Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
Số hiệu: | 71/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 28/05/2018 | Số công báo: | Từ số 637 đến số 638 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những đối tượng phải huấn luyện an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Theo đó, một số đối tượng mới (so với quy định hiện hành) phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, gồm:
- Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);
- Người được giao quản lý kho VLNCN (hiện chỉ có Thủ kho mới phải huấn huyện);
- Người làm công tác phân tích, thử nghiệm VLNCN.
Ngoài ra, về người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ:
- Phải được huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ;
- Nếu đã được cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN (còn hiệu lực) thì không phải thực hiện huấn luyện và cấp GCN huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
Nghị định 71/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 và bãi bỏ:
- Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009;
- Nghị định 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012;
- Các quy định về tiền chất thuốc nổ tại Nghị định 76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014;
- Chương III Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016;
- Chương VII Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Nghị định này quy định về trình độ chuyên môn, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ; quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Người quản lý là người được tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, trừ chỉ huy nổ mìn.
3. Chỉ huy nổ mìn là người được Giám đốc tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.
4. Thợ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.
5. Người phục vụ bao gồm: Bảo vệ, bốc dỡ và vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn.
1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.
2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
4. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ mìn.
6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép dịch vụ nổ mìn tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
1. Nội dung huấn luyện đối với người quản lý
a) Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
2. Nội dung huấn luyện đối với người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
a) Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp, đặc tính kỹ thuật của vật liệu nổ công nghiệp đang sản xuất;
c) Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
d) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm và đánh giá rủi ro trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
đ) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
3. Nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp
a) Quy định của pháp luật về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
b) Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
c) Cách sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
d) Quy trình xuất, nhập, thống kê vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Trách nhiệm của người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
e) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
g) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
4. Nội dung huấn luyện đối với chỉ huy nổ mìn
a) Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
c) Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn;
d) Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;
đ) Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn;
e) Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;
g) Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
h) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
5. Nội dung huấn luyện đối với thợ mìn
a) Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh vả sử dụng tại Việt Nam;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
c) Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn;
d) Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ mìn;
đ) Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
6. Nội dung huấn luyện đối với người phục vụ, người áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
a) Quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp;
c) Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
d) Các phương pháp, biện pháp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho, vị trí trung chuyển, trên phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và khu vực nổ mìn;
đ) Nhận diện nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trong bốc dỡ, áp tải, vận chuyển, sử dụng và quy định bảo đảm an ninh, an toàn khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
7. Nội dung huấn luyện đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp
a) Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
c) Phân loại, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
d) Các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm; các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ công nghiệp; các phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Quy trình phân tích, thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;
e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
8. Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
a) Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;
b) Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;
c) Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;
d) Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;
đ) Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;
e) Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.
Việc huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Nghị định này có trách nhiệm:
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người quản lý theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm:
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này trừ người quản lý theo nội dung quy định từ Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 7 của Nghị định này và phù hợp với tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Nghị định này huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người quản lý; kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này trừ người quản lý;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Căn cứ tình hình sản xuất, tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có thể kết hợp tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp với huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện khác.
3. Người huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liền kề trở lên; có kiến thức pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp.
4. Hình thức huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này phải được huấn luyện trước khi thực hiện các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2, 4, 5 Điều 5 của Nghị định này và ít nhất là 12 giờ đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 3, 6, 7 Điều 5 của Nghị định này;
b) Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;
c) Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; thợ mìn, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã ngừng công việc từ 06 tháng trở lên hoặc có liên quan đến sự thay đổi về công nghệ sản xuất, phương pháp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
1. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người quản lý gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quy định tại Điều 6 của Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) 02 ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Tài liệu chứng minh đáp ứng các quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này trừ người quản lý, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quy định tại Điều 6, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người đề nghị được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) 02 ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Tài liệu huấn luyện chi tiết phù hợp cho từng đối tượng theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này;
đ) Tài liệu chứng minh đáp ứng các quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
3. Trình tự huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quy định tại Điều 6 của Nghị định này phải thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra cho tổ chức đề nghị;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 6 của Nghị định này phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra.
4. Nội dung, kết quả kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp cho các đối tượng có kết quả kiểm tra từ 6/10 điểm trở lên.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 6 của Nghị định này thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn có hiệu lực trong thời hạn 02 năm và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
7. Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại trong trường hợp: Bị mất, sai sót hoặc hư hỏng;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại có nội dung và thời hạn như giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đã cấp;
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại: Giấy đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 02 ảnh (3x4 cm) và danh sách đối tượng cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan quy định Điều 6 của Nghị định này cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
1. Người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ.
2. Người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ đã được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không phải thực hiện huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
1. Sở Công Thương chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng trên địa bàn quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng của tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
1. Yêu cầu về an toàn khi tiếp xúc với tiền chất thuốc nổ.
2. Quy định của pháp luật về bảo quản tiền chất thuốc nổ: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy kho bảo quản tiền chất thuốc nổ; các quy định về chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản tiền chất thuốc nổ.
3. Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng thử nghiệm, kiểm tra, biện pháp bảo đảm chất lượng tiền chất thuốc nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn tiền chất thuốc nổ.
4. Cách sắp xếp, bảo quản tiền chất thuốc nổ; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, vận chuyển tiền chất thuốc nổ trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển.
5. Quy trình xuất, nhập, thống kê tiền chất thuốc nổ.
6. Trách nhiệm của người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ.
1. Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm:
a) Biên soạn tài liệu và tổ chức huấn luyện cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ theo nội dung quy định tại Điều 13 của Nghị định này và phù hợp với tình hình hoạt động tiền chất thuốc nổ của tổ chức;
b) Lựa chọn người huấn luyện phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện cho người được giao quản lý kho tiền chất thuốc nổ;
đ) Căn cứ tình hình sản xuất, tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có thể kết hợp tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ với huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện khác.
2. Người huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ phải có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liền kề trở lên hoặc làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ từ 03 năm liền kề trở lên; có kiến thức pháp luật về tiền chất thuốc nổ.
3. Hình thức huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này phải được huấn luyện trước khi được giao quản lý kho bảo quản tiền chất thuốc nổ. Thời gian huấn luyện ít nhất là 12 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;
c) Huấn luyện lại: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
1. Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ lập 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người đề nghị được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) 02 ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Tài liệu huấn luyện chi tiết quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
2. Trình tự kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức đề nghị;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này phải tổ chức kiểm tra.
3. Nội dung, kết quả kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp cho các đối tượng có kết quả kiểm tra từ 6/10 điểm trở lên.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn có hiệu lực trong thời hạn 02 năm và có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
6. Cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
a) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại trong trường hợp: Bị mất, sai sót hoặc hư hỏng;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được cấp lại có nội dung và thời hạn như giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đã cấp;
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại: Giấy đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 02 ảnh (3x4 cm) và danh sách đối tượng cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
1. Vật liệu nổ công nghiệp được bảo quản trên phương tiện vận chuyển, vị trí trung chuyển và tại khu vực nổ mìn phải bảo đảm các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Kho vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Chỉ các tổ chức được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn được sử dụng, quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật liên quan.
4. Tổ chức sử dụng kho vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện:
a) Xây dựng và ban hành nội quy, quy định về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp;
b) Bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ trong ngày, kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp;
c) Có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng cháy, chữa cháy;
d) Xây dựng và niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp trong kho, phân loại vật liệu nổ công nghiệp không bảo đảm chất lượng theo quy định;
đ) Nhận diện nguy cơ mất an toàn và đánh giá rủi ro liên quan đến kho vật liệu nổ công nghiệp;
e) Xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự và kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định;
g) Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
1. Tiền chất thuốc nổ phải được bảo quản tại vị trí, địa điểm đáp ứng yêu cầu về an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Kho tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức sử dụng kho tiền chất thuốc nổ phải:
a) Xây dựng và ban hành nội quy, quy định về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với kho tiền chất thuốc nổ;
b) Bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ trong ngày, kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho tiền chất thuốc nổ;
c) Có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng cháy, chữa cháy;
d) Xây dựng và niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập trong kho, phân loại tiền chất thuốc nổ không bảo đảm chất lượng theo quy định;
đ) Không được bảo quản chung tiền chất thuốc nổ với các loại hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có biện pháp chữa cháy khác nhau;
e) Nhận diện nguy cơ mất an toàn và đánh giá rủi ro liên quan đến kho tiền chất thuốc nổ;
g) Xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật;
h) Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho tổ chức được thu hồi theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được thực hiện như sau:
1. Trường hợp tổ chức lập hồ sơ đề nghị thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, trong vòng 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thu hồi ban hành Quyết định thu hồi theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp tổ chức không lập hồ sơ đề nghị thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền thu hồi tiến hành kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
a) Chủ trì, hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
b) Chủ trì, hướng dẫn việc đăng ký vật liệu nổ công nghiệp mới vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
d) Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên toàn quốc theo quy định.
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Trách nhiệm của Bộ Công an
a) Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; thẩm duyệt, kiểm tra, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho, phương tiện chuyên dùng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kiểm tra, cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức không thuộc thẩm quyền cấp mệnh lệnh vận chuyển của Bộ Quốc phòng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.
3. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
a) Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức, doanh nghiệp quân đội, tổ chức có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
4. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
a) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ, quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn phù hợp với tình hình của địa phương theo quy định pháp luật; tiếp nhận thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các tổ chức quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
c) Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện đầu mối quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Bãi bỏ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về tiền chất thuốc nổ tại Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Chương III Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 nám 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Chương VII Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Mẫu giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn |
Mẫu số 02 |
Mẫu danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn |
Mẫu số 03 |
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn |
Mẫu số 04 |
Mẫu quyết định thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. |
|
……(2)…..giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn
…………..(3)…………..
Kính gửi: ……………………(4)……………………
Tên cơ sở hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ:...........................................................................................
................................................................................................
Nơi đặt trụ sở chính: ...............................................................
Điện thoại: …………….. Fax: ……………………. Email: ...........
Thực hiện Nghị định số …../2018/NĐ-CP ngày tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
...(1)... đề nghị …(4)… ………(2)………giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn ..…(3)….. (danh sách kèm theo) cho các đối tượng liên quan tới hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của ...(1)..../.
|
………(5)……, ngày……tháng……năm…… ………(6)………
Nguyễn Văn A |
Hồ sơ gửi kèm theo:
.................................
Chú thích:
(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp (Ví dụ: Công ty A);
(2) Nội dung đề nghị (Ví dụ: Kiểm tra, cấp hoặc huấn luyện, kiểm tra, cấp hoặc cấp lại);
(3) Lĩnh vực huấn luyện (Ví dụ: Vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ);
(4) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh..);
(5) Địa danh, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp (Ví dụ: Quảng Ninh);
(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN ...(1)…
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng năm sinh |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Nơi cơ trú |
Đăng ký (2) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
………(3)……, ngày……tháng……năm…… ………(4)………
Nguyễn Văn A |
Chú thích:
(1) Lĩnh vực hoạt động (Ví dụ: Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ);
(2) Đăng ký kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (Ví dụ: Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp);
(3) Địa danh, nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (Ví dụ: Quảng Ninh);
(4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.
Mặt trước Giấy chứng nhận:
Chú thích:
- Giấy chứng nhận có kích thước: 190 mm x 130 mm trên nền màu xanh đậm;
(1) Tên bộ, ngành, cơ quan quản lý tổ chức cấp Giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh A) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, cỡ chữ 13 - 14;
(2) Tên tổ chức cấp Giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh B) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 13 - 14;
(3) Lĩnh vực huấn luyện (Ví dụ: Vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 13 - 14.
Mặt sau Giấy chứng nhận:
Ông/bà: ……………………………….. Sinh ngày: ………………………………………………… Nơi cư trú ……………………………………………………………………………………………… Là ……………(5)…………, Đơn vị công tác: ……………………………………………………….. Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………………………………… Đã qua kỳ kiểm tra kỹ thuật an toàn ……………(4)…………đối với ……………(6)………………….. do……………(2)………… tổ chức ngày …………….. đạt loại ………………. Giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm
|
|||||||||||||
|
Chú thích:
- Giấy chứng nhận có kích thước: 190 mm x 130 mm trên nền màu vàng nhạt;
- Quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 11 - 12;
- Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in thường, đứng, đậm, cỡ chữ 12 - 13;
(1) Tên bộ, ngành, cơ quan quản lý tổ chức cấp Giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh A) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, cỡ chữ 11 - 12;
(2) Tên đơn vị tổ chức cấp Giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh A) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 12 - 13;
(3) Địa danh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức cấp Giấy chứng nhận huấn luyện (Ví dụ: Hà Nội) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in thường, nghiêng, cỡ chữ 12 - 13;
(4) Lĩnh vực huấn luyện (Ví dụ: Vật liệu nổ công nghiệp) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 12 - 13;
(5) Chức danh (Ví dụ: Quản đốc phân xưởng A) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in thường, đứng, cỡ chữ 12 -13;
(6) Đối tượng huấn luyện (Ví dụ: Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn) được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in thường, đứng, cỡ chữ 12 - 13;
(7) Chức vụ của người cấp Giấy chứng nhận được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 12 - 13;
Các thông tin khác trong văn bản được sử dụng font chữ Times New Roman, chữ in thường, đứng, cỡ chữ 12 - 13.
……….(1)………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-…(2)…. |
…(3)…., ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thu hồi ……… (4)………
_______
…………….(5)……………..
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số ..../2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ ………………………………………………….(6)……………………………………….;
Xét đề nghị của .....(7)….. về việc thu hồi...(4)... đã cấp cho...(8)... trên cơ sở ...(9)...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi ...(10)... ...(4)... đã cấp cho …(8)… ...(11)…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày...tháng...năm và các quy định tại ……..(12)……. hết hiệu lực kể từ ngày...tháng...năm...
Điều 3. ……..(8)……. và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
………………(13)……………… |
Chú thích:
(1) Tên cơ quan thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (Ví dụ: Sở Công Thương A);
(2) Tên viết tắt của cơ quan thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(3) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đóng trụ sở chính;
(4) Tên loại giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(5) Thủ trưởng cơ quan thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(7) Thủ trưởng bộ phận đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(8) Tên tổ chức được thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(9) Cơ sở để thu hồi (đề nghị của tổ chức hoặc biên bản kiểm tra có phát hiện sai phạm);
(10) Số lượng giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
(11) Lý do thu hồi (Ví dụ: Chấm dứt hoạt động về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ);
(12) Ghi đầy đủ tên giấy phép, giấy chứng nhận được thu hồi (Ví dụ: Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số .... ngày tháng năm của Sở Công Thương A);
(13) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký;
(14) Tên của các tổ chức liên quan;
(15) Tên viết tắt của bộ phận đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 71/2018/ND-CP |
Hanoi, May 15, 2018 |
ELABORATION OF THE LAW ON MANAGEMENT AND USE OF WEAPONS, EXPLOSIVE MATERIALS AND COMBAT GEARS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015 dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears dated June 20, 2017.
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree on elaboration of regulations on industrial explosives and explosive precursors of the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears.
This Decree provides for qualifications, provision of training and issuance of the certificate of training in explosive safety, fire safety and emergency response in industrial explosive operation; provision of training and issuance of the certificate of training in safe use of explosive precursor, management and storage of industrial explosives, explosive precursors; procedures for revocation of the license to use industrial explosives and explosive precursors.
This Decree applies to organizations and individuals involved in industrial explosive operation and explosive precursor operation in Vietnam.
For the purpose of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “industrial explosive operation” or “explosive precursor operation” includes production, sale, transport, storage or use of industrial explosives or explosive precursors.
2. “manager” means the person who is assigned by an organization having industrial explosive operation to take charge of industrial explosive operation, except lead blaster.
3. “lead blaster” means the person assigned by the director of an organization to direct and organize the use of industrial explosives under a blasting permit.
4. “blaster” means the person who directly uses the industrial explosives under a blasting permit.
5. “attendants” include: security guards and porters at the warehouse or blasting site.
QUALIFICATIONS AND TRAINING IN EXPLOSIVE SAFETY, FIRE SAFETY AND EMERGENCY RESPONSE IN USE OF INDUSTRIAL EXPLOSIVES
Article 4. Qualifications for industrial explosive operation
1. The manager shall have at least a bachelor’s degree in one of the following disciplines: chemistry, ammunition, chemistry of propellants, explosives, combat engineer, mining, geology, construction, transport, irrigation, geophysics or petroleum.
2. The person who analyzes or tests industrial explosives shall have at least an intermediate degree in one of the following disciplines: chemistry, ammunition, chemistry of propellants, explosives, combat engineer, mining, geology, construction, transport, irrigation, geophysics or drilling and blasting.
3. The lead blaster shall have at least an intermediate degree in one of the following disciplines:
a) Ammunition, chemistry of propellants, explosives, combat engineer, mining, geology, construction, transport, irrigation, geophysics, petroleum or drilling and blasting. The lead blaster shall have at least 01 year’s experience of using industrial explosives if he/she has a bachelor’s degree, or 02 years for an intermediate degree or college degree;
b) If the lead blaster has a degree in a discipline other than those specified in Point a of this Clause, he/she shall have at least 02 years’ experience of using industrial explosives if he/she has a bachelor’s degree, or 03 years for an intermediate degree or college degree.
4. Blasters shall have at least a primary diploma in any of the disciplines in Point a Clause 3 of this Article, or an intermediate degree in another discipline. Blasters shall have at least 06 months’ experience of explosive blasting.
Article 5. Mandatory participants in industrial explosive safety training
1. Managers
2. Workers who directly manufacture industrial explosives.
3. Managers of industrial explosive warehouses.
4. Lead blasters.
5. Blasters.
6. Attendants, escorts, the operator of the vehicle carrying industrial explosives.
7. Persons analyzing or testing industrial explosives.
Article 6. Power to issue the certificate of industrial explosive safety training
1. The authority that issued the certificate of production eligibility, the license to sell or use industrial explosives, the license to provide blast services is also entitled to issue the certificate of industrial explosive safety training (hereinafter referred to as “safety training certificate”) to the persons specified in Article 5 of this Decree if they are under its management, except for the persons specified in Clause 2 of this Article.
2. The authority assigned by the Ministry of National Defense to take charge of industrial explosive management shall preside over the organization of examinations for issuance of the safety training certificate to the entities that manufacture, sell, use or transport industrial explosives and provide blast services under management of the Ministry of National Defense.
Article 7. Contents of industrial explosive safety training
1. Contents of training for managers
a) Regulations of law on industrial explosive operation; list of permissible industrial explosives in Vietnam;
b) Safety when working with industrial explosives; safety assurance and management of industrial explosives and destruction of industrial explosives; signs, symbols and warning signs on their packages, containers and means of transport;
c) Identification of risks, hazards; assessment of risks in terms of security, safety, fire safety and natural disaster in industrial explosive operation;
d) Industrial explosive-related emergency response drills;
dd) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
2. Contents of training for workers who directly manufacture industrial explosives
a) Regulations of law on production of industrial explosives;
b) Safety requirements when working with industrial explosives; technical specifications of industrial explosives being produced;
c) Safety requirements when operating production machines and safe work methods;
d) Identification of risks, hazards; assessment of risks in production of industrial explosives in terms of security, safety, fire safety and natural disaster;
dd) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
3. Contents of training for managers of industrial explosive warehouses
a) Regulations of law on storage of industrial explosives: The warehouse, fire safety and firefighting equipment, lightning protection and static electricity control in the industrial explosive warehouse;
b) The composition, characteristics, classification and quality requirements of industrial explosives; regulations on testing, inspection and quality assurance of industrial explosives; regulations on destruction of industrial explosives; requirements for packaging and labeling of industrial explosives;
c) Arrangement and storage of industrial explosives; safety during movement, storage and transport of industrial explosives in the warehouse and in transit.
d) Release, receipt and stocktaking of industrial explosives;
dd) Responsibilities of managers of industrial explosive warehouses;
e) Identification of risks, hazards; assessment of risks in storage of industrial explosives in terms of security, safety, fire safety and natural disaster;
g) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
4. Contents of training for lead blasters
a) Regulations of law on use of industrial explosives; list of permissible industrial explosives in Vietnam;
b) Safety requirements when working with industrial explosives; classification, quality inspection of industrial explosives; regulations on destruction of industrial explosives; requirements for packaging and labeling of industrial explosives;
c) Blast methods; blast safety measures; affects of blasts on construction works, the environment and humans; safe distance during blast; blast plan development; regulations on blast effect surveillance;
d) Method for preparation of the blasting permit or typical blast design and preparation of blast size under the blasting permit or blast design;
dd) Storage of industrial explosives at the blast size;
e) Movement of industrial explosives from the warehouse to the size and vice versa;
g) Identification of risks, hazards; assessment of risks during use of industrial explosives in terms of security, safety, fire safety and natural disaster;
h) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
5. Contents of training for blasters
a) Regulations of law on use of industrial explosives; list of permissible industrial explosives in Vietnam;
b) Safety requirements when working with industrial explosives; classification, quality inspection of industrial explosives; regulations on destruction of industrial explosives; requirements for packaging and labeling of industrial explosives;
c) Blast methods; blast safety measures; affects of blasts on construction works, the environment and humans; safe distance during blast;
d) Doing blasting works: Comprehension of the blasting permit; storage of industrial explosives at the blasting site; safety measures during preparation of explosives (for blasting in petroleum extraction); blasting methods,
dd) Identification of risks, hazards; assessment of risks during use of industrial explosives in terms of security, safety, fire safety and natural disaster;
e) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
6. Contents of training for attendants, escorts, the operator of the vehicle carrying industrial explosives
a) Regulations of law on use, storage and transport of industrial explosives;
b) Safety requirements when working with industrial explosives;
c) Signs, symbols and warning signs on industrial explosive packages, containers and means of transport;
d) Measures for storage of industrial explosives in the warehouse, at transit locations, on vehicles and at blasting sites;
dd) Identification of risks, hazards; assessment of risks during handling, movement, use of industrial explosives; security and safety during transport of industrial explosives;
e) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
7. Contents of training for persons analyzing or testing industrial explosives
a) Regulations of law on quality control of industrial explosives, criteria for assessment of quality of industrial explosives;
b) Safety requirements for working with and storage of industrial explosives;
c) Classification and labeling of industrial explosives; list of permissible industrial explosives in Vietnam;
d) Methods for inspection and testing; safety measures during inspection of industrial explosives; methods for destruction of industrial explosives;
dd) Procedures for analyzing or testing industrial explosive quality;
e) Industrial explosive-related emergency response according to Clause 8 of this Article.
8. Contents of training in industrial explosive-related emergency response
a) Identification and detection of emergencies; what to do in an emergency;
b) Threats to humans and property at the site; escape positions and escape routes; decisions to be made before evacuation;
c) What to do in case of an accident or emergency that threatens safety of industrial explosives: contact the rescue team; on-site first aid; use of firefighting equipment; inform the authority; mobilize internal and external resources;
d) Methods and measures for emergency response;
dd) Investigation into the causes and consequence of the emergency;
e) Recovery plan.
Article 8. Fire safety and firefighting training
Fire safety and firefighting training shall be organized in accordance with regulations of law on fire safety and firefighting.
Article 9. Organization of industrial explosive safety training
1. The authorities specified in Article 6 of this Decree shall:
a) Draft training documents and organize provision of training for managers in accordance with Clause 1 Article 7 of this Decree;
b) Select a qualified trainer according to Clause 3 of this Article;
c) Manage and monitor the industrial explosive safety training.
2. Organizations having industrial explosive operation shall:
a) Draft training documents and organize provision of training for the persons specified in Article 5 of this Article, except managers, in accordance with Clause 2 through 7 of Article 7, and make sure the training contents are appropriate for the industrial explosive operation of the organization;
b) Select a qualified trainer according to Clause 3 of this Article;
c) Request an authority specified in Article 6 of this Decree to provide training, carry out an examination and issue the safety training certificate to the manager; carry out an examination and issue the safety training certificate to the persons specified in Article 5 of this Decree, except managers;
d) Manage and monitor the provision of industrial explosive safety training.
dd) Industrial explosive safety training may be combined with training in fire safety and firefighting, rescue, occupational hygiene and safety or other contents.
3. The industrial explosive safety trainer shall have at least a bachelor’s degree in one of the following disciplines: chemistry, ammunition, chemistry of propellants, explosives, combat engineer, mining, geology, construction, transport, irrigation, geophysics or petroleum and at least 5 consecutive years’ experience of industrial explosive safety or 3 consecutive years’ experience in state management of industrial explosives; has knowledge about regulations of law on industrial explosives.
4. Types of training:
a) Introductory training: provided for the persons specified in Article 5 of this Decree before they engage in any industrial explosive operation. Training duration: at least 16 hours for the persons specified in Clause 2, 4, 5 of Article 5 and at least 12 hours for the persons specified in Clause 1, 3, 6, 7 of Article 5 of this Decree;
b) Periodic training: provided every 02 years for the persons specified in Article 5 of this Decree. Training duration: ½ of the duration of the introductory training;
c) Repeated training: provided for the persons specified in Article 5 of this Decree who fail the examination; blasters; workers who directly manufacture industrial explosives that have stopped working for at least 06 months or in case the industrial explosive manufacture technology or use method is changed. Training duration: ½ of the duration of the introductory training.
Article 10. Examination and issuance of the safety training certificate
1. The organization having industrial explosive operation shall prepare an application for training, examination and issuance of the safety training certificate, submit it directly or by post to the authority specified in Article 6 of this Decree. Such an application consists of:
a) Application form No. 01 in the Appendix hereof;
b) A list of trainees (form No. 02 in the Appendix hereof);
c) 02 photos (3x4 cm) of each of the trainees;
d) Documents proving fulfilment of the conditions specified in Article 4 of this Decree.
2. The organization having industrial explosive operation shall prepare an application for training, examination and issuance of the safety training certificate for the persons specified in Article 5 of this Decree, except managers, and submit it directly or by post to the authority specified in Article 6 of this Decree. Such an application consists of:
a) Application form No. 01 in the Appendix hereof;
b) A list of trainees (form No. 02 in the Appendix hereof);
c) 02 photos (3x4 cm) of each of the trainees;
d) Training documents for each group of trainees according to Point a Clause 2 Article 9 of this Decree;
dd) Documents proving fulfilment of the conditions specified in Article 4 of this Decree.
3. Training procedures:
a) Within 05 working days from the receipt of adequate documents, the receiving authority shall notify the applicant of the training and examination schedule;
b) Within 10 working days from the receipt of adequate documents, the receiving authority shall inform the applicant of the training and examination schedule;
4. Examination contents and results
a) The examination contents shall be appropriate for the training contents specified in Article 7 of this Article;
b) The safety training certificate shall be granted if the trainee’s score is at least 6/10.
5. b) The safety training certificate shall be issued within 05 working days from the end of the examination by the authority specified in Article 6 of this Decree (form No. 03 in the Appendix hereof).
6. A safety training certificate shall be effective nationwide for 02 years.
7. Reissuance of the safety training certificate
a) A safety training certificate will be reissued if the original one is lost, incorrect or damaged;
b) The reissued safety training certificate has the same contents and expiry date as the original one;
c) An application for reissuance consists of application form No. 01 in the Appendix hereof, 02 photos (3x4 cm) and a list of trainees that wish to have their safety training certificate reissued;
d) The certificate shall be reissued within 03 working days from receive of the satisfactory application by the authority specified in Article 6 of this Decree.
TRAINING AND CERTIFICATE OF TRAINING IN EXPLOSIVE PRECURSOR SAFETY
Article 11. Mandatory participants in explosive precursor safety training
1. Managers of explosive precursor warehouses shall be provided with training and granted the certificate of training in explosive precursor safety.
2. Explosive precursor warehouse managers who are already trained in and granted the certificate of training in industrial explosive safety are not required to have the certificate of training in explosive precursor safety.
Article 12. Power to issue the certificate of explosive precursor safety training
1. Departments of Industry and Trade shall organize the examinations and issuance of the safety training certificates in their provinces, except for the persons specified in Clause 2 of this Article.
2. The authorities assigned by the Ministry of National Defense to take charge of industrial explosive management shall preside over the organization of examinations for issuance of the certificate of safety training to the entities that manufacture, sell, use or transport industrial explosives and provide blast services under management of the Ministry of National Defense.
Article 13. Contents of explosive precursor safety training
1. b) Safety requirements when working with explosive precursors.
2. Regulations of law on storage of explosive precursors: The warehouse, fire safety and firefighting equipment, lightning and static electricity control in the explosive precursor warehouse;
3. The composition, characteristics, classification, testing, inspection and quality assurance of explosive precursors; requirements for packaging and labeling of explosive precursors;
4. Arrangement and storage of explosive precursors; safety during movement and transport of explosive precursors in the warehouse and in transit.
5. Release, receipt and stocktaking of explosive precursors.
6. Responsibilities of managers of explosive precursor warehouse.
Article 14. Organization of explosive precursor safety training
1. Organizations having explosive precursor operation shall:
a) Draft training documents and organize provision of training for the explosive precursor warehouse managers in accordance with Article 13 of this Article;
b) Select a qualified trainer according to Clause 2 of this Article;
c) Request the authority mentioned in Article 12 of this Decree to carry out examination and issue the certificate of explosive precursor safety training to the explosive precursor warehouse manager;
d) Supervise the provision of training for the explosive precursor warehouse manager;
dd) Explosive precursor safety training may be combined with training in fire safety and firefighting, rescue, occupational hygiene and safety or other contents.
2. The explosive precursor safety trainer shall have at least a bachelor’s degree and 05 consecutive years' experience of explosive precursor safety works, chemistry or industrial explosives; or at least 03 consecutive years’ experience of state management of industrial explosives or explosive precursors; have knowledge about regulations of law on explosive precursors.
3. Types of training:
a) Introductory training: provided for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree before they start working as the explosive precursor warehouse manager. Training duration: at least 12 hours;
b) Periodic training: provided every 02 years for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree. Training duration: ½ of the duration of the introductory training;
c) Repeated training: provided for the persons specified in Clause 1 Article 11 of this Decree who fail the examination Training duration: ½ of the duration of the introductory training.
Article 15. Examination and issuance of the certificate of explosive precursor safety training
1. The organization having explosive precursor operation shall prepare an application for examination and issuance of the certificate of explosive precursor safety training, submit it directly or by post to the authority specified in Article 12 of this Decree. Such an application consists of:
a) Application form No. 01 in the Appendix hereof;
b) A list of trainees (form No. 02 in the Appendix hereof);
c) 02 photos (3x4 cm) of each of the trainees;
d) Training documents specified in Point a Clause 1 Article 14 of this Decree.
2. Training procedures:
a) Within 05 working days from the receipt of adequate documents, the receiving authority specified in Article 12 shall notify the applicant of the examination schedule;
b) Within 10 working days from the notification date, the receiving authority shall carry out the examination.
3. Examination contents and results
a) The examination contents shall be appropriate for the training contents specified in Article 13 of this Article;
b) The certificate of safety training shall be granted if the trainee’s score is at least 6/10.
4. b) The certificate shall be issued within 03 working days from the end of the examination by the authority specified in Article 12 of this Decree (form No. 03 in the Appendix hereof).
5. A certificate of safety training shall be effective nationwide for 02 years.
6. Reissuance of the safety training certificate
a) A safety training certificate will be reissued if the original one is lost, incorrect or damaged;
b) The reissued safety training certificate has the same contents and expiry date as the original one;
c) Application form No. 01 in the Appendix hereof; 02 photos (3x4 cm) and a list of trainees that wish to have their certificates reissued;
d) The certificate shall be reissued within 03 working days from receive of the satisfactory application by the authority specified in Article 12 of this Decree.
MANAGEMENT AND STORAGE OF INDUSTRIAL EXPLOSIVES AND EXPLOSIVE PRECURSORS, REVOCATION OF THE CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR MANAGEMENT AND USE OF INDUSTRIAL EXPLOSIVES OR EXPLOSIVE PRECURSORS.
Article 16. Management and storage of industrial explosives
1. Storage of industrial explosives on vehicles, in transit areas and blasting site shall comply with relevant technical regulations, national standards and legislative documents.
2. The industrial explosive warehouse shall satisfy construction, security, safety, fire safety, lightning protection, static electricity control and environmental safety requirements in relevant technical regulations, national standards and legislative documents.
3. Industrial explosive warehouses may only be used and managed by organizations permitted to manufacture, sell or use industrial explosives or provide blasting services. Investment in, construction, expansion, renovation of industrial explosive warehouses shall comply with regulations of law on construction investment and quality control, relevant technical regulations and laws.
4. Organizations using industrial explosive warehouses shall:
a) Draft and issue rules and regulations on assurance of security, safety, fire safety of the warehouse;
b) Deploy security guards 24/24; inspect people and vehicles entering and exiting the warehouse to ensure security, safety and fire safety;
c) Put up warning signs and instructions signs relevant to safety and fire safety;
d) Develop and put up the procedures for arrangement, storage, release and receipt of industrial explosives in the warehouse; classify substandard industrial explosives as prescribed;
dd) Identify hazards and assess risks to the industrial explosive warehouse;
e) Develop an emergency response plan, firefighting and rescue plan; security protection plan or chemical emergency prevention and response plan;
g) Provide adequate equipment for rescue, fire safety and firefighting in accordance with regulations of law on fire safety and firefighting.
Article 17. Management and storage of explosive precursors
1. The location where explosive precursors are stored shall ensure security, safety and fire safety according to relevant technical regulations, national standards and legislative documents.
2. The explosive precursor warehouse shall satisfy construction, security, safety, fire safety, lightning protection, static electricity control and environmental safety requirements in relevant technical regulations, national standards and legislative documents.
3. Organizations using explosive precursor warehouses shall:
a) Draft and issue rules and regulations on assurance of security, safety, fire safety of the warehouse;
b) Deploy security guards 24/24; inspect people and vehicles entering and exiting the warehouse to ensure security, safety and fire safety;
c) Put up warning signs and instructions signs relevant to safety and fire safety;
d) Develop and put up the procedures for arrangement, storage, release and receipt of explosive precursors in the warehouse; classify substandard explosive precursors as prescribed;
dd) Separate explosive precursors from chemicals that can react to each other, or have a suitable firefighting plan;
e) Identify hazards and assess risks to the explosive precursor warehouse;
g) Develop a chemical emergency response plan, firefighting and rescue plan; security protection plan as prescribed by lawsoft;
h) Provide adequate equipment for rescue, fire safety and firefighting in accordance with regulations of law on fire safety and firefighting.
Article 18. Procedures for revocation of the certificate of eligibility for management and use of industrial explosives or explosive precursors
The certificate of eligibility for management and use of industrial explosives or explosive precursors can be revoked according to Clause 4 Article 10 of the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears. To be specific:
1. If the revocation is requested by the certificate holder according to Clause 1 Article 11 of the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears, the competent authority shall issue a revocation decision (form no. 04 in the Appendix hereof).
2. If the revocation is not requested by the certificate holder according to Clause 1 Article 11 of the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears, the competent authority shall carry out an inspection issue a record, revoke the certificate and perform subsequent tasks prescribed by law.
Article 19. Responsibility for implementation
1. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
a) Take charge and provide guidance on implementation of regulations of law on industrial explosives and explosive precursors.
b) Take charge and provide guidance on registration and addition of new industrial explosives to the list of permissible industrial explosives in Vietnam.
c) Take charge and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, relevant Ministries and agencies in carrying out inspections of implementation of regulations of law on industrial explosives and explosive precursors.
d) Produce statistics of industrial explosive operation and explosive precursor operation nationwide; submit reports to the Government on management and use of industrial explosives and explosive precursors nationwide.
dd) Seek international cooperation in industrial explosive operation and explosive precursor operation.
e) Carry out inspections, settle complaints and denunciations, take actions against violations relevant to industrial explosive operation and explosive precursor operation.
2. Responsibilities of the Ministry of Public Security
a) Organize examinations and issuance of the certificate of security and order; inspect fire safety and firefighting safety of warehouses and means of transport of industrial explosives and explosive precursors of organizations having industrial explosive or explosive precursor operation; organize examinations and issuance of the license to transport industrial explosives and explosive precursors to organizations that are not under management of the Ministry of National Defense.
b) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in carrying out inspections of implementation of regulations of law on security, fire safety and rescue by organizations and individuals having industrial explosive OR explosive precursor operation under management of the Ministry of Public Security.
3. Responsibilities of the Ministry of National Defense
a) Issue licenses to use industrial explosives, orders to transport industrial explosives and explosive precursors to military organizations, military enterprises and state-funded organizations represented by the Ministry of National Defense.
b) Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in carrying out inspections of implementation of regulations of law on industrial explosive and explosive precursor operation under management of the Ministry of National Defense.
4. Responsibilities of local authorities
a) All People’s Committees shall carry out management, inspections, settlement of complaints and denunciations; take actions against violations relevant to industrial explosive operation and explosive precursor operation in their administrative divisions according to assignment by the Government, regulations of this Decree and relevant laws.
b) The People’s Committees of provinces shall promulgate regulations on management of industrial explosives and explosive precursors in their provinces; receive notices of use of industrial explosives from local organizations in accordance with the Law on Management and use of weapons, explosive materials and combat gears.
c) Departments of Industry and Trade shall assist the People’s Committees of provinces in managing industrial explosive operation and explosive precursor operation in their provinces.
1. This Decree comes into force from July 01, 2018.
2. The following documents and regulations are annulled: Decree No. 39/2009/ND-CP dated April 23, 2009 on industrial explosives; The Decree No. 54/2012/ND-CP, regulations on explosive precursors in Decree No. 76/2014/ND-CP, Chapter III of Decree No. 77/2016/ND-CP, Chapter VII of Decree No. 08/2018/ND-CP. /.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực