Chương 6 Nghị định 64/2002/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 64/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/06/2002 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2002 |
Ngày công báo: | 20/07/2002 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/12/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm xây dựng phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Trường hợp không thực hiện phương án đã được phê duyệt thì Thủ trưởng các cơ quan quản lý doanh nghiệp phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành.
2. Trên cơ sở phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, báo cáo Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
b) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp; quyết định giá trị doanh nghiệp; phê duyệt phương án cổ phần hoá để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo hướng dẫn của các cơ quan có liên quan. Đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước cần giữ cổ phần đặc biệt thì phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá trị doanh nghiệp hoặc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhỏ hơn so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi quyết định.
4. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các văn bản về cổ phần hoá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty nhà nước phải gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty nhà nước thực hiện công tác cổ phần hoá theo quy định của pháp luật và phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt.
Doanh nghiệp nhà nước sau khi bán cổ phần và tổ chức Đại hội cổ đông theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần được quản lý theo quy định tại Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác. Người đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước đến thời điểm cổ phần hoá được giao trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần có quyền mua cổ phần như những người lao động khác trong doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại Công ty cổ phần sau 3 năm kể từ ngày Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc cho các doanh nghiệp cổ phần hoá theo thẩm quyền được giao trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì có trách nhiệm kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 30.- Powers and responsibilities of the ministries, the provincial/municipal People’s Committees and the managing boards of State corporation
1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, and the managing boards of corporations 91 shall have to formulate overall schemes on the arrangement of State enterprises under their respective management, submit them to the Prime Minister for approval and be responsible for organizing their implementation. Where they fail to materialize the already approved plans, the heads of the enterprises-managing agencies must be subject to various disciplining forms according to current regulations.
2. On the basis of the State enterprise-arrangement schemes already approved by the Prime Minister:
a/ The managing boards of State corporations shall direct the formulation of plans on the equitization of their corporations member enterprises, then report them to the ministers in charge of the relevant economic and technical branches or the presidents of the provincial/municipal People’s Committees for decision.
b/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall decide on the equitization of enterprises under their respective management, organize the valuation of enterprises, decide on the value of enterprises, approve the equitization plans on transforming State enterprises into joint-stock companies under the guidance of the concerned agencies. Enterprises where the State needs to hold special shares, their equitization plans must be submitted to the Prime Minister for decision.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall decide on or adjust the values of enterprises. Where the actual value of the State capital portion at an enterprise is VND 500 million or more lower than the value recorded on accounting books, the written approval of the Finance Minister must be obtained before such decision is made.
4. The dossiers on the valuation of enterprises, the plans on the equitization of State enterprises and documents on equitization, made by the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provincial/municipal People’s Committees and State corporations, must be sent to the Steering Committee for the Renewal and Development of Enterprises, the Finance Ministry, for monitoring, summing up and reporting to the Prime Minister.
5. The Steering Committee for the Renewal and Development of Enterprises, the Finance Ministry, shall have to assist the Prime Minister in directing, inspecting, supervising and urging the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the provincial/municipal People’s Committees and State corporations in implementing the equitization work according to law provisions and the already approved plans on the arrangement of State enterprises.
Article 31.- Business registration of joint-stock companies
After selling out shares and holding the shareholders’ general meetings under the provisions of the Enterprise Law, the State enterprises must make business registration under the provisions of the Government’s Decree No. 02/2000/ND-CP of February 3, 2000 on business registration and operate under the Enterprise Law after they are granted the business registration certificates.
Article 32.- Management of State capital portions at joint-stock companies
1. The State capital portions at joint-stock companies shall be managed under the provisions of the Government’s Decree No. 73/2000/ND-CP of December 6, 2000 issuing the Regulation on the management of the State capital portions at other enterprises. Those who are working at State enterprises at the time of equitization and assigned to directly manage the State capital portions at the joint-stock companies shall be entitled to buy shares like other laborers in the enterprises.
2. For equitized enterprises where the State does not need to hold dominant shares or special shares, the agencies representing the owners of the State capital amounts at the joint-stock companies shall be entitled to decide on the further sale of shares under the State�s ownership in the joint-stock companies three years after the joint-stock companies operate under the Enterprise Law.
Article 33.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to solve problems faced by the equitized enterprises according to their assigned competence within 15 days after receiving the full dossiers thereon. For any problems fall beyond their competence, they should promptly report them to the Prime Minister for consideration and decision.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực