản 2 điều này;
c) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp khác vào hoạt động hàng không dân dụng;
d) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Danh sách hành khách bị cấm vận chuyển nêu tại khoản 1 điều này được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.
6. Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định trong trường hợp có đề nghị của nhà chức trách có thẩm quyền của nước ngoài về hành khách bị cấm vận chuyển.
1. Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây trong trường hợp không thực hiện được các biện pháp an ninh để bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay:
a) Hành khách quy định tại các điểm a, b, c khoản 1, khoản 2 điều 16 của Nghị định này;
b) Người bị trục xuất không có người áp giải;
c) Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.
2. Khi áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã bằng đường hàng không, cơ quan áp giải thông báo, cung cấp cho hãng hàng không vận chuyển về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh; cấp bậc, chức vụ, đơn vị của hành khách áp giải; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú của hành khách bị áp giải; lệnh hoặc quyết định áp giải của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời trao đổi thống nhất với hãng hàng không vận chuyển về các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình áp giải.
1. Các biện pháp bảo đảm an ninh sẽ được tăng cường khi có nguy cơ cao đối với an ninh hàng không dân dụng, tùy vào mức độ của nguy cơ an ninh hàng không dân dụng tăng cường có 3 cấp độ.
2. Cấp độ 1 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự kiện chính trị, xã hội trọng đại của đất nước;
b) Có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức tạp.
3. Cấp độ 2 được áp dụng trong trường hợp sau:
a) Có thông tin tình báo về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nhưng chưa xác định địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể;
b) Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội nghiêm trọng tại địa phương.
4. Cấp độ 3 được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Có thông tin tình báo về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng có địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể;
b) Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội đặc biệt nghiêm trọng tại địa phương.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định áp dụng, hủy bỏ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không dân dụng ở cấp độ 1, cấp độ 2 khi nhận được thông tin tình báo do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không dân dụng ở cấp độ 3.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định áp dụng, hủy bỏ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không dân dụng ở cấp độ 1, cấp độ 2 khi nhận được thông tin tình báo do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không dân dụng ở cấp độ 3.
1. Biện pháp bảo đảm an ninh hàng không dân dụng tăng cường áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Khi có quyết định áp dụng cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không dân dụng, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan phải thực hiện ngay các biện pháp tăng cường áp dụng cho cấp độ đó.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thử nghiệm, khảo sát, kiểm tra, thanh tra để đánh giá việc tuân thủ các quy định, biện pháp, quy trình, thủ tục an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Những người thực hiện thử nghiệm, khảo sát, kiểm tra, thanh tra an ninh phải có thẻ giám sát viên an ninh hàng không dân dụng do Cục Hàng không Việt Nam cấp. Giám sát viên an ninh hàng không dân dụng khi thực hiện nhiệm vụ phải xuất trình thẻ, được quyền tiếp cận, vào bất kỳ khu vực hạn chế, phương tiện, thiết bị hàng không, tàu bay, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ; được quyền đình chỉ các hành vi vi phạm, lập biên bản, thu hồi tài liệu, thẻ, giấy phép có liên quan của đối tượng vi phạm.
3. Kết quả các cuộc thử nghiệm, khảo sát, kiểm tra, thanh tra an ninh phải được phân tích, đánh giá các nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không dân dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Hồ sơ, tài liệu các cuộc thử nghiệm, khảo sát, kiểm tra, thanh tra an ninh phải được quản lý, lưu trữ thành hệ thống.
PREVENTIVE AND DETERRENT MEASURES TO ASSURE CIVIL AVIATION SECURITY
Article 4. Requirements on civil aviation security assurance in the construction and renovation of airports and airfields
1. Airports and airfields must have a belt fencing system, entrance gates and doors, patrol paths, security lighting systems, warning signboards, technical systems, security checking, screening and supervision equipment, locations for emergency gathering, tunnels or areas for disposal of bombs, mines and dangerous articles, meeting requirements on civil aviation security assurance.
2. Airports and airfields must meet requirements on civil aviation security isolation, checking and supervision with respect to passengers, baggage, cargo, mail and postal matters and parcels.
3. Before airports, airfields and aviation infrastructure are constructed, renovated or upgraded, their designs must be appraised in terms of civil aviation security and assurance of defense and security within airport areas.
Article 5. Security assurance for restricted areas
1. Restricted areas are areas of airports and airfields and places with aviation facilities and equipment to which access and in which activities must be subject to civil aviation security check, screening and supervision, which are protected to prevent and fight against acts of unlawful interference.
2. The establishment and protection of restricted areas at airports and airfields and places with aviation facilities and equipment must comply with the purpose of assuring civil aviation security and characteristics of civil aviation without obstructing access of people and vehicles to and normal activities in these areas; which shall be regulated in detail in the civil aviation security program of Vietnam.
3. People and vehicles entering and operating in restricted areas must have civil aviation security control cards and civil aviation security control permits issued by the Civil Aviation Administration of Vietnam and related port authorities, except aircraft passengers and in emergency cases related to civil aviation security. The Civil Aviation Administration of Vietnam shall reach agreement with related agencies on the issuance and use of civil aviation security control cards to officers and employees of other state management agencies at airports and airfields.
4. Airport and airfield operators shall organize security forces to patrol, guard, check, screen and supervise security in restricted areas at terminals and airfields under their management with a view to promptly preventing and responding to acts of unlawful interference and other acts of violation.
5. Agencies and enterprises managing restricted areas shall organize and arrange security forces to patrol, guard, check, screen and supervise security in the following restricted areas:
a/ Area of the air navigation control tower;
b/ Restricted areas outside the terminal and airfield.
6. At airfields for mixed civil and military use, army units shall organize guarding forces in areas under their management and according to their functions and duties; coordinate with civil aviation security forces in patrolling, guarding and protecting adjacent areas between the areas used for civil aviation operations and those for military operations.
Article 6. Security assurance for public areas within the premises of airports and airfields
1. Airport and airfield operators shall establish civil aviation security checkpoints and arrange civil aviation security personnel and appropriate equipment to organize patrol and control: maintain order al public areas within the premises of airports and airfields; promptly detect and handle violations of law, acts of disturbance, unclaimed baggage, suspected objects, weapons, explosives and other dangerous equipment, articles and substances.
2. Police offices at all levels in localities with airports and airfields shall arrange forces to conduct joint patrol with civil aviation security forces at public areas; promptly handle acts of disturbing order and breaching road safety rules; and combat criminals operating at public areas of airports.
Article 7. Security assurance for adjacent areas
1. Local People's Committees of adjacent areas shall manage, educate and disseminate regulations on aviation safety and security for inhabitants in adjacent areas; detect and promptly handle acts of violating safety of airfield clearance, acts of illegal cultivation, settlement and encroachment, and acts of damaging technical works and facilities assuring flight operations in these areas.
2. Police offices of all levels in adjacent areas of airports and airfields shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and organizations in, planning and carrying out activities of preventing and deterring acts of attacking and plundering airports, airfields or aircraft that are taking off or landing.
3. Ward- and commune-level police offices in adjacent areas of airports and airfields shall assume the prime responsibility for, and coordinate with civil aviation security forces and guard forces of related agencies and units in, patrolling adjacent areas outside airports and airfields in order to detect and promptly handle acts of violation.
Article 8. Civil aviation security check, screening and supervision with respect to flights
1. Security check means measures taken to prevent the introduction of explosives, weapons or other dangerous objects which may be used to commit an act of unlawful interference.
2. Security screening means a security checking measure of using technical equipment, animals, human senses or other devices to identify and detect weapons, explosives and other dangerous devices and articles.
3. Security supervision means the use of civil aviation security officers and technical equipment to manage and monitor people and vehicles in order to detect and deter acts of violation or showing signs of violation endangering the security of civil aviation.
4. People, baggage, cargo, mail, postal matters and parcels, articles, vehicles and materials introduced on board aircraft shall be checked, screened and supervised directly by civil aviation security forces of airport and airfield operators by appropriate measures.
Article 9. Security assurance for passengers, flight crews and baggage
1. Passengers may not carry or put in their cabin baggage dangerous articles when boarding an aircraft, unless so permitted by competent state agencies.
2. Departing, transit and transfer flight crews and passengers and their cabin baggage shall, before boarding an aircraft, go through security check and screening; after going through security check and screening, they must be separated and put under constant security surveillance until they board the aircraft. After having passed security check and screening, those who come into contact or are mixed with unchecked and unscreened people shall be re-checked and re-screened.
3. Departing and transfer hold baggage must be screened at security screening points at airports and airfields. After being screened, they shall be put under security surveillance till they are loaded onto an aircraft. If a screened hold baggage is detected to have been unlawfully tampered with, it must be re-checked.
4. A hold baggage already loaded onto an aircraft but unaccompanied by the checking passenger must be taken out of the aircraft before the aircraft departs, unless it is determined to be permitted to be unaccompanied under the Law on Civil Aviation of Vietnam and it must be re-checked and re-screened.
5. Operators of commercial aircraft may only transport hold baggage bales of individuals, who travel or do not travel on the same flight, which have been screened under regulations and accepted by airlines for transportation on the flight. Baggage data must be updated and stored by ground commercial-service providers at places of departure and notified to aircraft operators for processing.
6. Airport and airfield operators shall organize civil aviation security forces to check, screen and constantly supervise passengers, flight crews and baggage introduced on board aircraft.
Article 10. Security assurance for cargo, mail and postal matters and parcels
1. Airport and airfield operators shall organize civil aviation security forces to conduct security checks, screening and supervision of cargo, mail and postal matters and parcels at airports and airfields; and conduct security checks, screening and supervision of cargo, mail and postal matters and parcels outside airports and airfields.
2. Cargo, mail and postal matters and parcels to be transported on an aircraft must be screened and put under security surveillance before being loaded on the aircraft. In case of detecting that screened cargo, mail or postal matters and parcels are unlawfully tampered with, they shall be re-screened.
3. Cargo, mail and postal matters and parcels to be transported on a freighter shall be subjected to appropriate security control measures and protected from the time they are accepted to the time they are loaded on an aircraft.
4. Diplomatic and consular mail bags are exempt from aviation security check and screening. The opening of, and refusal to transport, diplomatic and consular mail bags must comply with the law on diplomatic and consular privileges.
Article 11. Security assurance for in-flight. stores and supplies and aircraft fuel and other articles introduced on board aircraft
1. Appropriate security check measures shall be implemented with respect to in-flight stores and supplies, aircraft fuel and other articles introduced on board aircraft. After passing security check, they shall be protected till they are brought on board aircraft.
2. Airport and airfield operators shall organize the implementation of security measures to stores, aircraft fuel, supplies and articles for in-flight services and other articles introduced on board aircraft under relevant civil aviation security regulations and programs already approved.
Article 12. Aircraft security check and search
1. Prior to each flight, the aircraft operator shall itself or sign contract with civil aviation security forces to conduct a security inspection of the interior compartments and the exterior of the aircraft in order to detect suspected articles, weapons, explosives and other dangerous devices, articles and substances.
2. When a passenger leaves the aircraft at any stopover of the flight, the aircraft operator shall inspect and ascertain that the passenger does not leave his/her baggage or any article on the aircraft.
3. If there is any threatening information relating to the security and safety of an aircraft, the aircraft operator shall coordinate with the civil aviation security force at the airport to carry out emergency plans, search and inspect all interior and exterior parts of the aircraft in order to detect suspected articles, weapons, explosives or other dangerous devices, articles and substances.
4. Only after it is ascertained that there are no suspected articles, weapons, explosives or other dangerous devices, articles and substances on an aircraft may passengers, baggage and cargo be allowed to board the aircraft and the aircraft depart.
Article 13. Aircraft protection
After being thoroughly checked and searched, an aircraft must be protected and unauthorized access and boarding are disallowed until it departs. The aircraft operator shall take appropriate measures to protect the aircraft parking at the airfield or an apron outside the airfield or a workshop for repair or maintenance.
Article 14. Assurance of in-flight security
1. While an aircraft is in flight, the aircraft commander shall command in-flight security assurance work, may apply measures to prevent, restrain and respond to acts of unlawful interference, acts in violation of regulations on aviation safety assurance, acts of disturbance violating social order and safety, non-compliance with requests and instructions of the flight crew in accordance with law; and hand those who have committed such acts to competent slate agencies when the aircraft lands at the next airport or airfield.
2. Flight crew members shall obey orders, commands and instructions of the aircraft commander; implement measures to assure security and maintain order and discipline on board the aircraft: and coordinate with in-flight security officers to settle and handle cases of unlawful interference with the aircraft.
3. In-flight security officers shall obey orders. commands and instructions of the aircraft commander; proactively implement measures to prevent, detect, deter and respond to acts of unlawful interference on board the aircraft; and coordinate with crew members to settle and handle cases of unlawful interference with the aircraft in flight.
Article 15. Security assurance when carrying weapons and supporting tools on board aircraft
1. The following security officers may carry weapons, supporting tools and technical devices with them on board flights of Vietnamese air carriers:
a/ Bodyguards when performing duties of protecting Party and State leaders and foreign guests;
b/ In-flight security officers performing duties of assuring in-flight security.
2. Officers escorting the accused, defendants, prisoners, deportees, extradited persons or arrestees under pursuit warrants or persons whose entry is disallowed are permitted to carry appropriate supporting tools on board an aircraft when performing the escorting duty.
3. Those who are allowed to carry weapons and supporting tools under law but do not fall into the categories defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall consign their weapons and supporting tools to the air carrier when carrying out boarding procedures. Weapons and supporting tools must be in a safety state. The aircraft operator shall put weapons and supporting tools in locations inaccessible to passengers during the flight.
4. When carrying out aviation procedures, those who are allowed to carry weapons and supporting tools shall produce use permits issued by a competent state agency to a representative of the civil aviation security force.
5. The aircraft commander shall be notified of the name and seat of the passenger carrying weapons and supporting tools in the flight and reasons therefor; those carrying weapons and supporting tools in the same flight shall be notified of one another's seating position. Flight attendants may not provide stimulant-containing drinks or alcoholic liquids to those who carry weapons and supporting tools on board an aircraft.
Article 16. Security assurance for flights with special passengers
1. Special passengers are those who have potential elements endangering the security and safety of a flight when transported in the flight, including:
a/ Disruptive passengers;
b/ Persons who have lost their act control capacity;
c/ Persons whose entry is disallowed;
d/ The accused, defendants, prisoners, deportees, extradited persons or arrestees under pursuit warrants.
2. Disruptive passengers are those who:
a/ Disobey regulations and instructions of aviation employees at an airport or airfield or on board an aircraft;
b/ Disturb order and discipline at an airport or airfield or on board an aircraft;
c/ Spread or provide false information that endangers the safety and security of an airport or airfield or an aircraft in flight or landing, and passengers.
3. The following passengers, when being transported, shall be escorted by persons of competent state agencies:
a/ The accused, defendants, prisoners, extradited persons or arrestees under pursuit warrants;
b/ Deportees who have escorts under decisions of competent state agencies.
4. Depending on the nature and seriousness of violations, the Civil Aviation Administration of Vietnam shall make a list of those who are banned from carriage by air definitely or indefinitely in the following cases:
a/ Disruptive passengers mentioned at Points a and b. Clause 2 of this Article who commit repeated violations;
b/ Disruptive passengers who commit acts mentioned at Point c, Clause 2 of this Article;
c/ Those who commit other acts of unlawful interference with civil aviation;
d/ At the request of competent state agencies.
5. The list of passengers banned from carriage by air mentioned in Clause 1 of this Article is applicable to domestic flights and international flights departing from Vietnam of all Vietnamese and foreign air carriers.
6. The Civil Aviation Administration of Vietnam shall consider and make decision on passengers who are proposed by competent foreign authorities to be banned from air carnage.
Article 17. Refusal to transport passengers for security reasons
1. Air carriers may refuse to transport the following passengers in case they cannot take security measures to assure security and safety
for their flights:
a/ Passengers mentioned at Points a, b and c. Clause Land Clause 2, Article 16 of this Decree;
b/ Deportees without an escort; c/At the request of competent Vietnamese or foreign authorities.
2. When escorting the accused, defendants, prisoners, deportees, extradited persons or arrestees under pursuit warrants transported by air, escorting agencies shall notify the air carrier of the full name, date of birth, rank, position and unit of the escorting passenger; the full name, date of birth and permanent or temporary residence address of the escorted passenger; and the escort order or decision of a competent agency; and at the same time consult and reach agreement with the air carrier on measures to be taken to assure security and safety during the escort.
Article 18. Levels of intensification of civil aviation security assurance
1. Security assurance measures shall be intensified when there appear high threats to civil aviation security, depending on the level of threat, civil aviation security has three levels of intensification:
2. Level 1 is applied in the following cases:
a/ Important national political and social events;
b/ Complicated political security or social order circumstances.
3. Level 2 is applied in the following cases:
a/ There is intelligence information on a plot of unlawful interference with civil aviation of which the location, target and time have not been specifically identified yet;
b/ There is a serious disturbance of political security or social order in a locality.
4. Level 3 is applied in the following cases:
a/ There is intelligence information on a plot of unlawful interference with civil aviation of which the location, target and time have been specifically identified;
b/ There is an extremely serious disturbance of political security or social order in a locality.
Article 19. Decision to apply levels of intensification of civil aviation security assurance
1. The Minister of Transport shall decide to apply and cancel intensified civil aviation security assurance at level 1 or 2 when receiving intelligence information provided by competent agencies.
2. The Director of the Civil Aviation Administration of Vietnam may decide to apply and cancel intensified civil aviation security assurance at level 3.
Article 20. Intensified civil aviation security assurance measures
1. Intensified civil aviation security assurance measures taken at each level must be specified in the civil aviation security program of Vietnam.
2. Upon receiving a decision to apply intensified civil aviation security assurance at any level, airport and airfield operators, air carriers and related agencies and units shall immediately take appropriate measures taken at such level.
Article 21. Assurance of effectiveness of civil aviation security assurance work
1. The Civil Aviation Administration of Vietnam shall conduct tests, surveys, examinations and inspections to evaluate compliance with security regulations, measures, processes and procedures by airport and airfield operators, air carriers and aviation service providers and related organizations and individuals.
2. Those engaged in security tests, surveys, examinations and inspections must possess civil aviation security supervisor cards issued by the Civil Aviation Administration of Vietnam. While performing their duties, civil aviation security supervisors shall produce their cards and are entitled to access and enter any restricted areas, aviation vehicles and equipment and aircraft, and request provision of information and documents for performing their duties; to stop acts of violation, make records, and withdraw relevant documents, cards and permits of violators.
3. Security test, survey, examination and inspection findings must be analyzed to evaluate risks that endanger the security of civil aviation so as to take timely remedies.
4. Dossiers and documents of security tests, surveys, examinations and inspections must be managed and preserved in a systematic manner.