Chương II Nghị định 69/2014/NĐ-CP: Thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Số hiệu: | 69/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2014 |
Ngày công báo: | 01/08/2014 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Buộc chuyển đổi Tập đoàn kinh tế trong vòng 3 năm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước (TĐKT), thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP và 111/2007/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập TĐKT thuộc ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong phát triển quốc gia/vùng lãnh thổ/ngành kinh tế: kinh doanh có lãi 3 năm liên tiếp, đảm bảo yêu cầu về tình hình tài chính, trình độ nhân lực và quản lý....
Đối với các TĐKT được thành lập trước ngày 01/9/2014:
- TĐKT không đủ điều kiện phải chuyển đổi thành tổng công ty/nhóm công ty tương ứng trong 2 năm; nếu đáp ứng các điều kiện khác trừ vốn điều lệ thì thời hạn để bổ sung vốn không quá 3 năm;
- TĐKT có nhiều hơn ba 3 cấp DN phải tổ chức lại DN trong vòng 2 năm dưới sự giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đại diện chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu được quy định cụ thể tại Nghị định.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/9/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được thành lập trên cơ sở tổng công ty nhà nước hoặc nhóm công ty đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo các hình thức sau:
a) Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp;
b) Mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp;
c) Đầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình;
d) Các hình thức liên kết khác do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, không trái các quy định pháp luật.
1. Chính phủ chỉ xem xét lựa chọn tổng công ty làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 2 Điều này và thành lập mới các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Tổng công ty nhà nước được lựa chọn làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Kinh doanh có lãi trong ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn;
b) Tình hình tài chính được chủ sở hữu đánh giá ở mức độ bảo đảm an toàn;
c) Trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực hoạt động;
d) Trình độ trang thiết bị, công nghệ ở mức tiên tiến; quản lý hiện đại;
đ) Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác;
e) Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và ở nước ngoài.
3. Tập đoàn kinh tế dự kiến được thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ;
b) Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.
- Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
- Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.
- Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
c) Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
4. Tổng công ty dự kiến thành lập mới phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ;
b) Công ty mẹ trong tổng công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.
- Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
- Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
c) Tổng công ty phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
1. Căn cứ điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định các công ty mẹ trong tổng công ty, nhóm công ty được phép xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong từng thời kỳ trên cơ sở đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền cổ đông, thành viên nhà nước (sau đây gọi tắt là người đại diện theo ủy quyền) tại công ty mẹ trong tổng công ty, nhóm công ty có trách nhiệm xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty trình Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến để hoàn chỉnh Dự thảo Đề án.
3. Hồ sơ thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty gồm:
a) Tờ trình Đề án;
b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Đề án gồm các nội dung cơ bản sau: Sự cần thiết, mục đích thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty; thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động của tổng công ty, nhóm công ty; phương thức hình thành và cơ cấu tập đoàn kinh tế, tổng công ty; phương thức xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kết giữa công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp thành viên; phương thức thành lập công ty mẹ, bao gồm cả phương án cổ phần hóa công ty mẹ đối với trường hợp hình thành tập đoàn kinh tế đồng thời với cổ phần hóa công ty mẹ; hình thức pháp lý, tên, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty mẹ; tên, hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp thành viên; ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; phương án sử dụng, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; nguồn nhân lực thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu công ty mẹ tại các doanh nghiệp thành viên; phương án hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế, tổng công ty; phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của việc thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty so với trước khi thành lập; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và sự phù hợp của việc thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ; báo cáo thực hiện các thủ tục về tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh; tổ chức, hoạt động, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty; hệ thống thông tin và cơ chế bảo đảm thông tin thông suốt trong toàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty; lộ trình và kế hoạch thực hiện Đề án.
c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ.
4. Thẩm định Đề án:
a) Đối với việc thành lập tập đoàn kinh tế:
- Bộ quản lý ngành lập ít nhất tám (08) bộ hồ sơ gốc đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính và ít nhất ba (03) chuyên gia kinh tế độc lập.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế, các cơ quan và cá nhân liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ Hồ sơ và báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Đối với việc thành lập tổng công ty:
- Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập năm (05) bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập tổng công ty và chủ trì lấy ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Bộ quản lý ngành (đối với tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính (đối với tổng công ty thuộc Bộ quản lý ngành).
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị thành lập tổng công ty, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ quản lý ngành (đối với tổng công ty thuộc Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo thẩm định, giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện Hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
5. Phê duyệt Đề án:
Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Nghị định này và báo cáo thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án thành lập tập đoàn kinh tế; chủ trương thành lập tổng công ty thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
a) Đối với tập đoàn kinh tế:
- Trường hợp thành lập tập đoàn kinh tế có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ theo đề nghị của Bộ quản lý ngành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên chuyên ngành công ty mẹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên tài chính công ty mẹ.
- Trường hợp thành lập tập đoàn kinh tế có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước và trường hợp vừa thành lập tập đoàn kinh tế vừa chuyển đổi công ty mẹ thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ; quyết định cử người tham gia ứng cử Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty mẹ.
- Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền và người được cử tham gia Hội đồng quản trị công ty mẹ có trách nhiệm thực hiện quyền chi phối để định hướng Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên và Hội đồng quản trị công ty mẹ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ phải báo cáo chủ sở hữu tình hình triển khai thực hiện Đề án, những khó khăn, vướng mắc phát sinh và phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện.
b) Đối với tổng công ty:
- Trường hợp thành lập tổng công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên công ty mẹ.
- Trường hợp thành lập tổng công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước và trường hợp vừa thành lập tổng công ty vừa chuyển đổi công ty mẹ thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ; quyết định cử người tham gia ứng cử Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty mẹ.
- Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền và người được cử tham gia Hội đồng quản trị công ty mẹ chịu trách nhiệm thực hiện quyền chi phối để định hướng Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên và Hội đồng quản trị công ty mẹ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tổng công ty. Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền phải báo cáo chủ sở hữu tình hình triển khai thực hiện Đề án, những khó khăn, vướng mắc phát sinh và phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện.
7. Đối với trường hợp tổng công ty, nhóm công ty tự phát triển đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này, trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty được thực hiện như sau:
a) Đối với tổng công ty tự phát triển đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế:
- Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ xây dựng Báo cáo đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế và gửi Bộ quản lý ngành.
- Bộ quản lý ngành lập báo cáo đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Đối với các nhóm công ty tự phát triển đáp ứng đầy đủ điều kiện thành lập tổng công ty:
- Hội đồng thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền tại công ty mẹ xây dựng Báo cáo đề nghị thành lập tổng công ty và gửi Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Báo cáo đề nghị thành lập tổng công ty và lấy ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Bộ quản lý ngành (đối với tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính (đối với tổng công ty thuộc Bộ quản lý ngành). Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được tổ chức lại theo các hình thức sau:
a) Hợp nhất công ty mẹ với một hoặc một số công ty khác cùng loại nhưng vẫn do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
b) Sáp nhập công ty mẹ với một hoặc một số công ty khác cùng loại nhưng vẫn do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
c) Chia công ty mẹ thành một số công ty cùng loại và Nhà nước vẫn làm chủ sở hữu hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
d) Tách công ty mẹ thành một số công ty cùng loại và Nhà nước vẫn làm chủ sở hữu hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
đ) Chuyển đổi công ty mẹ đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần nhưng vẫn do Nhà nước giữ quyền chi phối;
e) Tăng, giảm số doanh nghiệp cấp II, cấp III.
2. Điều kiện tổ chức lại:
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty được tổ chức lại khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Phù hợp với Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Bộ quản lý ngành (đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP) và tổng công ty thuộc Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tổng công ty thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty sau tổ chức lại vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
a) Việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo hình thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách công ty mẹ thực hiện theo quy định pháp luật về tổ chức lại công ty và Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Việc tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty theo hình thức tăng, giảm số doanh nghiệp cấp II, cấp III thực hiện theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong các trường hợp sau:
a) Công ty mẹ bị giải thể, phá sản;
b) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà Nhà nước không giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình tự, thủ tục:
a) Trường hợp công ty mẹ bị giải thể, phá sản thực hiện theo quy định pháp luật về giải thể, phá sản. Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý nợ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ, chính sách đối với người lao động khi giải thể công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
b) Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này thực hiện theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Định kỳ hàng năm, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc rà soát và đề nghị:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế đối với những trường hợp tập đoàn kinh tế không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chấm dứt hoạt động dưới hình thức tổng công ty đối với những tổng công ty không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.
ESTABLISHMENT AND RE-ORGANIZATION OF ECONOMIC GROUPS AND CORPORATIONS AND TERMINATION OF OPERATION IN THE FORM OF ECONOMIC GROUP OR CORPORATION
Article 8. Establishment of economic groups and corporations
1. Economic groups and corporations shall be established on the basis of state corporations or groups of companies which satisfy the conditions prescribed in Article 9 of this Decree.
2. Economic groups and corporations shall be established in the following forms:
a/ Merger or consolidation of enterprises;
b/ Redemption of shares or capital contributions;
c/ Investment or contribution as capital of tangible or intangible assets;
d/ Other lawful forms of affiliation as agreed by enterprises themselves.
Article 9. Conditions for establishment of economic groups and corporations
1. The Government shall only consider selecting corporations to act as the core in forming economic groups when the conditions prescribed in Clause 2 of this Article are fully met and consider establishing new economic groups or corporations when the conditions prescribed in Clause 3 or 4 of this Article are fully met.
2. A state corporation selected to act as the core in forming an economic group must fully satisfy the following conditions:
a/ Having conducted business at a profit for three (3) consecutive years preceding the year when it is selected;
b/ Having its financial status assessed by its owner as being at a safe level;
c/ Having human resources with qualifications and a productivity higher than the average levels of other enterprises operating in the same sector or field;
d/ Possessing advanced equipment and technologies; modem management;
dd/ Effectively managing its shares and capital contributions at other enterprises;
e/ Operating nationwide and overseas.
3. A to-be-established economic group must satisfy the following conditions:
a/ Its main business lines fall into the sectors and fields which produce products or provide services of special importance to national economic security; create the foundation for national economic infrastructure; and create a driving force for increasing the competitiveness of enterprises and the whole economy. The Prime Minister shall determine business sectors and fields eligible for consideration for establishment of economic groups in each period;
b/ The economic group’s parent company must meet the following conditions:
- Having a charter capital of at least VND 10 trillion. In case the parent company is organized in the form of joint-stock company or limited liability company with two or more members, state capital must account for at least 75% of its charter capital. The Prime Minister shall consider and decide on the case in which a parent company’s charter capital or the ratio of state capital to its charter capital is lower than the prescribed level.
- Having human resources with sufficient qualifications, experiences and capabilities to operate its main and related business lines and manage capital invested in, govern, administer and coordinate operations of, subsidiary and affiliate companies.
- Being capable of using technological know-how and making use of its brand name and markets to control subsidiary companies and enter into affiliation with other affiliate companies.
- Possessing financial resources or having feasible plans to mobilize financial resources to ensure sufficient capital for investment in subsidiary and affiliate companies.
c/ The economic group must have at least 50% of its subsidiary companies operating in key stages or steps of its main business lines and fields and the total value of the parent company’s shares and capital contributions at these companies must account for at least 60% of the parent company’s total investment capital at subsidiary and affiliate companies.
Subsidiary companies with charter capital wholly owned by the parent company must be companies which are established to develop and hold technological know-how directly serving the performance of main tasks and business lines of the parent company.
4. A to-be-established corporation must meet the following conditions:
a/ Its main business lines fall into the sectors and fields which produce or provide important products or services; create the foundation for the development of a sector or region; and create a driving force for raising the competitiveness of enterprises, a sector or a region. The Prime Minister shall determine business sectors and fields eligible for consideration for establishment of corporations in each period;
b/ The parent company must meet the following conditions:
- Having a charter capital of at least VND 1,800 billion. In case the parent company is organized in the form of joint-stock company or limited liability company with two or more members, state capital must account for at least 65% of its charter capital. The Prime Minister shall consider and decide on the case in which the parent company’s charter capital or the ratio of state capital to its charter capital is lower than the prescribed level.
- Having human resources with sufficient qualifications, experiences and capabilities to operate its main and related business lines; manage capital invested in, govern, administer and coordinate operations of, subsidiary and affiliate companies.
- Possessing financial resources or having feasible plans to mobilize financial resources so as to ensure sufficient capital for investment in subsidiary and affiliate companies.
c/ The corporation must have at least 50% of its subsidiary companies operating in key steps or stages of its main business lines and the total value of the parent company’s shares and capital contributions at these companies must account for at least 60% of the parent company’s total investment capital in subsidiary and affiliate companies.
Subsidiary companies with charter capital wholly owned by the parent company must be companies established to develop and hold technological know-how directly serving the performance of main tasks and business lines of the parent company.
Article 10. Order and procedures for establishment of economic groups and corporations
1. Based on the conditions prescribed in Article 9 of this Decree, the Prime Minister shall decide on parent companies in corporations and groups of companies permitted to elaborate schemes on establishment of economic groups or corporations in each period at the proposal of line ministries or People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) and opinions of the Ministry of Planning and Investment.
2. The Members’ Councils or representatives who are authorized to perform the rights of shareholders and the state member (below referred to as authorized representatives) at the parent companies shall elaborate schemes on establishment of economic groups or corporations and submit them to line ministries or provincial-level People’s Committees for opinion and then finalize the draft schemes.
3. A dossier of establishment of an economic group or a corporation must comprise:
a/ A submission paper on the scheme on establishment of the economic group or corporation;
b/ The scheme on establishment of the economic group or corporation.
The scheme must have the following principal details: the necessity for and purpose of the establishment of the economic group or corporation; the actual situation of organization, management and operation of the corporation or group of companies; method of forming, and structure of, the economic group or corporation; methods of establishing, maintaining and developing forms of affiliation between the parent company and member enterprises and among member enterprises; mode of establishing the parent company, including also a plan on equitization of the parent company, in case of establishing the economic group concurrently with equitizing the parent company; the legal form, name, organizational and managerial structure of the parent company; names, legal forms and organizational structures of member enterprises; main business lines and related business lines; structure of investment in the business lines of the economic group or corporation; plan on use and development of leading and managerial personnel in the parent company; personnel to perform the function of representing the parent company as the owner at member enterprises; business plan of the economic group or corporation; analysis of effectiveness indicators of the establishment of the economic group or corporation compered to the period before establishment; assessment of socio-economic impacts and the conformity of the establishment of the economic group or corporation with sectoral and regional development master plans and strategies; report on the completion of procedures for economic concentration in accordance with the competition law; organization, operation, management and administration in the economic group or corporation; information system and mechanisms to ensure smooth communication within the economic group or corporation; and scheme implementation roadmap and plan.
c/ The draft charter of the parent company.
4. Appraisal of schemes:
a/ In case of establishing an economic group:
- The line ministry shall make at least eight (8) original sets of the dossier of request for establishment of an economic group and send them to the Ministry of Planning and Investment.
- The Ministry of Planning and Investment shall consult the Ministries of Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs; and Home Affairs, the provincial-level People’s Committee of the locality where the parent company is located, and at least three (3) independent economic experts.
Within thirty (30) working days after receiving a set of the dossier of request for establishment of the economic group, related agencies and persons shall send to the Ministry of Planning and Investment their written opinions on the contents falling within the scope of their functions and task.
- Within fifteen (15) working days after receiving written opinions of related agencies, the Ministry of Planning and Investment shall submit the dossier and appraisal report to the Prime Minister for consideration and decision.
b/ In case of establishing a corporation:
- The line ministry or provincial-level People’s Committee shall make five (5) original sets of the dossier of request for establishment of a corporation and consult the Ministries of Planning and Investment; Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs; Home Affairs; and the line ministry (in case the to-be-established corporation will be attached to a provincial-level People’s Committee) or the provincial-level People’s Committee (in case the to-be-established corporation will be attached to a line ministry).
- Within fifteen (15) working days after receiving a set of the dossier of request for establishment of the corporation, related agencies shall send to the line ministry (in case the to-be-established corporation will be attached to a line ministry) or the provincial-level People’s Committee (in case the to-be-established corporation will be attached to a provincial-level People’s Committee) their written opinions on the contents falling within the scope of their functions and tasks.
- Within fifteen (15) working days receiving written opinions of related agencies, the line ministry or provincial-level People’s Committee shall elaborate an appraisal report explaining the assimilation of opinions of related agencies, finalize the dossier and submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
5. Approval of schemes:
Based on the conditions prescribed in this Decree and appraisal reports, the Prime Minister shall approve schemes on establishment of economic groups and the policy on establishment of corporations under ministries or provincial-level People’s Committees.
6. Implementation of schemes on establishment of economic groups and corporations:
a/ For economic groups:
- In case of establishing an economic group with the parent company operating in the form of state-owned single-member limited liability company: The Prime Minister shall decide on the establishment of the parent company; appoint the chairman of the Members’ Council of the parent company at the proposal of the line ministry after obtaining the appraisal opinion of the Ministry of Home Affairs. The line minister shall appoint members of the Members’ Council, general director, and specialized controllers of the parent company. The Minister of Finance shall appoint financial controllers of the parent company.
- In case of establishing an economic group with the parent company operating in the form of joint-stock company or limited liability company with two or more member with controlling shares or capital contributions of the State and case of establishing an economic group concurrently with transforming the parent company into a joint-stock company or limited liability company with two or more members with controlling shares or capital contributions of the State: The line minister shall appoint a person to act as the authorized representative at the parent company; and nominate candidates for the posts of chairman and member of the Board of Directors or Members’ Council of the parent company.
- The Members’ Council or authorized representative and persons appointed to join the Board of Directors of the parent company shall exercise the controlling rights so as to set orientations for the parent company’s Shareholders’ General Meeting and Members’ Council or Board of Directors to further implement the scheme; develop forms of affiliation between the parent company and subsidiary companies and among member enterprises in the course of implementation of the scheme, and throughout the operation of the economic group. The Members’ Council or authorized representative at the parent company shall report on the implementation of the scheme and arising difficulties and problems to the owner and coordinate with related agencies in implementing the scheme.
b/ For corporations:
- In case of establishing a corporation with the parent company operating in the form of state-owned single-member limited liability company: The line minister or provincial-level People’s Committee chairperson shall decide on the establishment of the parent company; and appoint the chairman and members of the Members’ Council, general director and controllers of the parent company.
- In case of establishing a corporation with the parent company operating in the form of joint-stock company or limited liability company with two or more members with controlling shares or capital contributions of the State and in case of establishing a corporation concurrently with transforming the parent company into a joint-stock company or limited liability company with two or more members with controlling shares or capital contributions of the State: The line minister or the provincial-level People’s Committee chairperson shall appoint the authorized representative at the parent company; and nominate candidates for the posts of chairman and members of the Board of Directors or Members’ Council of the parent company.
- The Members’ Council or authorized representative and persons appointed to join the Board of Directors of the parent company shall exercise the controlling rights so as to set orientations for the parent company’s Shareholders’ General Meeting and Members’ Council or Board of Directors to further implement the scheme; develop forms of affiliation between the parent company and subsidiary companies and among member enterprises in the course of implementing the scheme, and throughout operation of the corporation. The Members’ Council and authorized representative shall report on the implementation of the scheme and arising difficulties and problems to the owner and coordinate with related agencies in implementing the scheme.
7. For self-developed corporations and groups of companies which fully meet the conditions prescribed in Article 9 of this Decree, the order and procedures for establishing economic groups or corporations are as follow:
a/ For a self-developed corporation which meets the conditions for establishment of an economic group:
- The Members’ Council or authorized representative at the parent company shall make a report proposing the establishment of an economic group and send it to the line ministry.
- The line ministry shall make a report proposing the establishment of the economic group and send it to the Ministry of Planning and Investment. The Ministry of Planning and Investment shall consult the Ministries of Finance; Planning and Investment; Labor, War Invalids and Social Affairs; and Home Affairs, and the provincial-level People’s Committee of the locality where the parent company is located. The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister a report summarizing opinions of related agencies for consideration and decision.
b/ For a self-developed group of companies which fully meets the conditions for establishment of a corporation:
- The Members’ Council or authorized representative at the parent company shall make a report proposing the establishment of a corporation and send it to the line ministry or provincial-level People’s Committee.
- The line ministry or provincial-level People’s Committee shall make a report proposing the establishment of the corporation and consult the Ministries of Planning and Investment; Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs; and Home Affairs and the line ministry (in case the to-be-established corporation will be attached to a provincial-level People’s Committee) or the provincial-level People’s Committee where the parent company is located (in case the to-be-established corporation will be attached to a line ministry). The line ministry or provincial-level People’s Committee shall make a report summarizing opinions of related agencies to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 11. Re-organization of economic groups and corporations
1. An economic group or a corporation shall be re-organized by the following methods:
a/ Consolidating the parent company with one or more than one company of the same type but, after the consolidation, the State remains the owner or still owns controlling shares or capital contributions;
b/ Merging the parent company with one or more than one company of the same type but, after the merger, the State remains the owner or still owns controlling shares or capital contributions;
c/ Dividing the parent company into several companies of the same type and, after the division, the State remains the owner or still owns controlling shares or capital contributions;
d/ Splitting the parent company into several companies of the same type and, after the splitting, the State remains the owner or still owns controlling shares or capital contributions;
dd/ Transforming the parent company which is currently operating in the form of state- owned limited liability company into a limited liability company with two or more members or joint-stock company where the State still holds controlling rights;
e/ Increasing or decreasing the numbers of level-II and -III enterprises.
2. Conditions for re-organization:
An economic group or a corporation shall be re-organized when fully meeting the following conditions:
a/ The re-organization is consistent with the Prime Minister-approved overall scheme on re-organization and renewal of wholly state-owned enterprises. In case the re-organization of an economic group or a corporation is not yet mentioned in this scheme, the line ministry (for the economic groups or corporations prescribed in Clause 2, Article 7 of the Government’s Decree No. 99/2012/ND-CP of November 15, 2012, on assignment and delegation of rights, responsibilities and obligations of the state owner toward state-owned enterprises and state capital invested in enterprises (below referred to as Decree No. 99/2012/ND-CP) and corporations under ministries) or provincial-level People’s Committee (for corporations under provincial-level People’s Committees) shall report the case to the Prime Minister for decision;
b/ After being re-organized, the economic group or corporation still fully meets the conditions prescribed in Article 9 of this Decree.
3. Order and procedures for re-organizing an economic group or a corporation:
a/ The re-organization of an economic group or a corporation in the form of consolidation, merger, division or splitting of the parent company must comply with the law on re-organization of companies and the Prime Minister-approved overall scheme on re-organization and renewal of wholly state-owned enterprises;
b/ The re-organization of an economic group or a corporation by increasing or decreasing the number of level-II and -III enterprises must comply with the Prime Minister-approved overall scheme on re-organization and renewal of wholly state-owned enterprises.
Article 12. Termination of operation in the form of economic group or corporation
1. An economic group or a corporation shall terminate its operation in the form of economic group or corporation in the following cases:
a/ The parent company is dissolved or goes bankrupt;
b/ The economic group or corporation no longer satisfies the conditions prescribed in Article 9 of this Decree;
c/ The parent company is merged or consolidated with another enterprise and, after the merger or consolidation, the State no longer owns controlling shares or capital contributions;
d/ Other cases as prescribed by the Government or the Prime Minister.
2. Order and procedures:
a/ Cases in which the parent company is dissolved or goes bankrupt must comply with the laws on dissolution and bankruptcy. The Ministry of Finance shall guide the settlement of debts; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide regimes and policies toward employees upon dissolution of parent companies of economic groups or corporations;
b/ Cases in which the economic group or corporation no longer satisfies the conditions prescribed in Article 9 of this Decree must comply with the Prime Minister-approved overall scheme on re-organization and renewal of wholly state-owned enterprises.
Annually, line ministries and provincial-level People’s Committees shall review and propose:
- The Ministry of Planning and Investment to verify and report cases in which economic groups no longer satisfy the conditions prescribed in Article 9 of this Decree to the Prime Minister for the latter to decide on the termination of operation in the form of economic group.
- The Prime Minister to approve the policy on termination of operation in the form of corporation, for corporations that no longer satisfy the conditions prescribed in Article 9 of this Decree.