Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
Số hiệu: | 72/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 22/10/2015 |
Ngày công báo: | 20/09/2015 | Số công báo: | Từ số 993 đến số 994 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hỗ trợ viết tin, bài, xuất bản phẩm giới thiệu Việt Nam ra nước ngoài
Ngày 07/09/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định này, các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện trong hoạt động viết tin, bài, sản xuất chương trình và thực hiện các xuất bản phẩm nhằm giới thiệu về Việt Nam trên các phương tiện thông tin, đại chúng của nước ngoài.
Các thông tin chính thức về Việt Nam, bao gồm thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác sẽ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh chủ động cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước; các chương trình, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh…
Việc hoạt động thông tin đối ngoại này phải bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ; nghiêm cấm đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, công dân.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/10/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015 |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc quản lý và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.
Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
1. Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.
2. Bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.
4. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại.
a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
c) Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương.
2. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về hoạt động thông tin đối ngoại.
b) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
c) Quản lý, hướng dẫn, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài; cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
d) Hợp tác quốc tế về hoạt động thông tin đối ngoại,
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
e) Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
1. Thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác.
2. Thông tin chính thức về Việt Nam do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Thông tin chính thức về Việt Nam được cung cấp bằng các hình thức sau đây:
a) Phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước.
b) Phát ngôn chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Hoạt động đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước.
d) Hoạt động đối ngoại, phát ngôn, tổ chức sự kiện, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử và hoạt động khác của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
đ) Các chương trình, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
e) Đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, trang thông tin điện tử đối ngoại, Cổng thông tin điện tử các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của các cơ quan nhà nước.
4. Việc cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam được cung cấp qua các hình thức sau đây:
a) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
b) Sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài.
c) Các sản phẩm báo chí của phương tiện thông tin đại chúng.
d) Các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài tổ chức.
đ) Các sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài.
e) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Việc cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại.
1. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình thế giới trên các lĩnh vực, thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước; phục vụ phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
2. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam do Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, thu thập, tổng hợp và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, báo chí và người dân Việt Nam.
3. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được cung cấp bởi các cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 2 Điều này bằng các hình thức sau đây:
a) Qua người phát ngôn.
b) Đăng tải qua cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử.
c) Tại các cuộc họp báo định kỳ và giao ban báo chí.
d) Qua các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Việc cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến các hình thức nêu tại Khoản 3 Điều này.
1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; triển khai các biện pháp thông tin tuyên truyền cần thiết để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài để phát hiện các thông tin sai lệch về Việt Nam, thông báo cho Bộ, cơ quan liên quan để chủ động cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Trang thông tin điện tử đối ngoại có nhiệm vụ cung cấp thông tin chính thức và thông tin quảng bá về Việt Nam thông qua mạng internet.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm quản lý, vận hành trang thông tin điện tử đối ngoại; bảo đảm cập nhật đầy đủ thông tin đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
1. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là hệ thống dữ liệu được số hóa, tích hợp từ các hệ thống dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
2. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là nguồn cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam cho các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài, phục vụ công tác tra cứu, tìm hiểu, nghiên cứu về Việt Nam.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
1. Các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại là các sản phẩm xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại trong một số lĩnh vực đặc thù.
1. Các sự kiện ở nước ngoài gồm Ngày Việt Nam ở nước ngoài và các sự kiện khác do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhằm quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, tăng cường tình hữu nghị và quan hệ với các nước, vận động thu hút đầu tư, du lịch, trao đổi thương mại, mở rộng hợp tác.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại nước ngoài, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các sự kiện ở nước sở tại.
4. Cơ quan chủ trì tổ chức sự kiện ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức sự kiện ở nước ngoài theo quy định, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo.
1. Các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài được hỗ trợ, tạo điều kiện trong hoạt động viết tin, bài, sản xuất chương trình và thực hiện các xuất bản phẩm nhằm giới thiệu về Việt Nam trên các phương tiện thông tin, đại chúng của nước ngoài.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện việc hỗ trợ, hợp tác được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định về hoạt động, thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình nước sở tại, quan hệ song phương và các thông tin khác vào Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện, các hoạt động họp báo, trả lời phỏng vấn và các hoạt động khác. Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
3. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh và tiếng bản địa; cập nhật thông tin về Việt Nam từ hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.
1. Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan thường trú báo chí) cung cấp thông tin tình hình nước sở tại vào Việt Nam cho các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ.
2. Cơ quan thường trú báo chí thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
b) Phối hợp, thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, báo chí.
3. Cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam chỉ đạo cơ quan thường trú báo chí của mình cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về tình hình hoạt động thông tin đối ngoại của cơ quan thường trú của mình.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối ngoại.
2. Hướng dẫn nội dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, ở trong và ngoài nước.
5. Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, đội ngũ biên tập viên, biên dịch viên.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng, trình Chính phủ báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại; hướng dẫn nội dung và thời điểm lấy số liệu báo cáo.
9. Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
2. Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; chuẩn bị trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao cho phóng viên nước ngoài.
3. Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao và phối hợp hướng dẫn đưa tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.
4. Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại.
5. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài; cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới cho người dân Việt Nam.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, giới thiệu quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan trong việc tổ chức các sự kiện ở địa bàn ngoài nước thuộc lĩnh vực quản lý.
3. Chỉ đạo các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài thực hiện công tác thông tin đối ngoại tại địa bàn, sử dụng có hiệu quả và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan sử dụng các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật trong hoạt động thông tin đối ngoại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, nhằm bảo đảm các hoạt động thông tin đối ngoại tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Theo dõi, tổng hợp thông tin liên quan đến an ninh đối ngoại để đề xuất chủ trương, biện pháp giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động thông tin đối ngoại theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước; phát hiện và đấu tranh chống các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng thông tin đối ngoại chống Việt Nam,
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại chuyên ngành, thông qua các kênh và biện pháp đặc thù, góp phần bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định dự toán ngân sách hằng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động thông tin đối ngoại đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản về cơ chế, chính sách, định mức kinh phí cho các hoạt động thông tin đối ngoại.
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn về việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.
1. Tổ chức cung cấp thông tin cho người dân hiểu về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, về những cơ hội, rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.
2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, các kế hoạch công tác thông tin đối ngoại của cơ quan, địa phương mình.
3. Hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại và dự toán kinh phí của đơn vị, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của đơn vị, gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Cập nhật thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu về Bộ, ngành, địa phương mình, tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
5. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.
6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
7. Phân công tổ chức hoặc cá nhân phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.
8. Bảo mật thông tin trong phạm vi quản lý của mình theo quy định về bảo mật thông tin; có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực quản lý.
9. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2015.
2. Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Nghị định này theo phân công của Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 72/2015/ND-CP |
Hanoi, September 7, 2015 |
MANAGEMENT OF EXTERNAL COMMUNICATION ACTIVITIES
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam passed in 2013;
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam dated June 18, 2009;
After considering the request of the Minister of Information and Communication,
The Government hereby promulgates the Decree on management of external communication activities.
Article 1. Scope of application
This Decree provides for management of external communication activities; responsibilities of Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies, People's Committees of centrally-affiliated cities or provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee) for managing and organizing external communication activities.
Article 2. Applicable entities
This Decree shall apply to Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees; other agencies or organizations involved in external communication activities.
Article 3. Principles of external communication activities
1. Comply with guidelines and strategies of the Communist Party, state laws and international agreements of which the Socialist Republic of Vietnam is a member; comply with laws, customs and habits of host countries.
2. Undertake not to harm the national security, social order, prestige, image and international relation, collaboration of Vietnam; protect national secrets.
3. Prevent the people from engaging in political intrigues against the Government of the Socialist Republic of Vietnam, and devastating the great national unity; avoid promoting violence, communicating about wars, invasions and hatreds between ethnic groups and people around the world.
4. Ensure accurate and timely information in conformity with international communication and information policies of the Party and Government over periods of time as well as approved external communication programs and plans; prevent misrepresentation, distortion and slander with the intention of offending the prestige of organizations, dignity and honor of citizens.
Article 4. State administration of external communication
1. The Government shall practice the consistent state administration of external communication activities.
a) The Ministry of Information and Communication shall preside over, collaborate with the Ministry of Foreign Affairs, Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, related agencies in carrying out the state administration of external communication activities.
b) The Ministry of Foreign Affairs shall preside over, collaborate with Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees concerned in organizing external communication activities overseas.
c) Ministries, departments shall be held responsible for managing, organizing external communication within the scope and area of assigned state administration tasks.
d) Provincial People's Committees shall exercise their state administration of external communication activities within localities.
2. Contents of the state administration of external communication:
a) Make and submit legislative documents, strategies, plans, schemes and programs for external communication activities to competent authorities for the purpose of enforcement or enactment under delegated authority.
b) Organize and manage the work of scientific research relating to external communication activities; provide training and refresher courses for forces engaged in external communication activities.
c) Manage, provide guidance on, proactively provide information for Vietnam’s news agencies; proactively provide information for foreign news agencies; provide information for Vietnamese expatriates and international communities; bring updated worldwide information to Vietnam.
d) Cooperate with international partners on external communication activities.
dd) Inspect, examine and handle violations, complaints and accusations during external communication activities in accordance with laws.
e) Carry out preliminary and final review meetings on external communication activities; put forward the proposal for commendation, reward and sanction for agencies, organizations and individuals engaged in external communication activities.
Article 5. Budget for external communication activities
Expenditure on external communication activities performed by Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees shall be derived from the state budget according to the decentralization in state budget management, and other legitimate funding sources. On an annual basis, after considering the plan for external communication activities of Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees assigned by competent authorities, agencies or units shall calculate expenditure on these activities and keep account of such expenditure in their budget plan for submission to finance authorities for the purpose of requesting competent authorities to consider and grant their decisions in accordance with the Law on State Budget.
EXTERNAL COMMUNICATION ACTIVITIES
Article 6. Foreign information
Foreign information includes official information about Vietnam, information about promotion of Vietnam’s image and around-the-world information to Vietnam.
Article 7. Supply of official information about Vietnam
1. Official information about is pieces of information about the guidelines and policies of the Communist Party and state laws, information about Vietnam’s situations in terms of various sectors and information about Vietnam’s history as well as other information.
2. Official information about Vietnam shall be proactively provided by Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees according to their functions, responsibilities and powers for international communities and Vietnamese.
3. Official information about Vietnam provided in the following forms:
a) Official speeches at international and domestic events, forums and press releases.
b) Official speeches of state agencies.
c) Diplomatic activities of state agencies.
d) Diplomatic activities, speeches, events, information posted on websites and other activities performed by Vietnam’s representative offices.
dd) Media programs or products of state-owned press agencies such as Vietnam News Agency, Vietnam Television and Voice of Vietnam.
e) Information posted on the electronic information portal of the Government, the electronic information page for diplomatic issues and the electronic information portal of Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees.
g) State agencies' publications written in Vietnamese and other foreign language.
4. Supply of official information about Vietnam in any form must comply with applicable laws.
Article 8. Supply of information about promotion of Vietnam’s image
1. Information about promotion of Vietnam’s image refers to pieces of information about the nation, people, history and culture of Vietnam.
2. Information about promotion of Vietnam’s image shall be delivered to international communities and Vietnamese expatriates by agencies, organizations or individuals.
3. Information about promotion of Vietnam’s image shall be provided in the following forms:
a) Vietnamese and foreign language publications.
b) Events organized in Vietnam and overseas countries.
c) Media products of mass media agencies.
d) Events organized by the Vietnam Cultural Center abroad.
dd) Products of foreign news and media agencies.
e) International relation and cooperation activities of agencies, organizations and individuals.
4. Supply of information about promotion of Vietnam’s image in any form must comply with Vietnam’s legal regulations and laws of the host country.
Article 9. Supply of around-the-world information to Vietnam
1. Around-the-world information provided to Vietnam refers to pieces of information about worldwide events that take place in a variety of fields, information about Vietnam's relation with different nations and other information meant to reinforce the political, social, cultural and national defence and security relation between Vietnam and different countries; serves the purpose of the national economic growth; promotes the international integration progress of Vietnam.
2. Around-the-world information shall be collected, processed and provided for competent authorities, media agencies and Vietnamese people by the Ministry of Foreign Affairs, Ministries, Ministry-level agencies, Vietnam’s overseas representative offices, news and media agencies affiliated to the Government (Vietnam News Agency, Vietnam Television and Voice of Vietnam) within their relevant functions, duties and powers in accordance with legal regulations.
3. Around-the-world information shall be provided by agencies or organizations stated in Clause 2 of this Article in the following forms:
a) Through spokespersons.
b) Through electronic information portals and electronic information pages.
c) At periodic press releases and meetings.
d) Through means of mass media.
4. Supply of around-the-world information to Vietnam shall be carried out in accordance with applicable laws relating to forms stated in Clause 3 of this Article.
Article 10. Supply of explanatory or clarifying information
1. Explanatory and clarifying information refers to documents, materials, dossiers and arguments used for explaining and clarifying misstated information about Vietnam on a wide range of sectors.
2. Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies, provincial People’s Committees and involved entities, upon receiving misstated information, materials and reports causing harm to the prestige and image of Vietnam from domestic and foreign organizations or individuals, shall be responsible for proactively providing documents, materials, dossiers and arguments for explanation and clarification purposes; develop necessary communication approaches to protection and improvement of the prestige and image of Vietnam.
3. The Ministry of Information and Communication, the Ministry of Public Security, the Ministry of Foreign Affairs, relevant Ministries, and entities within their appropriate functions, duties and powers prescribed by laws, shall be responsible for analyzing overseas public opinions in order to find out misstated information about Vietnam, notify relevant Ministries and agencies to proactively provide explanatory and clarifying information as well as send such information to the Ministry of Information and Communication for acknowledgement and reporting to the Prime Minister.
Article 11. Electronic diplomatic information page
1. The electronic diplomatic information page shall be responsible for providing official information and promotional information about Vietnam through the internet network.
2. The Ministry of Information and Communication shall preside over, collaborate with relevant Ministries and agencies in taking charge of managing and operating the electronic diplomatic information page; ensure adequate updated information in order to meet requirements set out in external communication tasks.
Article 12. Diplomatic information database
1. The diplomatic information database refers to the data system digitalized and integrated with the data system of Ministries, Ministry-level agencies and provincial People's Committees to serve the external communication purpose.
2. The diplomatic information database is the source of official information about Vietnam provided to domestic and foreign mass media agencies as a tool to assist the work of looking up, discovering and researching Vietnam.
3. The Ministry of Information and Communication shall preside over, collaborate with Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, and related agencies, in setting up, managing and utilizing the diplomatic information database.
4. Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, overseas representative offices of Vietnam, news and media agencies of Vietnam in setting up, managing and utilizing the diplomatic information database.
Article 13. Publications for foreign communication purposes
1. Publications for foreign communication purposes refer to products written in Vietnamese and foreign languages to provide official information about Vietnam and promotional information about Vietnam’s image to international communities and Vietnamese expatriates.
2. The Ministry of Information and Communication shall preside over, collaborate with the Ministry of Foreign Affairs, Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, and related agencies, in establishing the plan to publish and release publications for external communication purposes in certain particular sectors.
Article 14. Events held abroad
1. Overseas events include Vietnam’s Day and other events held by Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People’s Committee to serve the purpose of promoting the nation, people, history and culture of Vietnam, improving the friendship and relationship with other countries, and strengthening investment attraction, tourism, commercial exchange and cooperation broadening.
2. The Prime Minister shall make a decision on holding of Vietnam's Day event in overseas countries.
3. Vietnam’s overseas representative offices, Vietnam resident missions of news and media agencies, and Centers of Vietnamese Culture in foreign countries, shall be responsible for collaborating with and assisting Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies, provincial People's Committees in organizing events in host countries.
4. The agency charged with organizing events in overseas countries shall be responsible for collaborating with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Information and Communication and related agencies in preparing and implementing the action plan.
5. Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees shall be responsible for reporting on the result of such events in accordance with regulations, and concurrently send the report to the Ministry of Information and Communication for aggregation and reporting purposes.
Article 15. Assistance for and cooperation with foreign news and media agencies, companies and correspondents for the purpose of promoting Vietnam’s image in overseas countries
1. Foreign news and media agencies, companies and correspondents shall be assisted and provided with favorite conditions in writing news, articles and producing programs as well as launching publications to promote Vietnam's image on means of mass media in overseas countries.
2. The Ministry of Information and Communication shall preside over, collaborate with relevant agencies in setting up rules and regulations under which assistance and cooperation are carried out as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Press and media activities of foreign news and media agencies, companies in Vietnam must comply with regulations laid down in the Decree no. 88/2012/ND-CP dated October 23, 2012 on providing provisions on press and media activities of foreign press agencies, representative offices and organizations in Vietnam and other relevant legislative documents.
Article 16. Vietnam's representative offices in overseas countries
1. Vietnam’s representative offices in overseas countries shall take responsibility to provide information about host countries, bilateral relations and other information brought into Vietnam for competent authorities under the provisions of Article 5, 6, 7 and 9 of the Law on overseas Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Vietnam’s overseas representative offices shall take responsibility to provide information about Vietnam in order to advertise and promote Vietnam’s image through the electronic information page of each representative office, press releases and interviews as well as others. The Ministry of Foreign Affairs shall direct and guide Vietnam’s overseas representative offices through abovementioned tasks.
3. The Ministry of Foreign Affairs shall direct Vietnam’s overseas representative offices to build electronic information pages in English and native language; update information about Vietnam by using the diplomatic information database.
Article 17. Overseas representative offices of Vietnamese news and media agencies
1. Overseas representative offices of Vietnamese news and media agencies (hereinafter referred to as news representative office) shall provide information about host countries brought into Vietnam for Government-controlled news agencies.
2. News resident missions shall perform the following duties:
a) Cooperate with relevant Ministries, agencies in advertising and promoting Vietnam's image, people, history and culture; information about socio-economic situations, guidelines and strategies of the Communist Party, policies and laws of Vietnam.
b) Cooperatively or solitarily execute programs for international cooperation in media and communication activities.
3. Vietnamese news and media agencies shall direct their resident missions to provide information and participate in activities assisting in external communication duties upon the request of the Ministry of Information and Communication; send a periodic and ad-hoc review reports on external communication activities performed by their own resident missions to the Ministry of Information and Communication.
RESPONSIBILITIES FOR MANAGEMENT OF EXTERNAL COMMUNICATION ACTIVITIES
Article 18. The Ministry of Information and Communication
1. Prepare and cooperate with related agencies in preparing and providing guidance on implementation of legislative documents, strategies, plans, schemes and programs for external communication activities.
2. Provide domestic news and media agencies with external communication contents.
3. Preside over and cooperate with competent authorities in international cooperation in external communication activities.
4. Preside over, collaborate with related bodies in inspecting and assessing the effectiveness in external communication activities carried out by Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, foreign and domestic news and publishing agencies.
5. Set out the mechanism for exchanging, cooperating on, supplying and sharing information between state agencies and news agencies.
6. Set up and put forward the plan for training in external communication skills and professional operations for officials charged with external communication activities within Ministries, Ministry-level agencies, provincial People's Committees, news and publishing agencies, and staff of editors and translators.
7. Inspect, examine and handle violations, complaints and accusations during external communication activities in accordance with laws.
8. Compile and provide the Government with reports on external communication activities; provide guidance on report contents and time during which data is collected for reporting purposes.
9. Carry out preliminary and final review meetings on external communication activities; reward or sanction agencies, organizations and individuals engaged in external communications activities.
Article 19. The Ministry of Foreign Affairs
1. Preside over, collaborate with Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees concerned in organizing external communication activities in overseas countries; cooperate with the Ministry of Information and Communications in administration of external communication activities performed in overseas countries.
2. Give speeches on standpoints of Vietnam concerning international issues; organize international press releases; make preparations for interviews of the leadership of the Government and the Ministry of Foreign Affairs with foreign correspondents.
3. Cooperate with relevant Ministries, agencies in instructing domestic news agencies to report news about diplomatic activities of the leadership of the Government, the Ministry of Foreign Affairs, and collaborate in providing guidance on reporting international and domestic news relating to diplomatic activities.
4. Monitor, study and aggregate opinions among foreign press used for diplomatic information.
5. Provide guidance on, and provide information for Vietnam’s news agencies; provide information for Vietnamese expatriate communities living abroad and international communities; provide worldwide information for Vietnamese citizens.
Article 20. The Ministry of Culture, Sports and Tourism
1. Preside over, cooperate with the Ministry of Information and Communications and relevant agencies in providing information, advertising and promoting Vietnam's culture and tourism.
2. Preside over, collaborate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Information and Communications, relevant Ministries and agencies in organizing events in overseas countries within their management.
3. Direct foreign Centers of Vietnamese Culture to carry out external communication activities within their area, and efficiently use and provide favorable conditions for related agencies to use foreign Centers of Vietnamese Culture to assist in external communication activities.
Article 21. The Ministry of Public Security
1. Preside over, collaborate with the Ministry of Information and Communications in providing guidance on and checking compliance with regulations on diplomatic cyber security activities of domestic and foreign organizations, individuals in order to ensure that external communication activities will comply with provisions laid down in this Decree.
2. Monitor and aggregate information relating to diplomatic security to propose any guidelines and measures to explain and clarify misstated information about Vietnam.
3. Ensure security and safety for external communication activities in compliance with the aims and objectives laid down by the Communist Party and the Government; discover and combat activities performed by hostile forces exploiting foreign information to protest against Vietnam's government.
4. Preside over, cooperate with the Ministry of Information and Communications and relevant Ministries and agencies in organizing specialized external communication activities through particular channels and measures, and in contributing to ensuring Vietnam’s national interest and security.
Article 22. The Ministry of Finance
1. Preside over, cooperate with the Ministry of Information and Communications in verifying the annual budget plan for external communication activities, and send it to competent authorities for ratification purposes.
2. Ensure a sufficient amount of funding sources for implementation of programs, plans, schemes and operations relating to external communication activities which have been approved by the Government and the Prime Minister.
3. Preside over, cooperate with relevant agencies in creating legal documents on regulations and policies and permitted limits on the budget for external communication activities.
Article 23. The Ministry of Home Affairs
Cooperate with the Ministry of Information and Communications in issuing instructional documents on reinforcement of the machinery in charge of state management of external communication activities; provide instructions for Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies, provincial People's Committees in appointing officials charged with external communication activities.
Article 24. Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People’s Committees
1. Provide the people with information to raise their awareness of the international integration process of Vietnam, opportunities, risks and challenges during this process; organize professional training classes to improve external communication skills of officers in charge of external communication activities.
2. Direct development and organize execution of action programs and plans for external communication activities within these organizations and localities.
3. Create the action plan for external communication activities and estimate the budget for such activities of each organization on an annual basis, and generally account for expenses into the budget plan of each organization before sending this to finance authorities at the same level for aggregation purposes as well as submit it to competent authorities for consideration and decision purposes.
4. Update information and set up the database relating to Ministries, departments and localities and integrate such information into the database regarding diplomatic information in order to promote Vietnam's image to overseas countries.
5. Cooperate with the Ministry of Information and Communications in carrying out international cooperation activities as part of external communication activities.
6. Carry out preliminary and final review of external communication activities within their remit, and send a report to the Ministry of Information and Communications or send ad-hoc reports for the purpose of making final reports for submission to the Government.
7. Assign organizations or individuals to take charge of organizing external communication activities.
8. Maintain the security of information within their management in accordance with regulations on information security; assume responsibility to inspect, check and handle violations and settle complaints and accusations that may arise from external communication activities within their management.
9. Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and provincial People's Committees, and Vietnamese news and media agencies, shall be responsible for compiling periodic and ad-hoc reports on external communication activities within the remit of these organizations and localities.
1. This Decree shall enter into force as from October 22, 2015.
2. The Prime Minister’s Decision No. 79/2010/QD-TTg dated November 30, 2010 shall be abolished as from the Decree's entry into force.
Article 26. Responsibility for guidance and implementation
1. The Ministry of Information and Communications shall be responsible for providing guidance on and expediting implementation of this Decree as assigned by the Government.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Government agencies, and Chairmen of People's Committees of centrally-affiliated cities or provinces, shall be responsible for enforcing this Decree ./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực