Chương 1 Nghị định 64/2002/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 64/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/06/2002 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2002 |
Ngày công báo: | 20/07/2002 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/12/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
2. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
3. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
1. Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước (trừ những doanh nghiệp Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ), không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Việc cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi:
a) Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập;
b) Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
3. Những doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có vốn nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 5 tỷ đồng nếu không cổ phần hoá được thì thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê theo quy định của pháp luật.
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
1. Các đối tượng sau đây được quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá:
a) Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân người Việt Nam ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong nước);
b) Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài định cư ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài).
2. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này.
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này đều có quyền mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá với số lượng không hạn chế; nhưng phải bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về số lượng cổ đông tối thiểu, cổ phần chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Các nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng cổ phần có tổng giá trị không quá 30% vốn điều lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quy định.
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong Công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên nhưng phải có đủ nội dung chủ yếu quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu cổ phiếu thống nhất để các doanh nghiệp in và quản lý theo quy định.
2. Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp cổ phần hoá là những cổ đông có đủ các điều kiện sau:
a) Tham gia thông qua Điều lệ lần đầu của Công ty cổ phần;
b) Cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán;
c) Sở hữu số lượng cổ phần bảo đảm mức tối thiểu theo quy định tại Điều lệ Công ty.
Số lượng cổ phần tối thiểu của mỗi cổ đông sáng lập và số lượng cổ đông sáng lập do Đại hội đồng cổ đông quyết định và quy định tại Điều lệ Công ty.
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động có tại thời điểm cổ phần hoá và giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Công ty cổ phần được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn đã cổ phần hoá để tổ chức sản xuất kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhà nước cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) thì vẫn là thành viên của Tổng công ty.
Quyền sở hữu và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Objectives of the transformation of State enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as equitization for short)
1. To make an important contribution to raising the efficiency and competitiveness of enterprises; to create a type of enterprises with multiple owners, including the majority of laborers; to generate a vigorous motive force and a dynamic managerial mechanism for enterprises to use efficiently the State capital and assets as well as their own capital.
2. To mobilize the capital of the entire society, including individuals, economic and social organizations at home and abroad, for investment in renewing technologies and developing enterprises.
3. To promote the genuine mastery of laborers and shareholders, to enhance the supervision by investors over enterprises; to ensure the harmony between the interests of the State, enterprises, investors and laborers.
Article 2.- Objects of application
1. This Decree shall apply to enterprises and their dependent units as prescribed in Article 1 of the State Enterprise Law (excluding those enterprises where the State needs to hold 100% of their charter capital), regardless of the enterprises production and business results. The list of classified State enterprises shall be decided by the Prime Minister in each period.
2. The equitization of dependent units of the enterprises specified in Clause 1 of this Article shall be carried out only when:
a/ These dependent units meet all the conditions for independent cost-accounting;
b/ No difficulty or adverse impact shall be caused to the production and/or business efficiency of the enterprises or their remaining components.
3. For enterprises with independent cost-accounting, which fall into the subjects specified in Clause 1 of this Article and have, as reflected on their accounting books, a State capital amount of under VND 5 billion, if they cannot be equitized, they shall be transferred, sold, commercially contracted, or leased according to law provisions.
Article 3.- Forms of equitization of State enterprises
1. Maintaining the existing State capital portion in the enterprise and issuing share certificates to attract more capital.
2. Selling part of the existing State capital amount in the enterprise.
3. Selling the whole of the existing State capital amount in the enterprise.
4. Effecting the second or third form above in combination with issuing share certificates to attract more capital.
Article 4.- Subjects and conditions for buying shares
1. The following subjects shall be entitled to buy shares of equitized State enterprises:
a/ Vietnamese economic organizations, social organizations and individuals residing in the country (hereinafter called domestic investors for short);
b/ Foreign economic organizations, social organizations and individuals, including overseas Vietnamese and foreigners residing in Vietnam (hereinafter called foreign investors for short);
2. Foreign investors that wish to buy shares of equitized State enterprises must open accounts at the payment service-providing organizations that are currently operating on the Vietnamese territory and observe the Vietnamese law. All operations of buying and selling shares, receiving and using dividends and other revenues from the investment in buying shares must be effected via these accounts.
Article 5.- The right to buy first-time shares at equitized enterprises
The subjects specified in Clause 1, Article 4 of this Decree shall all be entitled to buy the equitized State enterprises first-time shares with unlimited quantities but must ensure the State’s current regulations on the minimum number of shareholders and on the State’s dominant shares at those enterprises where the State needs to hold dominant shares.
Foreign investors may buy shares of a total value not exceeding 30% of the charter capital of the enterprises operating in the business lines stipulated by the Prime Minister.
Article 6.- Share certificates and founding shareholders
1. Share certificates are certificates issued by the joint-stock companies to certify the right to own one or a number of shares by shareholders contributing capital to the companies. They may be registered or bearer certificates but must contain the full principal contents as prescribed in Article 59 of the Enterprise Law.
The Finance Ministry shall provide guidance on the uniform forms of share certificates so that the enterprises can print and manage them according to regulations.
2. Founding shareholders of equitized enterprises are shareholders that meet all the following conditions:
a/ Participating in adopting the first charter of the joint-stock company;
b/ Jointly holding at least 20% of the number of ordinary shares eligible for sale offer;
c/ Owning a minimum number of shares as prescribed in the company’s charter.
Each founding shareholder’s minimum number of shares and the number of founding shareholders shall be decided by the shareholders� general meetings and prescribed in the companies charters.
Article 7.- Rights and obligations of equitized enterprises
1. The equitized enterprises shall have to arrange and employ to the maximum the number of laborers available at the time of equitization and settle the regimes for them according to current regulations.
The joint-stock companies shall have to take over all obligations towards the laborers transferred from the State enterprises; be entitled to recruit, arrange and employ laborers and coordinate with the concerned agencies in settling the regimes for the laborers according to law provisions.
2. The joint-stock companies may take initiative in using all equitized assets and capital for organizing production and/or business; take over all the State enterprises interests, obligations and responsibilities before their equalization, and have other rights and obligations as prescribed by law.
3. Member enterprises of equitized State corporations where the State holds dominant shares (over 50% of their charter capital) shall remain members of the corporations.
Article 8.- The States protection of investors
The ownership and all rights and legitimate interests of domestic and foreign investors that buy shares of equitized enterprises shall be protected by the State according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực