Chương 2 Nghị định 64/2002/NĐ-CP: Xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá
Số hiệu: | 64/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/06/2002 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2002 |
Ngày công báo: | 20/07/2002 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/12/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trước khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê, phân loại và chủ động xử lý theo quy định sau:
1. Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp: doanh nghiệp phải thanh lý hợp đồng hoặc thoả thuận với chủ sở hữu tài sản để Công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới.
2. Đối với những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý: doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác theo quy định hiện hành. Trường hợp đến thời điểm cổ phần hoá chưa kịp xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp và uỷ quyền cho Công ty cổ phần tiếp tục bảo quản, xử lý hoặc chuyển cho tổ chức của Nhà nước có chức năng tiếp nhận, giải quyết.
3. Đối với những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tập thể người lao động trong Công ty cổ phần quản lý, sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.
Riêng đối với nhà ở của cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
4. Đối với tài sản đang dùng trong sản xuất kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp thì tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi cổ phần hoá theo cơ chế hiện hành. Trường hợp đến thời điểm cổ phần hoá còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý như sau:
1. Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ là không có khả năng thu hồi, không xác định được trách nhiệm cá nhân, tổ chức thì dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, giảm lãi tại thời điểm cổ phần hoá. Trường hợp các nguồn trên không đủ bù thì phần chênh lệch được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.
2. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi do nguyên nhân chủ quan và đã quy được trách nhiệm thì xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để bồi thường. Phần tổn thất sau khi đã trừ phần thu hồi được xử lý như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, con nợ đang tồn tại nhưng không còn khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn không thu hồi được thì xử lý như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp có thể bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ. Phần tổn thất từ việc bán nợ được xử lý như quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp phải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần được xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận nhưng không thấp hơn giá bán cổ phần cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì xử lý như sau:
a) Đối với các khoản nợ thuế và nợ ngân sách: doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ hoặc hỗ trợ vốn đầu tư theo quy định của Chính phủ;
b) Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng thương mại: doanh nghiệp thoả thuận với Ngân hàng cho vay để được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, giảm lãi suất vay hoặc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần.
Các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm xử lý các khoản nợ đọng theo quy định hiện hành;
c) Đối với các khoản nợ nước ngoài có bảo lãnh thì người bảo lãnh và doanh nghiệp phải thoả thuận với chủ nợ để khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ và bố trí nguồn để trả nợ. Nếu không thoả thuận được, người bảo lãnh phải trả nợ cho chủ nợ. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc thoả thuận với người bảo lãnh để chuyển thành vốn góp trong Công ty cổ phần;
d) Đối với các khoản nợ nước ngoài do doanh nghiệp tự vay không có bảo lãnh thì doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nguồn để thanh toán hoặc thoả thuận với chủ nợ để xử lý hoặc chuyển nợ thành vốn góp trong Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính... và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Trường hợp doanh nghiệp còn số lỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa hoạt động liên doanh thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đem góp vốn liên doanh được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 18 Nghị định này để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
2. Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanh thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:
a) Thoả thuận để mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh;
b) Chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác.
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phần. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
2. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá không bao gồm:
a) Giá trị những tài sản quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
b) Giá trị những tài sản không cần dùng, chờ thanh lý;
c) Các khoản nợ phải thu khó đòi đã được trừ vào giá trị doanh nghiệp;
d) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
đ) Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển cho đối tác khác;
e) Tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và nhà ở của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
1. Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
2. Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.
3. Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá.
4. Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu (nếu có).
5. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1. Xác định chất lượng tài sản của doanh nghiệp căn cứ vào khả năng bảo đảm an toàn trong vận hành và sử dụng tài sản; bảo đảm chất lượng sản phẩm và môi trường.
2. Giá trị quyền sử dụng đất:
a) Trước mắt, vẫn áp dụng chính sách thuê đất và giao đất theo quy định hiện hành.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tính lại giá thuê đất ở những vị trí thuận lợi để áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp;
b) Đối với diện tích đất Nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất nói trên được xác định theo khung giá chuyển quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền quy định và không thấp hơn chi phí đã đầu tư như: đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng...
3. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn nhà nước tại doanh nghiệp bình quân trong 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá so với lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường.
1. Giá trị tài sản góp vốn liên doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định trên cơ sở:
a) Giá trị vốn chủ sở hữu được thể hiện trong báo cáo tài chính của Công ty liên doanh tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán;
b) Tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hoá vào liên doanh;
c) Tỷ giá chuyển đổi giữa ngoại tệ góp vốn với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá đối với các Công ty liên doanh hạch toán bằng ngoại tệ.
2. Giá trị tài sản góp vốn liên doanh xác định trên cơ sở nêu trên là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; không điều chỉnh giá trị vốn góp liên doanh trên giấy phép đầu tư.
Tuỳ theo đặc điểm của ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cho phép áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hoá ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Thành phần Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện cơ quan tài chính;
c) Lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá và đại diện Tổng công ty nhà nước (nếu doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty).
Căn cứ vào thực trạng doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể, Hội đồng được mời thêm các tổ chức hoặc các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế tài chính trong và ngoài doanh nghiệp cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị thực tế của từng loại tài sản trong doanh nghiệp.
3. Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Thẩm định kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo các quy định hiện hành trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có Quyết định thành lập Hội đồng. Kết quả thẩm định của Hội đồng được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên chính thức;
b) Xác định lại kết quả giá trị doanh nghiệp nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp yêu cầu.
Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp phải bảo đảm các quy định hiện hành và hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký; phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của kết quả định giá. Tiền thuê xác định giá trị doanh nghiệp được tính vào chi phí cổ phần hoá của doanh nghiệp.
5. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp để quyết định và công bố.
Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định tại Nghị định này là cơ sở để xác định cơ cấu cổ phần bán lần đầu, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu, xác định mức giá "sàn" để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét và quyết định việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp trong các trường hợp:
1. Doanh nghiệp có khó khăn trong việc bán cổ phần như quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định này.
2. Xác định lại giá trị doanh nghiệp từ thời điểm định giá đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần.
FINANCIAL HANDLING AND VALUATION OF TO BE-EQUITIZED ENTERPRISES
Article 9.- Assets leased, borrowed and accepted as joint-venture and association capital, unneeded assets, assets invested from the reward and/or welfare funds
Before equitization, the enterprises must inventory, classify and take initiative in handling, their assets according to the following regulations:
1. For assets which they have leased, borrowed or accepted as joint-venture and/or association capital, and other assets not under their ownership: The enterprises must liquidate the contracts or reach agreements with the asset owners so that the joint-stock companies can take over the already signed contracts or sign new ones.
2. For assets which are no longer needed by the enterprises, unused and awaiting liquidation: The enterprises shall liquidate or sell them or report to competent agencies for transferring them to other units according to current regulations. For those assets which have not yet been handled by the time of equitization, they shall not be calculated into the enterprises value and the joint-stock companies shall be authorized to continue preserving and handling them or to transfer them to functional State organizations for reception and settlement.
3. For assets belonging to welfare facilities: creches, kindergartens, infirmaries and other welfare assets invested from the reward and/or welfare funds, they shall be transferred to the laborers collectives in the joint-stock companies for management and use through the trade union organizations.
Particularly for dwelling houses of officials, employees and workers, including those invested with the State budget capital, they shall be transferred to the local land and housing agencies for management or sale to the present occupiers according to current regulations.
4. For assets being used in production or business, which were invested from the reward funds and/or welfare funds of the enterprises, they shall be calculated into the value of the equitized enterprises and converted into shares to be owned by laborers working in these enterprises at the time of equitization according to the actual working duration of each laborer.
The enterprises shall have to compare, certify, recover and handle receivable debts before they are equitized under the current mechanisms. Where there remain bad debts at the time of equitization, they shall be handled as follows:
1. For debts which are adequately evidenced to be irrecoverable and neither personal nor collective responsibility can be identified, they shall be offset by the reserve sources; if the reserve sources are not enough, the deficit shall be deducted into the business results and profits at the time of equitization. Where the above-said sources are still not enough, the deficit shall be deducted into the State capital portions at the enterprises before they are equitized.
2. For those debts which are irrecoverable due to subjective causes and the responsibility therefor has been imputed to some individuals and/or organizations, such individuals and/or organizations shall be handled and must pay compensation therefor. If there remains any loss as the debts cannot be fully recovered, it shall be handled under the provisions in Clause 1 of this Article.
3. For receivable debts which have been overdue for 3 or more years, the debtors still exist but are unable to repay them, and the enterprises cannot recover them though they have taken many measures, they shall be handled under the provisions in Clause 1 of this Article.
4. For other overdue receivable debts, the enterprises may sell them to organizations with the debt-buying and -selling function. The loss resulting from the debt sale shall be handled under the provisions in Clause 1 of this Article.
1. The enterprises must mobilize every source of capital to pay due debts before they are equitized or negotiate with the creditors on how to handle them or convert them into equity capital.
The conversion of debts into equity capital shall be determined through the results of the auctions of shares, or be agreed upon by the enterprises and creditors but they must not be lower than the prices of shares sold to other subjects outside the enterprises.
2. Where the enterprises meet with difficulties in repaying overdue debts, such debts shall be handled as follows:
a/ For tax and budget debts: The enterprises shall have them frozen, rescheduled or written off or receive investment capital supports under the Government’s stipulations;
b/ For outstanding debts owed to commercial banks: The enterprises shall reach agreement with the lending banks in order to have such debts rescheduled, frozen, written off or their interest rates lowered, or to convert the loans into equity capital.
The commercial banks shall have to handle outstanding debts according to current regulations;
c/ For guaranteed foreign debts, the guarantors and the enterprises must reach agreement with the creditors so as to freeze, reschedule or reduce them, and arrange sources of capital for repaying them. If they fail to reach agreement thereon, the guarantors must pay the debts to the creditors. The enterprises shall then have the responsibility to make repayment to the guarantors or reach agreement with them on converting such debts into capital contributed to the joint-stock companies;
d/ For foreign debts which the enterprises have borrowed by themselves without guarantee, the enterprises shall have to arrange sources to repay them or reach agreement with the creditors on handling them or converting them into capital contributed to the joint-stock companies according to law provisions.
Article 12.- Reserves and undistributed profits
The reserves for inventory price decrease, bad debts, securities price decrease, exchange rate difference, job-loss allowances, financial reserves � and undistributed profits must be handled under current regulations before the valuation of to be-equitized enterprises. Where the enterprises have previous years accumulated losses, they shall be allowed to use the pre-tax incomes earned up to the time of equitization to offset them before taking the measures prescribed at Points a and b, Clause 2, Article 11 of this Decree.
Article 13.- Assets contributed as capital to joint ventures with foreign countries
1. Where the equitized enterprises take over joint-venture activities, all of their assets contributed as joint-venture capital shall be determined on the principles laid down in Article 18 of this Decree so as to valuate the equitized enterprises.
2. Where the equitized enterprises do not take over joint-venture activities, they shall report such to competent agencies so as to handle the assets contributed as joint-venture capital as follows:
a/ Reaching agreement on buying or selling the contributed joint venture capital;
b/ Transferring them to other enterprises to act as new partners.
Article 14.- Cash balances of the reward and welfare funds
The cash balances of the reward and/or welfare funds shall be distributed to the laborers currently working at the enterprises to buy shares. Laborers shall not have to pay income tax on these incomes.
Article 15.- Value of equitized enterprises
1. The actual value of an enterprise shall be the value of all the existing assets of the enterprise at the time of equitization, taking into account its profitability acceptable by both share buyers and sellers. The actual value of the State capital portion at an enterprise is its actual value minus the payable debts and the reward and/or welfare fund balances.
2. The actual value of an equitized enterprise shall not include:
a/ The value of the assets specified in Clause 1, Article 9 of this Article;
b/ The value of assets no longer needed or assets awaiting liquidation;
c/ Bad debts already deducted into the enterprise’s value;
d/ Expenses for uncompleted capital construction of projects which were suspended prior to the time of valuation of the enterprise;
e/ Long-term investments in other enterprises, which competent agencies have decided to transfer to other partners;
f/ Assets belonging to welfare works invested from the enterprise’s reward and/or welfare funds, and dwelling houses of its officials, employees and workers.
Article 16.- Bases for determining the actual value of enterprises
1. Data on the enterprise’s accounting books at the time of equitization.
2. The quantity and quality of assets based on the inventory and classification of actual assets of the enterprise at the time of equitization.
3. Technical properties of assets, their use demands and market prices at the time of equitization.
4. The enterprise’s land use right value, business advantages regarding its geographical location and prestige, monopolistic nature of its products, designs and trademarks (if any).
5. The enterprise’s profitability determined on the basis of the ratio between profits and the owner’s capital of the enterprise.
Article 17.- Determination of the quality of assets, the land use right value and the value of business advantages of enterprises
1. The quality of an enterprise’s assets shall be determined on the basis of the capability to ensure safety in their operation and use, the product quality and the environment.
2. The land use right value:
a/ For the immediate future, the land lease and assignment policies shall still apply according to current regulations.
The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to re-calculate the land rents at convenient locations for uniform application to all types of enterprises.
b/ For land areas assigned by the State to the enterprises for dealing in housing and infrastructures, the land use right value must be included into the value of the equitized enterprises. This land use right value shall be determined according to the land use right-transfer levy bracket set by competent agencies and must not be lower than the costs already spent on compensation, ground clearance and leveling
3. The value of an enterprise’s business advantages shall be determined on the basis of the average ratio between the after-enterprise income tax profits and the State capital at the enterprise, averaged in three years preceding the equitization as compared with the interest rate of the Government’s bonds with a ten-year term at the nearest time, and multiplied by the value of the State capital portion at the enterprise at the time of valuation.
If the value of the enterprise’s trademark is accepted by the market, it shall be determined according to the market value.
Article 18.- Determination of the value of assets contributed as joint-venture capital
1. The value of assets contributed as joint-venture capital which is calculated into the value of the equitized enterprise shall be determined on the basis of:
a/ The value of the owner’s capital reflected on the financial statements of the joint-venture company at the time closest to the time of valuation of the equitized enterprise, which has been audited by an independent auditing organization;
b/ The equitized enterprise’s percentage of capital contributed to the joint venture;
c/ The rate of exchange between the foreign currency contributed as joint-venture capital and Vietnam dong, based on the average transaction rate on the inter-bank market announced by the State Bank of Vietnam at the valuation time for application to joint-venture companies applying accounting in foreign currencies.
2. The value of assets contributed as joint-venture capital, which is determined on the aforesaid bases, shall serve as the basis for valuating the equitized enterprises; the value of the joint-venture capital contribution on the investment licenses shall not be adjusted.
Article 19.- Methods of valuation of enterprises
Depending on the characteristics of the business and/or production lines as well as the practical conditions of each enterprise, different methods shall be allowed to be applied to valuate the equitized enterprises under the guidance of the Finance Ministry.
Article 20.- Organizing the valuation of equitized enterprises
1. The agencies competent to decide on the enterprise equitization shall decide to set up councils for valuation of equitized enterprises or select auditing companies or economic organizations with the valuating function so that the equitized enterprises can sign contracts therewith for determining their value.
2. A council for valuation of an enterprise shall be composed of:
a/ A representative of the agency which has decided on the enterprise equitization, as its chairman;
b/ A representative of the finance agency;
c/ Leading officials of the to be-equitized enterprise and a representative of the State corporation (if the enterprise in question is a corporation member).
Basing itself on the actual situation of the enterprise as well as specific requirements, the council may invite more organizations or technical, economic and/or financial specialists inside and outside the enterprise necessary for evaluating the quality and determining the actual value of assets of each type in the enterprise.
3. The councils for valuation of enterprises shall have the responsibilities to:
a/ Evaluate the results of asset inventory, classification and assessment and determine the value of the to be-equitized enterprises according to current regulations within 15 days as from the date the decisions to set up the councils are issued. The councils’ evaluation results shall be recorded in written minutes which are signed by all full-fledged members of the councils;
b/ Re-determine the results on the enterprise’s value if so requested by the agencies competent to decide on the enterprise equitization.
The councils for valuation of enterprises shall be accountable for the accuracy of the results of the enterprise valuation.
4. Auditing companies and economic organizations which have valuated the enterprises must ensure the current regulations and completed their jobs according to the schedule set in the signed contracts, must be accountable for the accuracy and validity of the valuation results. The costs paid for hiring the enterprise valuation shall be calculated into the equitization costs of the enterprises.
5. The enterprise valuation results must be sent to the agencies competent to decide on the enterprise equitization for decision and publicization.
Article 21.- Use of the enterprise valuation results
The results of valuation of enterprises under the provisions of this Decree shall serve as the basis for determining the structure of the sale of first-time shares, for realizing the preferential treatment policies for laborers in the enterprises, the raw-material producers and suppliers, and for determining the "floor" prices so as to hold the sale of shares to subjects outside the enterprises.
Article 22.- Adjustment of the value of equitized enterprises
The agencies competent to decide on the enterprise equitization shall consider and decide on the adjustment of the enterprises value in the following cases where:
1. Enterprises meet with difficulties in selling shares under the provisions of Clause 5, Article 24 of this Decree.
2. The enterprise�s value is re-determined during the period from the time of valuation to the time the enterprise is officially transformed into a joint-stock company.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực