Chương III Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ: Huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ
Số hiệu: | 71/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 28/05/2018 | Số công báo: | Từ số 637 đến số 638 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những đối tượng phải huấn luyện an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Theo đó, một số đối tượng mới (so với quy định hiện hành) phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, gồm:
- Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);
- Người được giao quản lý kho VLNCN (hiện chỉ có Thủ kho mới phải huấn huyện);
- Người làm công tác phân tích, thử nghiệm VLNCN.
Ngoài ra, về người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ:
- Phải được huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ;
- Nếu đã được cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN (còn hiệu lực) thì không phải thực hiện huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
Nghị định 71/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 và bãi bỏ:
- Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009;
- Nghị định 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012;
- Các quy định về tiền chất thuốc nổ tại Nghị định 76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014;
- Chương III Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016;
- Chương VII Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
2. Người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ đã được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không phải thực hiện huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
1. Sở Công Thương chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng trên địa bàn quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng của tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
1. Yêu cầu về an toàn khi tiếp xúc với tiền chất thuốc nổ.
2. Quy định của pháp luật về bảo quản tiền chất thuốc nổ: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy kho bảo quản tiền chất thuốc nổ; các quy định về chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản tiền chất thuốc nổ.
3. Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng thử nghiệm, kiểm tra, biện pháp bảo đảm chất lượng tiền chất thuốc nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn tiền chất thuốc nổ.
4. Cách sắp xếp, bảo quản tiền chất thuốc nổ; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, vận chuyển tiền chất thuốc nổ trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển.
5. Quy trình xuất, nhập, thống kê tiền chất thuốc nổ.
6. Trách nhiệm của người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ.
1. Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm:
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ theo nội dung quy định tại Điều 13 của Nghị định này và phù hợp với tình hình hoạt động tiền chất thuốc nổ của tổ chức;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ;
đ) Căn cứ tình hình sản xuất, tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có thể kết hợp tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ với huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện khác.
2. Người huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ phải có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liền kề trở lên hoặc làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ từ 03 năm liền kề trở lên; có kiến thức pháp luật về tiền chất thuốc nổ.
3. Hình thức huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này phải được huấn luyện trước khi được giao quản lý kho bảo quản tiền chất thuốc nổ. Thời gian huấn luyện ít nhất là 12 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;
c) Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
1. Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người đề nghị được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) 02 ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Tài liệu huấn luyện chi tiết quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
2. Trình tự kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức đề nghị;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này phải tổ chức kiểm tra.
3. Nội dung, kết quả kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp cho các đối tượng có kết quả kiểm tra từ 6/10 điểm trở lên.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn có hiệu lực trong thời hạn 02 năm và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
6. Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại trong trường hợp: Bị mất, sai sót hoặc hư hỏng;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại có nội dung và thời hạn như giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đã cấp;
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại: Giấy đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 02 ảnh (3x4 cm) và danh sách đối tượng cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
TRAINING AND CERTIFICATE OF TRAINING IN EXPLOSIVE PRECURSOR SAFETY
Article 11. Mandatory participants in explosive precursor safety training
1. Managers of explosive precursor warehouses shall be provided with training and granted the certificate of training in explosive precursor safety.
2. Explosive precursor warehouse managers who are already trained in and granted the certificate of training in industrial explosive safety are not required to have the certificate of training in explosive precursor safety.
Article 12. Power to issue the certificate of explosive precursor safety training
1. Departments of Industry and Trade shall organize the examinations and issuance of the safety training certificates in their provinces, except for the persons specified in Clause 2 of this Article.
2. The authorities assigned by the Ministry of National Defense to take charge of industrial explosive management shall preside over the organization of examinations for issuance of the certificate of safety training to the entities that manufacture, sell, use or transport industrial explosives and provide blast services under management of the Ministry of National Defense.
Article 13. Contents of explosive precursor safety training
1. b) Safety requirements when working with explosive precursors.
2. Regulations of law on storage of explosive precursors: The warehouse, fire safety and firefighting equipment, lightning and static electricity control in the explosive precursor warehouse;
3. The composition, characteristics, classification, testing, inspection and quality assurance of explosive precursors; requirements for packaging and labeling of explosive precursors;
4. Arrangement and storage of explosive precursors; safety during movement and transport of explosive precursors in the warehouse and in transit.
5. Release, receipt and stocktaking of explosive precursors.
6. Responsibilities of managers of explosive precursor warehouse.
Article 14. Organization of explosive precursor safety training
1. Organizations having explosive precursor operation shall:
a) Draft training documents and organize provision of training for the explosive precursor warehouse managers in accordance with Article 13 of this Article;
b) Select a qualified trainer according to Clause 2 of this Article;
c) Request the authority mentioned in Article 12 of this Decree to carry out examination and issue the certificate of explosive precursor safety training to the explosive precursor warehouse manager;
d) Supervise the provision of training for the explosive precursor warehouse manager;
dd) Explosive precursor safety training may be combined with training in fire safety and firefighting, rescue, occupational hygiene and safety or other contents.
2. The explosive precursor safety trainer shall have at least a bachelor’s degree and 05 consecutive years' experience of explosive precursor safety works, chemistry or industrial explosives; or at least 03 consecutive years’ experience of state management of industrial explosives or explosive precursors; have knowledge about regulations of law on explosive precursors.
3. Types of training:
a) Introductory training: provided for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree before they start working as the explosive precursor warehouse manager. Training duration: at least 12 hours;
b) Periodic training: provided every 02 years for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree. Training duration: ½ of the duration of the introductory training;
c) Repeated training: provided for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree who fail the examination Training duration: ½ of the duration of the introductory training.
Article 15. Examination and issuance of the certificate of explosive precursor safety training
1. The organization having explosive precursor operation shall prepare an application for examination and issuance of the certificate of explosive precursor safety training, submit it directly or by post to the authority specified in Article 12 of this Decree. Such an application consists of:
a) Application form No. 01 in the Appendix hereof;
b) A list of trainees (form No. 02 in the Appendix hereof);
c) 02 photos (3x4 cm) of each of the trainees;
d) Training documents specified in Point a Clause 1 Article 14 of this Decree.
2. Training procedures:
a) Within 05 working days from the receipt of adequate documents, the receiving authority specified in Article 12 shall notify the applicant of the examination schedule;
b) Within 10 working days from the notification date, the receiving authority shall carry out the examination.
3. Examination contents and results
a) The examination contents shall be appropriate for the training contents specified in Article 13 of this Article;
b) The certificate of safety training shall be granted if the trainee’s score is at least 6/10.
4. b) The certificate shall be issued within 03 working days from the end of the examination by the authority specified in Article 12 of this Decree (form No. 03 in the Appendix hereof).
5. A certificate of safety training shall be effective nationwide for 02 years.
6. Reissuance of the safety training certificate
a) A safety training certificate will be reissued if the original one is lost, incorrect or damaged;
b) The reissued safety training certificate has the same contents and expiry date as the original one;
c) Application form No. 01 in the Appendix hereof; 02 photos (3x4 cm) and a list of trainees that wish to have their certificates reissued;
d) The certificate shall be reissued within 03 working days from receive of the satisfactory application by the authority specified in Article 12 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực