Chương I Nghị định 77/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 77/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2015 |
Ngày công báo: | 23/09/2015 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia, Bộ, ngành trung ương và địa phương.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (sau đây gọi chung là Bộ, ngành trung ương).
3. Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của Bộ, ngành trung ương được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
5. Cơ quan, tổ chức khác quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
1. Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.
2. Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước.
3. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trong phạm vi cả nước.
4. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương.
5. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
6. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.
7. Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, gồm:
a) Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực;
b) Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của Bộ, ngành trung ương và địa phương;
c) Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí và tiền đọc tài liệu dầu khí;
d) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;
đ) Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương và địa phương;
e) Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Bộ, ngành trung ương và địa phương;
g) Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
8. Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vay này, bao gồm:
a) Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn vay trong nước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng;
b) Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Chính phủ cho vay lại.
1. Các căn cứ quy định tại Điều 50 của Luật Đầu tư công.
2. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước.
3. Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
4. Các hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
1. Các nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật Đầu tư công.
2. Danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn điều chỉnh, bổ sung chi tiết danh mục dự án phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
1. Các nguyên tắc quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư công.
2. Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án do cấp mình quản lý để:
a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công.
3. Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới theo quy định tại khoản 1 Điều này và các nguyên tắc sau đây:
a) Chương trình, dự án có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 10 và Điều 27 của Nghị định này;
b) Sau khi đã bố trí vốn hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu tư công (nếu có).
1. Mức vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện như sau:
a) Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quy định mức vốn dự phòng theo từng nguồn vốn.
b) Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của bộ, ngành trung ương và địa phương, mức vốn dự phòng là 10% trên tổng mức vốn kế hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn.
2. Số vốn dự phòng để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xử lý trượt giá sau khi đã sử dụng hết số vốn dự phòng trong tổng mức đầu tư được duyệt của từng dự án theo quy định của pháp luật;
b) Bổ sung đầu tư dự án khẩn cấp và dự án cần thiết mới phát sinh; đối ứng cho chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư trung hạn;
c) Vấn đề cấp bách khác phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn.
1. Nguyên tắc theo dõi kế hoạch đầu tư công:
a) Theo dõi, cập nhật có hệ thống các thông tin, số liệu liên quan đến việc tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, gồm cả việc theo dõi chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt;
b) Bảo đảm phản ánh chính xác, đầy đủ và trung thực các thông tin, số liệu và tình hình, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Nguyên tắc đánh giá kế hoạch đầu tư công:
a) Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội theo mục tiêu đề ra trong quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư của chương trình, dự án;
c) Bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình trong đánh giá kế hoạch đầu tư công;
d) Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và cộng đồng dân cư trong đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công.
1. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 của Luật Đầu tư công.
2. Bộ, ngành trung ương và địa phương bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí thường xuyên trong dự toán ngân sách hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the formulation, appraisal, approval, plan assignment, implementation, monitoring, plan implementation appraisal and adjustment of annual and medium-term public investment plan of the country, Ministries, central sectors and localities.
Article 2. Subject of application
1. The state management organs of public investment consist of the Government, the Ministry of Planning and Investment and the People's Committees at all levels.
2. The Ministries, ministerial-level organs, governmental organs, Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, State Audit, Office of the State President, Office of the National Assembly, Vietnam Fatherland Front , political organizations, political - social organizations and , state Groups and Corporations (hereinafter referred to as ministries, central and local sectors).
3. People's Councils at all levels
4. The specialized organs managing the public investment are the units with their investment management functions of the Ministry of Planning and Investment; the units assigned to manage the public investment of ministries and central sectors assigned the public investment plan; Departments of Planning and Investment, divisions having functions of public investment management of communal and district People's Committees.
5. Other organs and organizations managing and using the public investment capital.
6. Organs, organizations and individuals related to the formulation, appraisal, approval, plan assignment, implementation, monitoring and assessment of implementation and adjustment of annual and medium-term investment plan.
Article 3. Public investment capital sources
1. Investment capital from the state budget, including the investment capital of the central budget for ministries and central sectors; the targeted and added capital of the central budget to localities; investment capital in local budget balance.
2. Investment capital from the national bond soure as the capital the State borrows directly from people with a certificate with a term for investment in development objectives of the country.
3. Investment capital from the government bond is the capital of government bond issued by the Ministry of Finance to implement some important programs and projects nationwide.
4. Investment capital from the local government bond is the bond capital with the term of 01 year or more issued or issued with authorization by the provincial People’s Committee to invest in some important projects of localities.
5. Official development assistance (ODA) capital and preferential loan from foreign aid donors, including: non-refundable capital, ODA loan and preferential loan form foreign Governments, international organizations, inter-governmental or transnational organizations.
6. Development investment credit capital of the State is the capital which is loaned by the Vietnam Development Bank and the Bank for Social Policies for investment in projects which is entitled to the investment credit capital and social policy credit capital.
7. The capital from the revenues left for investment but not yet included in the balance of state budget, including:
a) Investment capital from the revenues of constructive lottery before the effective time of the revised state budget Law 2015.
b) Other fees and charges left for investment of Ministries, central sectors and localities;
c) Interests from petroleum of the host from the petroleum product-sharing-contract (PSC) and profits shared from petroleum joint venture and proceeds from the reading of petroleum documents;
d) Revenues of public non-business units left for investment;
dd) Investment capital from the revenues of state-owned enterprise equitization, ownership transformation of state-owned enterprise collected ot appropriated for investment in social-economic infrastructure projects and programs under the duties of state budget of the Ministries, central sectors and localities;
e) Revenues of financial organizations and social insurance organizations appropriated for investment in social-economic infrastructure projects and programs of the Ministries, central sectors and localities;
g) Revenues from transformation of purpose and right of land use of the Ministries, central sectors and localities not included in the balance of state budget for investment in social-economic infrastructure projects.
8. The loan capital of provincial government is returned by the balancing capital of local budget and capital recovered from investment projects from such loan capital, including:
a) The domestic mobilized capital of provincial government as stipulated by the Law on state budget, the development investment credit capital from the State, loan from the idle capital of State treasury and other domestic mobilized loan capital for infrastructure investment.
b) ODA loan and preferential loan from foreign aid donor relent by the Government.
Article 4. Grounds for planning the annual and medium-term public investment
1. The grounds specified in Article 50 of the Law on Public Investment.
2. Resolution of the Standing Committee of the National Assembly and the Decision of the Prime Minister on the principles, criteria and norms for allocation of development investment capital from the state budget.
3. Resolution of the Government and the direction of the Prime Minister on planning the annual and medium-term public investment.
4. Instructions of the Ministry of Planning and Investment, the Ministries and central sectors, the People's Committees at all levels on planning the annual and medium-term public investment.
Article 5. Contents of report on annual and medium-term public investment plan
1. The contents of report on annual and medium-term public investment plan are specified in Article 52 and 53 of the Law on Public Investment.
2. List of investment projects in the annual and medium-term public investment plan under the instruction Form of the Ministry of Planning and Investment.
3. For the annual and medium-term public investment plan which is adjusted and supplemented with the generated project list not included in the medium-term public investment plan (if any) as stipulated under Point b, Clause 2, Article 7 of this Decree.
Article 6. Principles for allocating capital for annual and medium-term public investment plan to the programs and projects
1. The principles specified in Article 54 of the Law on Public Investment.
2. Allocating sufficient capital for investment preparation in the annual and medium-term public investment plan to projects under their management in order to:
a) Formulate, appraise and decide the investment policy;
b) Formulate, appraise and decide the investment of public investment projects.
3. The allocation of planning capital to the newly commenced programs and projects specified in Clause 1 of this Article and the following principles:
a) Programs and projects eligible for allocation of planning capital specified in Article 10 and 27 of this Decree.
b) After allocation of capital to return the advances of public investment capital (if any).
Article 7. Backing capital in the annual and medium-term public investment plan specified in Clause 6, Article 54 of the Law on Public Investment
1. The backing capital in the annual and medium-term public investment plan is implemented as follows:
a) For the national medium-term public investment plan, the Prime Minister shall provide for the backing capital based on each capital source.
b) For the medium-term public investment plan of the Ministries, central sectors and localities, the backing capital is 10% over the total medium planning capital based on each capital source.
2. The backing capital for dealing with the arising problems during the implementation of medium-term public investment plan is used in the following cases:
a) Handling of price spiralling after the backing capital is used up within the approved total investment of each project as prescribed by law;
b) Addition to the urgent project investment and newly-generated necessary projects and allocation of reciprocal capital to ODA programs and projects and preferential loan capital from foreign aid donors not included in the list of medium-term investment plan.
c) Other urgent issues arising during the implementation of medium-term public investment plan.
Article 8. Principles for monitoring and assessment of public investment plan
1. Principles for monitoring of public investment plan
a) Monitoring and systematically updating the information and data related to the organization and implementation of public investment plan, including the monitoring of programs and projects in the approved public investment plan.
b) Ensuring correct, adequate and truthful reflection of data, information, reality and result of implementation of public investment plan;
2. Principles for assessment of public investment plan
a) Based on the objectives and duties of public investment plan approved by the competent authorities;
b) Assessing the social and economic effectiveness in accordance with the objectives set out in the investment policy decisions and investment decisions of the programs and projects;
c) Ensuring the objectiveness, openness, transparency and strengthening the accountability in assessment of public investment plan;
d) Closely coordinating with Vietnam Father Front at all levels and residential community in assessment of implementation of public investment plan;
Article 9. Expenses of formulation, appraisal, monitoring, examination and assessment of implementation of public investment plan
1. The expenses of formulation, appraisal, monitoring, examination and assessment of implementation of annual and medium-term public investment plan shall comply with the provisions in Clause 3 and 4, Article 15 of the Law on Public Investment.
2. The Ministries, central sectors and localities shall allocate the non-business funds and regular funds in the annual budget estimate by state decentralization and mobilization of legal capital sources to carry out the duties specified in Clause 1 of this Article;
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực