Chương 3 Nghị định 79/2000/NĐ-CP: Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
Số hiệu: | 79/2000/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2001 |
Ngày công báo: | 15/02/2001 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 3 Nghị định này, kể cả các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chính đều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế, nếu có sự thay đổi như sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thay đổi sở hữu loại hình doanh nghiệp, giải thể, phá sản, hoặc thay đổi ngành nghề, nơi kinh doanh, cơ sở kinh doanh cũng phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.
2. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng nếu thực hiện đầy đủ các điều kiện về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, kê khai, nộp thuế đúng chế độ và tự nguyện đăng ký áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được cơ quan thuế kiểm tra xác định đã thực hiện đúng, đủ các điều kiện trên đây thì cơ quan thuế thông báo cho cơ sở thực hiện; nếu trong quá trình thực hiện mà cơ sở không thực hiện đúng các điều kiện quy định thì cơ quan thuế ra thông báo đình chỉ việc áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đăng ký nộp thuế và thẩm quyền xem xét cho cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định tại điều này.
Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hoá, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của việc kê khai.
Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam có cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ này là đối tượng chịu thuế phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài. Thuế giá trị gia tăng phải nộp tính trên giá hàng hoá, dịch vụ phải trả cho phía nước ngoài.
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu hàng hoá.
3. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý có hoạt động gia công, chế tác các sản phẩm này, nếu không hạch toán được riêng doanh thu, thuế của hoạt động này thì áp dụng chung mức thuế suất 20% đối với cả gia công, chế tác và tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng;
Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
Đối với những hộ, cá nhân kinh doanh ở những địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 3 ngày, riêng đối với vùng núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày, kể từ ngày thu được tiền thuế.
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu.
Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thực hiện đồng thời cùng với thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu. Đối với loại hàng hoá không phải nộp thuế nhập khẩu thì thời hạn phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thực hiện như thời hạn quy định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá (bao gồm cả vật tư, máy móc, thiết bị,...) nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu, nếu bán ra hoặc dùng vào mục đích khác thì cơ sở phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng như quy định đối với hàng hoá khác.
3. Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế kỳ trước nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nếu trong kỳ tính thuế có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì tính khấu trừ số thuế lớn hơn đó vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
4. Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu, thuế đầu ra, thuế đầu vào bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của thị trường liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh ngoại tệ để xác định thuế phải nộp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục nộp thuế phù hợp đối với từng phương thức nộp thuế và đối tượng nộp thuế quy định tại điều này.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngay nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.
Trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn bốn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quy định phải quyết toán thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định trên đây.
Bộ Tài chính quy định biểu mẫu và hướng dẫn việc thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng quy định tại điều này.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đã nộp theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 03 tháng liên tiếp trở lên. Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế từng kỳ.
2. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, có đầu tư, mua sắm tài sản cố định được xét giải quyết hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định như sau:
a. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quý.
b. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau ba tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ.
3. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.
4. Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
a. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả trong giá mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án.
b. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước đầu tư không hoàn trả: Chủ dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả khi nhập khẩu và mua hàng hoá, dịch vụ trong nước sử dụng cho dự án.
5. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hoá để viện trợ;
6. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để giải quyết hoàn thuế, các tổ chức, cá nhân trên phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra xác định số thuế được hoàn và làm thủ tục để hoàn trả thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế cho cơ sở.
Bộ Tài chính quy định thủ tục, thời hạn và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế quy định tại điều này.
Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.
Những cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế thì ra thông báo lần thứ 01, nếu đã thông báo lần thứ 01 mà cơ sở vẫn không thực hiện thì có quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế. Đối với cơ sở có hoạt động kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, nếu kiểm tra phát hiện được thì yêu cầu cơ sở phải đăng ký, kê khai, nộp thuế theo luật định và xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với những cơ sở này.
2. Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ba ngày, thời hạn nộp thuế của tháng ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp sau.
Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng. Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng kể từ ngày 26 của tháng tiếp theo. Thời hạn tính phạt chậm nộp đối với hàng hoá nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày phải nộp theo luật định được ghi trên thông báo thuế. Nếu cơ sở kinh doanh vẫn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo thì cơ quan thuế có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt. Nếu thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan pháp luật để xử lý.
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau:
1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Đối với những cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để xác định giá trị gia tăng và thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Đối với cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ, số thuế ấn định phải nộp từng lần có thể được xác định làm căn cứ thu thuế cho từng kỳ là 6 tháng hoặc 12 tháng, tuỳ theo ngành nghề và mức biến động về giá cả, tình hình kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức thuế ấn định đối với các đối tượng này.
Cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định từng kỳ, nếu có thay đổi về ngành nghề kinh doanh, quy mô, doanh số kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để xem xét, điều chỉnh mức thuế đã ấn định. Trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực, cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế phải nộp cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Những cá nhân nghỉ kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để được xét miễn, giảm thuế, nếu nghỉ kinh doanh trong tháng từ 15 ngày trở lên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh; thủ tục khai báo nghỉ kinh doanh và việc giảm thuế đối với hộ kinh doanh theo quy định tại điều này.
2. Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng;
3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;
4. Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký, kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện;
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh trong các trường hợp nêu trên đây.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thì có quyền khiếu nại tới cơ quan thuế ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh hay người khiếu nại vẫn phải nộp theo mức thuế đã được cơ quan thuế ấn định.
TAX REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND FINAL SETTLEMENT
Article 11.- Business establishments shall have to register their tax payment as follows:
1. All business establishments liable to pay value added tax as defined in Article 3 of this Decree, including their attached units and affiliates, shall have to register with the tax authorities of the localities where the establishments conduct their business activities, their business locations, business lines and trades, labor, capital, tax payment places and other relevant criteria under the tax authorities’ guidance.
For newly set up establishments, the time limit for tax payment registration shall be ten days after they are granted business registration certificates; in cases where such business establishments have not yet been granted the business registration certificates but wish to conduct business activities, they shall have to register their tax payment before conducting such business activities. In case of a merger, amalgamation, split-up, division, transformation of enterprise ownership form, dissolution, bankruptcy or change in their business lines, business places, the business establishments, which have already registered their tax payment, shall also have to notify the tax authorities thereof within five days before such changes occur.
2. In cases where a business establishment that pays tax by the method of direct calculation on added value fully meets the following conditions: observing the regulations on invoices, vouchers and accounting books; registering and paying tax strictly according to the regime; and voluntarily registering to apply the tax payment by the tax deduction method, the tax authority shall, after inspecting and certifying that such business establishment has properly and fully met the above-said conditions, notify such establishment of its approval for implementation. If in the implementation courses the establishment fails to materialize all the prescribed conditions, the tax authority shall issue a notice to suspend the application of the tax deduction method.
The Finance Ministry shall guide the procedures for registering the tax payment and the competence to consider and permit the business establishments that are currently paying tax by the method of direct calculation on added value to apply the tax deduction method according to the provisions of this Article.
Article 12.- Business establishments and importers shall have to make value added tax declaration according to the following regulations:
1. An establishment that trades in goods or services subject to value added tax shall have to make monthly written value added tax declaration and submit the tax registration form together with the list of goods or services purchased and sold for use as basis for determining the monthly payable tax amount to the tax authority within the first ten days of the following month. Even in cases where there is no turnover from the sale of goods or services, where input tax and output tax do not arise, the business establishment shall still have to make and submit its written tax declaration to the tax authority. The establishment shall have to fully declare the tax strictly according to the set form and take legal responsibility for the accuracy of its declaration.
In cases where foreign organizations and/or individuals, which have not yet set up their offices or executive offices in Vietnam, supply goods or services subject to value added tax to Vietnamese organizations and/or individuals for consumption, such Vietnamese organizations and individuals shall have to pay value added tax and make value added tax payment declaration on behalf of the foreign parties. The payable value added tax shall be calculated on the prices of goods or services to be paid to the foreign parties.
2. A business establishment or an importer that imports goods subject to value added tax shall have to make and submit a value added tax declaration upon each importation, together with import tax declaration with the import tax collecting agency.
3. A business establishment that trades in different kinds of goods and/or services subject to different value added tax rates shall have to declare the value added tax according to the tax rate set for each kind of goods or services. If such business establishment fails to determine payable tax amount according to each tax rate, it shall have to calculate and pay tax at the highest tax rate applicable to goods and services it produces or trades in.
In cases where a business establishment, which purchases and/or sells gold, silver and gems and is engaged in the processing and fashioning of such products, fails to account separately the turnover from and taxes on such activities, a tax rate of 20% shall be collectively applied to both processing and fashioning activities and the method of direct tax calculation on added value shall be applied.
Article 13.- Value added tax shall be paid into the State budget according to the following regulations:
1. Business establishments shall have to directly pay value added tax in full and on time into the State budget according to the tax payment notices issued by the tax authorities.
The deadline for tax payment for a month as inscribed in a tax notice shall not be later than the 25th day of the following month.
For households and individuals that conduct business activities in areas far from the State treasury offices or conduct itinerant and irregular business activities, the tax authorities shall organize the tax collection and remittance into the State budget. The tax authorities shall have to remit the collected tax amounts into the State budget within 3 days; particularly for mountainous areas, island and areas difficult to access, such time limit shall be 6 days after the tax amounts are collected.
2. Business establishments and individuals that import goods shall have to pay value added tax upon each importation.
The deadlines for issuing a notice on and for payment of, value added tax on import goods shall be the same as those for the import tax notice and payment. For import tax-free goods, the deadline for value added tax declaration and payment shall be the same as prescribed for goods subject to import tax.
In cases where imported goods (including materials, machinery, equipment...), which are not subject to value added tax upon importation, are sold or used for other purposes, the concerned establishments shall have to declare and pay value added tax as prescribed for other goods.
3. A business establishment shall be entitled to have its overpaid tax amount in a tax calculation period deducted from the payable tax amount of the following period or shall have to pay the outstanding tax amount from the previous period, if any. A business establishment that pays value added tax by the tax deduction method and has the input tax amount larger than the payable output tax amount, shall be entitled to the deduction of the difference for the following taxation period. In cases where a business establishment makes new investment in fixed assets and has a large deductible input tax amount, it shall be entitled to gradual tax deduction or reimbursement according to provisions of Article 15 of this Decree.
4. Value added tax shall be paid into the State budget in Vietnam dong.
In cases where a business establishment has its turnover, output tax and input tax in foreign currency(ies), it shall have to convert them into Vietnam dong at the inter-bank market’s exchange rates at the time such foreign currency amounts are generated, so as to determine the payable tax amount.
The Finance Ministry shall guide in detail the tax payment procedures applicable to each tax payment method and each kind of tax payers defined in this Article.
Article 14.- Business establishments shall have to make the annual tax final settlement with the tax authorities. A tax final settlement year shall be the solar calendar year. Within 60 days after a years end, the business establishments shall have to submit their tax final settlement reports to the tax authorities and fully pay the outstanding tax amounts into the State budget within 10 days from the date the tax final settlement reports are submitted. In case of overpayment, such overpaid amounts shall be deducted from the tax amounts to be paid in the following period.
In case of a merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy, a business establishment shall also have to make the tax final settlement and submit the report thereon to the tax authority within 45 days from the date the decision on such merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy is issued.
The business establishment shall have to declare the total payable tax amount, the paid tax amount, the outstanding amount or overpaid amount up to the prescribed date for tax final settlement. It shall have to fully and accurately declare the indexes and data according to the set form of tax final settlement and send the tax final settlement to the tax authority of the locality where the establishment has registered its tax payment within the time limit prescribed above.
The Finance Ministry shall set form and guide the final settlement of value added tax as prescribed in this Article.
Article 15.- The reimbursement of value added tax already paid according to Article 16 of the Value Added Tax Law shall be specified as follows:
1. Business establishments that pay tax by the tax deduction method shall be considered for tax reimbursement if their deductible input tax is larger than their output tax for a period of 3 consecutive months or more. Business establishments which seasonally or periodically export goods in large volumes, if their input value added tax on their export goods is larger than their output tax, shall be considered for value added tax reimbursement for each period.
2. Business establishments that pay tax by the tax deduction method and make investment in the procurement of fixed assets, shall be considered for reimbursement of input tax on fixed assets as follows:
a/ For a business establishment that has made new investment and registered for tax payment with the tax authority, but has no output tax, if its investment period is one year or more, it shall be considered for input tax reimbursement for each year. An establishment that has a large input tax amount of its invested assets to be reimbursed, it shall be considered for quarterly tax reimbursement.
b/ For a business establishment that has made extensive or intensive investment, if after 3 months of deduction, the undeducted amount of input tax on the investment assets is still larger than the deducted amounts; it shall be considered for reimbursement of the undeducted tax amount.
3. For business establishments that have overpaid tax amounts in their tax final settlement upon a merger, amalgamation, split-up, division, dissolution or bankruptcy, they shall be considered for reimbursement.
4. Value added tax shall also be reimbursed to projects funded by the official development assistance (ODA) sources:
a/ For projects funded by non-refundable ODA sources: The project owners or principal contractors shall be reimbursed the value added tax amounts already paid in the purchase prices of goods and/or services used for their projects.
b/ For projects non-refundably invested by the State with ODA sources: The project owners or principal contractors shall be reimbursed the value added tax amounts paid upon the import and purchase of goods and services at home for use for their projects.
5. Vietnam-based organizations that use humanitarian aids or non-refundable aids from foreign organizations and individuals for purchasing goods in Vietnam shall be reimbursed the value added tax amounts already paid inscribed in added value invoices upon the purchase of such goods for use as aids.
6. Business establishments that have tax reimbursement decisions of the competent bodies as defined by law.
To be entitled to tax reimbursement, business establishments shall have to send their tax reimbursement applications and dossiers to the local tax collection managing authorities. The tax authorities shall have to check and determine the tax amounts to be reimbursed and then carry out the tax reimbursement procedures or request the competent bodies to make the tax reimbursement to the concerned establishments.
The Finance Ministry shall prescribe the procedures, time limit and competence to settle the tax reimbursement provided for in this Article.
Article 16.- The tax authorities shall have the following tasks, powers and responsibilities:
1. To guide the business establishments that have made business registration in implementing the value added tax registration, declaration and payment regime strictly according to the provisions of the Value Added Tax Law.
To send first notices to business establishments that fail to properly implement the regulations on tax registration, declaration and payment. If after first notices are issued, the notified establishments still fail to implement, they may handle such tax-related administrative violations. Upon inspecting and detecting business establishments that have conducted business activities without business registration, they shall request such establishments to make tax registration, declaration and payment as prescribed by law and handle tax-related administrative violations committed by such establishments.
2. To send to business establishments notices on the payable tax amounts and the tax payment deadlines within the prescribed time limit. A tax payment notice must be sent to a tax payer within three days before the date of tax payment inscribed in such notice. The deadline for tax payment for a month shall not be later than the 25th day of the following month.
To issue another notice on the payable tax amount and fine for deferred tax payment according to the provisions of Clause 2, Article 19 of the Value Added Tax Law, if past the tax payment deadline inscribed in the notice, the notified business establishment still fails to pay tax. The period of deferred tax payment shall be calculated as from the 26th day of the following month. For import goods and other cases, such period shall be calculated as from the date of tax payment as prescribed by law and inscribed in the tax notice. If such establishment still fails to pay tax and fine as stated in the notice, the tax authority may apply or request the competent bodies to apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 19 of the Value Added Tax Law in order to ensure the full collection of tax and fine. If such business establishment once again fails to pay full amount of tax and fine after such handling measures have been applied, the tax authority shall forward the dossier to law enforcing bodies for further handling.
3. To examine and inspect the tax declaration, payment and final settlement by business establishments strictly according to the provisions of law.
4. To handle tax-related administrative violations and settle tax-related complaints according to the provisions of law.
5. To request the tax payers to provide accounting books, invoices, vouchers and other files and documents related to the tax calculation and payment; to request concerned credit institutions, banks and other organizations as well as individuals to provide documents related to the tax calculation and payment.
6. To keep and use data and documents provided by business establishments and other subjects in compliance with the prescribed regime.
Article 17.- Tax authorities may set value added tax amounts that must be paid by tax payers in the following cases where the latter:
1. Fail to implement or improperly implement the regulations on accounting, invoices and vouchers.
For business establishments that pay value added tax by the method of direct calculation on the added value that have not yet effected or improperly effected the purchase and/or sale of goods and/or services with invoices and vouchers, the tax authorities shall base themselves on the business situation to determine the added value and payable tax amounts by the tax calculation method prescribed in Clause 2, Article 8 of this Decree.
For individuals engaged in medium- and small-scale business activities, the tax amount set to be paid each time may serve as basis for tax collection for a period of 6 months or 12 months, depending on the business line, the price fluctuation and the business situation of such tax payers. The tax authority shall have to publicly announce the tax level set for such tax payers.
Individuals engaged in medium- and small-scale business activities shall pay tax at the rate set for each period. They shall have to declare any change in their business lines, scale or turnover to the tax authority for consideration and readjustment of the set tax level. If they fail to declare or untruthfully declare such, the tax authority may set a certain payable tax rate suitable to the business situation. Those individuals who suspend their business activities for 15 days or more shall be considered for 50% reduction of such month’s payable tax amount. If they suspend their business activities for the whole month, they shall be exempt from tax payment for that month.
The Finance Ministry shall guide the determination of the percentage (%) of added value calculated on the turnover to serve as basis for determine payable value added tax suitable to each business line or trade; the procedures for declaring the business suspension and the tax reduction for households suspending their business activities according to the provisions of this Article.
2. Fail to declare or to submit tax declaration forms within the notified time limit; or have submitted tax declaration but falsely declared the bases for determining the value added tax amount;
3. Refuse to produce accounting, invoices, vouchers and necessary documents related to the value added tax calculation;
4. Are inspected and detected to have conducted business activities without business registration, and without tax payment registration and declaration;
The tax authority shall base itself on documents related to survey of business activities of establishments or on the payable tax amounts of other business establishments with the same business lines and similar scale to set the payable tax amount for each business establishment in the above-said cases.
In cases where a business establishment disagrees with the set payable tax amount, it may lodge a complaint to the tax authority that has set the payable tax amount or to the immediate superior authority of such tax authority. Pending the settlement, such complaining business establishment or individual still has to pay tax at the rate set by the tax authority.