Nghị định 79/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
Số hiệu: | 79/2000/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 15/02/2001 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định 79/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng | Mục lục | |
---|---|---|
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Điều 7 của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng;
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
3. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
4. Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền thuê chưa có thuế giá trị gia tăng trả từng kỳ hoặc trả trước.
Đối với trường hợp thuê dàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;
5. Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ;
6. Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
7. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và khối lượng hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng của các đơn vị được Nhà nước giao đất, giá tính thuế là giá bán nhà, cơ sở hạ tầng gắn với đất, trừ (-) tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước;
Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế được trừ (-) giá thuê đất phải nộp ngân sách Nhà nước;
8. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng được trừ (-) giá trị đất chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
9. Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt động này;
10. Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho [1 + (%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó].
Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ quy định tại điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ quy định tại điều này.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 8 của Luật Thuế giá trị gia tăng, Điều 2 Nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 03 tháng 9 năm 1999 và Điều 2 Nghị quyết số 240/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
1. Mức thuế suất 0% đối với: hàng hoá xuất khẩu, bao gồm hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; phần mềm máy tính xuất khẩu, dịch vụ xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu chế xuất hoặc xuất cho doanh nghiệp chế xuất và trường hợp cụ thể khác được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Than đá;
Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng);
Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại khoản 24 Điều 4 của Nghị định này;
Khuôn đúc các loại;
Hoá chất cơ bản;
Máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính;
Vật liệu nổ,
Que hàn;
Lốp và bộ xăm lốp cỡ từ 900-20 trở lên;
Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
Đá mài;
Giấy in báo;
Bình bơm thuốc trừ sâu;
Đất, đá, cát sỏi;
Dây cáp điện sử dụng điện áp từ 600 vôn trở lên;
Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, trừ nước sạch thuộc diện không chịu thuế nêu tại khoản 18 Điều 4 Nghị định này và các loại nước giải khát thuộc nhóm thuế suất 10%;
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế; bông và băng vệ sinh y tế;
Chân tay giả, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật;
Thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người và vật nuôi, sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
Ống thuỷ tinh trung tính (ống tuýp và ống được định hình);
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, compa dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm;
Đồ chơi cho trẻ em;
Sách các loại, trừ loại sách thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 13 Điều 4 Nghị định này;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bao gồm cả con giống, cây giống, hạt giống, trừ các sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trực tiếp bán ra không chịu thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống và lương thực;
Lâm sản chưa qua chế biến là loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên như song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc và các loại lâm sản khác;
Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế thông thường;
Lương thực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn;
Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, nứa, lá;
Ván ép nhân tạo;
Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại;
Mủ cao su sơ chế;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
Xây dựng, lắp đặt;
Nhà, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất đầu tư, xây dựng để kinh doanh.
Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại khoản 15 Điều 4 của Nghị định này;
Dịch vụ khoa học, kỹ thuật bao gồm các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật;
Nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ;
Vận tải, bốc xếp;
Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cày, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái sản phẩm nông nghiệp;
Băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình;
Phát hành và chiếu phim video;
3. Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra;
Sản phẩm cơ khí tiêu dùng;
Sản phẩm điện tử;
Sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất cơ bản), mỹ phẩm;
Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;
Sản phẩm bằng da, giả da;
Giấy (trừ giấy in báo) và sản phẩm bằng giấy;
Đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác;
Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các loại sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%);
Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;
Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;
Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế;
Chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay video;
Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;
Khách sạn, du lịch, ăn uống;
Các loại hàng hoá, dịch vụ khác không quy định tại Điều 4 và các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
4. Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào, bán ra;
Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác;
Đại lý tàu biển;
Dịch vụ môi giới.
Căn cứ vào mức thuế suất quy định tại điều này, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc áp dụng thuế suất đối với các loại hàng hoá, dịch vụ.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 9 của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
1. Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
a. Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp cơ sở bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng không ghi cụ thể giá bán chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính trên giá bán ra của hàng hoá, dịch vụ đó, trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng.
b. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và số thuế được tính khấu trừ theo tỷ lệ ấn định quy định tại Điều 9 Nghị định này.
c. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, trừ các đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 điều này.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của loại hàng hoá, dịch vụ đó.
a. Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đây thì giá trị gia tăng được xác định như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.
Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng cá nhân kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân (x) với tỷ lệ (%)giá trị gia tăng tính trên doanh thu.
b. Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng do cơ quan thuế quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị gia tăng cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh.
c. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:
Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thuộc đối tượng áp dụng tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý thì được tính và kê khai thuế phải nộp riêng đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a. Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
b. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế so với tổng doanh số bán ra.
c. Thuế đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
Riêng thuế đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, khi chuyển sang áp dụng tính nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế chỉ được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định đối với hoá đơn, chứng từ phát sinh từ ngày áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
d. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định như sau:
Tỷ lệ 2% đối với: hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất; đá; cát; sỏi và các loại phế liệu mua vào không có hoá đơn. Cơ sở kinh doanh thu mua các mặt hàng trên phải lập bản kê theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Tỷ lệ 3% đối với: hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng mua của cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng có hoá đơn bán hàng; hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của các cơ sở sản xuất có hoá đơn giá trị gia tăng nhưng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khâu sản xuất; hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán; tiền bồi thường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
đ. Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính nêu tại khoản 10 Điều 6 Nghị định này.
e. Trường hợp cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có ký kết hợp đồng với nhà thầu nước ngoài thực hiện việc nộp thuế giá trị gia tăng thay cho nhà thầu nước ngoài thì cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ thuế đầu vào số thuế giá trị gia tăng đã nộp thay.
2. Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là:
a. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào là số tiền thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ; trường hợp nộp thay bên bán là chứng từ nộp thuế thay.
b. Đối với hàng hoá nhập khẩu là số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
c. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo điểm d khoản 1 điều này là giá thực tế mua vào ghi trên bản kê hàng hoá mua vào hoặc giá mua vào ghi trên hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng. Trường hợp giá hàng hoá, dịch vụ mua vào ghi trên bản kê không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường để ấn định mức giá tính số thuế được khấu trừ.
d. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính số thuế đầu vào được khấu trừ theo quy định tại điểm đ, khoản 1 điều này.
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ quy định đối với các cơ sở kinh doanh như sau:
1. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố ghi trên hoá đơn, về giá bán phải ghi rõ: giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán đã có thuế.
2. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hoá đơn bán hàng. Giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn là giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
3. Các cơ sở kinh doanh sử dụng loại hoá đơn, chừng từ tự in, phải đăng ký mẫu hoá đơn, chứng từ tự in với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng khi đã được thông báo bằng văn bản cho sử dụng.
4. Các cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng, đối với hàng hoá có giá bán dưới mức quy định phải lập hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hoá đơn thì phải lập bản kê hàng bán lẻ theo mẫu bản kê của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng; trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn theo đúng quy định.
Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ; phát hành và kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, chứng từ quy định tại điều này.
Các cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 3 Nghị định này, kể cả các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chính đều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế, nếu có sự thay đổi như sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thay đổi sở hữu loại hình doanh nghiệp, giải thể, phá sản, hoặc thay đổi ngành nghề, nơi kinh doanh, cơ sở kinh doanh cũng phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.
2. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng nếu thực hiện đầy đủ các điều kiện về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, kê khai, nộp thuế đúng chế độ và tự nguyện đăng ký áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được cơ quan thuế kiểm tra xác định đã thực hiện đúng, đủ các điều kiện trên đây thì cơ quan thuế thông báo cho cơ sở thực hiện; nếu trong quá trình thực hiện mà cơ sở không thực hiện đúng các điều kiện quy định thì cơ quan thuế ra thông báo đình chỉ việc áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đăng ký nộp thuế và thẩm quyền xem xét cho cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định tại điều này.
Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hoá, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của việc kê khai.
Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam có cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ này là đối tượng chịu thuế phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài. Thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên giá hàng hoá, dịch vụ phải trả cho phía nước ngoài.
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu hàng hoá.
3. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý có hoạt động gia công, chế tác các sản phẩm này, nếu không hạch toán được riêng doanh thu, thuế của hoạt động này thì áp dụng chung mức thuế suất 20% đối với cả gia công, chế tác và tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng;
Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
Đối với những hộ, cá nhân kinh doanh ở những địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 3 ngày, riêng đối với vùng núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày, kể từ ngày thu được tiền thuế.
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu.
Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thực hiện đồng thời cùng với thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu. Đối với loại hàng hoá không phải nộp thuế nhập khẩu thì thời hạn phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thực hiện như thời hạn quy định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá (bao gồm cả vật tư, máy móc, thiết bị,...) nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu, nếu bán ra hoặc dùng vào mục đích khác thì cơ sở phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng như quy định đối với hàng hoá khác.
3. Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế kỳ trước nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nếu trong kỳ tính thuế có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì tính khấu trừ số thuế lớn hơn đó vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
4. Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu, thuế đầu ra, thuế đầu vào bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trường liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh ngoại tệ để xác định thuế phải nộp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục nộp thuế phù hợp đối với từng phương thức nộp thuế và đối tượng nộp thuế quy định tại điều này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngay nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.
Trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn bốn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quy định phải quyết toán thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định trên đây.
Bộ Tài chính quy định biểu mẫu và hướng dẫn việc thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng quy định tại điều này.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 03 tháng liên tiếp trở lên. Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế từng kỳ.
2. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, có đầu tư, mua sắm tài sản cố định được xét giải quyết hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định như sau:
a. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý.
b. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau ba tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ.
3. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.
4. Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
a. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả trong giá mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án.
b. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước đầu tư không hoàn trả: Chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả khi nhập khẩu và mua hàng hoá, dịch vụ trong nước sử dụng cho dự án.
5. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hoá để viện trợ;
6. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để giải quyết hoàn thuế, các tổ chức, cá nhân trên phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra xác định số thuế được hoàn và làm thủ tục để hoàn trả thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế cho cơ sở.
Bộ Tài chính quy định thủ tục, thời hạn và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế quy định tại điều này.
Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
Những cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế thì ra thông báo lần thứ 01, nếu đã thông báo lần thứ 01 mà cơ sở vẫn không thực hiện thì có quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế. Đối với cơ sở có hoạt động kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, nếu kiểm tra phát hiện được thì yêu cầu cơ sở phải đăng ký, kê khai, nộp thuế theo luật định và xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với những cơ sở này.
2. Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ba ngày, thời hạn nộp thuế của tháng ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau.
Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng. Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng kể từ ngày 26 của tháng tiếp theo. Thời hạn tính phạt chậm nộp đối với hàng hoá nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày phải nộp theo luật định được ghi trên thông báo thuế. Nếu cơ sở kinh doanh vẫn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo thì cơ quan thuế có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt. Nếu thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan pháp luật để xử lý.
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau:
1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Đối với những cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để xác định giá trị gia tăng và thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Đối với cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ, số thuế ấn định phải nộp từng lần có thể được xác định làm căn cứ thu thuế cho từng kỳ là 6 tháng hoặc 12 tháng, tuỳ theo ngành nghề và mức biến động về giá cả, tình hình kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức thuế ấn định đối với các đối tượng này.
Cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định từng kỳ, nếu có thay đổi về ngành nghề kinh doanh, quy mô, doanh số kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để xem xét, điều chỉnh mức thuế đã ấn định. Trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực, cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế phải nộp cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Những cá nhân nghỉ kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để được xét miễn, giảm thuế, nếu nghỉ kinh doanh trong tháng từ 15 ngày trở lên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh; thủ tục khai báo nghỉ kinh doanh và việc giảm thuế đối với hộ kinh doanh theo quy định tại điều này.
2. Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng;
3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;
4. Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký, kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện;
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh trong các trường hợp nêu trên đây.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thì có quyền khiếu nại tới cơ quan thuế ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh hay người khiếu nại vẫn phải nộp theo mức thuế đã được cơ quan thuế ấn định.
Đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng thì tuỳ theo hành vi và mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 của Luật thuế giá trị gia tăng.
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng, đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
Những trường hợp được xét giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 28 Luật thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với những cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trong những năm đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng mà bị lỗ do số thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế giá trị gia tăng phải nộp. Mức giảm thuế giá trị gia tăng tương ứng với số lỗ do nguyên nhân nêu trên, nhưng tối đa không vượt quá số thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh phải nộp của năm được xét giảm thuế.
2. Thời gian giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điều này được xét từng năm tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong thời gian ba năm đầu, kể từ năm 1999 đến hết năm 2001.
Việc xét giảm thuế căn cứ vào kết quả kinh doanh và quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh. Đối với những cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 điều này nếu dự toán năm kế hoạch có phát sinh lỗ để giảm bớt khó khăn về tài chính cho cơ sở, cơ quan thuế xem xét, quyết định tạm giảm thuế giá trị gia tăng cho cơ sở. Mức thuế tạm giảm được xác định căn cứ vào dự toán thu, chi tài chính năm và tình hình thực tế kinh doanh năm trước, nhưng tối đa không vượt quá 70% số thuế dự tính được giảm theo luật định.
Những trường hợp được miễn, giảm thuế doanh thu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia hoặc các cam kết của Chính phủ thì được thực hiện miễn, giảm thuế giá trị gia tăng tương ứng theo các điều ước quốc tế hoặc cam kết đó.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và quy định thẩm quyền xét giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại điều này.
Việc tổ chức thu thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
1. Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế giá trị gia tăng và giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu.
3. Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng trong cả nước.
Bộ Tài chính quy định cụ thể việc tổ chức thu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điều này.
Số thuế giá trị gia tăng hoàn trả cho các đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định này được chi từ quỹ hoàn thuế, quỹ hoàn thuế được trích từ số thuế giá trị gia tăng đã thu. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc tổ chức hoàn thuế, hạch toán kế toán thu và hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 và thay thế các Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1998, Nghị định số 78/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 1999, Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm về thuế doanh thu trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 vẫn thực hiện theo những quy định tương ứng của Luật Thuế doanh thu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế doanh thu và các quy định về thuế doanh thu trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu).
Đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế giá trị gia tăng, Điều 1 Nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 03 tháng 9 năm 1999 và Điều 1 Nghị quyết số 240/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;
Sơ chế thông thường là việc sơ chế gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mà các loại sản phẩm này qua sơ chế chưa trở thành loại sản phẩm, hàng hoá khác;
2. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt;
3. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí.
Trường hợp cơ sở nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan ban hành danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đối với các trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản này;
5. Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
6. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;
7. Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư, bao gồm: hoạt động cho vay vốn, cho thuê tài chính của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính và các hoạt động chuyển nhượng vốn; hoạt động kinh doanh chứng khoán;
8. Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
9. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khoẻ cho người và dịch vụ thú y;
10. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, thi đấu không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh;
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca múa, nhạc, kịch, xiếc, biểu diễn nghệ thuật khác; dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim các loại;
Nhập khẩu, phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim; đối với phim ghi trên băng hình, đĩa hình chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học;
11. Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác;
12. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
13. In, xuất bản, nhập khẩu, phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình), giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số, tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền.
14. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ;
15. Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân ta và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được Nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng vốn thực chi cho công trình;
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với các khu công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định;
17. Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước, do ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện;
18. Tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
19. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác định cụ thể. Đối với vũ khí, khí tài được mua, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phải được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách;
20. Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chữc xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; đồ dùng của người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về nước mang theo. Hàng nhập khẩu trong các trường hợp trên đây được xác định theo chế độ Nhà nước quy định.
Hàng bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam; hàng hoá, dịch vụ bán cho đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao; các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại;
21. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công với nước ngoài;
22. Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam, trừ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động;
23. Chuyển giao công nghệ theo quy định tại Chương III của Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì việc không tính thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ chuyển giao; phần mềm máy tính, trừ phần mềm máy tính xuất khẩu;
24. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định phù hợp với các quy định quốc tế;
25. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác quy định cụ thể dưới đây:
Dầu thô;
Đá phiến, cát, đất hiếm;
Đá quý;
Quặng măng-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng crôm-mít, quặng êmênhít, quặng a-pa-tít.
Bộ Tài chính căn cứ vào yêu cầu quản lý tài nguyên, khoáng sản của Nhà nước từng thời kỳ trình Chính phủ điều chỉnh sửa đổi, bổ sung loại tài nguyên khoáng sản quy định tại khoản này;
26. Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh đó;
Tổ chức, cá nhân mua, bán, nhập khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại điều này không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị gia tăng.
|
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 79/2000/ND-CP |
Hanoi, December 29, 2000 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE VALUE ADDED TAX LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Value Added Tax Law No.02/1997/QH9 of May 10, 1997;
Pursuant to the National Assembly Standing Committee’s Resolution No.90/NQ-UBTVQH10 of September 3, 1999 amending and supplementing a number of lists of goods and services not subject to value added tax, and value added tax rates applicable to a number of goods and services;
Pursuant to the National Assembly Standing Committee’s Resolution No.240/NQ-UBTVQH10 of October 27, 2000 amending and supplementing a number of lists of goods and services not subject to value added tax, and value added tax rates applicable to a number of goods and services;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
Article 1.- Value added tax is a tax calculated on the added value of goods or services in the process starting from production, circulation to consumption.
Article 2.- Subject to value added tax are goods and services used for production, business and consumption in Vietnam, except for those defined in Article 4 of this Decree.
Article 3.- Value added tax payers as defined in Article 3 of the Value Added Tax Law are organizations and individuals that produce and trade in goods and provide services subject to value added tax in Vietnam, irrespective of their business lines and trades, forms and organization (hereafter collectively referred to as the business establishments), and other organizations and individuals that import goods liable to value added tax (hereafter collectively referred to as the importers).
Article 4.- The objects which are not subject to value added tax, as defined in Article 4 of the Value Added Tax Law, Article 1 of Resolution No.90/1999/NQ-UBTVQH10 of September 3, 1999 and Article 1 of Resolution No.240/2000/NQ-UBTVQH10 of October 27, 2000 of the National Assembly Standing Committee amending and supplementing lists of goods and services not subject to value added tax and value added tax rates applicable to a number of goods and services, are specified as follows:
1. Products of cultivation (including products from planted forests), husbandry and aquaculture, which are not yet processed into other products or are only preliminarily processed and sold by organizations and/or individuals themselves;
Preliminary processing is the processing associated with the process of turning out the cultivation, husbandry or aquaculture products, through which such products have not yet become other kinds of products or goods;
2. Salt products which are made from sea water, natural rock salt, refined salt and iodized salt;
3. Goods and services subject to the special consumption tax, which shall be free from value added tax in the process of production, import or service provision, on which the special consumption tax has already been imposed;
4. Equipment, machinery and specialized transport means included in technological lines and construction materials of the types which cannot be manufactured at home and need to be imported to form fixed assets of enterprises; airplanes, derricks and ships of types which cannot be manufactured at home and are chartered from foreign countries for use in production and/or business; equipment, machinery, spare parts, specialized transport means and supplies of categories which cannot be manufactured at home and need to be imported for carrying out activities of searching, exploring and/or developing oil and gas fields.
In cases where establishments import equipment lines and machinery in complete sets which are not subject to the value added tax, but such complete lines include equipment and machinery of categories which can be manufactured at home, the value added tax shall not be imposed on the whole complete equipment lines and machinery.
The Ministry of Planning and Investment is assigned to assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and bodies in promulgating the list of equipment, machinery, spare parts, specialized transport means and construction materials of categories which can be manufactured at home to serve as basis for distinguishing them from those categories which cannot be manufactured at home, need to be imported and are not subject to the value added tax specified in this Clause.
The Finance Ministry shall guide the procedures and dossiers applicable to cases not subject to value added tax specified in this Clause;
5. Transfer of land use right, which is subject to the land use right transfer tax;
6. State-owned houses sold by the State to the current tenants;
7. Credit and investment fund services, including: capital lending and financial leasing activities of credit institutions, banks, investment funds, financial companies and capital transfer activities; securities trading activities;
8. Life insurance; insurance for school pupils, domestic animals and cultivation plants and non-commercial insurance;
9. Medical examination and treatment, prophylactic and human health care services and veterinary services;
10. Cultural, exhibition, physical training and sport activities of mass movement nature; training and competition activities free of charge or with fee but not for commercial purposes;
Art performance activities such as: song and dance, music shows, drama, circus and other art performance activities; art show organization services; production of film of various kinds;
Film import, distribution and projection: For motion pictures, regardless of themes and types; for films recorded on video tapes and disks, only newsreels, reportage and scientific films;
11. Teaching and job-training activities, including general education, foreign language and informatics teaching, and training of other jobs;
12. Radio and television broadcasting under programs financed by the State budget;
13. Printing, publishing, import and distribution of newspapers, magazines, specialized news bulletins, political books, text books (including those in forms of audio or video tapes or disks), teaching materials, books on legal documents, books in ethnic minority languages; propaganda paintings, pictures and posters; money printing;
14. Public services of sanitation and water drainage on streets and in residential quarters; maintenance of zoos, flower gardens, parks, street greenery and public lighting systems; funeral services;
15. Maintenance, repair and construction of cultural, art and public-utility works, infrastructure and houses of gratitude with funds contributed by people or from humanitarian aids, including cases where the State provides a part of funds as support which does not exceed 30% of the total actual cost of such works;
16. Public passenger transport by buses in service of people’s travel within inner cities, industrial parks or between urban centers and neighboring industrial parks at uniform fare rates set by competent bodies;
17. Geological surveys and exploration, measuring and mapping, which are classified as the State basic surveys and funded by the State budget;
18. Water irrigation and drainage in service of agricultural production; clean water exploited by organizations and individuals themselves for their daily life in rural and mountainous areas, islands, deep-lying and remote regions;
19. Weapons and military equipment for exclusive use in service of national defense and security specified by the Finance Ministry together with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security. For weapons and military equipment purchased or manufactured with the State budget’s funds, the tax exemption must be specified in the budget estimates;
20. Goods imported in the following cases: humanitarian aid and non-refundable aid; gifts for State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed force units; gifts and donations for individuals in Vietnam within the limits set by the Government; belongings and personal effects of foreign organizations and individuals brought within the diplomatic immunity limits; personal effects within the duty-free luggage limit; belongings of overseas Vietnamese brought along upon their returns to the country. The goods imported in the above-said cases shall be defined according to the regime set by the State.
- Goods sold to international organizations and foreigners for purposes of humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam; goods and/or services sold to subject enjoying diplomatic immunities according to the Ordinance on Diplomatic Immunities; projects funded by non-refundable ODA capital;
21. Goods which are border-gate transshipped, transited or transported through the Vietnamese territory; goods temporarily imported for re-export; goods temporarily exported for re-import; raw materials and materials imported for production or processing of export goods under the production or processing contracts with foreign countries;
22. Goods and services directly supplied to international transport means and consumers outside Vietnam, except for the repair of machinery, equipment and transport means for foreign countries and labor export services;
23. Technology transfer under the provisions of Chapter III of the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam. For technology transfer contracts accompanied by machinery and equipment, the tax exemption shall be effected to the transferred technological value; computer software, excluding those for export;
24. Gold imported in form of ingots or pieces and gold of various kinds not yet processed into fine-art articles, jewelry or other products. Gold in ingots or pieces and unprocessed gold shall be defined in conformity with international standards;
25. Export products which are minerals already exploited but not yet processed into other products and specified as follows:
- Crude oil;
- Slate stone, sand, rare earth;
- Gems;
- Manganese, tin, iron, chromite, emenhite and apatite ores.
The Finance Ministry shall base itself on the requirements of the State management over natural resources and minerals in each period to propose to the Government to readjust, amend and supplement the kinds of natural resources and minerals defined in this Clause;
26. Goods and services of business individuals with a monthly average income level lower than the minimum wage level prescribed by the State for State employees. Such income is determined by the turnover from business activities minus (-) reasonable expenses for such business activities;
Organizations and individuals that purchase, sell and/or import goods or provide services not subject to the value added tax as defined in this Article shall not be entitled to the deduction or reimbursement of input value added tax on goods and services in the value added tax-free process.
TAX CALCULATION BASES AND METHOD
Article 5.- The bases for calculating value added tax are the tax calculation prices and tax rates.
Article 6.- The value added tax calculation prices of goods and services defined in Article 7 of the Valued Added Tax Law are specified as follows:
1. For goods and services sold by production or business establishments, they shall be the sale prices without value added tax.
2. For imported goods, they shall be the border-gate import prices plus (+) import tax. The border-gate import prices shall be determined according to the regulations on import tax calculation prices.
3. For goods and services used for exchange or internal consumption, as gifts or donations, they shall be the value added tax calculation prices of goods or services of the same or equivalent type at the time such activities are conducted.
4. For property leasing activities, irrespective of types of property and leasing forms, they shall be leasing prices without tax. In cases where the rental is paid in installments or in advance for a certain leasing duration, they shall be such rental without value added tax paid in installments or in advance.
For cases of leasing foreign derricks, machinery, equipment and/or transport means of types which cannot be manufactured at home for sub-lease, the tax calculation prices shall be entitled to minus the leasing prices to be paid to foreign countries;
5. For goods sold by mode of installment payment, they shall be the non-tax selling prices of such goods paid in lump-sum (excluding the installment payment interests), but not calculated according to the amount of money paid in each installment.
6. For the goods processing activities, they shall be the non-tax processing prices (including remuneration, fuel, power, auxiliary materials and other processing expenses).
7. For construction or installation activities, they shall be the non-tax construction or installation prices of projects, project units or completed work volume performed. In cases where the project construction or installation is settled according to the unit prices and work unit volume completed and handed over, the value added tax shall be calculated on the value of the completed and handed-over work volume.
- For activities of investing in the construction of houses for sale or construction of infrastructure for transfer by units assigned land by the State, the tax calculation price shall be the selling prices of houses or infrastructure attached to land, minus (-) the land use levy amount payable to the State budget;
- For activities of investing in the construction of infrastructure for lease, the tax calculation price shall be entitled to minus (-) the land leasing prices payable to the State budget.
8. For real estate dealing activities, the tax calculation price shall be entitled to minus (-) the land value subject to the land use right transfer tax;
9. For goods and service sale-purchase agency or brokerage activities with commissions, non-tax prices to serve as tax calculation basis shall be the commissions earned from such activities;
10. For particular goods and services entitled to the use of payment vouchers in which the inscribed payment prices are the prices which have included value added tax, the non-tax prices to serve as tax calculation basis shall be determined by the prices that have included tax divided by [1+(%) of the tax rates of such goods and services].
The tax calculation prices of goods and/or services defined in this Article shall also include additional collections and surcharges enjoyed by the business establishments.
The Finance Ministry shall provide specific guidance on the value added tax calculation prices of goods and services specified in this Article.
Article 7.- The value added tax rates prescribed in Article 8 of the Value Added Tax Law, Article 2 of Resolution No.90/1999/NQ-UBTVQH10 of September 3, 1999 and Article 2 of Resolution No.240/2000/NQ-UBTVQH10 of October 27, 2000 of the National Assembly Standing Committee amending and supplementing the list of goods and services not subject to value added tax, and value added tax rates applicable to a number of goods and services, are specified as follows:
1. The tax rate of 0% shall be applicable to: export goods, including those subject to the special consumption tax and goods processed for export; the service of repairing machines, equipment and transport means for foreign countries; computer software for export; labor export services.
Export goods include those exported to foreign countries, exported into export processing zones or exported to export processing enterprises as well as other specific cases regarded as exports according to the Government’s regulations.
2. The tax rate of 5% shall be applicable to the following goods and services:
- Pit coal;
- Mechanical engineering products (excluding those used as consumer goods);
- Products from the metallurgy, rolling or extrusion of ferrous, non-ferrous and precious metals, other than imported gold specified in Clause 24, Article 4 of this Decree;
- Molds of all kinds;
- Base chemicals;
- Computers, computer component sets;
- Explosive materials;
- Welding rods;
- Tires and sets of tires and inner tubes, of a size of 900-20 or larger;
- Goods subject to special consumption tax in the process of commercial business, for which tax shall be paid by the tax deduction method;
- Grindstone;
- Newsprint paper;
- Insecticide sprayers;
- Earth, stone, sand, gravel;
- Electric cable for a voltage of 600 V or higher;
- Nets, ropes and fibers for knitting fishing nets;
- Clean water in service of production and daily life, other than clean water not subject to tax defined in Clause 18, Article 4 of this Decree and beverage of the 10% tax rate group;
- Fertilizers, ores used for fertilizer production; insecticide, pesticide and growth stimulants for domestic animals and cultivation plants;
- Specialized medical equipment, machinery and instruments; medical cotton and sanitation bandage;
- Artificial limbs, crutches, wheelchairs and other special-use tools for the disabled;
- Curative and preventive medicines for human beings and domestic animals, chemical-pharmaceutical products, pharmaceutical materials used for the production of curative and preventive medicines;
- Neutral glass tubes (tubes and molded tubular vessels);
- Teaching and learning aids, including models, pictures, writing boards, chalk, rulers, compasses for teaching and learning purposes and specialized teaching, researching or lab equipment and tools;
- Children’s toys;
- Books of all kinds, except for those of types not subject to the value added tax specified in Clause 13, Article 4 of this Decree;
- Cultivation, husbandry and aquaculture products that have not yet been processed or have gone through only the preliminary processing form, such as cleaning, chilling or sun-drying, and including animal breeds, plant saplings, seeds, except for those directly produced and sold by organizations and individuals and not subject to tax according to the provisions of Clause 1, Article 4 of this Decree;
- Unprocessed forest products (excluding timber and bamboo shoots); fresh and raw foodstuffs and foods;
Unprocessed forest products are those exploited from natural forests such as rattan, bamboo of various species, mushrooms, Jew’s ear fungus; medicinal roots, leaves, flowers and plants and other forest products;
Fresh and raw foodstuffs are those not yet processed or only preliminarily processed;
Foods include paddy, rice, maize, potatoes and manioc;
- Products made of jute, rush, bamboo of various species and assorted leaves, which are manufactured and processed from jute, rush, bamboo of various species and assorted leaves as main raw materials;
- Artificial pressed boards;
- Preliminarily processed home-grown cotton, which is peeled, seed-removed and classified cotton;
- Preliminarily processed rubber latex;
- Feeds for cattle, poultry and other domestic animals;
- Construction and installation;
- Houses, technical infrastructure of establishments assigned land by the State for investment therein and construction thereof for business purposes;
- Maintenance, renovation and/or restoration of historical and cultural relics and museums, except activities specified in Clause 15, Article 4 of this Decree;
- Scientific and technical services, including activities of scientific and technical research, application and instruction;
- Dredging of canals, navigation lanes, river ports and sea ports; salvage and rescue activities;
- Transport, loading and unloading;
- Services in direct service of agricultural production, including activities of plowing and harrowing agricultural land; digging, embanking and dredging canals, ditches, ponds and lakes in service of agricultural production; farming, cultivating, tending plants, preventing and combating pests and diseases; collecting and harvesting agricultural products;
- Magnetic tapes and disks, whether recorded or not;
- Distribution and projection of video films;
3. The tax rates of 10% shall be applicable to the following goods and services:
- Petroleum oil, gas, ores and other mineral products;
- Commercial electricity sold by electric power production and trading establishments;
- Mechanical engineering products for use as consumer goods;
- Electronic products;
- Chemical products (other than base chemicals), cosmetics;
- Fibers, fabrics, garments and embroidering items;
- Leather and leatherette products;
- Paper (excluding newsprint paper) and paper products;
- Sugar, milk, confectionery, beverage and other processed foodstuffs;
- Ceramic, pottery, glass, rubber and plastic products, wood and wood products; cement, bricks, tiles and other construction materials (except for products in the 5% tax rate group);
- Postal, mail and telecommunications services;
- Lease of houses, offices, warehouses, ports, storage yards, plants, workshops, machinery, equipment and transport means;
- Consultancy, auditing, accounting, survey and designing services;
- Photographing, printing and developing films, cassette tape recording, dubbing and renting; video shooting;
- Hair dressing, tailoring, fabric dyeing and laundry;
- Hotel, tourist and food and drink catering services;
- Other goods and services which are not defined in Article 4 and Clauses 1, 2 and 4 of Article 7 of this Decree;
4. The tax rate of 20% shall be applicable to the following goods and services:
- Gold, silver and gems purchased and/or sold by business establishments;
- National construction lottery and other forms of lottery;
- Sea shipping agency;
- Brokerage services.
Basing itself on the tax rates prescribed in this Article, the Finance Ministry shall specifically guide the application of such tax rates to goods and services of various kinds.
Article 8.- The value added tax calculation methods defined in Article 9 of the Value Added Tax Law are specified as follows:
1. The tax deduction method:
The payable value added tax amount shall be determined as being the output value added tax amount minus (-) the deductible input value added tax amount.
a/ An output value added tax amount shall be equal to the tax calculation price of taxable goods or service to be sold or provided multiplied (x) by the value added tax rate of such goods or service.
In cases where an establishment sells goods or provides services subject to value added tax but fails to specifically inscribe the non-tax selling price and the value added tax on added value invoices, the output value added tax shall be calculated on the selling price of such goods or services, except for cases where invoices or vouchers stating payment price already with value added tax are allowed to be used.
b/ Deductible input value added tax shall be equal to the total value added tax amount stated in the added value invoices for purchase of goods or services with vouchers of payment of value added tax on import goods used for production of or trading in goods or services subject to value added tax, and tax amount to be deducted at the rate prescribed in Article 9 of this Decree.
c/ The tax deduction method shall be applied to all business establishments, except for those subject to the method of direct calculation on added value as defined in Clause 2 of this Article.
2. The method of direct calculation on the added value:
The payable value added tax amount shall be equal to the added value of taxable goods or services to be sold multiplied (x) by the value added tax rate applicable to such goods or services.
a/ The added value of goods or services shall be equal to the payment price of goods sold or service provided minus (-) the payment price of corresponding purchased goods or services.
The payment price of goods or services purchased or sold is the actual purchase or sale price stated on the purchase or sale invoice of such goods or services, including value added tax and additional collections and/or surcharge enjoyed by the seller and paid by the purchaser.
The payment price of goods or services purchased shall be determined by the value of purchased goods or services, including the value added tax, which have been used by the business establishments for production of or trading in to be sold goods or services subject to the value added tax.
In cases where a business establishment fails to fully effect the purchase and/or sale of goods and services with invoices and vouchers to be used as basis for determining added value according to the above stipulations, such added value shall be determined as follows:
- For business establishments that sell goods or services with all required invoices and vouchers, thus accurately determining their turnover from the sale of goods or services, but fail to sufficiently acquire purchase invoices of goods or services, the added value shall be determined by the turnover multiplied (x) by the percentage (%) of the added value calculated on the turnover.
- For business individuals who fail to apply or improperly apply the invoices for purchase and sale of goods or services, the tax authorities shall base themselves on the business situation of such individuals to fix the taxable turnovers; and the added value shall be determined by the turnover multiplied (x) by the percentage (%) of the added value calculated on the turnover.
b/ The percentage (%) of the added value on the turnover to serve as basis for calculating added value shall be set by tax authorities suited to each business line or trade.
The Finance Ministry shall guide the determination of specific added value for each business line or trade.
c/ The method of direct calculation on added value shall be applied only to the following subjects:
- Vietnamese individuals engaged in the production and/or business activities and foreign organizations and individuals doing business in Vietnam not under the Law on Foreign Investment in Vietnam, that fail to fully implement regulations on accounting, invoices and vouchers to serve as basis for tax calculation by the tax deduction method;
- Business establishments trading in gold, silver, gems and foreign currencies, which are subject to the value added tax, have to pay tax by method of direct calculation on added value. In cases where an establishment that pays tax by the tax deduction method and conducts business activities of purchasing and/or selling gold, silver and gems, it shall be entitled to calculate and declare tax separately paid for such business activities of purchasing and/or selling gold, silver and gems by the method of direct calculation on added value.
Article 9.- Deduction of input value added tax
1. Business establishments that pay value added tax by the tax deduction method shall be entitled to the deduction of input value added tax as follows:
a/ Value added tax of goods and services purchased for use for the production of and trading in goods and services subject to the value added tax shall be fully deducted;
b/ Input value added tax of goods and services purchased for use for the production of and trading in both goods and services subject to value added tax and those not subject to value added tax, only input tax on goods and services used for the production of and trading in goods and services subject to value added tax shall be deducted.
The business establishments shall have to separately account deductible input tax and non-deductible one; in cases where they cannot to do so, they shall be entitled to deduct according to the percentage (%) between the taxable turnover and the total sale turnover.
c/ Any deductible input tax incurred in a month shall be declared and deducted upon the calculation of payable tax amount of such month.
Particularly for fixed assets, if the deductible input tax amount is large, it shall be gradually deducted or reimbursed according to the provisions of Article 15 of this Decree.
Business establishments that have been paying value added tax by the method of direct calculation on added value, when switching to apply the tax deduction method, shall only be entitled to input value added tax deduction as prescribed for invoices and vouchers arising from the date of calculating value added tax by the tax deduction method.
d/ Production and/or business establishments that pay value added tax by the tax deduction method shall be entitled to input value added tax deduction according to the percentage (%) on the prices of goods and services purchased without added value invoices according to the following regulations:
- The rate of 2% shall be applicable to unprocessed agricultural, forestry or aquatic products; earth, stone, sand, gravel and discarded materials of all kinds purchased without invoices. Business establishments that purchase the above-said articles shall have to make the lists thereof under the tax authority’s guidance.
- The rate of 3% shall be applicable to goods and services subject to value added tax and purchased from production and/or business establishments that pay tax by the method of direct calculation on added value and with sale invoices; goods being unprocessed agricultural, forestry or aquatic products purchased from production establishments with added value invoices but not subject to value added tax in the production process; goods subject to special consumption tax purchased by the commercial business establishments from production establishments for sale; indemnities of insurance business activities.
e/ For business establishments that purchase goods and/or services of particular nature and are entitled to use vouchers stating payment prices which have included value added tax, the prices already with tax shall serve as basis for determining non-tax prices and deductible input value added tax according to the calculation method defined in Clause 10, Article 6 of this Decree.
f/ In cases where a business establishment in Vietnam that has signed contracts with a foreign contractor and paid value added tax on the latter’s behalf, the establishment shall be entitled to input tax deduction regarding the value added tax amount it had paid on the foreign contractor’s behalf.
2. The basis for determining the deductible input tax amount as prescribed above shall be as follows:
a/ For purchased goods or services, it shall be the value added tax amount stated in the added value invoices for the goods or service purchase; for cases where the tax has been paid on the seller’s behalf, it shall be the voucher of tax payment on the seller’s behalf.
b/ For import goods, it shall be the already paid value added tax amount stated on the voucher of payment of value added tax on such import goods.
c/ For purchased goods or services, which are entitled to deduction according to Point d, Clause 1 of this Article, it shall be the actual purchase price inscribed on the list of purchased goods or that inscribed on sale invoices or added value invoices. In cases where the price of purchased goods or services inscribed on the list is incompatible with the market price, the tax authority shall base itself on the market price to fix the price for calculating deductible tax amount.
d/ For purchased goods or services with the use of vouchers stating payment price which has included value added tax, such vouchers shall serve as basis for calculating the deductible input tax amount according to the provisions at Point e, Clause 1 of this Article.
Article 10.- Business establishments shall have to effect the purchase and sale of goods and services with full invoices and vouchers as prescribed by law. Invoices for purchase and sale of goods and services prescribed for business establishments shall be as follows:
1. Business establishments that pay tax by the tax deduction method shall have to use the added value invoices. When making goods or service sale invoices, the business establishments shall have to fully and accurately inscribe the following details: non-tax sale prices, additional collections and surcharges (if any) outside the sale prices, value added tax, payment prices that have included tax.
2. Business establishments that directly pay tax on the added value shall use goods sale invoices. The sale prices of goods or services inscribed on invoices shall be the payment prices that have included value added tax.
3. Business establishments that use self-printed invoices and vouchers shall have to register the form(s) of such self-printed invoices and vouchers with the Finance Ministry (the General Department of Tax) and shall be entitled to use them only after being notified in writing of the permission for use.
4. Business establishments that directly retail their goods to consumers at a sale price lower than the set price, they shall have to make added value invoices or sale invoices; if they fail to make invoices, they shall have to make lists of retailed goods according to the form set by the tax authority to serve as basis for the value added tax calculation; in cases where the purchasers request added value invoices or sale invoices, they shall have to make such invoices according to the regulations.
The Finance Ministry shall prescribe the regime of managing and using invoices and vouchers; issue invoices and vouchers and inspect the use thereof according to the provisions of this Article.
TAX REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND FINAL SETTLEMENT
Article 11.- Business establishments shall have to register their tax payment as follows:
1. All business establishments liable to pay value added tax as defined in Article 3 of this Decree, including their attached units and affiliates, shall have to register with the tax authorities of the localities where the establishments conduct their business activities, their business locations, business lines and trades, labor, capital, tax payment places and other relevant criteria under the tax authorities’ guidance.
For newly set up establishments, the time limit for tax payment registration shall be ten days after they are granted business registration certificates; in cases where such business establishments have not yet been granted the business registration certificates but wish to conduct business activities, they shall have to register their tax payment before conducting such business activities. In case of a merger, amalgamation, split-up, division, transformation of enterprise ownership form, dissolution, bankruptcy or change in their business lines, business places, the business establishments, which have already registered their tax payment, shall also have to notify the tax authorities thereof within five days before such changes occur.
2. In cases where a business establishment that pays tax by the method of direct calculation on added value fully meets the following conditions: observing the regulations on invoices, vouchers and accounting books; registering and paying tax strictly according to the regime; and voluntarily registering to apply the tax payment by the tax deduction method, the tax authority shall, after inspecting and certifying that such business establishment has properly and fully met the above-said conditions, notify such establishment of its approval for implementation. If in the implementation courses the establishment fails to materialize all the prescribed conditions, the tax authority shall issue a notice to suspend the application of the tax deduction method.
The Finance Ministry shall guide the procedures for registering the tax payment and the competence to consider and permit the business establishments that are currently paying tax by the method of direct calculation on added value to apply the tax deduction method according to the provisions of this Article.
Article 12.- Business establishments and importers shall have to make value added tax declaration according to the following regulations:
1. An establishment that trades in goods or services subject to value added tax shall have to make monthly written value added tax declaration and submit the tax registration form together with the list of goods or services purchased and sold for use as basis for determining the monthly payable tax amount to the tax authority within the first ten days of the following month. Even in cases where there is no turnover from the sale of goods or services, where input tax and output tax do not arise, the business establishment shall still have to make and submit its written tax declaration to the tax authority. The establishment shall have to fully declare the tax strictly according to the set form and take legal responsibility for the accuracy of its declaration.
In cases where foreign organizations and/or individuals, which have not yet set up their offices or executive offices in Vietnam, supply goods or services subject to value added tax to Vietnamese organizations and/or individuals for consumption, such Vietnamese organizations and individuals shall have to pay value added tax and make value added tax payment declaration on behalf of the foreign parties. The payable value added tax shall be calculated on the prices of goods or services to be paid to the foreign parties.
2. A business establishment or an importer that imports goods subject to value added tax shall have to make and submit a value added tax declaration upon each importation, together with import tax declaration with the import tax collecting agency.
3. A business establishment that trades in different kinds of goods and/or services subject to different value added tax rates shall have to declare the value added tax according to the tax rate set for each kind of goods or services. If such business establishment fails to determine payable tax amount according to each tax rate, it shall have to calculate and pay tax at the highest tax rate applicable to goods and services it produces or trades in.
In cases where a business establishment, which purchases and/or sells gold, silver and gems and is engaged in the processing and fashioning of such products, fails to account separately the turnover from and taxes on such activities, a tax rate of 20% shall be collectively applied to both processing and fashioning activities and the method of direct tax calculation on added value shall be applied.
Article 13.- Value added tax shall be paid into the State budget according to the following regulations:
1. Business establishments shall have to directly pay value added tax in full and on time into the State budget according to the tax payment notices issued by the tax authorities.
The deadline for tax payment for a month as inscribed in a tax notice shall not be later than the 25th day of the following month.
For households and individuals that conduct business activities in areas far from the State treasury offices or conduct itinerant and irregular business activities, the tax authorities shall organize the tax collection and remittance into the State budget. The tax authorities shall have to remit the collected tax amounts into the State budget within 3 days; particularly for mountainous areas, island and areas difficult to access, such time limit shall be 6 days after the tax amounts are collected.
2. Business establishments and individuals that import goods shall have to pay value added tax upon each importation.
The deadlines for issuing a notice on and for payment of, value added tax on import goods shall be the same as those for the import tax notice and payment. For import tax-free goods, the deadline for value added tax declaration and payment shall be the same as prescribed for goods subject to import tax.
In cases where imported goods (including materials, machinery, equipment...), which are not subject to value added tax upon importation, are sold or used for other purposes, the concerned establishments shall have to declare and pay value added tax as prescribed for other goods.
3. A business establishment shall be entitled to have its overpaid tax amount in a tax calculation period deducted from the payable tax amount of the following period or shall have to pay the outstanding tax amount from the previous period, if any. A business establishment that pays value added tax by the tax deduction method and has the input tax amount larger than the payable output tax amount, shall be entitled to the deduction of the difference for the following taxation period. In cases where a business establishment makes new investment in fixed assets and has a large deductible input tax amount, it shall be entitled to gradual tax deduction or reimbursement according to provisions of Article 15 of this Decree.
4. Value added tax shall be paid into the State budget in Vietnam dong.
In cases where a business establishment has its turnover, output tax and input tax in foreign currency(ies), it shall have to convert them into Vietnam dong at the inter-bank market’s exchange rates at the time such foreign currency amounts are generated, so as to determine the payable tax amount.
The Finance Ministry shall guide in detail the tax payment procedures applicable to each tax payment method and each kind of tax payers defined in this Article.
Article 14.- Business establishments shall have to make the annual tax final settlement with the tax authorities. A tax final settlement year shall be the solar calendar year. Within 60 days after a years end, the business establishments shall have to submit their tax final settlement reports to the tax authorities and fully pay the outstanding tax amounts into the State budget within 10 days from the date the tax final settlement reports are submitted. In case of overpayment, such overpaid amounts shall be deducted from the tax amounts to be paid in the following period.
In case of a merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy, a business establishment shall also have to make the tax final settlement and submit the report thereon to the tax authority within 45 days from the date the decision on such merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy is issued.
The business establishment shall have to declare the total payable tax amount, the paid tax amount, the outstanding amount or overpaid amount up to the prescribed date for tax final settlement. It shall have to fully and accurately declare the indexes and data according to the set form of tax final settlement and send the tax final settlement to the tax authority of the locality where the establishment has registered its tax payment within the time limit prescribed above.
The Finance Ministry shall set form and guide the final settlement of value added tax as prescribed in this Article.
Article 15.- The reimbursement of value added tax already paid according to Article 16 of the Value Added Tax Law shall be specified as follows:
1. Business establishments that pay tax by the tax deduction method shall be considered for tax reimbursement if their deductible input tax is larger than their output tax for a period of 3 consecutive months or more. Business establishments which seasonally or periodically export goods in large volumes, if their input value added tax on their export goods is larger than their output tax, shall be considered for value added tax reimbursement for each period.
2. Business establishments that pay tax by the tax deduction method and make investment in the procurement of fixed assets, shall be considered for reimbursement of input tax on fixed assets as follows:
a/ For a business establishment that has made new investment and registered for tax payment with the tax authority, but has no output tax, if its investment period is one year or more, it shall be considered for input tax reimbursement for each year. An establishment that has a large input tax amount of its invested assets to be reimbursed, it shall be considered for quarterly tax reimbursement.
b/ For a business establishment that has made extensive or intensive investment, if after 3 months of deduction, the undeducted amount of input tax on the investment assets is still larger than the deducted amounts; it shall be considered for reimbursement of the undeducted tax amount.
3. For business establishments that have overpaid tax amounts in their tax final settlement upon a merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy, they shall be considered for reimbursement.
4. Value added tax shall also be reimbursed to projects funded by the official development assistance (ODA) sources:
a/ For projects funded by non-refundable ODA sources: The project owners or principal contractors shall be reimbursed the value added tax amounts already paid in the purchase prices of goods and/or services used for their projects.
b/ For projects non-refundably invested by the State with ODA sources: The project owners or principal contractors shall be reimbursed the value added tax amounts paid upon the import and purchase of goods and services at home for use for their projects.
5. Vietnam-based organizations that use humanitarian aids or non-refundable aids from foreign organizations and individuals for purchasing goods in Vietnam shall be reimbursed the value added tax amounts already paid inscribed in added value invoices upon the purchase of such goods for use as aids.
6. Business establishments that have tax reimbursement decisions of the competent bodies as defined by law.
To be entitled to tax reimbursement, business establishments shall have to send their tax reimbursement applications and dossiers to the local tax collection managing authorities. The tax authorities shall have to check and determine the tax amounts to be reimbursed and then carry out the tax reimbursement procedures or request the competent bodies to make the tax reimbursement to the concerned establishments.
The Finance Ministry shall prescribe the procedures, time limit and competence to settle the tax reimbursement provided for in this Article.
Article 16.- The tax authorities shall have the following tasks, powers and responsibilities:
1. To guide the business establishments that have made business registration in implementing the value added tax registration, declaration and payment regime strictly according to the provisions of the Value Added Tax Law.
To send first notices to business establishments that fail to properly implement the regulations on tax registration, declaration and payment. If after first notices are issued, the notified establishments still fail to implement, they may handle such tax-related administrative violations. Upon inspecting and detecting business establishments that have conducted business activities without business registration, they shall request such establishments to make tax registration, declaration and payment as prescribed by law and handle tax-related administrative violations committed by such establishments.
2. To send to business establishments notices on the payable tax amounts and the tax payment deadlines within the prescribed time limit. A tax payment notice must be sent to a tax payer within three days before the date of tax payment inscribed in such notice. The deadline for tax payment for a month shall not be later than the 25th day of the following month.
To issue another notice on the payable tax amount and fine for deferred tax payment according to the provisions of Clause 2, Article 19 of the Value Added Tax Law, if past the tax payment deadline inscribed in the notice, the notified business establishment still fails to pay tax. The period of deferred tax payment shall be calculated as from the 26th day of the following month. For import goods and other cases, such period shall be calculated as from the date of tax payment as prescribed by law and inscribed in the tax notice. If such establishment still fails to pay tax and fine as stated in the notice, the tax authority may apply or request the competent bodies to apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 19 of the Value Added Tax Law in order to ensure the full collection of tax and fine. If such business establishment once again fails to pay full amount of tax and fine after such handling measures have been applied, the tax authority shall forward the dossier to law enforcing bodies for further handling.
3. To examine and inspect the tax declaration, payment and final settlement by business establishments strictly according to the provisions of law.
4. To handle tax-related administrative violations and settle tax-related complaints according to the provisions of law.
5. To request the tax payers to provide accounting books, invoices, vouchers and other files and documents related to the tax calculation and payment; to request concerned credit institutions, banks and other organizations as well as individuals to provide documents related to the tax calculation and payment.
6. To keep and use data and documents provided by business establishments and other subjects in compliance with the prescribed regime.
Article 17.- Tax authorities may set value added tax amounts that must be paid by tax payers in the following cases where the latter:
1. Fail to implement or improperly implement the regulations on accounting, invoices and vouchers.
For business establishments that pay value added tax by the method of direct calculation on the added value that have not yet effected or improperly effected the purchase and/or sale of goods and/or services with invoices and vouchers, the tax authorities shall base themselves on the business situation to determine the added value and payable tax amounts by the tax calculation method prescribed in Clause 2, Article 8 of this Decree.
For individuals engaged in medium- and small-scale business activities, the tax amount set to be paid each time may serve as basis for tax collection for a period of 6 months or 12 months, depending on the business line, the price fluctuation and the business situation of such tax payers. The tax authority shall have to publicly announce the tax level set for such tax payers.
Individuals engaged in medium- and small-scale business activities shall pay tax at the rate set for each period. They shall have to declare any change in their business lines, scale or turnover to the tax authority for consideration and readjustment of the set tax level. If they fail to declare or untruthfully declare such, the tax authority may set a certain payable tax rate suitable to the business situation. Those individuals who suspend their business activities for 15 days or more shall be considered for 50% reduction of such month’s payable tax amount. If they suspend their business activities for the whole month, they shall be exempt from tax payment for that month.
The Finance Ministry shall guide the determination of the percentage (%) of added value calculated on the turnover to serve as basis for determine payable value added tax suitable to each business line or trade; the procedures for declaring the business suspension and the tax reduction for households suspending their business activities according to the provisions of this Article.
2. Fail to declare or to submit tax declaration forms within the notified time limit; or have submitted tax declaration but falsely declared the bases for determining the value added tax amount;
3. Refuse to produce accounting, invoices, vouchers and necessary documents related to the value added tax calculation;
4. Are inspected and detected to have conducted business activities without business registration, and without tax payment registration and declaration;
The tax authority shall base itself on documents related to survey of business activities of establishments or on the payable tax amounts of other business establishments with the same business lines and similar scale to set the payable tax amount for each business establishment in the above-said cases.
In cases where a business establishment disagrees with the set payable tax amount, it may lodge a complaint to the tax authority that has set the payable tax amount or to the immediate superior authority of such tax authority. Pending the settlement, such complaining business establishment or individual still has to pay tax at the rate set by the tax authority.
HANDLING OF VIOLATIONS, COMMENDATION AND REWARD
Article 18.- Tax payers and tax officials who violate the Value Added Tax Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to Articles 19 and 21 of the Value Added Tax Law.
Article 19.- Tax offices and tax officials that well accomplish their assigned tasks, organizations and individuals that record achievements in implementing the Value Added Tax Law and tax payers that well perform their tax obligations shall be commended and/or rewarded according to the Government’s regulations.
Article 20.- Cases eligible for value added tax reduction consideration defined in Article 28 of the Value Added Tax Law are specified as follows:
1. For business establishments that pay tax by the tax deduction method and, during the first years of application of the value added tax, suffer from losses due to the fact that the payable value added tax amounts are larger than the tax amounts they previously paid according to the turnover tax rate, they shall be considered for reduction of payable value added tax amounts. The value added tax amount to be reduced for each establishment shall correspond to the loss amount due to the above-said reason, but must not exceed the value added tax amount such establishment has to pay for the year of tax reduction.
2. The duration of value added tax reduction prescribed in this Article shall be considered annually and calculated according to the solar calendar year which shall be effected within the first 3 years, from 1999 to the end of 2001.
The tax reduction shall be considered on the basis of business result and tax final settlement of business establishments. For business establishments specified in Clause 1 of this Article that have anticipated loss from their plan year cost estimates, the tax authority shall, in order to ease the financial difficulties for such establishments, consider and give provisional value added tax reduction to them. The provisional tax reduction level shall be determined on the basis of the annual financial revenue-expenditure estimates and the previous year’s actual business situation, but must not exceed 70% of the tax amount estimated to be reduced according to the provisions of law.
The cases previously entitled to turnover tax exemption or reduction under the international agreements which Vietnam has signed or acceded to, or under the Government’s commitments, are now entitled to the corresponding value added tax exemption or reduction under such international agreements or commitments.
The Finance Ministry shall guide the procedures and stipulate the competence to consider the value added tax reduction as defined in this Article.
Article 21.- The collection of the value added tax is stipulated as follows:
1. The General Department of Tax shall have to organize the collection and reimbursement of value added tax for goods and services of domestic production and/or business establishments.
2. The General Department of Customs shall have to organize the collection of value added tax on import goods.
3. The General Department of Tax and the General Department of Customs shall have to coordinate with each other in managing the collection of value added tax throughout the country.
The Finance Ministry shall specify the organization of the value added tax collection according to the provisions of this Article.
Article 22.- The value added tax amounts to be reimbursed to eligible subjects specified in Article 15 shall be taken from the tax reimbursement fund, which is deducted from the collected value added tax amount. The Finance Ministry shall specify the tax reimbursement organization, accounting of value added tax collection and reimbursement according to the provisions of this Article.
Article 23.- This Decree takes effect as from January 1, 2001 and replaces the Government’s Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998, Decree No.102/1998/ND-CP of December 21, 1998, Decree No.78/1999/ND-CP of August 20, 1999 and Decree No.15/2000/ND-CP of May 9, 2000 detailing the implementation of the Value Added Tax Law.
The solution of problems related to the turnover tax, turnover tax final settlement, reduction and exemption and the handling of turnover tax-related violations arising before January 1, 1999 shall still comply with the corresponding provisions of the Turnover Tax Law and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Turnover Tax Law as well as the regulations on turnover tax in other relevant legal documents.
Article 24.- The Finance Minister shall guide the implementation of this Decree.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |