Chương IV Nghị định 69/2014/NĐ-CP: Quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Số hiệu: | 69/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2014 |
Ngày công báo: | 01/08/2014 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Buộc chuyển đổi Tập đoàn kinh tế trong vòng 3 năm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước (TĐKT), thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP và 111/2007/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập TĐKT thuộc ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong phát triển quốc gia/vùng lãnh thổ/ngành kinh tế: kinh doanh có lãi 3 năm liên tiếp, đảm bảo yêu cầu về tình hình tài chính, trình độ nhân lực và quản lý....
Đối với các TĐKT được thành lập trước ngày 01/9/2014:
- TĐKT không đủ điều kiện phải chuyển đổi thành tổng công ty/nhóm công ty tương ứng trong 2 năm; nếu đáp ứng các điều kiện khác trừ vốn điều lệ thì thời hạn để bổ sung vốn không quá 3 năm;
- TĐKT có nhiều hơn ba 3 cấp DN phải tổ chức lại DN trong vòng 2 năm dưới sự giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đại diện chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu được quy định cụ thể tại Nghị định.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/9/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước tại công ty mẹ hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.
2. Những cơ quan, tổ chức và cá nhân sau được cử làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ:
a) Đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành và người được cử làm thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ;
b) Đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm quyền chi phối: Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành và người được ủy quyền thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty mẹ;
c) Đối với công ty mẹ trong tổng công ty hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người được ủy quyền thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ;
d) Đối với công ty mẹ trong tổng công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm quyền chi phối: Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và người ủy quyền thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty mẹ.
1. Chủ sở hữu nhà nước thực hiện quản lý đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
2. Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua việc ban hành các quyết định, phân công, phân cấp, ủy quyền ban hành các quyết định và kiểm tra, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu tại công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.
1. Nguyên tắc giám sát của chủ sở hữu đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty là thông qua giám sát công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
2. Nội dung giám sát gồm:
a) Giám sát hoạt động kinh doanh, bao gồm: Mục tiêu, phương hướng, chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính, những ngành nghề có liên quan; đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro; nhiệm vụ hoạt động công ích, hỗ trợ điều tiết vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ; kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao;
b) Giám sát công tác tổ chức và cán bộ, bao gồm: Việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty; quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của công ty mẹ; việc thực hiện Điều lệ công ty mẹ; việc đánh giá kết quả hoạt động và thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc công ty mẹ; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm của Hội đồng thành viên đối với các chức danh Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng công ty mẹ; việc thực hiện chế độ, chính sách với người lao động; việc chấp hành các quyết định khác của chủ sở hữu và các quy định có liên quan tại Điều lệ;
c) Giám sát về tài chính: Việc bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tình hình huy động và sử dụng vốn huy động; tình hình phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có); tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; lợi nhuận hay cổ tức được chia cho Nhà nước; tình hình đầu tư tại doanh nghiệp và đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; tình hình công nợ và khả năng thanh toán nợ; hiệu quả đầu tư và kinh doanh; chi phí tiền lương; vốn điều lệ, điều chỉnh vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu vốn điều lệ; các dự án đầu tư vượt mức phân cấp cho Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị công ty mẹ và các chỉ tiêu tài chính cần thiết khác.
3. Phân công, phân cấp thực hiện nội dung giám sát quy định tại Khoản 2 Điều này đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu:
a) Bộ quản lý ngành thực hiện giám sát đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và tổng công ty thuộc Bộ về các nội dung: Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng trong quản lý, điều hành;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát đối với các tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung: Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng trong quản lý, điều hành;
c) Bộ Tài chính thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động tài chính; giám sát việc phát hành cổ phiếu, điều chỉnh vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; chi phí tiền lương; giám sát việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và giữa trong và ngoài tập đoàn kinh tế, tổng công ty; theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế, tổng công ty; định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, tình hình tài chính; tình hình công nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tập đoàn kinh tế, tổng công ty trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát việc triển khai đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty; định kỳ tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của tất cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (năm); có ý kiến với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
đ) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
4. Phân công, phân cấp thực hiện nội dung giám sát quy định tại Khoản 2 Điều này đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước:
a) Bộ quản lý ngành yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo tình hình thực hiện việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh được giao và kết quả, hiệu quả hoạt động của công ty mẹ và toàn bộ tập đoàn kinh tế có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, công ty mẹ và toàn tổng công ty thuộc Bộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo tình hình thực hiện việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả, hiệu quả hoạt động của công ty mẹ và toàn tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo tình hình thực hiện quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong phạm vi cả nước;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển năm (05) năm;
đ) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo tình hình thực hiện việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người đại diện theo ủy quyền báo cáo việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
5. Định kỳ hằng năm, các Bộ, cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực trạng và kết quả giám sát, đánh giá; đồng thời sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tổng hợp chung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giám sát của chủ sở hữu quy định tại Điều này trên phạm vi toàn quốc.
1. Việc giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Phương thức trực tiếp:
- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá của các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định này.
- Thông qua đánh giá của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với kết quả hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty và chức danh do các cơ quan này bổ nhiệm, ký hợp đồng.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập Hội đồng Tư vấn đánh giá hoạt động doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan nhà nước, viện, trường đại học có kiến thức sâu rộng về ngành, lĩnh vực hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty để tư vấn đánh giá trước khi ra quyết định nhằm bảo đảm tính khách quan trong đánh giá các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các chức danh thuộc diện quản lý. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn đánh giá hoạt động doanh nghiệp nhà nước.
- Thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.
- Thông qua việc cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền báo cáo trực tiếp.
b) Phương thức gián tiếp:
- Thông qua chế độ báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ.
- Thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ.
2. Căn cứ giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
a) Các quy định của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
b) Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ;
c) Kế hoạch và kết quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng hằng năm đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty mẹ theo quy định của Chính phủ;
d) Báo cáo tài chính năm của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã được kiểm toán và được Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị thông qua; báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của chủ sở hữu;
đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng;
e) Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
3. Kết quả giám sát, đánh giá là cơ sở để quyết định mức lương, thưởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký tiếp hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng công ty mẹ.
Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng công ty mẹ có hành vi vi phạm hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của công ty mẹ hoặc toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì tùy theo mức độ và tính chất mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin chủ yếu liên quan đến hoạt động của mình theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp liên quan đến công khai, minh bạch thông tin. Các nội dung thông tin cần công khai, minh bạch bao gồm:
a) Đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty: Thực hiện công khai thông tin theo quy định tại Chương IV Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ và các thông tin sau:
- Các nhiệm vụ chủ sở hữu nhà nước giao dưới các hình thức khác nhau.
- Thông tin chi tiết về cơ cấu sở hữu và tài sản.
- Danh mục các dự án đầu tư, hình thức đầu tư, tổng ngân sách đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hiện hành.
- Các giao dịch, khoản vay, cho vay quy mô lớn.
b) Đối với toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
- Báo cáo tài chính sáu (06) tháng hợp nhất. Báo cáo tài chính năm hợp nhất của toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã được kiểm toán.
- Cơ cấu, hoạt động, thay đổi vốn sở hữu tại các công ty; về bộ máy quản lý của công ty mẹ và các công ty con.
- Báo cáo thường niên của toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
- Báo cáo tình hình quản trị toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty sáu (06) tháng và năm.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện báo cáo theo định kỳ và báo cáo đột xuất cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm:
- Quá trình sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác tại công ty mẹ và toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
- Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn của công ty mẹ; quyết định kế hoạch hằng năm của công ty mẹ mà chủ sở hữu đã thông qua; quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Quá trình và kết quả thực hiện các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quá trình và kết quả thực hiện phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch, đào tạo lao động, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ.
- Quá trình thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; quyết định mức lương của Tổng Giám đốc.
- Kết quả sau khi sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh.
- Quá trình và kết quả các hoạt động kiểm tra, giám sát Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Các nội dung báo cáo khác mà một doanh nghiệp phải báo cáo cho chủ sở hữu quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Phương tiện và hình thức công bố thông tin gồm: Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty, công khai trên Trang tin điện tử của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Các nội dung thông tin công khai, minh bạch tại Khoản 1 Điều này sau khi được chủ sở hữu phê duyệt phải được đăng trên Trang thông tin điện tử doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày được phê duyệt. Mẫu báo cáo thông tin công khai theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Loại thông tin công bố và thời gian công bố thông tin:
a) Báo cáo tài chính năm, bao gồm Báo cáo tài chính năm của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Thời hạn công bố thông tin Báo cáo tài chính năm không quá chín mươi (90) ngày sau khi kết thúc năm tài chính;
b) Báo cáo thường niên: Thời hạn công bố thông tin Báo cáo thường niên không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày công bố thông tin Báo cáo tài chính năm;
c) Báo cáo tình hình quản trị công ty: Định kỳ sáu (06) tháng và năm, công ty mẹ thực hiện công bố thông tin về tình hình quản trị công ty mẹ và toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Thời hạn báo cáo và công bố thông tin Báo cáo tình hình quản trị doanh nghiệp sáu (06) tháng và năm chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo;
d) Các thông tin đột xuất và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ngoài thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, thực hiện công bố thông tin theo hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
6. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và nhất quán của thông tin công bố.
MANAGEMENT AND SUPERVISION OF ECONOMIC GROUPS AND CORPORATIONS
Article 35. The state owner and its representative at the parent company
1. The Government shall uniformly perform the function of the state owner at parent companies operating as state-owned single-member limited liability companies and of state capital at parent companies operating as joint stock companies or limited liability companies with two or more members with controlling shares or capital contributions of the State.
The assignment and decentralization for the performance of the function of the state owner at parent companies in economic groups and corporations must comply with Decree No. 99/2012/ND-CP.
2. The following agencies, organizations and persons may be appointed as representatives of the state owner at parent companies:
a/ For parent companies in economic groups operating as state-owned single-member limited liability companies: the Prime Minister, the Government, the line ministry and persons appointed as members of the Members’ Council of the parent company;
b/ For parent companies in economic groups operating as joint stock companies or limited liability companies with two or more members in which the State holds the controlling right: the Prime Minister, the line ministry and persons authorized to exercise the rights and perform the responsibilities and obligations of the shareholder or capital contributor at the parent company;
c/ For parent companies in corporations operating as state-owned single-member limited liability companies: the line ministry or the provincial-level People’s Committee and persons authorized to exercise the rights and perform responsibilities and obligations of the state owner at the parent company;
d/ For parent companies in corporations operating as joint stock companies or limited liability companies with two or more members in which the State holds the controlling right: the line ministry, provincial-level People’s Committee or the State Capital Investment Corporation and persons authorized to perform the rights, responsibilities and obligations of the shareholder or capital contributor at the parent company.
Article 36. Management of economic groups and corporations by the state owner
1. The state owner shall manage economic groups and corporations through parent companies in those groups and corporations.
2. The state owner shall manage parent companies in economic groups and corporations by issuing decisions, assigning, decentralizing and authorizing the issuance of decisions, and examining the implementation of decisions of the owner at parent companies in economic groups and corporations in accordance with Decree No. 99/2012/ND-CP.
Article 37. Supervision of economic groups and corporations by the state owner
1. Supervision of an economic group or a corporation by the owner shall be conducted through supervision of the parent company in that group or corporation.
2. Contents subject to supervision include:
a/ Business operations, covering business objectives, orientations and strategies of the group or corporation; investment portfolio, main business lines and related business lines; investment in risky sectors, industries, geographical areas and projects; performance of public- utility tasks; support for macro-regulation and social security assurance; the parent company’s development strategy and investment, finance and production and business plans; results of fulfillment of objectives and tasks assigned by the owner;
b/ Organization and personnel work, covering the implementation of the owner’s decisions on establishment, reorganization and termination of operation as an economic group or a corporation; process of changing the ownership structure of affiliate companies which lead to loss of the parent company’s controlling right; implementation of the parent company’s charter; evaluation of operation results of, and implementation of the salary and bonus regime applicable to, the Members’ Council, controllers and the director general of the parent company; appointment, re-appointment, dismissal of deputy directors general and the chief accountant of the parent company by the Members’ Council; implementation of regimes and policies for employees; observance of the owner’s other decisions and relevant provisions of the charter;
c/ Finance, covering equity preservation and development at the parent company; production and business situation and results; capital raising and use situation; issuance of bonds and stocks (if any); return on state equity ratio; return on sales ratio; return on assets ratio; profits or dividends divided to the State; situation of investment inside and outside enterprises; loans, debts and solvency status; investment and business efficiency; expenses for salary payment; charter capital, adjustment of charter capital and its structure; investment projects beyond the powers decentralized to the Members’ Council or the Board of Directors of the parent company and other necessary financial indicators.
3. Assignment and decentralization of supervision jobs prescribed in Clause 2 of this Article toward economic groups and corporations with parent companies operating as state- owned single-member limited liability companies:
a/ Line ministries shall supervise parent companies in economic groups and corporations prescribed in Clause 2, Article 7 of Decree No. 99/2012/ND-CP and their attached corporations, regarding main and related business lines; assessment of the structure of main and related business lines; capital management, use, preservation and development; supervision, examination and assessment of debts and other asset liabilities; implementation of strategies and plans; implementation of recruitment, salary and bonus regimes; evaluation of the fulfillment of assigned business objectives, tasks, sectors and lines and operation results and production and business efficiency; evaluation of management and administration work of the chairperson and members of the Members’ Council, controllers, the director general, deputy directors general and the chief accountant;
b/ Provincial-level People’s Committees shall supervise their attached corporations regarding main and related business lines; assessment of the structure of main and related business lines; capital management, use, preservation and development; supervision, examination and assessment of debts and other asset liabilities; implementation of strategies and plans; implementation of recruitment, salary and bonus regimes; evaluation of the fulfillment of assigned business objectives, tasks, sectors and lines and operation results and production and business efficiency; evaluation of management and administration work of the chairperson and members of the Members’ Council, controllers, the director general, deputy directors general and the chief accountant;
c/ The Ministry of Finance shall supervise and assess financial operations; supervise the issuance of stocks, adjustment of charter capital of parent companies and member enterprises; expenses for salary payment; borrowing of loans for investment in finance, banking, real estate and securities; and transfer of capital, investment and resources within economic groups or corporations and from economic groups or corporations to the outside and vice versa; monitor consolidated financial statements of economic groups and corporations; annually summarize and report to the Government on production and business efficiency, performance of assigned public-utility tasks; financial status, debts and other asset liabilities of economic groups and corporations nationwide; and assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, conducting supervision and regular examination and inspection according to regulations on capital management, use, preservation and development;
d/ The Ministry of Planning and Investment shall monitor and supervise the implementation of plans on establishment of economic groups or corporations; supervise and evaluate the implementation of development strategies of economic groups and corporations; periodically summarize and report to the Government on the fulfillment of business objectives, tasks, sectors and lines of all economic groups and corporations nationwide; assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, supervising and annually examining the implementation of production and business strategies and plans and five-year development investment plans; and give opinions about receipt of subsidiary and affiliate companies of economic groups and corporations;
dd/ The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, supervising and examining the observance of the Party’s and the State’s regulations on personnel work at economic groups and corporations;
e/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, supervising and periodically examining economic groups and corporations in implementing recruitment and salary and bonus regimes.
4. Assignment and decentralization of supervision jobs prescribed in Clause 2 of this Article toward economic groups and corporations with parent companies operating as joint stock companies or limited liability companies with two or more members with controlling shares or capital contributions of the State:
a/ Line ministries shall request authorized representatives to report on the implementation of law; management, use, preservation and development of state capital; implementation of strategies and plans; evaluation of fulfillment of assigned business objectives, tasks, sector and lines and operation results and efficiency of parent companies and the entire economic groups with main business lines under the ministries’ management, and of parent companies and the entire corporations under the ministries;
b/ Provincial-level People’s Committees shall request authorized representatives to report on the implementation of law; management, use, preservation and development of state capital; implementation of strategies and plans; evaluation of fulfillment of assigned business objectives, tasks, sector and lines and operation results and efficiency of parent companies and the entire corporations under provincial-level People’s Committees;
c/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, requesting authorized representatives to report on management, use, preservation and development of state capital invested in enterprises nationwide;
d/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, requesting authorized representatives to report on the implementation of production and business strategies and plans and five-year development investment plans;
dd/ The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, requesting authorized representatives to report on the implementation of the Party’s and the State’s regulations on personnel work at economic groups and corporations;
e/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and provincial-level People’s Committees in, requesting authorized representatives to report on the implementation of recruitment, salary and bonus regimes of economic groups and corporations.
5. Ministries, agencies and organizations prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article shall annually report to and take responsibility before the Prime Minister for the state and results of supervision and assessment and concurrently send a copy of the report to the Ministry of Planning and Investment.
The Ministry of Planning and Investment shall summarize results of owner supervision nationwide under this Article and report them to the Prime Minister.
Article 38. Methods of and bases for management and supervision of economic groups and corporations
1. Economic groups and corporations shall be supervised by the following methods:
a/ Direct methods: Through examination, supervision and evaluation activities of the agencies prescribed in Clause 3, Article 37 of this Decree.
- Through evaluation by agencies representing the owner of operation results of economic groups and corporations and holders of titles appointed and signed contracts by these agencies.
An agency representing the owner shall establish an advisory council for ^valuation of operations of state enterprises, comprising specialists from state agencies, institutes and universities who have deep knowledge about industries and fields of operation of economic groups and corporations. This council shall provide advice and assessment before decisions are made to ensure objective evaluation of economic groups and corporations and title holders under the agency’s management. The agency representing the owner shall issue the operation regulation of the advisory council.
- Through the audit of parent companies and subsidiary and affiliate companies.
- Through direct reporting by the Members’ Council or authorized representative to the agency representing the owner at the latter’s request.
b/ Indirect methods:
- Through the reports of the Members’ Council or authorized representative at the parent company.
- Through the periodical and extraordinary reports of the parent company.
2. Bases for supervision of economic groups and corporations:
a/ Regulations of the owner and related state management agencies;
b/ Organization and operation charter and finance management regulation of the parent company;
c/ Production and business and development investment plans and results; annual evaluation and ranking criteria applicable to economic groups and corporations; criteria for performance evaluation of the Members’ Council or the Board of Directors, director general, deputy directors general and chief accountant of the parent company as prescribed by the Government;
d/ Annual financial statements of the parent company and audited consolidated financial statements of the entire economic group or corporation approved by the Members’ Council or the Board of Directors; quarterly financial statements, periodical operational reports and other extraordinary reports as requested by the owner;
dd/ Results of inspection, examination and audit at enterprises by professional agencies;
e/ Other related information and documents as prescribed by law.
3. Supervision and evaluation results shall serve as the basis for deciding on salary and bonus levels, appointment, re-appointment, dismissal, contract renewal or termination, commendation, disciplining and responsibility handling of the chairperson and members of the Members’ Council or the Board of Directors, the director general, deputy directors general and the chief accountant of the parent company.
The chairperson and members of the Members’ Council or the Board of Directors, the director general, deputy directors general and the chief accountant of the parent company who commit acts of infringing upon or harming the interests of the parent company or the entire economic group or corporation, the owner, members, shareholders and creditors of enterprises or others shall, depending on the severity and nature of their acts, be disciplined or examined for penal liability and shall pay damages (if any) in accordance with law.
Article 39. Information disclosure and transparency mechanism for economic groups and corporations
1. Economic groups and corporations shall make public and transparent major information relating to their operations in accordance with the enterprise law regarding information disclosure and transparency. Information to be made public and transparent includes:
a/ For the parent company in an economic group or a corporation: Information prescribed in Chapter IV of the Regulation on financial supervision, evaluation of operation efficiency and disclosure of financial information for state-owned enterprises and state-invested enterprises promulgated together with the Government’s Decree No. 61/2013/ND-CP of June 25, 2013, and the following information:
- Tasks assigned by the state owner in different forms.
- Detailed information on ownership and asset structures.
- Investment portfolio, forms of investment, total investment budget and implementation progress of current investment projects.
- Large transactions, loans and debts.
b/ For an economic group or a corporation:
- Six-month consolidated financial statements. Audited annual consolidated financial statements of the economic group or corporation.
- Structures, operations and changes in equity of companies; managerial apparatuses of the parent company and subsidiary companies.
- Annual reports of the economic group or corporation.
- Biannual and annual reports on administration of the entire economic group or corporation.
2. An economic group or a corporation shall send to the agency representing the owner periodical and extraordinary reports on:
- The use of capital, land, natural resources and other resources at the parent company and the entire economic group or corporation.
- The organization and results of implementation of long-term strategies and plans of the parent company; decision on annual plans of the parent company already approved by the owner; decision on long-term strategies and plans and business sectors and lines of subsidiary companies with charter capital wholly owned by the parent company.
- The process and results of implementation of investment projects under long-term development master plans and plans of the economic group or corporation already approved by the Prime Minister.
- The process and results of implementation of plans on organization of management, organization of business operations, payroll and use of the managerial apparatus, internal management rules of the company, labor planning and training, establishment of branches and representative offices of the parent company.
- The appointment, re-appointment, relief from duty, dismissal, commendation and disciplining of, and contract signing and termination for, the director general after being approved by the Prime Minister; decision on salary level of the director general.
- Results after use of after-tax profits or handling of losses in the course of business operation.
- The process and results of examination and supervision of the Members’ Council, the Board of Directors and controllers of single-member limited liability companies with charter capital wholly owned by the parent company.
- Other contents to be reported by an enterprise to the owner as prescribed by the Enterprise Law and its guiding documents.
3. Means and forms of information disclosure include annual reports, corporate administration reports and publication on websites of economic groups or corporations. The information made public and transparent under Clause 1 of this Article shall be published on the business website of the Ministry of Planning and Investment (www.business.gov.vn) for thirty (30) days after being approved by the owner. The form of the information disclosure report must comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
4. Types of information to be disclosed and time of disclosure:
a/ Annual financial statements, including annual financial statements of the parent company and consolidated financial statements of the entire economic group or corporation.
The time limit for disclosure of annual financial statements is ninety (90) days after the end of a fiscal year;
b/ Annual reports: The time limit for disclosure of annual reports is twenty (20) days after disclosure of annual financial statements;
c/ Corporate administration reports: Biannually and annually, the parent company shall disclose information on administration of the parent company and the entire economic group or corporation. The time limit for reporting and disclosing biannual and annual corporate administration reports is thirty (30) days after the end of the reporting period;
d/ Irregular information and other information as prescribed by law.
5. In addition to complying with Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, economic groups and corporations with parent companies operating as joint-stock companies shall disclose information under the guidance on information disclosure on the stock exchange.
6. Economic groups and corporations shall take responsibility for the accuracy, truthfulness and consistency of disclosed information.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực